Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ LÚA NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÍCH CỰC GIỮ GÌN VÀ KẾ THỪA TRONG THỜI HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Thị Hồng Tâm Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phan Quan Việt TÓM TẮT Văn hóa trồng lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long đã có truyền thống lâu đời, nhiều phong tục tập quán trong việc gieo trồng tốt đẹp, hiệu quả đã hình thành, phát triển.Trong bối cảnh hội nhập, cải tiến kỹ thuật canh tác và cơ giới hoá trong lĩnh vực nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa nước. Bên cạnh đó thì truyền thống văn hoá cũng có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Qua việc, đánh giá trên hai phương diện cụ thể trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá lúa nước là việc gìn giữ cái hồn cho cây lúa với những tết - lễ liên quan đến nghề trồng lúa và vai trò của con trâu - con vật quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hoá lúa nước - trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Truyền thống lúa nước, giữ gìn, kế thừa, hội nhập quốc tế. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa của cả nước, hàng năm sản xuất trên 50% tổng sản lượng lúa quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như đáp ứng được trên 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn còn nhiều bất cập như: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, liên kết bốn nhà còn yếu kém, khâu tiêu thụ còn nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra được mùa, mất giá, chất lượng và giá gạo xuất khẩu chưa cao, nông dân trồng lúa vẫn còn nghèo (Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu ” nước biển dângvà qua thực tế cho thấy sử dụng đất lúa của vùng đã, đang và sẽ chịu tác động khá mạnh theo hướng bất lợi, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn, ngập lụt, hạn hán và dịch bệnh có biểu hiện gia tăng trong những năm gần đây, đòi hỏi phải có các giải pháp thích ứng, khắc phục toàn diện và chủ động, trước hết là giải pháp về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất kết hợp với chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ để đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận nghiên cứu Bài báo được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 2023
  2. 2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Sử dụng các phương páp nghiên cứu cụ thể như logic ” lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đồng thời kế thừa một cách có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học liên ngành có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp, môi trường, pháp luật 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Khái niệm văn minh lúa nước Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng; đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hà Mỗ Độ, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình.v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. 3.2 Điều kiện tự nhiên văn hóa trồng lúa nước tại ĐBSCL Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha. Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa ngọt được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển. Khí hậu cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27 oC; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000 mm), thích hợp với cây lúa nước.Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa. Thêm vào, điều kiều kiện kinh tế - xã hội: Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá. Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi. Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp, Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong di chỉ khảo cổ cho ta một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong phú, vào giữa và cuối thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện khá nhiều đồ sắt và đồ đồng đã chuyển sang các loại vật dụng trang trí và tinh xảo hơn. Ở giai đoạn đầu, Văn hóa Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thuỷ. Sang đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡi rìu, v.v. Mỗi loại hình công cụ sản xuất cũng có các kiểu dáng khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao; lưỡi cày cánh bầu dục, hình thoi được phân bố ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, lưỡi cày hình thoi được phân bố tập trung ở vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng vai ngang phân bố ở vùng làng Vạc. Cuốc bao gồm lưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc chữ U, cuốc hình quạt, v.v. Rìu có rìu chữ nhật, rìu 2024
