Xem mẫu

  1. Nguyên tắc viết bài cho báo điện tử Chúng ta đã có vài chục tờ báo điện tử nhưng phải thừa nhận rằng đa phần nội dung là bệ nguyên từ báo in, may ra thì được cắt gọt một chút. Ít ai trong chúng ta quan tâm đến một thực tế là người đọc báo điện tử khác hoàn toàn so với người đọc báo in - và báo điện tử cũng có nguyên tắc riêng. Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu rằng: "Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ." Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng tiện lợi, một website chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưng điều oái oăm là chúng ta thì muốn viết dài, kể cho chi tiết, nhưng người đọc lại muốn đọc những bài ngắn. Có thể có người lập luận rằng bài dài thì cắt trang. Cách làm này không sai, vấn đề chỉ nằm ở chỗ người đọc có lật trang hay không mà thôi. Vậy nên ta chẳng cần tham chi tiết làm gì, bởi nhiều khi cho vào cũng... công cốc. Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ "lướt mắt." Một nguyên nhân thường được dẫn ra là người ta đọc báo khi có thể gác hẳn việc sang một bên (các ông thì khoái nhất là đọc báo khi nhâm nhi càphê sáng chẳng hạn), còn đa phần những người đọc tin trên web là khi... đang làm việc. Nhận được một cái newsletter, thấy tiêu đề hấp dẫn hoặc vấn đề quan tâm, thế là nhấp chuột vào đường link. Hoặc đang làm thì nghĩ đến chuyện check thử xem cái tin hoa hậu nhà ta đi thi ra sao, vụ kéo ôtô hỏng trên phố Hà Nội thế nào. Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là ai cũng muốn xem cho nhanh kẻo... sếp đến sau lưng ngó vào thì phiền. Những người đã xem lướt lại có tinh thần cảnh giác với một ông sếp tò mò thì sẽ chỉ dành cho mỗi tin/bài khoảng vài giây. Chính vì vậy, các tin-bài trên báo điện tử nên lưu ý một số điểm sau: Chớ có lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện chính (Nàng cắt tóc bán  lấy tiền mua đồng hồ cho chàng, còn chàng bán đồng hồ để mua lược cho nàng);
  2. Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại  sao nhà nước tăng thuế. Điều này có ý nghĩa gì với cuộc sống hàng ngày?); Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý);  Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ và phó từ;  Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách  này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp); Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng  không nên lạm dụng); Dùng bullet cho các danh mục (Nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng);  Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Không chỉ có ý nghĩa trang trí  đâu, bởi người ta đã có câu "nhìn con bò chứ không nói con bò"); Hãy luôn đặt câu hỏi: "Thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu,  hình minh họa không?" (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì còn chần chừ gì nữa.) Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết mà không cần phải viết thêm  (nhưng nhớ phải kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin-bài đó)./. Thủ thuật viết bài cho website Viết bài cho website rõ ràng là khác với viết cho báo in, vì thế, dù bạn muốn viết bài cho báo điện tử, cho weblog của bản thân, cho các dạng trang thông tin kiểu wiki hay đơn giản là các bài thảo luận trên diễn đàn thì đều nên lưu ý một vài nguyên tắc cơ bản dưới đây để thu hút nhiều độc giả cũng như sự tôn trọng của họ. Càng ngắn càng tốt: Độc giả sẽ cảm ơn những người viết không làm họ mất thời giờ. Ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp sẽ chuyển tải suy nghĩ của người viết hiệu quả hơn là những câu nhằm khoe khoang trình độ văn học bởi nó sẽ khiến độc giả ngủ gật vì tưởng đang đi... học thêm ngoài giờ. Thì chủ động: Dù là viết bằng ngôn ngữ gì - tiếng Anh hay tiếng Việt - thì đều nên viết "làm việc đó" chứ không phải là "việc đó được làm." Để dành thì bị động cho những tình huống mà ta không biết rõ về chủ ngữ, ví dụ như các báo cáo về tội phạm hoặc cáo trạng của tòa. Nhưng ngay cả trong những trường hợp đó thì cũng nên cố gắng dùng nhiều câu ở thì chủ động. Động từ mạnh: Nhưng động từ đắt là sự mô tả hay nhất. Đừng nghĩ rằng nhiều động từ yếu đứng cạnh nhau sẽ làm cho câu văn rõ hơn và mạnh hơn. Hãy học
