Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC TIÊN TIẾN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Ngọc Thạch, Trịnh Quang Khương, Nguyễn Thị Phong Lan, Dương Hoàng Sơn, Nguyễn Kim Thu, Trịnh Thanh Thảo, Lê Ngọc Phương, Trương Thị Kiều Liên, Nguyễn Thị Ngọc Hân và Nguyễn Thúy Kiều Tiên Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ một vị thế rất quan trọng trong sản xuất lúa gạo. Theo Tổng Cục Thống Kê (2015), diện tích trồng lúa tại Việt Nam tính sơ bộ là 7,835 triệu ha với sản lượng đạt 45,216 triệu tấn lúa, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 55% tổng diện tích với năng suất bình quân 5,96 tấn/ha cao hơn năng suất lúa bình quân cả nước (5,77 tấn/ha) và đạt sản lượng 25,70 triệu tấn. Tập quán sạ dày từ 200-250 kg hạt giống/ha cùng với sử dụng phân đạm cao, lá lúa xanh đậm đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, cây lúa thừa đạm sẽ thu hút nhiều dịch hại đến cư trú, đẻ trứng, vòng đời dài hơn (Lu và ctv., 2004). Canh tác lúa bón nhiều phân đạm, bón phân mất cân đối giữa các dưỡng chất đạm, lân, kali sẽ làm cho cây lúa đổ ngã sớm, giảm phẩm chất hạt (Phạm Sỹ Tân và Trần Quang Tuyến, 1997; Huan và ctv., 1998). Ở ĐBSCL, vụ Đông Xuân (ĐX) nhu cầu nước tưới cho lúa ngày càng tăng do tăng diện tích. Xuất phát từ các vấn đề trên việc nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới về bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm để duy trì chế độ dinh dưỡng tốt hơn cho cây lúa. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tỉnh và ctv., (2007) cho thấy, cường độ phát thải khí metan trong các giai đoạn phơi ruộng đa số đều nhỏ hơn so với trường hợp tưới ngập thường xuyên, nhưng giảm rõ rệt nhất ở thời kỳ có lượng phát thải lớn nhất (giai đoạn đẻ nhánh và làm đồng). Tổng lượng phát thải khí metan trong trường hợp tưới ngập thường xuyên từ 369,1 - 457,2 kg CH4/ha/vụ, còn trường hợp tưới nông lộ phơi từ 340,3 - 401,5 kg CH4/ha/vụ, tỷ lệ giảm phát thải trung bình từ 7,8 - 14,9%. Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật tiên tiến, tăng cường đào tạo cho cán bộ và nông dân. Qua đó gắn kết với nhu cầu thị trường, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản. Giải pháp dài hạn để phổ biến và áp dụng thành công kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” trên cấp độ nông hộ và cộng đồng cần được nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa. Vì vậy, cần thiết phải “Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho vùng. 29
  2. 2. MỤC TIÊU Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp canh tác tiên tiến, gia tăng giá trị sản phẩm, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa tại vùng ĐBSCL. Đề xuất gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, bền vững được công nhận tiến bộ kỹ thuật cho từng tiểu vùng sinh thái canh tác lúa ở ĐBSCL với các tiêu chí cụ thể: (i) Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa tại vùng/tiểu vùng và đề xuất gói kỹ thuật mới nhằm nâng cao lợi nhuận ít nhất 25%. (ii) Xây dựng mô hình ứng dụng gói quy trình kỹ thuật tiên tiến, sản xuất bền vững, tăng hiệu quả kinh tế ít nhất 25% so với biện pháp canh tác hiện tại của nông dân. (iii) Áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (đặc biệt ở các vùng đất trồng lúa có nguồn nước ngọt tưới chủ động cần chú ý đến phương pháp tưới khô - ngập xen kẽ). (iv) Cơ giới hóa sản xuất, chế biến và bảo quản sau thu hoạch... nhằm giảm chi phí thu hoạch và thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 10%. 3. TÍNH CẤP THIẾT VÀ CÁCH TIẾP CẬN Tập quán sản xuất của nông dân ĐBSCL là thường sử dụng lúa của vụ trước làm giống cho vụ sau, sạ lan với mật độ rất cao (200-250 kg/ha), bón phân thường nhiều đạm, không cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali, sử dụng thuốc BVTV, thuốc cỏ rất nhiều và thường pha trộn nhiều loại thuốc với nhau khi phun, chưa quan tâm đến yếu tố tiết kiệm nước tưới và thu hoạch chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công dẫn đến thất thoát nhiều trong thu hoạch. Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được giới thiệu và áp dụng như: quy trình thâm canh tổng hợp lúa chất lượng cao; giải pháp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “1 phải 6 giảm”; bón phân theo bảng so màu lá; bón phân theo nhu cầu của cây; bón phân theo mobile phone, canh tác lúa tiết kiệm nước tưới; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo bốn đúng, giải pháp né rầy bằng cách sạ đồng loạt và giải pháp mạ mùng đã hạn chế được dịch vàng lùn, lùn xoắn lá. Sử dụng các chế phẩm sinh học như: nấm xanh, nấm trắng, chế phẩm Trichoderma spp., và các biện pháp phòng trừ cỏ dại ngày càng có hiệu quả cao. Các kỹ thuật này trong thời gian qua đã phục vụ hiệu quả cho ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng. Tuy nhiên, các giải pháp kỹ thuật này còn mang tính tổng hợp, cần điều chỉnh cho phù hợp hơn với từng tiểu vùng sinh thái canh tác lúa và cho từng nhóm giống lúa khác nhau ở ĐBSCL Tiếp cận theo vùng sinh thái canh tác lúa, dựa trên đặc tính của vùng, chọn giải pháp kỹ thuật phù hợp để tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa; kế thừa số liệu đánh giá hiện trạng canh tác lúa tại địa phương trên cơ sở thu thập các báo cáo, điều tra thực tế… phân tích các yếu tố làm hạn chế hiệu quả sản xuất lúa ở từng 30
  3. tiểu vùng; thu thập các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa. Kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu như chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “cánh đồng lúa 4 tốt”, “phương pháp tưới nước tiết kiệm khô - ngập xen kẽ (AWD), quy trình xử lý rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng, IPM.... 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thời gian, địa điểm Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020, trên 4 tiểu vùng sinh thái tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long gồm: tiểu vùng sinh thái phù sa ngọt canh tác 3 vụ lúa/năm; tiểu vùng sinh thái phù sa ngọt canh tác 2 vụ lúa/năm; tiểu vùng sinh thái đất phèn canh tác 2 vụ lúa/năm; tiểu vùng sinh thái đất mặn canh tác 2 vụ lúa/năm 4.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Điều tra, đánh giá thực trạng canh tác lúa và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ở vùng ĐBSCL bằng các phiếu phỏng vấn sơ cấp, thứ cấp. Tổng hợp kết quả điều tra, rút ra những hạn chế, khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong canh tác lúa ở ĐBSCL. Sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh trên diện hẹp theo các biện pháp canh tác hiện nay, số lần lặp lại là các hộ nông dân tham gia, quy mô thực hiện: 15.000 m2/ vụ (3 công thức x 1000 m2 x 5 địa điểm); sau đó là 15 ha/vụ/điểm, gồm: + CT1: Mô hình canh tác lúa truyền thống của địa phương (đ/c), + CT2: Mô hình canh tác lúa cải tiến áp dụng quy trình cánh đồng lớn (đ/c), + CT3: Mô hình canh tác lúa tiên tiến áp dụng sạ hàng (quản lý theo 3 giảm 3 tăng; và 1 phải 5 giảm) với mật độ sạ: khoảng 80 - 120 kg lúa giống/ha. Giảm lượng phân NPK so với nông dân và cánh đồng lớn đang thực hiện. Mô hình canh tác lúa áp dụng quản lý dịch hại tiên tiến (sâu, bệnh và cỏ dại), giảm 20% thuốc hóa học. Mô hình canh tác lúa áp dụng quản lý rơm rạ sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma spp., dạng bột hòa tan. Phân tích số liệu theo IRRISTAT for Window, Excel. Xây dựng mô hình tích hợp các tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng quy mô: 120 ha/điểm/vụ và sau đó là khoảng 3.000 ha/điểm/vụ ở 4 vùng sinh thái đại diện cho sản xuất lúa ở ĐBSCL. Theo dõi, đánh giá, hạch toán hiệu quả trên cơ sở thu thập số liệu yếu tố đầu vào, chi phí và năng suất, giá bán... so sánh với sản xuất đại trà của nông dân. 5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5.1. Kết quả đạt được Nhìn chung, các mô hình ứng dụng quy trình đều đem lại hiệu quả tích cực, đáng ghi nhận như sau: 31
