Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP BẬC ĐẠI HỌC TẠI HOA KỲ NCS.ThS. Nguyễn Thanh Lân* ThS. Nguyễn Huy Linh** TÓM TẮT Bài viết này tập trung tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo trình độ đại học ngành kinh doanh nông nghiệp của một số cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tổng quan về chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ, bài viết đưa ra một số thông tin tham khảo và các chú ý quan tâm, trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp trình độ đại học cho các cơ sở đào tạo tại Việt Nam như là: xác định các học phần kiến thức cốt lõi và kỹ năng cần thiết; vai trò tham gia của các bên liên quan trong xây dựng chương trình; một số chủ đề và định hướng chính trong nghiên cứu và đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp. Từ khóa: Đào tạo đại học; kinh doanh nông nghiệp; nông nghiệp. 1. Đặt vấn đề Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh gồm nông nghiệp và các hoạt động thương mại liên quan đến nông nghiệp. Theo đó, quá trình hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các bước để đưa một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường: sản xuất, chế biến và phân phối. Kinh doanh nông nghiệp có thể hiểu là các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ/ hoặc liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp (BBVA, 2019). Cụ thể, các hoạt động cơ bản trong kinh doanh nông nghiệp được có thể được xác định như là: các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Yumkella et al., 2011). Trong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội, vai trò của kinh doanh nông nghiệp ngày càng được khẳng định, được xem là một trong những ngành nền tảng và theo chốt cho tăng trưởng kinh tế, với lịch sử lâu đời và quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và kinh tế thế giới (Guilhoto, Joaquim J. M., 2004). Trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển của khoa học công nghệ đang đặt ra nhiều cơ hội tiềm năng và những thách thức mới cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Công ty Cổ phần Kinh Doanh Địa ốc Miền Trung 115
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Cụ thể, một trong những vấn đề đó là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu xã hội và hoạt động kinh doanh nông nghiệp trong thị trường. Tham gia vào quá trình đào tạo, vai trò của các trường đại học và các bên có liên quan khác (doanh nghiệp, tổ chức xã hội,…) là rất quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu này, bài viết sẽ tập trung tìm hiểu và xem xét một số vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo nguồn lực trình độ đại học ngành kinh doanh nông nghiệp tại một cơ sở đào tạo nước ngoài. Qua đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị trong quá trình xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp (bậc đại học) phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk-research). Các nguồn cơ sở dữ liệu được sử dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu như là: ScienceDirect, Proquest Central, Emerald Insight, Google Scholar, Tạp chí điện tử Taylor & Francis, SAGE Journals, Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam (http://sti. vista.gov.vn/); các báo cáo của Ủy ban Giáo dục Kinh doanh Nông nghiệp Quốc gia (National Food and Agribusiness Management Education Commission (NFAMEC);… Trong đó, một số từ khóa chính được sử dụng tìm kiếm, rà soát tổng quan tài liệu bao gồm: agribussiness, agribusiness management, agricultural business, agribusiness programs, undergraduate curricula in agribusiness,… Sau khi rà soát các tài liệu, các bài viết trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu được tác giả đọc sâu, phân nhóm, so sánh, đối chiếu và tóm lược thành các nhóm chủ đề nghiên cứu chi tiết hơn (sub-topics). Cụ thể, một số kết quả nghiên cứu tổng quan ban đầu được trình bày chi tiết dưới đây. