Xem mẫu

Xã hội học, số 4 - 1986 NGƯỜI NÔNG DÂN HIỆN NAY TRONG MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC, HỢP TÁC XÃ VÀ GIA ĐÌNH MAI KIM CHÂU Quá trình hợp tác hóa ở nước ta cũng là quá trình biến động mạnh mẽ và căn bản trong toàn bộ cơ cấu xã hội nông thôn. Từ sau Hiệp định Giơnevơ, phong trào hợp tác hóa ở nông thôn miền Bắc Việt Nam đã từng bước gạt bỏ giai cấp địa chủ, các tầng lớp cường hào, phú nông và những thành phần bóc lột khác. Việc chia lại ruộng đất đã khiến cho người nông dân nghèo khổ không có hoặc có ít ruộng trở thành người tư hữu nhỏ về ruộng đất. Họ đem hết nhiệt tình và khả năng lao động của bản thân và gia đình tập trung cho sản xuất, vừa làm nghĩa vụ đóng góp xây dựng Tổ quốc, vừa nâng cao đời sống gia đình. Trên cơ sở đó, với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, người nông dân đã hăng hái đi vào hợp tác hóa với tinh thần tự nguyện và giác ngộ cách mạng cao. Dưới tác động trực tiếp của ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa), quá trình xây dựng hợp tác xã ở nông thôn đã dần dần làm biến đổi giai cấp nông dân. Số người lao động cá thể ngày một thu nhỏ, thành phần giai cấp xã hội lần đầu tiên xuất hiện ở nông thôn Việt Nam là giai cấp nông dân tập thể đã giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn. Trong nội bộ giai cấp nông dàn tầng lớp bên cạnh những người làm công việc trồng trọt, chăn nuôi, đã xuất hiện những tầng lớp người làm thợ cơ khí, điều khiển máy móc, các ngành nghề hỗ trợ cho nông nghiệp và đặc biệt đông đảo là những người làm nghề thủ công kiêm làm nông nghiệp hoặc làm nông nghiệp kiêm thợ thủ công. Trong hệ thống tổ chức lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế và văn hóa, xã hội, các thành phần xã hội mới đã được tạo ra ở nông thôn. Đó là tầng lớp các cán bộ làm công tác lãnh đạo thuộc hệ thống tổ chức của Đảng, của chính quyền, đoàn thể và các cán bộ lãnh đạo kinh tế từ ban quản trị hợp tác xã tới các đội sản xuất, các ban, ngành chuyên môn. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục đã đổi mới bộ mặt nông thôn và cũng từ đó tạo ra trong cơ cấu xã hội những thành phần xã hội mới như giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ văn hóa, xã hội, v.v... Sự xuất hiện cơ cấu xã hội hoàn toàn mới ở nông thôn đã hiện ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự biến động từ thành phần xã hội này sang thành phần xã hội khác luôn luôn diễn ra cùng với những biến động và phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và nông thôn nói riêng. Tình hình đó đòi hỏi xã hội học cần đi Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 22 MAI KIM CHÂU sâu nghiên cứu để phát hiện ra những đặc điểm cụ thể của các tầng lớp giai cấp xã hội và nêu lên những thuận lợi, khó khăn của xu hướng thống nhất về chính trị, tư tưởng và tinh thần trong nông thôn trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bài nghiên cứu này của chúng tôi không đề cập tới toàn bộ cơ cấu xã hội nông thôn, mà chỉ nhằm vào một số đặc điểm của người nông dân Việt Nam đang biến đổi và đi lên trong mối quan hệ giữa ba cơ chế cơ bản ở nông thôn là Nhà nước, hợp tác xã và gia đình xã viên. 1. Gia đình, hợp tác xã và Nhà nước: các thực thể kinh tế - xã hội ở nông thôn. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những thay đổi cực kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Quan hệ sản xuất cũ đã từng bước bị gạt bỏ. Quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất do được hình thành và phát triển. Ở nông thôn, quan hệ sản xuất mới ra đời đánh dấu bằng sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác xã. Hợp tác xã trước hết là một thực thể kinh tế, và thực tế cũng là một thực thể xã hội. Hợp tác xã là cầu nối giữa gia đình xã viên bởi Nhà nước. Nó đại diện cho cả hai thực thể kinh tế - xã hội này. Nhà nước, hợp tác xã và gia đình là ba tác nhân chính của những thay đổi ở nông thôn hiện nay, trước hết là thay đổi về đời sống kinh tế và sau đó là những biến đổi trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa, tư tưởng. Tuy vậy, sự hiện diện và hoạt động của ba thực thể kinh tế - xã hội này có khác nhau. Trong hệ thống tổ chức gia đình, về cơ bản có chức năng tổ chức lao động, sản xuất trên phân công việc được nhận khoán và trên phần kinh tế gia đình, đồng thời là nơi tổ chức cuộc sống hàng ngày cho mỗi cá nhân. Gia đình cũng là nơi tổ chức thực hiện các nghĩa vụ của các thành viên đối với tập thể và nhà nước. Hợp tác xã với tư cách là thiết chế xã hội mới, vừa có tính chất độc lập vừa có tính chất phụ thuộc. Tính độc lập của hợp tác xã thể hiện ở chỗ nó là cơ quan ra các quyết định trong phạm vi hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bản thân nó. Tính phụ thuộc của hợp tác xã biểu hiện ở chỗ nó vừa là nơi cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước tại địa phương, vừa là cơ quan chịu trách nhiệm huy động đóng góp nghĩa vụ của địa phương đối với Nhà nước. Khác với những kiểu Nhà nước trước đây, Nhà nước ta hiện nay thực sự là người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế. Hiện diện của Nhà nước trong tổ chức lao động sản xuất ở các cơ sở trước hết thể hiện ở chủ trương, đường lối nhằm phát triển kinh tế nông thôn. Nhà nước còn là người trực tiếp tiến hành tổ chức hoạt động kinh tế thông qua hoạt động của các hợp tác xã. Như vậy, dưới góc độ nào đó, hợp tác xã và Nhà nước vừa trùng hợp làm một, vừa là hai thực thể kinh tế - xã hội ở hai cấp độ khác nhau. Vậy sự hoạt động của các thực thể kinh tế - xã hội này như thế nào, và những mỗi quan hệ giữa chúng ra sao? Đó là vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Người nông dân hiện nay… 23 2. Sự phát triển kinh tế ở nông thôn và quan hệ giữa Nhà nước - hợp tác xã - gia đình. Sau giai đoạn tổ chức các tổ đổi công, các hợp tác xã dần dần được thành lập. Từ chỗ hợp tác xã có quy mô nhỏ này đã tiến lên quy mô lớn với cơ cấu ngành nghề đa dạng. Ngoài số người hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, số người làm các ngành nghề cũng đã dần dần tăng lên. Trong sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã đã tập trung thâm canh và chuyên canh. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, liên tục sử dụng những loại giống mới, cải tạo hệ thống kênh mương, trang bị nhiều công cụ cải tiến, v.v..., đã làm cho năng suất lúa tăng lên không ngừng. Từ chỗ đạt 5 tấn/ha trong chiến tranh chống Mỹ phá hoại, đến nay nhiều hợp tác xã đã đạt tới 10 - 11 tấn/ha. Thu hoạch trong việc trồng cấy các loại cây vụ đông, các ngành nghề khác đã đem lại nguồn thu lớn cho hợp tác xã. Chính vì những điều đó mà quỹ tích lũy của hợp tác xã tăng lên và đời sống của các gia đình xã viên cũng từng bước được cải thiện. Song, nếu xét trên tổng thể nền kinh tế của các địa phương, tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm con số gần như tuyệt đối. Dù có làm ngành nghề, 90% dân cư vẫn làm ruộng là chính. Tỷ trọng thu về từ sản xuất ngành nghề, kể cả ngành nghề phụ của nông nghiệp như dệt chiếu, xe đay, đan lát, thêu ren, mành trúc v.v... cũng chỉ chiếm tới 1/10 đến 2/10 hoặc 3/10 tổng giá trị thu nhập, cá biệt lắm mới có nơi đạt 50-80%. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện của dân số ngày càng tăng, dù chỉ tăng tự nhiên với tốc độ 2% thì có cố gắng để vượt qua con số 11 tấn/ha cũng vẫn khó khăn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho số lao động được bổ sung và nuôi thêm số người vừa sinh ra mỗi năm. Nếu tính đến năm 1990 phải đạt tới mức năng suất 15 tấn/ha (một con số gần như khó có thể đạt tới với điều kiện lao động hiện tại) thì mới đạt tới gần 400 kg lương thực/đầu người mỗi năm như ở một số hợp tác xã tiên tiến hiện nay. Như vậy, vấn đề cơ bản không phải chỉ là làm sao đạt tới năng suất lúa ngày càng cao, mặc dù đây là yếu tố quan trọng của nền nông nghiệp nước ta, mà là phân bố lao động trong nội bộ nền nông nghiệp. Nghĩa là phải tạo ra nhiều ngành nghề khác nhất là ngành thủ công sử dụng thế mạnh của các địa phương, chuyển một phần lao động thừa của sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp và qua đó làm cho tỷ trọng thu nhập của các ngành nghề tăng lên trong tổng thu nhập của hợp tác xã. Đây chính là xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và nền nông nghiệp nói riêng. Điều này được các cấp lãnh đạo ở nhiều địa phương cũng như hợp tác xã nông nghiệp nhận thấy, đồng thời cũng là ý kiến của bà con nông dân khi họ đề nghị với chính quyền địa phương. Nhưng trong thực tế có nhiều lý do đã hạn chế việc mở rộng ngành nghề, chuyển một phần lao động nông nghiệp sang lao động thủ công nghiệp. Chẳng hạn, đã có năm, hợp tác xã Hải Thanh (Hải Hậu, Hà Nam Ninh) tổ chức trồng cây vụ đông như tỏi và cà chua xuất khẩu, nhưng các cơ quan hữu quan không thu mua và vận chuyển kịp thời, làm cho sản phẩm đó bị hủy hoại và cây vụ đông không được chú trọng canh tác như trước nữa. Cũng tại Hải Thanh, làm mây song là một nghề cổ truyền của địa phương, nhưng hiện nay gần như đã bị vứt bỏ hoàn toàn, lý do là các mặt hàng sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, hoặc là những vật tư cần thiết, kể cả tiền bán sản phẩm cũng không kịp thời thu về để tái sản xuất, từ đó không những hợp tác xã không có tiền vốn để quay vòng mà bà con xã viên cũng không đủ sinh sống để tiếp tục hành nghề. Vì vậy, một trong những vấn đề cơ bản để thúc đẩy Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 24 MAI KIM CHÂU sản xuất phát triển ở nông thôn là cần phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ Nhà nước và các cơ sở sản xuất, cụ thể là các cơ quan chức năng từ huyện trở lên với các cơ sở sản xuất, cụ thể là hợp tác xã và gia đình xã viên. Sản xuất nông nghiệp đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, là mặt trận hàng đầu và nóng bỏng nhất hiện nay. Với Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 6 và lần thứ 8, những gò bó, kìm hãm sự phát triển kinh tế của nông thôn đã được từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện cho các cơ sở phát huy quyền chủ động của mình trong việc định ra