  4. Năng suất lúa trong mô hình tại vùng phù sa ngọt canh tác 2 vụ lúa/năm đã gia tăng so với canh tác theo nông dân trung bình 1,56% trong vụ Đông Xuân và 1,65% trong vụ Hè Thu; tại vùng phù sa ngọt canh tác 3 vụ lúa/năm thì năng suất lúa được cải thiện trung bình 5,17% trong vụ Đông Xuân, 11,05% trong vụ Hè Thu và 12,34% trong vụ Thu Đông; tại vùng phèn canh tác 2 vụ lúa/năm thì năng suất lúa tăng trung bình 4,30% trong vụ Đông Xuân và 5,38% trong vụ Hè Thu; đối với vùng nhiễm mặn canh tác 2 vụ lúa/năm thì năng suất lúa được cải thiện trung bình ở mức 4,58% trong vụ Đông Xuân và 10,70% trong vụ Hè Thu. Lợi nhuận mô hình đạt được tại vùng phù sa ngọt canh tác 2 vụ lúa/năm tăng so với lợi nhuận nông dân canh tác trung bình 43,5% trong vụ Đông Xuân và 49,1% trong vụ Hè Thu; tại vùng phù sa ngọt canh tác 3 vụ lúa/năm thì lợi nhuận được cải thiện trung bình 32,4% trong vụ Đông Xuân, 37,3% trong vụ Hè Thu và 28,7% trong vụ Thu Đông; tại vùng phèn canh tác 2 vụ lúa/năm thì lợi nhuận tăng trung bình 41,6% trong vụ Đông Xuân và 38,7% trong vụ Hè Thu; đối với vùng nhiễm mặn canh tác 2 vụ lúa/năm thì lợi nhuận được cải thiện trung bình ở mức 45,3% trong vụ Đông Xuân và 60,7% trong vụ Hè Thu so với lợi nhuận nông dân canh tác đạt được. Quy trình gói kỹ thuật ứng dụng trong các mô hình đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật. Sản phẩm quy trình được chuyển giao cho các đơn vị phối hợp thực hiện đề tài ở giai đoạn triển khai mô hình diện rộng (Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thành phố Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông An Giang, Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang và Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng), làm cơ sở tài liệu để các đơn vị tập huấn cho nông dân và nhân rộng mô hình. Đồng thời, Viện lúa ĐBSCL cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố và Công ty Cổ phần Gentraco về việc Chuyển giao và tiếp nhận kết quả nghiên cứu của đề tài. Kết quả áp dụng quy trình, nhân rộng khi triển khai mô hình vụ sau có quy mô cao hơn vụ trước, cụ thể: Vùng phù sa ngọt canh tác 2 vụ lúa/năm (Cần Thơ): thực hiện mô hình năm 2018- 19 đạt 240ha, năm 2019-20 đạt 6.000 ha (3.000 ha/vụ) Vùng phù sa ngọt canh tác 3 vụ lúa/năm (An Giang): mô hình năm 2018-19 đạt 360ha, vụ ĐX 2019-20 đạt 3.012 ha, vụ HT 2020 đạt 3.037 ha, vụ TĐ đạt 3.054 ha Vùng đất phèn (Hậu Giang): thực hiện mô hình năm 2018-19 đạt 240ha, vụ ĐX 2019-20 đạt 3.000 ha, vụ HT 2020 đạt 3.020 ha Vùng đất nhiễm mặn (Sóc Trăng): thực hiện mô hình năm 2018-19 đạt 240ha, vụ ĐX 2019-20 đạt 3.010 ha, vụ HT 2020 đạt 3.015 ha 32
  5. 5.2. Các sản phẩm của đề tài Đề tài đã hoàn thành 1 quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo Quyết định số 155/QĐ-TTCG-VP ngày 22/12/2020 của Cục Trồng trọt. Đề tài đã khuyến cáo nông dân ĐBSCL áp dụng gói kỹ thuật vào canh tác lúa trên cơ sở quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, nâng cao lợi nhuận cho nông dân hơn 25%. Đề tài đã khuyến cáo nông dân vùng ĐBSCL cày đất ở độ sâu 15-20cm, ít nhất mỗi năm cày 1 lần và bón vôi cải tạo đất phèn, bón lân nung chảy. Đất mặn bón vôi, khi mặn dưới 1%o xuống giống. Xây dựng 9 MH ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, sử giống lúa cấp xác nhận, lượng giống gieo sạ 80-120 kg/ha. Lượng giống giảm tương đương 50% so với trước đây. Mô hình ứng dụng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến đã giảm được 80 kg lúa giống, giảm 18-20% N, 20-43% P2O5 và 25- 66% K2O, giảm 3-6 lần phun thuốc bảo vệ thực vật (tương đương 30-50%) so với canh tác truyền thống của nông dân. Tưới nước tiết kiệm, đã tiết kiệm được bơm tưới 2-4 lần tương đương 30-35% trong vụ ĐX, vụ HT tiết kiệm được 300.000đ/ha so với tập quán canh tác truyền thống. Ở mô hình canh tác tiên tiến có tỷ lệ rụng ở thời điểm thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) (0,24%) thấp hơn so với canh tác của nông dân (0,4%). Thất thoát khi thu hoạch bằng máy GĐLH ở mô hình canh tác tiên tiến là 1,46% thấp hơn canh tác của nông dân (1,97%). Trong mô hình canh tác tiên tiến cho thấy máy GĐLH cắt giữa thân lúa có tỷ lệ thất thoát thấp nhất 0,87% so với cắt sát gốc 1,56% và cắt phần bông lúa 1,97%. Tốc độ phát thải khí CH4 và N2O sau khi thu hoạch lúa 1 tuần ở cả 3 vụ canh tác đều thấp hơn tốc độ phát thải khí CH4 và N2O trung bình trong suốt thời gian canh tác lúa trên cả hai mô hình. Các giá trị này lần lượt là 92,8-94,8% và 66,5-69,1% vụ ĐX; 4,10-55,2% và 10,8-15,1% vụ HT; 91,6-96,8% và 7,63% vụ TĐ. Đề tài đã khuyến cáo nông dân ĐBSCL gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp cắt giữa thân cây để giảm thất thoát sau thu hoạch và gia tăng chất lượng gạo khi xay trà. Liên kết với doanh nghiệp, Sở Nông Nghiệp và PTNT của 4 tỉnh ứng dụng gói kỹ thuật tiên tiến trên diện rộng (quy mô ≥ 27 ngàn ha/năm). 33
nguon tai.lieu . vn