Xem mẫu

  1. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh vàng và rụng lá cà phê Hiện nay do giá cà phê thương phẩm đang có xu hướng tăng nhanh nên cà phê là cây trồng đang được quan tâm trở lại của hầu hết bà con nông dân vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Để giúp bà con nông dân xác định được nguyên nhân, tình trạng dinh dưỡng cũng như sâu bệnh trên cây tiêu, chúng tôi xin chia sẽ một vài kinh nghiệ m và biện pháp khắc phục hiện tượng vàng rụng lá làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê. 1- Nguyên nhân dinh dưỡng: Thiếu một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, sắt, đồng, mangan, molypđen... đều làm cà phê vàng lá, rụng lá, rụng trái. Cụ thể biểu hiện qua các triệu chứng sau : • Nếu cà phê bị vàng các lá già (bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá) và chuyển dần lên các lá non, chồi non kém phát triển, cây cằn cỗi thì đây là triệu chứng cây
  2. thiếu đạ m. Khi thiếu đạm cành dự trữ ngắn, cà phê ít trái, trái nhỏ, năng suất thấp. • Nếu lá già không sáng bóng, chồi non kém phát triển, số hoa và trái ít thì đây là biểu hiện của cà phê thiếu lân. • Nếu lá già vàng dần từ mép lá trở vào, chóp lá trở xuống, sau khô dần và rụng sớm, rụng hàng loạt nhất là vào cuối mùa mưa khi trái tăng trưởng mạnh về kích thước thì đây là triệu chứng thiếu kaki. Khi thiếu kali, trái nhỏ, trái bị rụng nhiều, năng suất thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp. Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùa mưa, vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao trong khi lượng bón kali thường không đủ. • Nếu lá già bị vàng nhưng gân lá còn xanh, ban đầu vàng nhẹ ở phần thịt lá, sau lan ra toàn bộ lá nhưng phần quanh gân lá vẫn xanh thì đây là biểu hiện của cây thiếu magiê. Thiếu magiê dẫn đến cây sinh trưởng phát triển kém, trái ít, năng suất thấp. • Nếu lá già bị vàng trắng, lá mỏng dễ rách, cành dễ gãy, vỏ trái bị nứt nhiều là triệu chứng của thiếu canxi. Thiếu canxi thường xảy ra trên các loại đất chua, đất dốc và ít bón vôi và cũng làm giả m năng suất rất đáng kể. • Nếu chùm lá non trên ngọn chuyển vàng, lá mỏng thì đây là triệu chứng thiếu lưu huỳnh. Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở cà phê kiến thiết cơ bản, vườn cà phê kinh doanh ít bị thiếu do nhà vườn thường có sử dụng phân SA hay NPK có chứa lưu huỳnh.
  3. • Khi lá non vàng nhưng gân lá còn xanh, chùm lá non ngắn, xù ra và không nở lớn được thì đây là biểu hiện thiếu kẽm. Khi thiếu kẽm, cành dự trữ không phát triển được, cây còi cọc, năng suất và chất lượng đều thấp và năm sau rất khó có năng suất do cành không phát triển được. • Thiếu bo làm cho chồi non bị teo dần và chết, lá đọt rất nhỏ và khô dần từ mép, tỷ lệ đậu trái thấp và tình trạng rụng trái non rất nhiều làm năng suất và chất lượng đều giảm. Thiếu bo cũng làm cành dự trữ không phát triển được, lá rụng nhiều chỉ còn lại cành mang ít trái, trơ trụi. • Nếu các lá non vàng trắng nhưng còn những đường gân mờ xanh nhưng kích thước lá không quá nhỏ (như thiếu kẽm), cây kém phát triển thì đó là biểu hiện thiếu mangan. Thiếu mangan cũng làm năng suất và chất lượng cà phê thấp. Nếu cây còi cọc, chồi non yếu, teo dần, bị nấm bệnh tấn công nhiều thì đó là triệu chứng thiếu đồng. • Khi chùm lá đọt bạc trắng trong khi các lá dưới vẫn xanh bình thường thì đó là triệu chứng thiếu sắt. Trong thực tế thiếu sắt chỉ xảy ra ở những vườn bón quá nhiều lân và vôi. Thiếu dinh dưỡng cũng làm cho cây cà phê bị suy kiệt và yếu nên sâu bệnh dễ tấn công. Trong thực tế những vườn cà phê thiếu dinh dưỡng thường bị rất nhiều sâu bệnh, trong khi những vườn được bón phân cân đối và đầy đủ lại ít bị sâu bệnh.
