Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG ĐỐI KHÁNG THỰC VẬT TRONG CÁC GIỐNG LÚA OM - PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH CÁC CHẤT ĐỐI KHÁNG THỰC VẬT TRONG 9 GIỐNG LÚA TRỒNG PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM Hồ Lệ Thi*1, Nguyễn Lê Vân1, Phan Khánh Linh1, Phòng Ngọc Hải Triều1, Nguyễn Thị Cẩm Tú2, Nguyễn Thị Thùy Trang3, Nguyễn Thế Cường4, Lê Văn Vàng2 (1) Trung tâm Dịch vụ phân tích, Viện Lúa ĐBSCL. Tân Thạnh, Thới Lai, Cần Thơ. (2) Khoa Nông nghệp, trường Đại học Cần Thơ. Đường 3/2, Ninh Kiều, Cần Thơ (3) Trạm Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật Huyện Thới Lai, Thành Phố Cần Thơ Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ cao, Viện Lúa ĐBSCL. 9B CMT8, Ninh Kiều, (1) Cần Thơ Tóm tắt: Việc quản lý cỏ dại bằng biện pháp sinh học nhằm khai thác tính cạnh tranh, đối kháng thực vật (allelopathy) của cây lúa đối với cỏ dại đã và đang được nghiên cứu nhiều nới trên thế giới. Đề tài nhằm đánh giá tính allelopathy của 9 giống lúa OM (380, 2395, 3536, 4498, 5451, 5930, 6976, 7347 và N406) lên cỏ lồng vực nước - LVN (Echinochloa crus-galli L.), cỏ đuôi phụng - ĐP (Leptochloa chinensis L. Nees), cỏ chác - CC (Fimbristylis miliacea), cải bẹ xanh (Brassica juncea) và cải xoong (Lepidium sativum). Kết quả thí nghiệm đối kháng trực tiếp cho thấy giống lúa OM5930 có khả năng ức chế mạnh nhất lên thân và rễ các loài mục tiêu, cụ thể: cỏ LVN (28,9 và 40,4%), cỏ ĐP (47,1 và 48,7%), CC (49,8 và 57,5%), cải bẹ xanh (45,0 và 46,6%), cải xoong (44,8 và 58,3%). Có 5 chất được chuẩn định lượng bằng phương pháp HPLC trong giống OM5930 (hàm lượng: mg / 100g lúa tươi) là axit salixylic (5.0076), axit vanilic (0,1246), axit p-coumaric (0,1590), axit 2,4-đimethoxybenzoic (0,1045), và axit cinnamic (3,330). Sản phẩm phụ kết tinh và chiết xuất lỏng từ cây lúa OM5930 ở thời điểm 60NSS đã làm giảm khả năng sống sót của cỏ LVN, cỏ ĐP và CC trong điều kiện nhà lưới. Chỉ 9,4 g lúa mỗi chậu (1 tấn sinh khối /ha) đã diệt khoảng 30% cỏ, với thứ tự độ nhạy của cỏ LVN < cỏ ĐP < CC. Tóm lại, giống lúa OM5930 có thể được chọn để nghiên cứu tiếp theo cho việc sản xuất thuốc trừ cỏ sinh học và cải tiến giống lúa kháng cỏ dại nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năng suất lúa có thể giảm đến 50-70% do sự cạnh tranh của cỏ LVN, cỏ ĐP và CC. Một thí nghiệm sàng lọc về ảnh hưởng cạnh tranh thực vật của 19 giống lúa OM đã 34
  2. được thực hiện ở Viện Lúa ĐBSCL. Kết quả đã chỉ ra 8 giống lúa (OM 5930, OM 4900, OM 5900, OM 3536, OM 4498, OM 4059, OM 2395, OM 4887) có triển vọng allelopathy cao và gây ra sự ức chế mạnh mẽ trên chiều dài thân và rễ của rau diếp (Lactuca sativa), cải xoong (Brassica oleracea) và lúa cỏ (Oryza sativa). Kết quả ban đầu đã chỉ ra rằng những giống lúa này có thể chứa những chất đối kháng (CĐK). Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 1 CĐK được phân lập và định danh từ giống lúa OM 5930, có tên là N-trans-cinnamoyltyramine, có khả năng ức chế cỏ LVN và đuôi phụng ở nồng độ 2,4 µM. Đề tài này được thực hiện nhằm phân lập và định danh các CĐK khác có trong 5 trong 8 giống lúa trên là OM 5930, OM 4900, OM 3536, OM 4498, OM 2395, và 4 giống lúa phổ biến khác tại thời điểm nghiên cứu là OM 5451, OM 7347, OM 380 và OM 6976; đồng thời kiểm tra khả năng kiểm soát cỏ LVN, cỏ ĐP và CC của chúng. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu triển vọng đối kháng thực vật (ĐKTV) của các giống lúa OM (380, 5930, N407, 5451, 3536, 4498, 7347, 2395 và 6976) trên cỏ LVN nước, đuôi phụng, CC, cải xoong và cải bẹ xanh qua các thí nghiệm sinh học đánh giá khả năng đối kháng trực tiếp (donor-receiver bioassay) trong phòng thí nghiệm. Trên cơ sở đó lựa chọn các giống có triển vọng nhất để tiến hành tách chiết và định danh CĐK mới. Các bước tách chiết CĐK được thực hiện lần lượt bao gồm: (1) Chiết xuất CĐK từ tám giống lúa OM bằng dung môi MeOH; (2) Tách lỏng lỏng với EtOAc để tách CĐK ra khỏi dịch chiết MeOH thu được từ giống lúa OM 5930 - giống lúa có triển vọng allelopathy cao nhất; (3) Tách CĐK ra khỏi pha cho hiệu quả ĐKTV cao bằng cột sắc ký Silica gel (40 g, high-purity grade, 40, 70-230 mesh, for column chromatography; Merck - sử dụng dung TM môi n-Hexane và EtOAc); Sephadex LH-20 và cột C18 SPE (sử dụng hệ dung môi MeOH và H2O); (4) Tinh khiết CĐK bằng phương pháp sắc ký với kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sử dụng cột XDB-C18 (150 mm × 4.6 mm, 5 µm; Agilent Co.) và rửa giải bằng hệ dung môi MeOH (A) và H2O + 0,1% formic acid (B) với các tỉ lệ khác nhau; (5) Phân tích thành phần, hàm lượng các hợp chất trong mẫu giống lúa OM 5930 và thử nghiệm hoạt tính sinh học các hợp chất này. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Số liệu về chiều dài thân, rễ của các đối tượng thử nghiệm (bao gồm 3 loài cỏ là cỏ LVN, cỏ ĐP, CC; và 2 loài cây tr ồng mẫn cảm với CĐK là cải xoong, cải bẹ xanh) được ghi nhận và tính tỷ lệ phần trăm ức chế bằng công thức sau: % Ức chế I = (L1 – L2)/L1 x 100 Trong đó: I: tỷ lệ % cây (cỏ hoặc cải) bị ức chế; 35
  3. L1: chiều dài trung bình rễ hoặc thân mầm của cây đối chứng; L2: chiều dài trung bình rễ hoặc thân mầm của cây được xử lý. Tạo chế phẩm ở dạng đơn giản (dung dịch hoặc bột kết tinh) để bước đầu thử nghiệm khả năng đối kháng đối với cỏ LVN, cỏ ĐP và CC trong điều kiện nhà lưới. Chỉ tiêu theo dõi bao gồm số cây sống của cỏ LVN, cỏ ĐP và CC tại thời điểm 3, 7, 14 và 42 ngày sau sạ (dạng bột) hoặc sau xử lý (dạng dung dịch). + Độ hữu hiệu được tính bằng công thức của Abbott, 1925 ĐHH (%) = [(C-T)/C]*100 Trong đó: C: số cây sống ở nghiệm thức đối chứng. T: số cây sống ở nghiệm thức có xử lý. Số liệu được nhập và xử lý bằng Excel 2007, thống kê số liệu bằng SPSS 20 và so sánh các số trung bình với nhau qua phân tích ANOVA và Duncan. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá tính đối kháng trực tiếp của chín giống lúa OM Các giống lúa OM (380, 4498, 3536, 5930, 2395, 6976, 7347, 5451 và N406) cho khả năng đối kháng trực tiếp khác nhau lên sự sinh trưởng của các loại cây thử nghiệm. Trong đó, giống OM 5930 cho hiệu quả ức chế cao nhất đối với chiều dài thân và rễ của cỏ LVN (28,9 và 40,4%), kế là cỏ ĐP (47,1 và 48,7%), CC (49,8 và 57,5%), cải bẹ xanh (45,0 và 47,1%) và cải xoong (45,8 và 58,3%). Hiệu quả ức chế trung bình của 9 giống lúa lên sự sinh trưởng của cỏ LVN (17,9 và 32,5%) thấp hơn so với cỏ ĐP (31,6 và 34,6%) và CC (31,0 và 39,3%). 