  3. cách dùng ít tính từ và phó từ. Nêu rõ nguồn tin: Nếu không cho độc giả biết bạn lấy những thông tin ở đâu thì nhiều người sẽ cho rằng bạn bịa. Nguồn tin khiến độc giả tin tưởng ở bạn, vì họ biết rằng bạn chẳng có gì phải giấu diếm và nếu họ kiểm tra thì bạn hoàn toàn đúng. Kết nối: Nên tạo cơ hội để độc giả có thể kết nối sang các nội dung hỗ trợ chi tiết bên ngoài trang của bạn nếu họ có nhu cầu. Nói chung các bài báo đều dẫn nguồn, nhưng lợi điểm trên website là người viết thậm chí có thể đưa độc giả đến thẳng với các nguồn tin hỗ trợ. Nên ghi lại đường dẫn của các nguồn tin khi đi thu thập thông tin để tạo hyperlink trong bài. Nên tạo link với các tên riêng, từ khóa hoặc một cụm từ, chứ không nên viết cả đoạn đường dẫn dài hoặc tệ hơn là kiểu yêu cầu "Hãy click vào đây." Trình bày phù hợp: Hãy phá những khối chữ đặc kịt, xám xịt và buồn tẻ bằng cách sử dụng: - các danh mục (list) - tít xen đậm - làm nổi bật bằng những câu gây chú ý (blockquotes) và nhiều thủ thuật trình bày dễ dàng khác bằng cách lệnh HTML hoặc công cụ editor. Soát lỗi chính tả: Hãy đọc kỹ để sửa hết lỗi chính tả vì chẳng ai chấp nhận sự khó chịu này. Tránh những lối thường gặp trong việc tổ chức sự kiện Có vô số việc cần chuẩn bị cho một sự kiện và phải đ iều hành cả những cá nhân tham gia sự kiện, những nhầm lẫn không đư ợc phép mắc phải sẽ bị mắc ph ải và đôi khi lại thành “lắm thấy nhiều ma”. Để chắc chắc chắn rằng bạn không mắc những lỗi này, chúng tôi sẽ kể dưới đây một vài lỗi ngớ ngẩn, dễ mắc phải nhất trong các buổi họp.
  4. Quên không kiểm tra lại chính xác thời gian họp. Trứơc khi chốt lại lịch ngày tổ chức cuộc họp hoặc một sự kiện nào đó, bạn ph ải kiểm tra xem ngày này có trùng với bất cứ dịp nghỉ lễ, ngày nghỉ nào hay không. Bạn cũng nên lưu ý việc tránh tổ chức cùng ngày với các sự kiện thể thao nổi bật, thu hút người xem, đặc biệt là khi bạn đ ang tìm kiếm 1 bản hợp đồng với một đối tác là nam giới. Đầu n ăm hãy kiểm tra lại lịch tất cả các ngày nghỉ và các sự kiện trong n ăm để bạn không lên lịch trùng với các sự kiện đó. Việc này rất dễ đúng không. Đặt chỗ trước khi bạn đến xem địa đ iểm Thông thường bạn hay tổ chức một sự kiện ở những nơi cách xa công ty bạn, có khi cách xa đến hàng trăm km, và ngân quỹ công ty không đủ tiền chi cho việc đ i lại và ăn uống. Thật là một lỗi lớn nếu bạn mắc phải. Tại sao bạn lại có thể liều lĩnh để mọi chuyện không suôn sẻ trong ngày diễn ra sự kiện và không kiểm tra lại. Đây là một việc rất đang chê trách khi tổ chức một sự kiện ho ặc buổi mít tinh lớn. Hơn nữa, kiểm tra không gian nơi mình tổ chức sự kiện cho phép bạn có cơ hội xây dựng và có mối quan hệ tốt với nhân viên nơi bạn sẽ tổ chức sự kiện mấy ngày sau đó. Th ất bại trong việc thu hút mọi người tham gia sự kiện của bạn. Có một điều rất dễ hiểu: Để mọi người biết đến và chú ý đến sự kiện của bạn, bạn cần thông báo trước cho họ một khoảng thời gian nào đó. Đây là vấn đề thuộc về marketing và giao tiếp, đây là một phần trong công việc lên kế hoạch và tổ chức chuẩn bị của bạn. Bạn càng thông báo đến người tham dự sớm, khả năng họ sẽ lên lịch và tham dự buổi mít tinh của bạn càng cao. Truyền đạt thông tin về sự kiện của bạn sớm để sự kiện mà bạn tổ chức sẽ được ưu tiên lên lịch trước. Ký những bản hợp đồng không rõ ràng Một nhân viên tổ chức sự kiện đã phải ra hầu toà khi cô hoãn ngày tổ chức sự kiện vì theo cô, khách sạn mà cô đã thuê không thực hiện tốt những thoả thuận nâng cấp và thay đổi mà cô đã ký. Sự thật là, khách sạn này đã ph ản đối và lập luận theo cách khác và cuối cùng họ đã thắng kiện. Bản hợp đồng viết tay đã chi tiết rằng “những cải thiện đáng kể” sẽ đư ợc ưu tiên làm trứơc đ ến ngày diễn ra buổi mít tinh. Dùng những cụm từ chủ quan, không rõ nghĩa như vậy sẽ dẫn đến rất nhiều cách lý giải khác nhau. Hãy chắc chắn rằng bản hợp