  3. tứ diện lưỡi xoè, rìu hình lưỡi xéo, hình bàn chân, rìu lưỡi lệch. Ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt. Sự tiến bộ của công cụ sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du đến đồng bằng, ven biển. Với việc chế tạo ra lưỡi cày và nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nền nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Với việc ra đời nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác. Những di cốt trâu, bò nhà, tìm thấy trong cùng một di tích văn hóa Đông Sơn, hình bò khắc hoạ trên mặt trống đồng chứng tỏ cư dân thời Hùng Vương đã sử dụng trâu, bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Những dấu tích thóc, gạo, những công cụ gặt hái tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn. Di tích thóc, gạo tìm thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm trong đó có nhiều hạt thóc, vỏ trấu tìm thấy trong thạp đồng. Các công cụ gặt hái có liềm, dao gặt, nhíp. Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về sự hiện diện của nghề nông trồng lúa nước thời Hùng Vương như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, v.v. chứng tỏ sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương. 3.3 Thành tựu đạt được trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa lúa nước ĐBSCL Giá gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan. Nếu như giá gạo xuất khẩu bình quân trong năm 2016 chỉ đạt 435 USD/tấn, thì năm 2017 là 450 USD/tấn. Giá gạo bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt mức 491 USD/tấn. tăng 15,3% so với năm 2017. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 3/2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đáng nói là xuất khẩu gạo bất ngờ trở thành một trong những điểm sáng của ngành nông nghiệp sau nhiều năm giảm sút. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3 năm 2018 ước đạt 524.000 tấn, giá trị đạt 261 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,36 triệu tấn và 669 triệu USD, tăng 9,4% về khối lượng nhưng tăng tới 24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.Giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 491 USD/tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 24,4% thị phần. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Iraq tăng gấp 5,7 lần, Malaysia gấp 2,7 lần, Gana 2,05 lần… Phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn dựa trên việc phát huy cao nhất các lợi thế của vùng và từng khu vực nhưng phải phù hợp với điều kiện thị trường; phải do nông dân và các thành phần kinh tế thực hiện, Nhà nước chỉ hướng dẫn và tạo điều kiện; phải đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Mục tiêu tổng quát và dài hạn của nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong giai đoạn này là: Xây dựng một nền nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sản xuất hàng hóa uy mô lớn, hiện đại, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để 2025
  4. đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư thủy lợi, đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại vùng ĐBSCL. Xây dựng nông thôn có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại, mọi người có việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Nên nếu như chỉ phát triển nông nghiệp thì kinh tế của các địa phương không thể cải thiện, nhưng nếu phát triển công nghiệp theo cách hiện nay thì dù kinh tế của địa phương có được cải thiện thì lợi ích đem lại cũng ít đến với nông dân nông thôn. Rõ ràng, với một nền công nghiệp ít chú ý đến thị trường hàng hóa phục vụ nông thôn, dù có phát triển cũng không trở thành đầu tàu hỗ trợ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, ngược lại còn gây ra tranh chấp về tài nguyên và gây tác hại môi trường cho nông thôn. Cần thiết phải xác định rõ một chiến lược hợp lý về phát triển công nghiệp để phục vụ cho một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại ở ĐBSCL. Đó là một hệ thống đồng bộ các nhà máy chế biến với công nghệ cao gắn chặt các vùng nguyên liệu nông nghiệp ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. Một hệ thống nhà máy sản xuất nông cụ, vật tư nông nghiệp và hàng hóa phục vụ nông thôn. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Cải tiến kỹ thuật nhưng vẫn giữ hồn của văn hóa lúa nước - cây lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL là trung tâm dẫn đầu với sản lượng lúa hằng năm rất cao. Năm 2018 ước đạt 23 triệu tấn, chiếm 55% sản lượng lúa cả nước, năng suất bình quân từ 5 tấn/ha đến 6.7 tấn/ha. Để có được thành quả đấy, bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi như mặt đất canh tác rộng, phì nhiêu, nguồn nước dồi dào, nông dân chăm chỉ, chuyên nghiệp… thì vai trò các khoa học kỹ thuật đóng góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất, sản lượng lúa nước hàng năm. Có thể nói rằng, các ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp như lai tạo giống lúa mới phù hợp môi trường tự nhiên từng vùng sản xuất nông nghiệp cụ thể ĐBSCL, thuốc phòng trừ nấm bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng, nảy mầm, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ vi lượng, phân bón hữu cơ đa lượng..đã quyết định đến sản lượng lúa nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và lợi thế xuất khẩu Việt Nam hàng đầu trên thị trường quốc tế. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có những chính sách và đầu tư xứng đáng vào lĩnh vực nông nghiệp ” trồng lúa nước này. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ĐBSCL ngày nay phần nhiều chỉ còn một nỗi lo lớn nhất là giá lúa thương phẩm có đủ cao si với chi phí sản xuất hay không. Bởi rõ ràng chính khoa học kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp đã giải phóng sức lao động, giải phóng nỗi lo ‚ trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm‛ của người dân vẫn đảm bảo về sản lượng. Vấn để được đặt ra ở đây là người nông dân thấy rõ vai trò của việc quyết định năng suất là từ khối óc, bàn tay con người như khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác (thông qua cải tiến dụng cụ, công tác thủy nông nội đồng..) chứ không do các thế lực siêu nhiên như trời cao, thánh thần ban bố. Như vậy, những tín ngưỡng thể hiện sự tôn sùng các thế lực siêu nhiên như thánh thần của cư dân nông nghiệp ở ĐBSCL có còn tồn tại không? Việc gìn giữ phần hồn cho cây lúa hiện nay ở khu vực này như thế nào? 2026
