Xem mẫu

27 Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn* Nguyễn Hữu Minh Đặng Bích Thủy I. Mở đầu Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ. Nhóm tuổi dưới 18 chiếm trên 41% tổng dân số (www.unicef.org/vietnam, ngày 23 tháng 8 năm 2006). Trong giai đoạn 10 đến 15 năm tới, các thế hệ trẻ em hiện nay sẽ là những người hiện thực hóa các cơ hội phát triển của đất nước. Thực hiện những quyền trẻ em hôm nay chính là đầu tư cho sự phát triển hiệu quả và bền vững nguồn nhân lực tương lai và cho sự phát triển của đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta từ lâu không chỉ là vấn đề đạo lý mà còn được thể chế hóa thông qua hệ thống pháp luật. Năm 1979, Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới tham gia phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hợp quốc (tháng 2/1990). Các quyền cơ bản của trẻ em trong công ước được Việt Nam tôn trọng và luật hóa trên cơ sở phù hợp với quy định của Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam, đặc biệt được thể hiện trong Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, Việt Nam đã tiến hành xây dựng hệ thống các chính sách, chương trình và kế hoạch hành động vì trẻ em, và từng bước gắn các mục tiêu vì trẻ em vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những công cụ quan trọng để quyền trẻ em ở Việt Nam được thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm qua, với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nói chung và trẻ em nói riêng còn nhiều bất cập, chưa kịp đổi mới để đáp ứng những yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Thực tế trên đây đặt ra yêu cầu phân tích về mặt lý luận và thực tiễn việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Bài viết này sẽ tổng hợp một số kết quả nghiên cứu thời gian qua về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam và nêu lên một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới. II. Nghiên cứu về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam thời gian qua Các nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam bắt đầu * Các tác giả chân thành cảm ơn TS Trần Thị Vân Anh, TS Đỗ Thị Bình, TS Ngô Thị Tuấn Dung, TS Lê Ngọc Văn và CN Nguyễn Phương Thảo (Viện Gia đình và Giới) đã có nhiều góp ý bổ ích trong quá trình hoàn thiện bài viết. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 28 Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam... phát triển từ những năm 90, sau khi Việt Nam cam kết tham gia Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và trong bối cảnh nảy sinh nhiều vấn đề mới trong quá trình chuyển đổi kinh tế của đất nước. Về mặt lý luận, trong khoảng 20 năm qua nghiên cứu lý luận về thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam nhìn chung còn ít và nếu có thì cũng chỉ tập trung lý giải một số mối quan hệ giữa những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em với những biến đổi xã hội do quá trình chuyển đổi kinh tế đem lại. Bản thân khái niệm “quyền trẻ em” cũng mới được sử dụng phổ biến sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1990. Ví dụ như, khi lý giải về hiện tượng trẻ em lao động sớm hay lạm dụng lao động trẻ em, một số nhà nghiên cứu đã phân tích những mâu thuẫn về tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của trẻ em. Vào thời kỳ đầu của công cuộc Đổi mới, khi mà Chính phủ phải tập trung cho sự phát triển kinh tế và một phần đáng kể nguồn bao cấp cho an sinh xã hội bị cắt giảm, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn, đã bị ảnh hưởng. Tỷ lệ trẻ em bỏ học ở trường tăng lên bởi vì gia đình các em không thể chi trả cho việc học hành và điều này đã làm tăng số lượng trẻ em tham gia lao động và dòng di cư của trẻ em ra thành phố để kiếm sống (Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã hội, 2000). Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa thì trẻ em cũng trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi vì sức lao động của các em được trả giá rẻ mạt (Vũ Ngọc Bình, 2000). Hiện tượng trẻ em bị buôn bán, xâm hại tình dục, cưỡng ép mại dâm, tội phạm trẻ em, trẻ em nghiện ma tuý, v.v… trong những năm gần đây được phân tích trong mối liên hệ với mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như sự thay đổi các hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội, và những yếu tố quản lý xã hội khác. Chẳng hạn, sự quan tâm không đầy đủ của các cấp chính quyền, gia đình và xã hội đến việc giáo dục, quản lý trẻ em trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và những biểu hiện thiếu nghiêm minh trong xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em... là những nguyên nhân chủ quan làm cho tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em gia tăng (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF, 2002). Đã có những nghiên cứu quyền trẻ em trong hệ thống Luật pháp và chính sách của Việt Nam cũng như trong mối quan hệ với gia đình và cộng đồng. Có thể nêu lên một số ví dụ như: vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, 1996); việc thực hiện quyền trẻ em trong mối liên hệ với vai trò quản lý của Nhà nước (Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý, 2005; ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2004); nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đến năm 2010 và vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2001); v.v... Tuy nhiên, nhìn chung chúng ta đang còn thiếu một khuôn khổ lý luận về việc thực hiện quyền trẻ em trên cơ sở những điều kiện đặc thù của Việt Nam. Mối quan hệ giữa quyền trẻ em và cơ sở kinh tế - xã hội thực hiện quyền đó; giữa quyền của trẻ em và Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn NguyÔn H÷u Minh & §Æng BÝch Thñy 29 trách nhiệm pháp lý của người lớn, giữa quyền và bổn phận của trẻ em; giữa tập quán xã hội và hệ thống pháp luật trong việc thực hiện quyền trẻ em; vai trò của gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện quyền trẻ em là những khía cạnh lý luận cơ bản đối với việc thực hiện quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Trong khi đó, các nghiên cứu thực tiễn về những vấn đề liên quan đến quyền trẻ em đã được quan tâm khá nhiều với các chủ đề: lao động trẻ em, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại và bóc lột tình dục, trẻ em bị buôn bán, bạo lực đối với trẻ em, nhóm trẻ em bị thiệt thòi/khuyết tật... và các vấn đề liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ em, trẻ em dân tộc thiểu số, v.v... Về chủ đề lao động trẻ em, đã có những miêu tả về thực trạng, tính chất, các nguy cơ cũng như những vấn đề cấp bách cần giải quyết để bảo vệ quyền được chăm sóc, giáo dục đầy đủ và không bị bóc lột đối với trẻ em (Vũ Ngọc Bình, 2000; Save the Children và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2000; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF, 2002). Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và xu hướng của tình trạng buôn bán trẻ em, những vấn đề liên quan của tệ nạn này với những mặt trái của phát triển kinh tế thị trường, nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS trong nhóm trẻ em lang thang, trẻ em làm nghề mại dâm và những thách thức trong công tác phòng chống các tệ nạn này trong nỗ lực bảo vệ quyền của trẻ em. Các yếu tố tác động đến việc trẻ em làm trái pháp luật cũng đã được phân tích (Vũ Ngọc Bình, 2002; ILO - IPEC, 2001; Plan, 2005; (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, 2002). Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe, được vui chơi học hành, chính sách chăm sóc nhóm trẻ em bị khuyết tật… đã được đề cập trong mối quan hệ với phát triển nguồn nhân lực của đất nước và các quyền cơ bản của con người (Phạm Minh Hạc chủ biên, 2001; Viện Thông tin khoa học và Trung tâm nghiên cứu quyền con người, 1999; Tổng cục Thống kê, 2002; Action Aid Việt Nam, 2004). Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những vấn đề thực tiễn liên quan đến vai trò của gia đình. Quá trình Đổi mới đem đến cho gia đình Việt Nam những cơ hội phát triển mới, mức sống của đại bộ phận các gia đình đã được nâng cao. Một bộ phận gia đình có thể đầu tư nhiều hơn cho con cái về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con cái. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, gia đình Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn: vấn đề thiếu việc làm, thu nhập bất ổn định và những rủi ro từ nền kinh tế thị trường; gia tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn, những người chung sống không kết hôn; bạo lực gia đình; những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với nhóm gia đình có thu nhập thấp; trẻ em lao động sớm và bị lạm dụng; thiết chế gia đình lỏng lẻo... Những điều này sẽ tác động rất lớn đến việc đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 30 Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam... Xét về chức năng kinh tế, các gia đình thực hiện cùng một lúc nhiều hoạt động tăng thu nhập sẽ cần nhiều nhân công hơn, do đó rất nhiều trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động kinh tế ở các mức độ khác nhau để đóng góp thu nhập cho gia đình. Điều này làm cho việc thực hiện quyền trẻ em bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nhóm trẻ em lao động di cư sẽ có nhiều nguy cơ bị bóc lột và bị xâm hại tình dục, bạo lực, nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, bị dụ dỗ thực hiện các hành vi trái pháp luật... Một bộ phận đông đảo người dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, vợ chồng và con cái phải xa nhau trong thời gian dài, điều này đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nhiều trẻ em và việc đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em… Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy còn nhiều bất cập về việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến trẻ em. Khung pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em hiện còn yếu, cơ chế giám sát và xử lý những vi phạm về quyền trẻ em còn thiếu và chưa hệ thống. Tình trạng trẻ em thất học, bị ngược đãi, trẻ em không được nuôi dưỡng, chăm sóc đầy đủ, bị lạm dụng lao động, bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực ngay trong gia đình,... vẫn chưa được ngăn chặn. Ngoài ra, sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan trực tiếp đến cuộc sống các em còn chưa được tôn trọng đúng mức. Những bất cập này là do 2 nguyên nhân chính: 1) Điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của các địa phương, cộng đồng và gia đình nói riêng còn thấp, chưa đủ để thực hiện đầy đủ một số quyền trẻ em, ví dụ như quyền học hành, quyền được khám chữa bệnh...; 2) Nhận thức của nhiều người lớn, gia đình, cộng đồng, người làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em... về việc thực hiện quyền trẻ em còn khác biệt với những quyền của các em do luật pháp Việt Nam và công ước đề ra do bị chi phối bởi những ứng xử văn hóa truyền thống và chuẩn mực giá trị về gia đình. Ví dụ, thực hiện quyền trẻ em có thể mâu thuẫn với các truyền thống trong gia đình Việt Nam như trẻ em phải vâng lời và phục tùng cha mẹ, ở trường phải vâng lời và phục tùng thầy cô giáo; một số bậc cha mẹ cho rằng đánh trẻ em không phải là vi phạm quyền trẻ em mà chỉ là một biện pháp giáo dục; một số cán bộ cho rằng trẻ em lao động là tốt vì nó thể hiện lòng hiếu thảo của con cái muốn giúp đỡ cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Như vậy, các nghiên cứu thực tiễn về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam trong những năm qua đã đề cập đến khá nhiều vấn đề. Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn chưa thực sự gắn kết với khung lý luận thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chưa phân tích thỏa đáng mối quan hệ giữa các yếu tố nhận thức, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa với tình hình thực hiện quyền trẻ em. Ngoài ra, cơ cấu các chủ đề còn thiếu hợp lý, có những chủ đề cấp bách nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, ví dụ như: trẻ em mồ côi; trẻ em suy dinh dưỡng, bạo lực tinh thần đối với trẻ em, vấn đề tự tử của trẻ em vị thành niên... III. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện quyền trẻ em cần quan tâm nghiên cứu Căn cứ vào tình hình nghiên cứu đã trình bày ở trên, có thể nêu lên một số vấn đề về mối quan hệ giữa việc thực hiện quyền trẻ em với các yếu tố tác động trong bối cảnh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn NguyÔn H÷u Minh & §Æng BÝch Thñy 31 hội nhập kinh tế cần quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. 1. Nhận thức về quyền trẻ em và ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội Vấn đề quyền trẻ em luôn được gắn với quyền con người, nhưng được đặt trong bối cảnh trẻ em là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, đồng thời là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và cần được bảo vệ một cách đặc biệt. Theo Feinberg J. (1980), có ba loại quyền, loại thứ nhất chỉ dành cho người lớn, loại thứ hai là dành cho cả người lớn và trẻ em, và loại thứ ba chỉ dành riêng cho trẻ em. Đối với quyền dành riêng cho trẻ em, Feinberg nhấn mạnh rằng, nó sẽ bao gồm hai "nhóm quyền" đảm bảo cho trẻ em có được một quá trình phát triển những đức tính tốt đẹp với những điều kiện mang tính đặc thù của trẻ em. Nhóm thứ nhất bao gồm quyền được nhận những thứ tốt đẹp mà bản thân trẻ em không có khả năng tự đảm bảo cho mình, hoặc những điều mà các em không thể tự làm được mà phải phụ thuộc vào người lớn. Những thứ tốt đẹp này có thể bao gồm thức ăn và nơi ở. Nhóm thứ hai, bao gồm quyền được bảo vệ khỏi những điều có hại đối với trẻ em. Những điều có hại này có thể bao gồm sự lạm dụng và thiếu quan tâm đến trẻ em. Vào những năm 1990, khi Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em có hiệu lực, nghiên cứu về việc thực hiện quyền trẻ em có xu hướng tập trung vào bốn nhóm quyền cơ bản nhất là quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu để tồn tại (có mức sống đủ, có nơi ở, được chăm sóc sức khỏe); quyền được phát triển đầy đủ (giáo dục, vui chơi, tiếp cận thông tin...); quyền được bảo vệ (khỏi mọi hình thức lạm dụng, bóc lột...); và quyền được lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em. Như vậy, cần phân tích những quan niệm khác nhau về quyền trẻ em và ảnh hưởng của những quan niệm này đến việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Chỉ ra những đặc điểm của quyền trẻ em trong hệ thống quyền con người. Làm rõ mối quan hệ giữa quyền trẻ em và trách nhiệm pháp lý của người lớn, giữa quyền và bổn phận của trẻ em. 2. Hệ thống chính sách, luật pháp và các chương trình truyền thông của Nhà nước với việc thực hiện quyền trẻ em Theo De Vylder (2000), không có chính sách kinh tế - xã hội nào lại không có tác động đến trẻ em. Ngoài ra, hệ thống pháp luật cũng có tác động đến trẻ em ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, cần phân tích vai trò của hệ thống chính sách và luật pháp trong việc thực hiện quyền trẻ em trên văn bản và trong thực tế. Vai trò của hệ thống chính sách và luật pháp thể hiện ở nhiều khía cạnh, mà trước hết là xác định quyền và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quyền trẻ em. Cụ thể như nhiệm vụ của chính quyền, nhà trường, các tổ chức xã hội, gia đình, cộng đồng cần phải làm cho trẻ em; quy định những biện pháp cụ thể để đảm bảo quyền trẻ em trong thực tế... Chính sách và luật pháp ở từng giai đoạn có tác động như thế nào đến việc thực hiện quyền trẻ em là điểm trọng tâm cần được phân tích. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn