Xem mẫu

  1. NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Trần Thị Hồng Nhiên* 1 Tóm tắt: Trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, mô hình Trung tâm Tri thức số là xu hướng phát triển của các thư viện lớn hiện nay. Để có thể đáp ứng những thay đổi đó, nguồn nhân lực thư viện cũng phải có những thay đổi. Bài viết trình bày một số đặc điểm của đội ngũ cán bộ trong mô hình Trung tâm Tri thức số. Từ khóa: Nhân lực thư viện; Mô hình Trung tâm Tri thức số. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thư viện thông minh Việt Nam đã trải qua gần 3 thập kỷ phát triển. Những tiến bộ vượt bậc về công nghệ máy tính và mạng được ứng dụng như Trí tuệ nhân tạo, Kết nối vạn vật, Dữ liệu lớn… đã xóa bỏ ranh giới các thư viện, tạo kết nối vô tận đến nguồn tri thức của nhân loại. Để quản trị, phát triển và sử dụng hiệu quả đòi hỏi các thư viện số ở Việt Nam phải biến kho dữ liệu đa dạng, phức tạp trở thành các kho tri thức số, quản trị và phục vụ hiệu quả người dùng tin trong công cuộc chuyển đổi số. Mô hình Trung tâm Tri thức số là xu hướng phát triển của các thư viện lớn hiện nay trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, vì vậy nguồn nhân lực thư viện cũng chịu sự tác động rất lớn đó. 2. NGUỒN NHÂN LỰC - MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO THƯ VIỆN VIỆT NAM 2.1. Tác động của CMCN 4.0 đến nguồn nhân lực CMCN 4.0 được coi là kết quả của sự hội tụ những công nghệ nổi bật trong hoạt động sản xuất và dịch vụ CMCN 4.0 giúp hàng tỷ người có thể * Trung tâm Thông tin - Thư viện - Trường Đại học Hạ Long.
  2. NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MÔ HÌNH Trung tâm Tri thức số 371 được kết nối thông qua các thiết bị di động có khả năng xử lý, dung lượng lưu trữ chưa từng có và khả năng tiếp cận với tri thức là không có giới hạn; khả năng kết nối cao nhờ sự đột phá về công nghệ như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet của vạn vật, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng, tính toán lượng tử; giúp nâng cao hiệu quả công việc và tăng năng suất lao động của nhân lực. Có thể ứng dụng AI - trí thông minh nhân tạo trong việc quản lý cơ sở dữ liệu. Hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, các cuộc đàm thoại đang có xu hướng trở thành các cuộc gọi hình ảnh với mức độ ổn định và chất lượng ngày càng tăng, công nghệ thực tế ảo và hình ảnh 3 chiều sẽ có thể thay thế hoàn toàn cách giao tiếp của con người. CMCN 4.0 góp phần giảm chi phí đào tạo nhân sự, tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo, có thể xây dựng và sử dụng các công cụ để sàng lọc ứng viên một cách nhanh chóng, hiệu quả theo các tiêu chuẩn tuyển dụng cho từng vị trí tuyển dụng và đặc biệt sẽ có xu hướng dùng chung nguồn nhân lực hay chia sẻ nguồn nhân lực. Môi trường làm việc thời đại CMCN 4.0 sẽ có những phương thức quản lý hạn chế tiếp xúc trực tiếp các thành viên chủ yếu thông qua các phương tiện, ứng dụng Internet, phần mềm số hóa… 2.2. CMCN 4.0 mang lại những thời cơ lớn đồng thời đặt ra những yêu cầu với nguồn nhân lực trong mô hình Trung tâm Tri thức số Thư viện Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực cùng với sự phát triển của công nghệ. Chia sẻ và phổ biến tri thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thư viện. Dữ liệu là những con số hoặc dữ kiện thuần túy, rời rạc. Thông tin là tập hợp dữ liệu đã được cấu trúc lại và được diễn giải đặt trong bối cảnh và nhằm mục đích cụ thể. Thông tin sẽ trở thành tri thức khi được nhận thức và khẳng định giá trị qua sự tiếp nhận có phê phán của tư duy. Tri thức số là tri thức đã được số hóa và được lưu trữ trong các Big data - dữ liệu lớn. Mô hình Trung tâm Tri thức số có thể hiểu là sự phát triển hoàn hảo của thư viện số thông minh, là thư viện 4.0. Mô hình Trung tâm