  4. Một số vườn cà phê có biểu hiện thiếu dinh dưỡng rất rõ mặc dù bón phân khá nhiều là do đất quá chua, đất nhiều boxit nên rễ cà phê kém phát triển nên không hút được dinh dưỡng từ phân bón. Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển sang mùa mưa cũng là lúc cà phê đang mang trái, tình trạng thiếu dinh dưỡng như magiê, kali, kẽm…làm cho cà phê bị vàng lá rất nhiều, nhà vườn cần xác định đúng nguyên nhân để bổ sung các nguyên tố thiếu hụt một cách kịp thời. Bổ sung bằng phân bón lá là cách khắc phục nhanh và hiệu quả. Thiết kế lô trồng, trồng cây che bóng, chắn gió, chọn giống, tỉa cành tạo tán phải hợp lý. Bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Biện pháp khắc phục: Bón đầy đủ phân đa lượng, theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây, lưu ý những loại phân bón có thêm các nguyên tố vi lượng (thường ghi là TE). • Nắm vững những đặc điể m cây cà phê trên đất trồng của mình để bổ sung những dinh dưỡng cho phù hợp. • Trên thực tế chúng ta có thể sử dụng phân bón Multi-K để cung cấp chất kali nhất là giai đoạn từ khi cà phê cho trái non giúp cho trái chín đều và chắc hạt, sử dụng sản phẩm Polyfeed 15.15.30 để bổ sung các nguyên tố vi lượng (trên các vùng cà
  5. phê thuộc ĐakLak nhiều bà con nông dân sử dụng rất thành công sản phẩ m này). • Với hiện tượng rụng trái non có hiện tượng nứt vỏ trái non chúng ta nên bổ sung chất canxi thông qua việc sử dụng phân bón Calcium Nitrate. 2- Nguyên nhân sâu bệnh: Hiện nay có rất nhiều loại sâu bệnh làm cho cà phê bị vàng, rụng lá như bệnh khô cành, khô quả do nấm Colletotrichum cofeanum Noack, vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. Garcae, bệnh gỉ sắt, nấ m hồng, rệp sáp, tuyến trùng, lở cổ rễ…và ve sầu gây hại. Tùy theo từng loại bệnh mà bà con nông dân cần sử dụng đúng thuốc phòng trừ. Hiện tại, nhiều bà con có thói quen phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc trong 1 lần phun. Điều này không đem lại hiệu quả do các loại thuốc có thể phản ứng với nhau làm giả m hiệu lực của thuốc, mặt khác lại tốn thêm chi phí. Biện pháp khắc phục • Trừ ve sầu: Hiện nay chúng ta có nhiều sản phẩm dùng trừ ve sầu hiệu quả, có thể dùng sản phẩm Sagosuper 3G (đã đăng ký trừ đối tượng ve sầu), hoặc dùng chất điều tiết sinh trưởng côn trùng như Butyl 10WP tưới vào đất lúc ve sầu rơi xuống đất thấy nhiều lỗ xung quanh gốc cà phê
  6. • Bệnh khô cành khô quả: Thực tế hoạt chất Carbenzim 50WP, 500FL vẫn rất hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta cũng cần sử dụng luân phiên với sản phẩm gốc đồng như Copforce Blue 51WP hay sản phẩm có thành phần hoạt chất Mancozeb như Dipomate 80WP, khi chúng ta sử dụng các thuốc trừ bệnh này thì bản thân cây cà phê còn được bổ sung chất kẽm, mangan, đồng …. • Để chủ động phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cà phê chúng ta có thể sử dụng luân phiên 2 sản phẩ m : Saizole 5SC và Copforce Blue 51WP. • Đối với bệnh nấm hồng hay lở cổ rễ gây hại cà phê nhất là cà phê mới trồng,
  7. chúng ta có thể dùng Vanicide 3SL hoặc Vanicide 5SL. • Tuyến trùng, rệp sáp hay mối hại rễ cà phê chúng ta nên có định kỳ sử dụng các loại thuốc dạng hạt để rãi và các loại thuốc có tính lưu dẫn như Diaphos 10G hay loại có tính xông hơi như Sagosuper 3G, Sargen 6WDG. Trên đây là một số lưu ý để bà con nông dân vừa khảo sát hiện tượng thiếu dinh dưỡng và các triệu chứng bệnh để giúp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao.
nguon tai.lieu . vn