các kế hoạch và tổ chức sản xuất; nhưng trong thực tế mối quan hệ giữa cơ sở và các ngành chưa được giải quyết một cách đúng đắn. Như mọi người đã thấy, những hợp đồng kinh tế hai chiều chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, nhất là về phía Nhà nước.. Hiện nay, Nhà nước vốn chưa đảm bảo trong hợp đồng của mình đáp ứng những nhu cầu của sản xuất nông nghiệp đủ về số lượng, đúng chủng loại, vào những thời gian và không gian cụ thể. Thường khi các hợp tác xã nông nghiệp cần vật tư thì Nhà nước không có, hoặc có nhưng về chậm, hoặc rất phiền phức trong giao nhận. Do đó, khi đồng lúa bị úng, hạn thì không có điện hoặc dầu để chạy máy bơm, khi cần thuốc trừ sâu thì không có xuất, hoặc khi đồng ruộng cần phân đạm để bón thúc thì tới khi lúa gần gặt mới được đưa về. Tất cả những khó khăn nói trên đã làm cho các hợp tác xã nông nghiệp và các gia đình xã viên không những không thể đảm bảo cho ruộng đồng của mình đạt năng suất cao, mà đôi khi còn tạo ra cho họ những thiệt hại nhất định. Trong khi đó, các chỉ tiêu về thuế má, nghĩa vụ đóng góp của các gia đình xã viên và hợp tác xã đều phải nộp đủ. Hiện nay, Chỉ thị 100 của Ban Chấp hành Trung ương đã được chấp hành đều khắp ở các nông thôn. Song, ở một số nơi, tinh thần của chỉ thị này chưa được quán triệt một cách đầy đủ. Đã có tình trạng khoán trắng toàn bộ quá trình thâm canh cây lúa cho người nông dân. Về mặt tư tưởng, các cấp lãnh đạo của tác hợp tác xã đều hiểu rõ rằng hợp tác xã chịu trách nhiệm chính tổ chức và điều hành 5 khâu quản, còn 3 khâu khoán được giao cho các gia đình xã viên đảm nhiệm. Trên thực tế, ở nhiều nơi, hầu như toàn bộ các khâu khoán đều do các gia đình xã viên tự chăm lo lấy, trừ khâu tổ chức bảo vệ thực vật, phun thuốc trừ sâu. Thí dụ ở khâu làm đất, việc cày bừa các ruộng khoán đều được phân cho các đội chuyên, hoặc thuê cày máy, nhưng các công việc làm đất đều không đảm bảo cho việc gieo cấy có thể thực hiện được, nên các gia đình xã viên phải mất khá nhiều công sức để cuốc xới lại. Trong khâu chăm bón, các gia đình xã viên thường đầu tư thêm từ 5 đến 10 kg đạm/sào, có nơi còn lên tới 13 đến 15 kg. Còn khâu giống thì hầu như nhiều nơi gia đình xã viên tự lo liệu. Vai trò của các hợp tác xã và các đội sản xuất chỉ được biểu hiện một cách gián tiếp. Từ đó, các gia đình xã viên chỉ lo làm sao bảo đảm mảnh ruộng khoán của mình đạt năng suất cao. Một số gia đình đã trả một phần ruộng khoán cho hợp tác xã với mục đích để đầu tư khả năng tiền vốn và sức lao động của mình nhiều hơn cho phần ruộng khoán của mình. Các gia đình xã viên tận dụng mọi khả năng nhân lực và tiền vốn cho sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó tổng sản phẩm nông nghiệp được tăng lên. Đây chính là thế mạnh và là ưu điểm nổi nhất của chính sách khoán mà mọi người đều thừa nhận. Nhưng làm sao giải quyết đúng đắn giữa quyền lợi của xã viên với quỹ tích lũy của hợp tác xã và đóng góp cho Nhà nước là vấn đề đang đòi hỏi cần được giải quyết một cách thỏa đáng. Chẳng hạn thu nhập của các gia đình xã viên được nâng lên vì vừa được phân phối theo công điểm trên ruộng khoán, phần khác vừa được thu về số thóc Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Người nông dân hiện nay… 25 vượt khoán, nhưng tổng số thóc còn lại dành cho hợp tác xã thì không thay đổi, ngược lại bị giảm đi khi những đòi hỏi đóng góp của