  3. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 372 Tri thức số là bộ sưu tập tri thức một cách có tổ chức, là tập hợp các đối tượng dữ liệu số (sách, báo, tạp chí, âm thanh, hình ảnh, video, đa phương tiện…), các dữ liệu về người dùng (hồ sơ người dùng, thói quen sử dụng, lịch sử sử dụng dữ liệu), các dữ liệu từ các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok… được quản trị, truy cập, khai thác thông qua hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Mô hình Trung tâm Tri thức số có thể tích hợp các công nghệ hiện đại vào trong công việc của đội ngũ nhân lực như hệ thống cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông, các ứng dụng quản lý và chăm sóc người dùng; ứng dụng quản trị thông minh trong quản trị loại hình tài liệu số, các dữ liệu về người dùng, các dữ liệu từ các mạng xã hội, quan hệ người dùng, quản trị nhân lực, xây dựng trung tâm chăm sóc người dùng điện tử. Mô hình Trung tâm Tri thức số có thể ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào các hoạt động tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân lực và đánh giá đội ngũ nhân lực. Với công nghệ dữ liệu lớn (Big data), mô hình Trung tâm Tri thức số có thể tạo nguồn ứng viên cho mình bằng cách tham gia mạng lưới “chia sẻ dữ liệu nguồn nhân lực trong ngành”. Tuy nhiên, nền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo đòi hỏi nhân lực của mô hình Trung tâm Tri thức số phải có tính thích ứng nhanh với sự thay đổi nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Bên cạnh sự giảm đi hoặc biến mất một số công việc thì đòi hỏi nhu cầu nhân lực cao trong thiết kế, tạo lập, xây dựng, vận hành và phát triển Trung tâm Tri thức số. Nguồn nhân lực chính là những chuyên gia về công nghệ số, chuyên gia thông tin, quản trị thông tin - tri thức, chuyên gia chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm - dịch vụ thông tin. Họ phải luôn được cập nhật, được đào tạo các kiến thức mới nhất, hiện đại nhất về tri thức số để vận hành và phát triển Trung tâm Tri thức số. Họ chuyển đổi vai trò từ người giữ tri thức sang vai trò người tư vấn và chuyển giao tri thức. Để làm chuyên gia tư vấn, họ cần nền tảng tốt về công nghệ thông tin, kiến thức về khoa học thư viện và sự hiểu biết về lĩnh vực hay đối tượng người dùng mà họ sẽ phục vụ. Năng lực mới dành cho người làm thư viện được hình thành
  4. NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MÔ HÌNH Trung tâm Tri thức số 373 bởi 7 nhóm lĩnh vực: 1. Kiến thức nền tảng về môi trường xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị và đạo đức nghề nghiệp, luật pháp; 2. Kỹ năng mềm như khả năng thích ứng, sự linh hoạt, sự hứng thú với những trải nghiệm và kiến thức mới, khả năng giao tiếp, năng lực đàm phán, khả năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, có sáng kiến mới và tư duy sáng tạo cùng tư duy đổi mới, khả năng phối hợp và hợp tác trong công việc; 3. Năng lực lãnh đạo và quản lý; 4. Năng lực xây dựng và quản trị tài nguyên thông tin; 5. Năng lực thông tin trong việc tìm kiếm, thẩm định và sử dụng thông tin; 6. Năng lực nghiên cứu và chuyển giao với khả năng triển khai các nghiên cứu độc lập cũng như hỗ trợ triển khai các nghiên cứu; 7. Kỹ năng công nghệ thông tin. Như vậy có thể thấy, nhân lực mô hình Trung tâm Tri thức số phải là người quản trị tri thức số, phổ biến tri thức số, cung cấp các dịch vụ số, cung cấp tri thức từ các nguồn khác nhau, số hóa tài liệu, bảo quản và lưu trữ dữ liệu số, cung cấp khả năng truy cập và khai thác nguồn tri thức số đến người dùng, đồng thời phải biên mục và phân loại tri thức số. Bên cạnh đó, tạo lập tri thức số và tư duy sáng tạo là hai yếu tố quan trọng của người làm trong môi trường tri thức số. Để phát triển mô hình Trung tâm Tri thức số, các thư viện Việt Nam rất cần các chuyên gia quản trị tri thức. Họ làm nhiệm vụ cung cấp các lợi thế cạnh tranh cho