3.2. Đánh giá khả năng ĐKTV của dịch chiết MeOH từ tám giống lúa OM lên năm loại cây trồng thử nghiệm (cải xoong, cải bẹ xanh, cỏ LVN, cỏ ĐP, CC) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cả tám giống lúa OM cho tỷ lệ ức chế không giống nhau lên các đối tượng thử nghiệm. Trong đó, tỷ lệ ức chế lên chiều dài thân, rễ của cả năm đối tượng thử nghiệm ảnh hưởng bởi dịch chiết MeOH từ giống lúa OM 5930 luôn cao hơn so với bảy giống lúa OM còn lại. Giống OM 5930 ức chế 100% chiều dài thân và rễ CC ở nồng độ 0,1 g/mL, cải xoong ở nồng độ 0,3 g/mL, cải bẹ xanh ở nồng độ 0,5 g/mL. Khi tăng đến nồng độ cao nhất (1,0 g/mL), tỷ lệ ức chế của giống OM 5930 lên chiều dài thân, rễ cỏ LVN tương ứng là 98,77% và 99,39% (Hình 1); thân, rễ cỏ ĐP tương ứng là 99,12% và 96,70%. Kết quả nghiên cứu từ nội dung này chứng tỏ rằng, giống lúa OM5930 có thể được lựa chọn để nghiên cứu phân lập các CĐK cỏ dại có trong cây lúa. 36
  4. Hình 1. Ảnh hưởng của dịch chiết MeOH (0,01, 0,1, 0,5 và 1,0 g /mL) từ giống lúa OM5930 đến sự kéo dài chồi và rễ của cỏ LVN (Echinochloa crush-galli) ở 48 giờ sau khi ủ. 3.3. Xác định tiềm năng đối kháng cỏ dại của giống lúa OM 5930 dựa vào số lượng CĐK và hàm lượng các CĐK hiện diện trong cây lúa Bảng 1. Kết quả phân tích hàm lượng các hợp chất trong mẫu OM 5930 (mg/1 g lúa tươi) bằng kỹ thuật HPLC Trọng Hàm lượng chấtHàm lượng chất có STT Tên hợp chất lượng phâncó trong mẫutrong cây lúa tươi tử (g/M) thử (mg/mL) mg/g* mg/100 g 1. Salicylic acid 138,121 0,7715 0,0501 5,0076 2. Vanillic acid 168,14 0,0192 0,0012 0,1246 3. p-Coumaric acid 164,0473 0,0245 0,0016 0,1590 4. 2,4-dimethoxybenzoic acid 182.17 0,0161 0,0010 0,1045 5. 2,4-dihydroxybenzoic acid 154.12 0,0088 0,0006 0,0571 6. Benzoic acid 122.12 0,0094 0,0006 0,0610 7. Coumarin 146.1427 0,0026 0,0002 0,0169 8. Ergosterol peroxide 428.6 0,1695 0,0110 1,1002 Ghi chú: * Thể tích dịch chiết chạy HPLC (V = 4,5 mL) tương ứng với 69,33 trọng lượng lúa tươi còn lại sau khi chạy SPE; 1ml dịch chiết chứa 15,41 g lúa tươi tương đương với lượng CĐK. Giống OM 5930 có tiềm năng đối kháng cỏ dại cao vì có số lượng CĐK hiện diện chiếm khoảng 60% trong tổng số 15 CĐK và có hàm lượng tương đối cao, ổn định hơn so với các giống còn lại nên được lựa chọn để nghiên cứu tiếp theo. Kết quả bảng 1 cho thấy đã xác định được trong giống lúa OM 5930 có chứa tám chất sau: Salicylic acid, Vanillic acid, p-Coumaric acid, 2-4-dimethoxybenzoic acid, 2- 37
  5. 4-dihydroxybenzoic acid, Benzoic acid, Coumarin, Ergosterol peroxide. Hàm lượng của từng chất chứa trong 100 g cây lúa tươi ở giống OM 5930 lần lượt là: Salicylic acid (5,0076 mg), Vanillic acid (0,1246 mg), p-Coumaric acid (0,1590 mg), 2,4- dimethoxybenzoic acid (0,1045 mg), 2,4-dihydroxybenzoic acid (0,0571 mg), Benzoic acid (0,0610 mg), Coumarin (0,0169 mg), Ergosterol peroxide (1,1002 mg). 3.4. Kết quả nghiên cứu tạo dạng chế phẩm được tiến hành ở dạng đơn giản (dung dịch hoặc bột kết tinh) để bước đầu thử nghiệm khả năng đối kháng đối với cỏ LVN, cỏ ĐP và CC Ở 7 NSXL, sinh khối lúa thấp nhất (1 tấn/ ha) dưới dạng sản phẩm bột kết tinh (9,4 g /chậu) gây ức chế cây cỏ cao hơn dạng dịch trích (2,67 g /L), với tỉ lệ lần lượt là 32,6, 17,7 và 5% đối với CC, cỏ ĐP và cỏ LV. Như vậy, sử dụng chế phẩm OM 5930 dạng bột bước đầu cho hiệu quả trừ cỏ cao hơn dạng dịch trích. 4. KẾT LUẬN Những kết quả nghiên cứu cho thấy, giống lúa OM5930 có thể được ưu tiên sử dụng trong quá trình nghiên cứu tính đối kháng cỏ dại hoặc trong chương trình lai tạo giống lúa kháng cỏ dại nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. 38
nguon tai.lieu . vn