Nhà nước tăng lên. Từ đó, quỹ tích lũy để phát triển sản xuất cũng như quỹ phúc lợi dành cho phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội và xây dựng các công trình công cộng cũng bị hạn chế. Nhưng điều quan trọng hơn là tinh thần làm chủ tập thể của bà con xã viên có phần nào giảm sút. Do tư tưởng tư hữu của người nông dân sinh ra từ nền sản xuất nhỏ trước đây, trong tình hình giao khoán ruộng đất cho các gia đình xã viên, tư tưởng đó lại có điều kiện nảy nở. Ở nơi nào các khâu quản không được đảm bảo thì vai trò của hợp tác xã bị lu mờ, và ở nơi đó hợp tác xã chỉ tồn tại về mặt hình thức. Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể nói rằng việc hợp tác xã phải đảm bảo tốt khâu quản là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo ở địa phương phải quán triệt một cách đầy đủ. Chỉ thị 100 của Ban Chấp hành Trung ương. Song, điều đó: không được thực hiện tốt nếu các cơ quan của Nhà nước có liên quan đến chương trình sản xuất nông nghiệp không thực hiện tốt vai trò của mình. Cụ thể là phải đảm bảo cung cấp các vật tư, công cụ cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện mua bán và trao đổi một cách công bằng và hợp lý đối với hợp tác xã nông nghiệp và bà con nông dân. Qua đó, các hợp tác xã có thể đảm đương và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình là người tổ chức và quản lý lao động sản xuất ở nông thôn, từng bước đưa nền kinh tế gia đình phụ thuộc và hỗ trợ đắc lực cho kinh tế tập thể. 3. Tình hình đới sống kinh tế, văn hóa tinh thần của bà con nông dân. Trách nhiệm của Nhà nước và cơ sở. Từ khi có chính sách khoán sản phẩm, đời sống kinh tế của bà con nông dân đã dần dần được nâng cao. Số gia đình có mức sống khá ngày một nhiều. Thông qua quan sát thực tế, chúng ta thấy số nhà mới được xây dựng trong những năm gần đây phát triển mạnh ở nông thôn. Chính sách “ngói hóa” không còn chỉ là chủ trương, mà đang dần dần biến thành hiện thực. Nguồn làm giàu cho đại đa số nông dân phần lớn bắt nguồn từ thu nhập chính là chăn nuôi và làm ruộng khoán. Số gia đình xã viên hụt khoán phải bù chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tuy nhiên, đang có những hiện tượng phân hóa ở nông thôn. Có nhiều gia đình giàu lên, nhưng cũng có nhiều gia đình chỉ đảm bảo mức sống bình thường. Số liệu điều tra cho thấy số gia đình phải vay, hoặc để sản xuất, hoặc để ăn hay giỗ chạp, ma chay, cưới xin... (số này chiếm phần đông) là 70% số gia đình được nghiên cứu. Theo số liệu thống kê trung bình thì trong tổng số các gia đình của nhiều xã có khoảng 20% khá giả, 60% đủ ăn và có tới gần 20% gia đình còn lại là thiếu ăn. Lý do chủ yếu của các gia đình phải vay nhiều là do họ không có đủ vốn liếng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phần đông là những gia đình neo đơn, thiếu lao động và các gia đình thuộc diện chính sách xã hội. Để trang trải cho đời sống, cho việc học hành của con em, chi phí ốm đau và nhiều công việc cần thiết khác, các gia đình này phải vay mượn của các gia đình khá giả, lãi suất thường là 15%, có khi lên tới 20%. Có nhiều gia đình phải vay ăn và trả lúa non khi vụ gặt chưa tới. Đây là một hiện tượng có ý nghĩa giai cấp sâu sắc, nếu các cấp lãnh đạo địa phương và Nhà nước không có biện pháp giải quyết một cách đúng đắn thì hậu quả kinh tế - xã hội sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn