Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỚC XU THẾ HỘI TỤ KẾ TOÁN QUỐC TẾ TRONG KỈ NGUYÊN SỐ Nguyễn Thị Thanh Thắm1, Phạm Thị Minh Nguyệt2 Tóm tắt: Việc giảng dạy ngoại ngữ đối với các chuyên ngành luôn quan trọng trong việc hướng các em học sinh sinh viên tiếp cận gần hơn với ngôn ngữ nhân loại và tri thức quốc tế. Riêng với việc giảng dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành đối với các sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học không chỉ trở nên cần thiết với xu hướng ngôn ngữ quốc tế và còn đang là một yêu cầu tất yếu cho yêu cầu hội tụ kế toán quốc tế với kế toán Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát nhận thức về vấn đề giảng dạy và thực hành tiếng Anh chuyên ngành kế toán với 120 đối tượng giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho các sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra thực trạng đối với việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất những phương hướng giúp giảng viên, người học định hướng nâng cao khả năng nhận thức và tiếp cận tới tiếng Anh chuyên ngành kế toán, bao gồm từ việc nhận thức các cơ hội, thách thức, từ đó nâng cao hiểu biết và cách tiếp cận vấn đề hướng các đối tượng tìm hiểu và áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trước xu hướng hội tụ kế toán quốc tế tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới trong kỉ nguyên số. Từ khóa: Tiếng Anh chuyên ngành, kế toán, giảng dạy tiếng Anh, giảng dạy kế toán. 1. Mở đầu Hội tụ kế toán quốc tế đang đem lại những cơ hội và thách thức đối với việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán trong xu thế mới. Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng các tổ chức khu vực và quốc tế, mở rộng nhiều cơ hội đầu tư, hợp tác cũng như thu hút vốn thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Quy mô đầu từ, hợp tác không chỉ dừng lại ở Đông Dương, Đông Nam Á mà còn mở rộng ra các quốc gia gia nhập CPTPP, RCEF, ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định đối tác kinh tế… Thông tin tài chính mang tính quốc tế cùng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mở ra cơ hội mới để kế toán, kiểm toán quốc gia trong quá trình hòa hợp và hội tụ, tiếp cận những thành tựu mới và hiện đại hướng đến sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiệm cận hệ thống kế toán, kiểm toán chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn trong chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) mang lại sự minh bạch bằng cách tăng cường khả năng so sánh quốc tế và chất lượng thông tin tài chính, cho phép các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường khác đưa ra quyết định kinh tế sáng suốt, tăng cường trách nhiệm bằng cách giảm khoảng cách thông tin giữa các nhà cung cấp vốn và những người mà họ đã ủy thác đầu tư tiền 1. ThS, Trường Cao đẳng Thái Nguyên 2. TS. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên 88
  2. NGUYỄN THỊ THANH THẮM, PHẠM THỊ MINH NGUYỆT của họ, cung cấp thông tin cần thiết để quản lý tài khoản, tạo nguồn thông tin có thể so sánh trên toàn cầu, đóng góp vào hiệu quả kinh tế bằng cách giúp các nhà đầu tư xác định các cơ hội và rủi ro trên toàn thế giới. Đối với các doanh nghiệp, quá trình hội tụ kế toán được coi như quá trình tiến tới việc sử dụng một ngôn ngữ kế toán duy nhất, đáng tin cậy sẽ giảm chi phí vốn và giảm chi phí báo cáo trên hệ thống tài chính quốc tế. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới được khái quát trong trong ấn phẩm “Use of IFRS” của IFRS Foundation phát hành năm 2018: 144 quốc gia và vùng lãnh thổ (phần bôi đậm trong hình 1) áp dụng tiêu chuẩn IFRS đối với các đơn vị có lợi ích công chúng; 12 quốc gia cho phép lựa chọn áp dụng; 10 quốc gia áp dụng chuẩn mực kế toán riêng của quốc gia, trong đó có một số nước cũng đã có kế hoạch để áp dụng IFRS, trong đó Việt Nam thuộc quốc gia áp dụng chuẩn mực kế toán riêng của quốc gia. Các quốc gia còn lại tuy chưa áp dụng IFRS nhưng phân lớn trong số còn lại cũng đã có những động thái khuyến khích các doanh nghiệp, triển khai lộ trình và phương pháp áp dụng trong phạm vi quốc gia và vùng lãnh thổ của mình. Hình 1. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới [Nguồn: IFRS Foundation 2018] Với tốc độ lan rộng ra toàn cầu và những lợi thế của việc hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế với kế toán quốc gia đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Xuất phát từ kinh nghiệm về cách thức hội tụ kế toán quốc tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, kết hợp với thực tế điều kiện tại Việt Nam, lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam được dự kiến như sau: Quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam gặp không ít thách thức, khó khăn. Trong đó, đội ngũ nhân lực am hiểu về tiếng anh chuyên ngành, am hiểu về IFRS đáp ứng cho việc hội tụ kế toán quốc tế tại Việt Nam đang là một thách thức lớn trong quá trình hội tụ kế toán quốc tế tại Việt Nam. Cũng theo Báo cáo tổng kết kinh nghiệm của các quốc 89
  3. NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN... gia áp dụng lần đầu IFRS đưa ra theo Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam cho thấy việc chuyển đổi sang IFRS chứa đựng các rủi ro khác nhau cho nhiều chủ thể khác nhau. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp lập BCTC: khó khăn lớn nhất là không có những hiểu biết đầy đủ về các IFRS, cũng như chưa đo lường hết các ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến sự thay đổi trong kết quả kinh doanh, nguồn lực nhân lực kế toán còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và hiểu biết về IFRS. Dựa trên một cuộc khảo sát từ 149 tổ chức tài chính trên thế giới vào tháng 10/2004, công ty kiểm toán KPMG đã kết luận rằng, chính sự không hiểu rõ về IFRS đã làm trì hoãn việc áp dụng IFRS dẫn tới báo cáo bị sai sót hoặc nhầm lẫn sẽ dẫn đến việc ra các quyết định đầu tư không hợp lý, các doanh nghiệp có thể không công bố đầy đủ các thông cần thiết để nhà đầu tư có thể đối chiếu, so sánh và làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư; Những đối tượng sử dụng thông tin khác cũng sẽ gặp các rủi ro tương tự khi không lượng định được các tác động của việc áp dụng IFRS đến kết quả kinh doanh, phát sinh những thay đổi khó dự đoán trong các khoản đầu tư. 7/2017 3/2019 10/2019 2022 2025 Mở rộng phạm vi, vừa có đối tượng bắt buộc, vừa có đối tượng tự Áp dụng IFRS tự nguyện: cho phép doanh nghiệp tự nguyện áp dụng, những doanh nghiệp lớn đã có nền tảng và đủ điều kiện về nguồn lực sẽ áp dụng IFRS trước Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt lộ trình áp dụng IFRS Công bố dự thảo Đề án áp dụng IFRS lên trang web của Bộ Bộ Tài chính ra Quyết định thành lập Ban soạn thảo Đề án áp dụng IFRS Hình 2. Tóm lược lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam [Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào VN] 90
  4. NGUYỄN THỊ THANH THẮM, PHẠM THỊ MINH NGUYỆT Điều đáng quan tâm với bộ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS là được trình bày bằng ngôn ngữ tiếng Anh, việc chuyển đổi sang tiếng Việt để áp dụng nếu thực hiện có tính hiệu quả có thể không cao như mong đợi do hàm nghĩa về ngôn ngữ và cách vận dụng trong từng trường hợp, hơn thế nữa IFRS có sự đổi mới cập nhật thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh tế mới, nếu chỉ phụ thuộc vào bản dịch thì sớm muộn cũng sẽ bị tụt hậu. Hơn bao giờ hết, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành hướng sinh viên tiếp cận với kiến thức theo ngôn ngữ của thế giới trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy, nghiên cứu của tác giả thực hiện nhằm đóng góp nội dung quan trọng trong nghiên cứu và đề xuất giải pháp để giúp sinh viên chuyên ngành kế toán tiếp cận kiến thức chuyên ngành và xu thế hội tụ kế toán qua việc học tiếng Anh chuyên ngành tiếp cận kiến thức chuẩn mực kế toán quốc tế, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành kế toán đáp ứng yêu cầu của xu thế mới. 2. Khái quát thực trạng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán ở các trường đại học, cao đẳng Hiện nay, việc đào tạo, giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán có sự chênh lệch khá rõ nét ở các hệ đào tạo chính quy ngành kế toán, kiểm toán và ở các hệ đào tạo ngoài ngân sách theo chương trình hợp tác quốc tế. Trong hệ đào tạo chính quy ngành kế toán, kiểm toán, tiếng Anh được giảng dạy như một môn cơ bản trong đó có tiếng Anh giao tiếp, tiếp theo đó là học phần tiếng Anh chuyên ngành. Tổng thời lược học ngoại ngữ chiếm 6-8% tổng thời lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên giảng dạy toàn bộ là các cán bộ giảng viên khoa ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu về trình độ giảng dạy ngoại ngữ. Một số ít các trường như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác, đội ngũ giảng viên giảng dạy lớp kế toán, kiểm toán chất lượng cao được tiếp cận với ACCA, ICAEW,… đưa vào nội dung giảng dạy chuyên môn kế toán, kiểm toán bằng tiếng Anh, sinh viên chuyên ngành kế toán được tiếp cận tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán hướng tới khả năng sử dụng tiếng Anh trong chuyên môn, sinh viên được tiếp cận và hiểu các chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính quốc tế, nâng cao khả năng ngoại ngữ trong thực hành chuyên môn. Trước lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam, và mục tiêu hướng tới phát triển nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán trước xu thế hội tụ kế toán quốc tế, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo trong nước, đây trở thành mục tiêu sống còn trong đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong xu thế mới. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: mẫu nghiên cứu được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu từ 120 giảng các trường cao đẳng, đại học giảng dạy tiếng anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Việc chọn mẫu đảm bảo ý kiến của các đối tượng điều tra có thể đại diện cho những giảng viên các trường cao đẳng, đại học giảng dạy tiếng anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán đánh giá về mức độ hiểu biết về các kiến thức tiếng anh 91
  5. NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN... chuyên ngành kế toán. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa vào phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. Để thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành điều tra trực tiếp các đối tượng khảo sát, bên cạnh đó, để có thể tiếp cận chiều sâu của vấn đề, cung cấp cơ sở tham khảo hữu ích cho các kiến nghị, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia kế toán kiểm toán gồm các kiểm toán viên hành nghề đạt ACCA và giảng viên các trường đại học. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm hiểu những vấn đề chung về việc giảng dạy tiếng anh chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên cả nước. Để đánh giá thực trạng giảng dạy của giảng viên giảng dạy tiếng anh chuyên ngành kế toán trước xu thế áp dụng IFRS tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát một mẫu ngẫu nhiên gồm 120 đối tượng bao bồm giảng viên các trường cao đẳng, đại học giảng dạy tiếng anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Bảng 1. Thông tin về mẫu nghiên cứu Số người Nhóm Số Tỷ lệ khảo sát lượng Độ tuổi 120 Từ 21 đến dưới 30 3 41,2% Từ 30 đến dưới 40 21 33,3% Từ 40 đến dưới 50 78 18,8% Từ 50 đến dưới 60 16 4,9% Trên 60 2 1,8% Trình độ 120 Tiến sĩ 19 3,0% Thạc sĩ 86 27,9% Cử nhân 15 69,1% Năm kinh 120 Dưới 5 năm 12 15,2% nghiệm Từ 5 năm đến dưới 10 năm 55 52,7% giảng dạy Từ 10 năm đến dưới 15 năm 18 17% tiếng anh Từ 15 năm đến dưới 20 năm 21 8,5% chuyên Từ 20 năm trở lên 14 6,6% ngành kế toán Chuyên môn 120 Giảng viên có chuyên môn về ngoại 93 23,03% ngữ 27 76,97% Giảng viên có chuyên môn về kế toán (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Khảo sát được thực hiện thông qua bảng hỏi được thiết kế, khảo sát thử, tham khảo ý kiến chuyên gia. Thông tin của các đối tượng được khảo sát gồm độ tuổi, trình độ, năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng anh chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn của đối tượng 92
  6. NGUYỄN THỊ THANH THẮM, PHẠM THỊ MINH NGUYỆT được khảo sát. Số phiếu phát ra được thu về trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn sâu một số giảng viên về giảng dạy tiếng anh chuyên ngành trước xu thế áp dụng IFRS tại Việt Nam và xu hướng hội tụ kế toán trong tương lai. Nghiên cứu sử dụng Excel tổng hợp, tính toán dữ liệu, thông tin được tổng hợp dưới dạng thống kê mô tả. 