  5. Qua khảo sát sơ bộ tại một số vùng sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL thì niềm tin, tín ngưỡng thần linh phò trợ trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn không suy giảm. Có diều nó được thể hiện tương đối giản tiện và phụ hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.Đơn cử như việc cúng đ nh ở ĐBSCL. Đ nh ở ĐBSCL phần lớn nhờ Thành hoàng bổn cảnh, đất đai nhơn trạch, vị thần siêu nhiên với ý nghĩa hộ quốc tí dân, đem lại cảnh thái bình thịnh trị, gió thuận mưa hòa ( phong điều vũ thuận) cho nhân dân. Hoặc đ nh thờ một số anh hùng dân tộc chống giặc hay những người khai hoang mở cõi như Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Hữu Cảnh.. Đ nh ở ĐBSCL bao giừ cũng có đàn thờ Thần Nông ” vị thần chướng quản nông nghiệp và lễ tế Thần Nông là một trong những lễ tế quan trọng nhất của nghi thức cúng đ nh. Ý nghĩa quan trọng của lễ hội cúng đ nh là cầu cho quốc thới dân an, mưa thuận gió hòa để người dân an lạc, mùa màng bội thu với hai lễ chính là Kỳ yên hạ điền và Kỳ yêu thượng điền. Trước đây do canh tác theo mùa mưa, lễ cúng hạ điền vào đầu năm mùa mưa, được xem như một nghi thức xuống đồng, khai trương công việc cày cấy trong năm, lễ cúng thượng điền vào cuối mùa mưa, khi mùa màng kết thúc, người dân lễ vật tạ trời đất, Thần Nông đã giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ Kỳ yên ba năm đáo lệ một lần được tổ chức rất hoành tráng, suốt 3 ngày đêm, thu hút không chỉ người dân trong làng mà còn ở các địa phương lân cận, khách vãng lai,… Ngày nay, vụ mùa không còn lệ thuộc hai mùa mưa nắng nữa nhưng kệ cũ vẫn được giữ gìn, củng cố tại hầu khắp các địa phương. Điều này cho thấy, văn hóa lúa nước từ xưa vẫn được duy trì, giữ gìn với thái độ nghiêm túc trong bối cảnh ngày nay Rằm tháng 10 là tết Hạ nguyên, cũng là ngày tết khá quan trọng trong đời sống cư dân lúa nước ĐBSCL. Đây là ngày Thủy quan giải ách cũng là ngày tết cơm mới của nhiều dân tộc. Mùa vụ đã cơ bản làm xong, người nông dân có dịp vui vầy trong lễ hội quê hương. Đặc biệt ngày này cũng là lễ ok om bok của dân tộc Khơ me với hội đua ghe ngo rất nỗi tiếng. Mục đích của hội đua ghe ngo chính là đưa tiễn thần nước về với biển cả, nhằm cầu mong sự bình an trước họa nước, đem lại cuộc sống bình an, sung túc của người dân. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, người dân ĐBSCL còn có những lệ cúng cầu cho sản xuất lúa thuận lợi hiện vẫn được duy trì như việc úng thần lúa, thần đất đai khi bắt đầu gieo mạ hoặc xạ lúa. Vật cúng rất đơn giản như chỉ một đĩa xôi, một con gà luộc, nước trà hoặc nước lã, rượu và nhang. Cúng ngay ngoài đồng nơi tiến hành việc gieo xạ. Cúng xong thì chủ ruộng và những người hiện ở ngoài đồng làm lụng chia nhau con gà, dĩa xôi cho đến hết. Đó cũng là một nét đẹp cần phải giữ gìn. Ngoài ra, lệ cúng Đoan ngọ (mùng 5 tháng) là tết giữa năm theo nông lịch cũng là tết giết sâu bọ được nhiều ở vùng ĐBSCL tổ chức rất hoành tráng, là tết lớn thứ hai trong năm sau tết nguyên đán. Như vật, dù khoa học kỹ thuật đã không ngừng phát triển đem lại những lợi ích thiết thực cho cư dân lúa nước ĐBSCL, thì những tín ngưỡng thể hiện sự tin tưởng tạ ơn thần linh, chăm bồi cho phần hồn của cây lúa vẫn được gìn giữ và duy trì ở đây. Những ngày lễ tết, tập tục ở đây liên quan đến cuộc sống của con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, cụ thể là trồng lúa nước. Đó cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt, nên giữ gìn và phát huy phù hợp trong điều kiện hiện nay. 2027
  6. 4.2 Vị trí con trâu trong thời cơ giới hóa nông nghiệp ĐBSCL đã xa rồi hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đầy lãng mạng khi nhắc về người nông dân. Trên đồng bây giừ mọi thứ đều được cơ giới hóa. Sức trâu hoàn toàn được giải phóng. Đó cũng đồng nghĩa vói việc giải phóng sức người và nanang cao đáng kể hiệu quả sản xuất lúa nước. Đôi khi sử dụng trâu là khả dĩ nhất, vừa đảm bảo kinh tế vừa đem lại những lợi ích môi trường do không tiêu tốn nhiên liệu, không khí thải. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Đăng, (2003): Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Lao động, Hà Nội. [2] Trần Ngọc Thêm,(1999): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Hữu Hiếu, (2006): Diễn trình văn hóa ĐBSCL, Nxb Thời đại, Hà Nội. [4] Alexander, John (1970),: The Domestication of Yams: A Multi disciplinary Approach, in: Science in Archaeology: A Survey of Progress and Research, 2nd edition, revised and enlarged, edited by Don Brothwell and Eric Higgs, pages 229-234, Praeger: New York. 2028
nguon tai.lieu . vn