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Sơ lược sự phát triến chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ Nghiên cứu tổng quan cho thấy, thuật ngữ kinh doanh nông nghiệp (agribusiness) được đề cập và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1956 bởi David J. H. – Giám đốc Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School - HBS). Sau đó, vào năm 1957, các vấn đề cơ bản về lý luận về kinh doanh nông được giới thiệu trong cuốn sách với tựa đề “A Concept of Agribusiness” do Davis & Goldberg (1957) chủ biên. Hamilton, S. (2016) đánh giá rằng, đây chính là cuốn sách giáo khoa, cung cấp một cách tiếp cận mới mang tính cách mạng trong việc khám phá, tìm hiểu sự hoạt động và vận hành của ngành nông sản và công nghiệp chế biến. Đặc biệt, ý tưởng đóng góp chủ đạo nhất mà Davis và Goldberg đề cập đến là cần xem xét ngành nông sản nằm trong hệ thống tích hợp. Theo đó, các chiến lược quản trị và chính sách công được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề trong hệ thống này sẽ thất bại nếu các can thiệp trên chỉ tập trung vào 116
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI một phần tử, một phần hoặc một phân đoạn của hệ thống tích hợp. Chính vì vậy, các chiến lược quản trị và chính sách công cần phải quan tâm đúng mức và có hiệu quả về mối liên kết giữa các phần tử của hệ thống nông sản, sự phối hợp giữa các phần tử và phân đoạn, hiệu suất trên toàn hệ thống và xây dựng ra các chiến lược trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau. Đây là chính là vai trò và nhiệm vụ của các nhà quản trị kinh doanh nông nghiệp. Tuy vậy, trong bối cảnh lịch sử ra đời khái niệm kinh doanh nông nghiệp, các nhiệm vụ trên thường được thực hiện bởi các nhà kinh tế nông nghiệp (King, R. P and et al., 2010). Về góc độ đào tạo, các chương trình học thuật liên quan và hướng đến chủ đề kinh doanh nông nghiệp đã được các cơ sở đào tạo quan tâm triển khai ở nhiều loại hình và các cấp độ khác nhau, từ phạm vi một/ một số môn học, chuyên ngành cho đến là một ngành học độc lập, ở các bậc đào tạo đại học và sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ). Trong đó, các chương trình đạo tạo định hướng kinh doanh nông nghiệp bậc đại học xuất hiện từ những năm 1950 (Manderscheid, 1960), và bậc thạc sĩ kinh doanh nông nghiệp đầu tiên được đào tạo, cấp bằng vào năm 1972 tại Đại học Santa Clara, Hoa Kỳ (Margherita Secundo & Taurino, 2009). Đến năm 1985, số liệu thống kê của Ủy ban Giáo dục Kinh doanh Nông nghiệp Quốc gia (NFAMEC) cho thấy, tại Hoa Kỳ có khoảng 140 chương trình kinh doanh nông nghiệp. Cho đến nay, số lượng các chương trình đào tạo đại học kinh doanh nông nghiệp đã phát triển nhanh tại các quốc gia với tên gọi khác nhau có liên quan (White, 1990). Ngoài ra, nghiên cứu của RB Larson (2013) cho thấy, số lượng các chương trình đào tạo ngành kinh doanh nghiệp có sự gia tăng với số lượng cử nhân theo học và cấp bằng tăng đột biến (tăng khoảng 76% giai đoạn 1991 - 1992 và 2002 - 2003). Trong khi đó, số lượng sinh viên theo học ngành kinh tế nông nghiệp duy trì ở mức tương đối ổn định (Hình 1). Hình 1. Số lượng cử nhân cấp bằng đại học ngành kinh tế nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ Nguồn: RB Larson (2013) 117