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả khảo sát cho thấy 43,5% giáo viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán đã biết tới hội tụ kế toán quốc tế nhưng không có đối tượng nào tự đánh giá mình có hiểu biết toàn bộ như một chuyên gia về IFRS. Điều này phù hợp với thực trạng báo cáo khi Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời, kết quả này cũng phù hợp khi nhiều trường cao đẳng, đại học đang hướng chuẩn đầu ra sinh viên có khả năng thực hành chuyên môn nghề nghiệp bằng ngoại ngữ, các giảng viên giảng dạy ngoại ngữ cho các lớp tiếng Anh chuyên ngành tại một số trường cao đẳng, đại học là những người có trình độ ngoại ngữ, có hiểu biết về kiến thức chuyên môn và được đào tạo về kiến thức chuẩn mực kế toán quốc tế IAS và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS trong chương trình đào tạo ACCA, ICAEW,… Bảng 2. Kết quả tự đánh giá hiểu biết về IFRS (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Kết quả khảo sát cũng cho thấy các đối tượng ở các cấp trình độ đều tự đánh giá mình không phải là chuyên gia về IFRS, hiểu và giải thích toàn bộ nội dung IFRS quy định. Còn số đối tượng điều tra chưa nghe đến hội tụ kế toán quốc tế hay IFRS đều thuộc đối tượng giảng viên ngôn ngữ chỉ dạy tiếng Anh chuyên ngành chung cho ngành kinh tế - thương mại. 93
  7. NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN... Nghiên cứu cũng xem xét nhận thức của các đối tượng điều tra về cơ hội và thách thức của việc học tập và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán trước xu thế hội tụ kế toán quốc tế, áp dụng IFRS tại Việt Nam với những giảng viên đã biết tới hội tụ kế toán quốc tế và IFRS (những cơ hội và thách thức này được nhóm nghiên cứu tổng hợp từ các ý kiến phỏng vấn chuyên sâu các giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán) để đánh giá về nhận thức của kế toán về cơ hội và thách thức mang lại. Bảng 3. Kết quả nhận thức của các đối tượng về cơ hội mang lại khi tiếp cận với tiếng Anh chuyên ngành theo IFRS Tỷ lệ chọn Nội dung phương án Nâng cao trình độ giảng viên 12,5% Đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ hội nhập; Nâng cao uy 13,33% tín, vị thế và chất lượng đào tạo cho cơ sở giáo dục Định hướng cho sinh viên kiến thức ban đầu để tiếp cận tới các chứng 23,33% chỉ hành nghề mang tính quốc tế Mở rộng cơ hội nghề nghiệp và khả năng tiếp cận công việc tại các 25,83% công ty, tập đoàn Tạo nền tảng và nâng cao khả năng phát triển năng lực hành nghề của 25% sinh viên tại doanh nghiệp (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Bảng 4. Kết quả nhận thức của các đối tượng về thách thức đối với việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán Tỷ lệ chọn Nội dung phương án Trình độ giảng viên chưa đạt chuẩn để có thể giảng dạy tiếng Anh 11,67% chuyên ngành kế toán, kiểm toán theo IFRS Tâm lý ngại tìm hiểu, học hỏi, cập nhật theo kiến thức mới trên cơ sở 12,5% IFRS đã ban hành Đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo sâu về IFRS 30,83% Cơ sở giáo dục phát sinh chi phí tương đối lớn để đào tạo lại đội ngũ 35% giảng viên, thay đổi chương trình đào tạo Sự khác biệt về chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS và chuẩn mực kế toán 10% Việt Nam, sự thay đổi thường xuyên của IFRS là rào cản cho việc cập nhật chương trình giảng dạy (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) 94
  8. NGUYỄN THỊ THANH THẮM, PHẠM THỊ MINH NGUYỆT Kết quả khảo sát cho thấy trong những đối tượng được điều tra có hiểu biết về vấn đề hội tụ kế toán và IFRS, nhận thức của các đối tượng về cơ hội đánh giá cao về những cơ hội mang lại cho sinh viên cũng như chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Các đối tượng điều tra cũng đánh giá không cao cơ hội nâng cao trình độ do cho rằng việc nâng cao trình độ đối với kế toán, kiểm toán là cả một quá trình và gắn với thực tiễn hành nghề. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 96,5% người được điều tra có nhu cầu được đào tạo về IFRS, để phục vụ cho việc cập nhật nội dung đào tạo sát với thực tế cho sinh viên, điều này cho thấy sự quan tâm của các đổi tượng được điều tra trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán trước xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Các giang viên giảng dạy cũng bày tỏ quan ngại về tính mới của IFRS yêu cầu thường xuyên cập nhật các thuật ngữ, khái niệm hay cách ứng xử trong mỗi tình huống có tính nghề nghiệp cao. Cũng theo số liệu điều tra chuyên sâu về thực tế chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học hiện nay cho thấy thời lượng đào tạo dành cho môn tiếng Anh đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán chiếm khoảng 16%-20% thời lượng đào tạo của chương trình. Chương trình đào tạo chủ yếu tập trung tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành chung cho khối kinh tế - thương mại tại hầu hết các trường cao đẳng đại học hệ công lập. Tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo cho sinh viên chuyên ngành kế toán chủ yếu chỉ đối với sinh viên học lớp chất lượng cao hoặc lớp đào tạo quốc tế. Chỉ có 1 vài trường đại học đưa chương trình giảng dạy kế toán, kiểm toán bằng tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành kế toán trong chương trình đào tạo của minh, trong khi đó lượng sinh viên theo học chuyên ngành này trên cả nước chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo Báo cáo điều tra từ Hiệp hội kế toán công chứng Anh ACCA 2013 cũng cho thấy hòa hợp và hội tụ kế toán là một trong 3 xu thế tất yếu dẫn đầu trong kế toán của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu trong trung hạn. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về các nhân tố tác động trực tiếp tới kế toán cũng như xuất phát từ thực tiễn cho thấy việc phát triển của hệ thống kế toán quốc gia, vùng lãnh thổ chịu tác động trực tiếp và thách thức đặt ra với Việt Nam khi áp dụng IFRS là không nhỏ, vấn đề này được các đối tượng được điều tra tỏ ra quan ngại đặc biệt là về đội ngũ nhân lực có trình độ về tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán am hiểu về IFRS, bên cạnh các vấn đề khác như thông tin thị trường hay cơ chế chính sách. 5. Kết luận và hàm ý Ngôn ngữ kế toán và đặc biệt là kế toán theo ngôn ngữ quốc tế đang trở nên thiết yếu cho mỗi sinh viên trước cơ hội nghề nghiệp và xu thế hội tụ kế toán trong kỉ nguyên. Sớm thấy được xu thế này, một số chương trình đạo tạo theo phương pháp mới do một số tổ chức quốc tế đầu tư như tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF, bên cạnh các hiệp hội nghề nghiệp hành nghề quốc tế như ACCA, IMA… đã xác định năng lực thực hiện kế toán, kiểm toán bằng tiếng Anh, hay việc nhận biết, sử dụng thành thạo các thuật 95
  9. NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN... ngữ tiếng Anh chuyên ngành vào công tác thực tế trở thành một điều kiện thiết yếu trong quá trình hình thành và nâng cao kiến thức cũng như đạo đức nghề nghiệp. Điều này buộc mỗi cơ sở đào tạo, mỗi giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán cần phải có những bước hội nhập về kiến thức cũng như chương trình, nội dung đào tạo không chỉ phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn với xu thế hội nhập với các quốc gia trong khu vực và cả trên cả thế giới. Thực trạng cho thấy các giảng viên, học viên, sinh viên, ở Việt Nam có quan tâm đến tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong tiến trình hội tụ kế toán của Việt Nam nhưng số lượng đối tượng biết đến IFRS còn chưa nhiều và phần nhiều tự nhận mình chưa có kiến thức am hiểu về IFRS... Vấn đề này cũng là vấn đề đang được quan tâm tại các quốc gia chuẩn bị áp dụng IFRS. Mục tiêu và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam đã được thiết lập, để việc áp dụng IFRS tại Việt Nam được thực thi thì cần có sự vào cuộc của cả hệ thống các cơ sở đào tạo, bên cạnh cấp cơ quan quản lý, người làm kế toán, kiểm toán, hiệp hội nghề nghiệp… Về nội dung và chương trình đào tạo: việc xem xét nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với khung đào tạo và có cập nhật xu thế mới cho sinh viên buộc các giảng viên phải thay đổi, tìm tòi nhiều hơn. Tuy nhiên để làm được điều này cần sự vào cuộc của chính các cơ sở đào tạo thay đổi, nhằm thúc đẩy khả năng tìm hiểu và hiểu biết về kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành tạo nền tảng phát triển nghề nghiệp của sinh viên trong tương lại bên cạnh việc đào tạo và quy chuẩn đầu ra về tiếng Anh giao tiếp của sinh viên. Về đội ngũ giảng viên giảng dạy: Cán bộ giảng viên giảng dạy không ngừng cập nhật các thuật ngữ, nội dung giảng dạy theo xu thế mới cho cả người dạy và người học; Cơ sở đào tạo cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích các giảng viên học tập, nâng cao hiểu biết về IFRS, đồng thời, liên kết với các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp tạo môi trường tiếp cận thực tế giữa sinh viên với tiếng Anh chuyên ngành kế toán thông qua các chương trình thực tập sinh hay cuộc gặp gỡ trao đổi, hội nghị, hội thảo. Về phía bản thân sinh viên, hiện nay thời lượng chương trình các em được tiếp cận với tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành kế toán đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán khá khiêm tốn, hơn nữa do khả năng tiếp cận của từng sinh viên khác nhau, do vậy, việc xác định mục tiêu để có động lực học và phương pháp học rõ ràng là điều cần thiết. Hầu hết các em ở lứa tuổi vàng để học tập, tuy nhiên cần sự định hướng rõ ràng. Việc tiếp cận tiếp anh giao tiếp, hoàn thành chứng chỉ quốc tế cần được tiến hành song song với kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cho việc phát triển nghề nghiệp, cùng với xu hướng tiếp cận đến IFRS, nhận thức đúng xu thế nghề nghiệp, tạo động lực học tập nâng cao trình độ, tiếp cận xu thế mới, tiếp cận các chương trình học tập gắn liền thực tế như ICAEW, ACCA, CPA,… Vấn đề hội tụ kế toán được đánh giá như một xu thế tất yếu, khi đó việc am hiểu và vận dụng tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trở nên cần 96
  10. NGUYỄN THỊ THANH THẮM, PHẠM THỊ MINH NGUYỆT thiết hơn bao giờ hết. Việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán gắn IFRS trở thành mắt xích quan trọng không chỉ vì nâng cao chất lượng dạy và học và còn góp phần không nhỏ và việc xây dựng đào tạo nhân lực vì một thị trường có thông tin tài chính tin cậy, công khai minh bạch và được công nhận trên toàn thế giới, bắt kịp xu thế phát triển trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] IFRS Foundation (2018), “Use of IFRS Standards around the world”, General Corporation Law of the State of Delaware, USA, p.2-6. [2] Ajit Dayanandan, Han Donker, Mike Ivanof, Gökhan Karahan. (2015). IFRS and accounting quality: legal origin, regional, and disclosure impacts. International Journal of Accounting & Information Management, Vol. 24 Iss: 3, pp.296 – 316. [3] Nâng cao hiệu quả dạy tiếng Anh(2015), Hội thảo khoa học về Đối sách chuẩn đầu ra theo nhu cầu doanh nghiệp, ĐH Quốc gia TPHCM. [4] The Association of Accountant and Financial Professionals in Business and ACCA (2013), Drivers of change in Asia-Paci c, ACCA. [5] The Association of Accountant and Financial Professionals in Business and ACCA (2012), 100 drivers of change for the global accountancy profession, IMA&ACCA. [6] TS. Trần Quốc Thịnh (2017), “Những nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán tại các quốc gia”, [7] https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=14359&_afrLoo p=82127767327085819#!%40%40%3F_afrLoop%3D82127767327085819%26c enterWidth%3D0%2525%26id%3D14359%26leftWidth%3D100%2525%26right Width%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf. ctrl-state%3D61u18u5kp_4 [8] https://www.ifrs.org/use-around-the-world/use-of-ifrs-standards-by-jurisdiction RESEARCHING AND TEACHING ENGLISH FOR ACCOUNTING WITH THE TREND OF INTERNATIONAL ACCOUNTING CONVERGENCE IN THE DIGITAL AGE NGUYEN THI THANH THAM Thai Nguyen College PHAM THI MINH NGUYET Thai Nguyen University of Economics and Business Administration Abstract: Teaching foreign languages for majors is always important in giving 97
  11. NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN... students closer to human language and international knowledge. Particularly with teaching foreign languages, especially specialized English for students of accounting majors at colleges and universities, it not only became necessary with the international language trend and is also necessary requirement for international accounting convergence with Vietnamese accounting. The study carried out a perception survey on the issue of the awareness of English teaching and practicing accounting profession with 120 lecturers who teach English majors for accounting students at colleges and universities. Through the research results, the author points out the current situation for the teaching of English for accounting majors. At the same time, the study also proposes guidelines to help lecturers and learners orient their awareness and access to English in accounting, including from the awareness of opportunities, challenges, thereby improving the understanding and approach to the problem of directing the objects to learn and apply international accounting standards with the trend of international accounting convergence in Vietnam as well as countries in the world in digital age. Key words: English for professional, Accountancy, Teaching in English, Teaching accounting. 98
nguon tai.lieu . vn