  5. đồng của bạn được viết chặt chẽ không thể bắt bẻ được. Tránh dùng những từ như “sẽ được thoả thuận” hoặc “sẽ được quyết định trong những ngày sau đó”. Lên kế hoạch thất bại Lên kế hoạch thất bại là bạn đang đặt chính mình vào thảm hoạ. Có rất nhiều thứ linh tinh nan giải cần được xếp cạnh nhau đ ể bạn có thể giải quyết chúng ho ặc yêu cầu dịch vụ đ ến giải quyết. Tôi đảm bảo rằng bạn sẽ giải quyết những vấn để đó rất chu toàn. Thảo luận với mọi ngừơi về sự kiện mà bạn đang tổ chức để tham khảo thêm một số ý kiến khác nhau. Tạo ra một danh sách đ ể kiểm tra công việc và kiểm tra danh sách đó thường xuyên. Bạn càng tỉ mỉ bao nhiêu thì khả năng mắc lỗi của bạn càng ít đi. Lờ đ i không kiểm tra những ý kiến tham khảo Có được những ý kiến tâm đ ắc của một ai đó th ật tuyệt nhưng phải luôn kiểm tra xem người đó có thật sự tốt như họ nói hay không. Đúng như vậy, bạn sẽ cần thêm thời gian để kiểm tra lại những ý kiến góp ý những việc đó rất đ áng đư ợc làm. Tại sao bạn lại thu về mình khả năng làm hỏng sự kiện quan trọng của mình với người cung cấp người khiến bạn thất vọng ngay ở phút cuối cùng ho ặc cung cấp cho bạn những thiết bị không phải là tốt nhất và dịch vụ ch ất lượng kém? Một câu hỏi nhất thiết phải hỏi người đưa ra ý kiến đó là “B ạn có sử dụng người cung cấp này cho các lần tiếp theo không?”. Bạn sẽ biết mình nên làm gì nếu câu trả lời là phủ định. Bỏ qua những chi tiết quan trọng đến tận phút cuối cùng. Công việc chuẩn bị cho buổi mít tinh rất mất thời gian, và bạn càng có nhiều thời gian bao nhiêu thì bạn càng mắc ít lỗi. Bạn càng vội vàng, hấp tấp bao nhiêu thì bạn càng dễ quên những thứ cần thiết (đôi khi là rất hiển nhiên) bấy nhiêu. Sử dụng danh sách kiểm tra của bạn thường xuyên và xử lý những công việc mà bạn gạch ra đầu tiên trước. Để những công việc cơ b ản đến phút cuối giải quyết không nghi ngờ gì là bạn sẽ mất khá nhiều tiền cũng như là bạn có thể sẽ phải chịu đựng những sự thay đổi đột ngột và rõ ràng điều này sẽ gia tăng những căng thẳng không đáng có trong cuộc sống thường nhật của bạn. Để một ngư ời khác lên kế hoạch làm việc cho bạn
  6. Bạn muốn khéo xoay sở và bạn tìm cho mình một chuyên gia về lập kế hoạch để kiểm soát mọi việc. Liệu bạn có thể chỉ ngồi đó và hy vọng rằng ngư ời lên kế hoạch này sẽ tạo ra điều thần kỳ? Đơn giản bởi vì bạn thuê một nhân viên trợ lý không có nghĩa là bạn không còn trách nhiệm gì với sự kiện đó nữa. Ngư ợc lại, hiện tại bạn đ ang là người quản lý và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi việc đang diễn ra. Để ngư ời khác thay mặt bạn đ iều khiển mọi việc nhưng phải luôn luôn kiểm tra để chắc chắn rằng mọi chuyện đ ang diễn ra tốt. Lờ đ i yếu tố bất ngờ Ngoài việc lên kế hoạch làm việc của bạn, bạn cũng phải lên kế hoạch đối phó với những việc bất ngờ xảy ra. Không may mắn thay xác suất những việc bạn không nghĩ là sẽ xảy ra lại xảy ra là rất cao. Vậy bản dự phòng của bạn là gì? Nếu bạn không có, kế hoạch chính của bạn có thể bị phá huỷ trong chốc lát và bạn sẽ phải đảo lộn mọi thứ để thực hiện phương án 2 trong hoạt động của mình. Hãy chuẩn bị một kế hoạch B đ ể có khi bạn cần dùng đến nó. Cố gắng tiết kiệm tiền Cố gắng thắt chặt ngân sách, gánh nặng mà ông chủ đặt lên vai bạn là hy vọng bạn có thể làm được nhiều với ít kinh phí, sự quyến rũ về việc đưa ra những quyết định sự đơn thuần dựa vào giá cả là rất lớn. Đúng vậy, bạn luôn thấy một ai đó chào hàng bạn với giá thấp hơn giá bình thường. Nh ưng làm sao bạn có thể tin tưởng vào dịch vào mà họ cung cấp? Giá rẻ và chất lượng tốt thường không đi song hành với nhau. Do vậy, lần sau, nếu bạn đưa ra đưa ra quyết đinh hoàn toàn dựa vào giá mà họ đưa ra, h ãy suy nghĩ lại Vietnamtoday
nguon tai.lieu . vn