những người dùng lấy tri thức làm nền tảng bằng cách đáp ứng nhu cầu tri thức cấp thiết và quan trọng với một ý thức khẩn cấp, kịp thời. Năng lực chuyên môn liên quan đến kiến thức thực tiễn về các nguồn tài nguyên tri thức, về cách thức truy cập tìm kiếm tri thức, về các công cụ, kỹ thuật và công nghệ mới có thể ứng dụng về quản trị tri thức, cũng như khả năng sử dụng kiến thức này để làm cơ sở cho việc cung cấp các dịch vụ tri thức chất lượng cao nhất. Năng lực quản lý tổ chức tri thức bao gồm: sắp xếp tổ chức tri thức phù hợp; đánh giá và tuyên truyền những giá trị của tổ chức tri thức, nắm bắt nhu cầu của thị trường tri thức, nhu cầu người dùng tri thức - khách hàng tri thức; tìm kiếm các cơ hội để làm việc với người dùng để biết làm thế nào để các dịch vụ tri thức có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhất; tạo lập và chỉ đạo thực hiện các dịch vụ tri
  5. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 374 thức hiệu quả, cụ thể là xây dựng các hệ thống tri thức thích hợp với người dùng trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, trước hết là các công nghệ của CMCN 4.0; đưa ra các sản phẩm và dịch vụ tri thức, cả chính thức và không chính thức, thông qua Website, Facebook, Youtube, Tiktok, các buổi thuyết trình và các cuộc trò chuyện; thu thập các thông tin để hỗ trợ ra quyết định về phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới, sửa đổi hoặc loại bỏ các dịch vụ hiện tại kém hiệu quả, nhằm liên tục cải tiến các mảng dịch vụ cung cấp tri thức đã định hình; đào tạo người dùng - khách hàng tri thức về kiến thức tri thức, về các nguồn gốc của tri thức, cách xác định vị trí và diễn giải về khả năng đáp ứng tri thức, các sản phẩm và dịch vụ tri thức và lợi ích mang lại cho người dùng; hướng dẫn người dùng truy cập và tìm kiếm tri thức, biết đặt yêu cầu cung cấp sản phẩm và dịch vụ tri thức. Năng lực quản trị nguồn lực tri thức là thành thạo trong việc quản trị toàn bộ các nguồn lực tri thức tài nguyên tri thức) dưới bất kỳ phương tiện truyền thông và/ hoặc bất kỳ định dạng nào, bao gồm cả việc xác định, lựa chọn, đánh giá, bảo vệ và cung cấp quyền truy cập vào các nguồn lực tri thức thích hợp, có kiến thức chuyên môn về nội dung và định dạng của các nguồn tri thức (bao gồm cả khả năng đánh giá có phê phán, lựa chọn và sàng lọc). Năng lực quản trị dịch vụ tri thức là quản lý toàn bộ vòng đời của các dịch vụ tri thức, từ giai đoạn hình thành khái niệm, đưa ra ý tưởng đến việc thiết kế, phát triển, thử nghiệm, tiếp thị, bao gói, phân phối và gỡ bỏ các dịch vụ này. Năng lực ứng dụng công cụ thông tin và công nghệ thông tin đó là khai thác, sử dụng các công cụ của công nghệ thích hợp và hiện đại để cung cấp những dịch vụ tốt nhất, cung cấp các nguồn tri thức phù hợp và dễ tiếp cận nhất, phát triển và cung cấp các công cụ giúp khách hàng sử dụng tri thức một cách tối đa, và tận dụng môi trường tri thức của CMCN 4.0. Bao gồm: đánh giá, lựa chọn và áp dụng các công cụ thông tin hiện đại và đang nổi lên như Iot, AI, Blockchain, Thực tế-ảo,.. và tạo lập quyền truy cập thông tin và các giải pháp phân phối/ cung cấp thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu, lập chỉ mục, lập siêu dữ liệu, phân tích và tổng hợp tri thức để cải tiến và nâng cao khả năng tìm kiếm và sử dụng tri thức; duy trì và nắm bắt kiến thức về các công nghệ mới phát sinh, đặc biệt các công nghệ
  6. NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MÔ HÌNH Trung tâm Tri thức số 375 của CMCN 4.0: Big Data, IoT, AI, Thực tế ảo, Blockchain, Công nghệ truyền thông số, mà có thể hiện tại chưa phù hợp, nhưng có thể trở thành công cụ thích hợp trong tương lai để tạo ra các nguồn tri thức, các dịch vụ hoặc các ứng dụng. Nhà phân tích tri thức nên nắm bắt và làm quen với các nền tảng và công cụ phần mềm mở, cũng như cần có hiểu biết và khái niệm về các cơ sở dữ liệu NoQuery, HBase, CouchDB; kiến thức về thống kê, thuật toán phân tích dữ liệu, cũng như học máy; biết tập trung vào các sản phẩm thực và làm cho dữ liệu thích hợp và tới được với người dùng, biết trình bày tri thức một cách trực quan, dễ hình dung, cũng như cần biết sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu: lập biểu bảng, đồ thị, hình vẽ,... nhà phân tích tri thức không chỉ có thể làm việc với khối lượng tri thức lớn, mà còn sáng tạo, phấn đấu để học hỏi những điều mới. Để có được đội ngũ nhân lực có trình độ cao, có phẩm chất năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự làm giàu tri thức và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của mô hình Trung tâm Tri thức số, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xác định mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực thư viện là đào tạo nguồn nhân lực 4.0 cho thư viện 4.0 đồng thời nội dung chương trình vừa đảm bảo tính chuyên môn cao trong lĩnh vực thông tin - thư viện vừa đáp ứng tính liên ngành (công nghệ thông tin, kỹ thuật số, hệ thống mạng…), các chương trình đào tạo phải cập nhật các nội dung kiến thức mới như công nghệ kết nối IoT, trí tuệ nhân tạo trong thư viện, công nghệ robot thư viện, trợ lý ảo thư viện số, công nghệ Blockchain lưu trữ bảo mật thông tin, quản trị thông tin 4.0, sản phẩm – dịch vụ thông tin 4.0…, trang bị cách tự học, ý thức học tập suốt đời cho người học và có không gian học tập là không gian kết hợp giữa không gian thật và ảo cùng những phương tiện kỹ thuật hiện đại. 3. KẾT LUẬN Nhân loại đang bước sang một thời đại phát triển mới - Thời đại số, được mở ra bằng cuộc CMCN 4.0. Bối cảnh đó đặt thư viện Việt Nam đứng trước nhiều thách thức và cơ hội to lớn. Do vậy, các thư viện cần sự thay đổi thực chất mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động
  7. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 376 để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là xây dựng được nguồn nhân lực thư viện - một trong những yếu tố để phát triển mô hình Trung tâm Tri thức số cho thư viện Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Kim Anh, Hoàng Minh Bắc (2019), “Quản trị tri thức và những yêu cầu đối với nhân lực thư viện số”, Tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - Doanh nghiệp - Thư viện, tr. 397-410. 2. Nguyễn Huy Chương (2016), “Thư viện số với hoạt động giáo dục - đào tạo”, Kỷ yếu hội thảo Xây dựng thư viện số và tài nguyên số, tr. 1-7. 3. Hoàng Văn Dưỡng, Nguyễn Thị Hiền (2019), “Quản trị tri thức số trong chính phủ - doanh nghiệp - thư viện”, Tối ưu hóa quản trị tri thức số chính phủ - doanh nghiệp - thư viện, tr.66-84. 4. Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Đỗ Văn Hùng (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức đối với thư viện Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4, tr. 3-12,51. 6. Đỗ Văn Hùng (2016), “Thư viện số trong bối cảnh thay đổi môi trường học tập của giáo dục Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Xây dựng thư viện số và tài nguyên số, tr. 29-45. 7. Vũ Thị Huyền (2020), Quản lý sự thay đổi giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXB. Hồng Đức. 8. Think Tank Vinasa (2019), Việt Nam thời chuyển đổi số, NXB Thế giới. 9. Nguyễn Thị Lan Thanh (2018), “Đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện 4.0”, Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người, tr. 516-523 10. Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Bá Lâm, Hoàng Văn Dưỡng (2018), “Các thế hệ thư viện thông minh (1990-2025)”, Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người, tr. 19-29. 11. Phạm Văn Vu (2018), “Bàn về năng lực cán bộ thông tin trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”, Hội thảo Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.
nguon tai.lieu . vn