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo có thể xem các chương trình cấp bằng kinh doanh nông nghiệp như các khóa học kinh doanh với các nội dung chuyên sâu trong ngành nông nghiệp hoặc kinh tế nông nghiệp, bởi vì có những điểm tương đồng và sự giao thoa nhất định trong các chương trình đào tạo kinh tế và kinh doanh nông nghiệp (Royer, 2007). Tuy vậy, Connor (1993) đã chỉ ra rằng, kinh doanh nông nghiệp nên là một ngành đào tạo riêng biệt với ngành kinh tế nông nghiệp. Với việc đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp, các cơ sở đào tạo có thể giúp khẳng định sự khác biệt trong quá trình đào tạo và bằng cấp ngành kinh tế nông nghiệp và quản trị kinh doanh − đây cũng là một trong những khuyến nghị của White (1990). Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu của White (1990) đã cũng nhấn mạnh rằng, các chương trình đào tạo kinh doanh nông nghiệp cần trang bị những khối kiến thức cơ bản, chuyên sâu và toàn diện liên quan đến hai mảng nội dung: (i) nông nghiệp, sản phẩm nông sản và (ii) quản trị kinh doanh. Đây là lợi thế mà người học ngành kinh doanh nông nghiệp có được và nhanh chóng bắt kịp với nhu cầu thị trường lao động sau khi tốt nghiệp, so với những người học theo học ngành kinh tế nông nghiệp truyền thống tại các cơ sở đào tạo. 3.2. Nội dung chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ 3.2.1. Về kiến thức Chương trình đào tạo đại học ngành kinh doanh nông nghiệp đã được các trường đại học và học viện tại Hoa Kỳ quan tâm phát triển từ những khá sớm. Tính tại thời điểm năm 2001, ở Hoa Kỳ có đến khoảng 115 trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp (M. Boland et al, 2001). Đến nay, đã có nhiều các trường tổ chức đào tạo ngành học này hoặc chuyên ngành học có liên quan (ví dụ như: quản trị kinh doanh nông nghiệp) (Hình 2). Ngoài ra, một số trường đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp được thể hiện chi tiết tại phần Phụ lục trong bài viết. Hình 2. Một số tên có liên quan trực tiếp đến ngành học kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ Nguồn: Gillespie, J. M., & Bampasidou, M. (2018). 118
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Về kết cấu chương trình đào tạo và các khối kiến thức của ngành, kết quả nghiên cứu của Gillespie, J. M., & Bampasidou, M. (2018) tổng hợp từ 58 chương trình đào tào ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ cho thấy: có nhiều học phần được đưa vào chương trình đào tạo và được nhóm vào 08 khối kiến thức như sau: Lý thuyết kinh tế; Kinh doanh nông nghiệp; Khoa học về toán, định lượng và máy tính; Chính sách, thương mại và luật; Tài chính và kế toán; Quản trị; Marketing và giá; Kiến thức khác (có liên quan). Bảng 1. Khối kiến thức và các học phần (cụ thể) trong chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ STT Khối kiến thức Các học phần/ môn học Kinh tế vi mô (Cơ bản, nâng cao) Kinh tế vĩ mô (Cơ bản, nâng cao) Lý thuyết kinh tế Nhập môn về kinh tế học 1 (Economic theory) Kinh tế sản xuất Kinh tế quản lý Các học phân có liên quan đến kinh tế học khác Kinh doanh nông nghiệp (quản trị kinh doanh) Kinh doanh nông Nhập môn kinh doanh nông nghiệp 2 nghiệp Kinh doanh nông nghiệp nâng cao (Agribusiness courses) Các học phần khác về kinh doanh nông nghiệp Giải tích (I; II) Toán học, khoa học Thống kê định lượng và máy học Kỹ thuật định lượng trong kinh tế nông nghiệp 3 (Mathematics, Kinh tế lượng quantitative, and Phương pháp định lượng computing) Học phần về khoa học máy tính (phần mềm) Thương mại nông nghiệp Chính sách, thương Chính sách nông nghiệp mại và luật 4 Luật Kinh doanh (Policy, trade, and Chính sách và pháp luật về nông nghiệp law) Các học phần về thương mại, chính sách và pháp luật trong nông nghiệp Kế toán (I; II) Tài chính và kế toán Tài chính kinh doanh nông nghiệp 5 (Accounting and Tài chính nông nghiệp finance) Quản trị tài chính Tài chính và học phần liên quan đến tài chính Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh nông nghiệp Quản trị Quản trị tổ chức kinh doanh nông nghiệp (Farm Management) 6 (Management) Quản trị chiến lược Quản trị chuỗi cung ứng Các học phần liên quan đến quản trị 119
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI STT Khối kiến thức Các học phần/ môn học Giá cả nông sản Marketing nông nghiệp Marketing và giá 7 Tiếp thị và kinh doanh nông sản (Marketing and prices) Thị trường nông sản Các học phần liên quan đến Marketing Kinh tế phát triển Kinh tế môi trường; Kinh tế tài nguyên; Kinh tế tài nguyên và môi trường. 8 Khác (có liên quan) Học phần về Kỹ thuật nông nghiệp Các khóa học/ học phần về kỹ năng viết luận, báo cáo khoa học và thuyết trình... Nguồn: Tác giả tổng hợp. Đáng chú ý, trong 08 khối kiến thức trên, các học phần/ môn học điển hình được đưa vào chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp ở các trường, đó là: Nguyên lý cơ bản về kinh tế học vi mô; Nguyên lý cơ bản về kinh tế học vĩ mô; Giải tích I; Kế toán I; Thống kê; Luật; Tài chính; Marketing; Quản trị kinh doanh nông nghiệp. Ngoài ra, trong các học phần về kinh doanh nông nghiệp có đến hơn 1/3 chủ đề và hàm lượng kiến thức có liên quan đến các nội dung về: khởi nghiệp, nghiên cứu tình huống kinh doanh, chiến lược kinh doanh nông nghiệp, đạo đức kinh doanh... Một điểm đáng quan tâm trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo và đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ, đó là vai trò tham gia đào tạo của “Tổ chức kinh doanh nông nghiệp” và các bên liên quan (như: hội cựu sinh viên, các nhà quản trị, hiệp hội nghề nghiệp/ ngành hàng nông sản) rất được chú trọng. Vai trò này được khẳng định thông qua các cuộc khảo sát, điều tra của các cơ sở giáo dục đại học nhằm bổ sung các học phần, nội dung môn học mới, cung cấp các kỹ năng cần thiết và sự kết hợp trong quá trình thực tập của sinh viên (Harrison, R. W. & Kennedy, P. L, 1996; Hall, C. R. et al., 2003; Noel, J. & Qenani, E., 2013). 3.2.2. Về kỹ năng Theo báo cáo đánh giá của NFAMEC (2006), có một số kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết mà sinh viên theo học ngành kinh doanh nông nghiệp cần đạt được để có thể thích nghi với môi trường làm và yêu cầu của nhà tuyển trên thị trường lao động như là: Kỹ năng mềm (giao tiếp, tư duy phản biện, kỹ năng viết báo cáo, tin học, thuyết trình); Khả năng ngoại ngữ; Kỹ năng về quản trị kinh doanh chung; Kỹ năng chuyên sâu về kinh doanh nông nghiệp (chi tiết xem Bảng 2). 120
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Bảng 2. Một số kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cần đạt trong chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ Skills, Abilities, and Experiences Kỹ năng và kinh nghiệm 1. Interpersonal communication skills 1. Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân 2. Critical thinking skills 2. Kỹ năng tư duy phản biện 3. Writing skills 3. Kỹ năng viết 4. Computer skills 4. Kỹ năng máy tính 5. Cultural/ gender awareness / sensitivity 5. Nhận thức/ nhạy cảm về văn hóa/ giới tính 6. Quantitative analysis skills 6. Kỹ năng phân tích định lượng 7. Knowledge of general business management 7. Kiến thức về quản lý kinh doanh chung 8. Oral presentation skills 8. Kỹ năng thuyết trình 9. Knowledge of the food/ agribusiness markets 9. Kiến thức về thị trường thực phẩm/ kinh doanh nông sản 10. Knowledge of accounting and finance 10. Kiến thức về tài chính kế toán 11. Intern / co-op work experience 11. Kinh nghiệm làm việc/ thực tập 12. Knowledge of macroeconomics, trade, etc. 12. Kiến thức về kinh tế vĩ mô, thương mại,… 13. Broad-based knowledge in liberal arts 13. Kiến thức nền về nghệ thuật 14. International experience 14. Kinh nghiệm quốc tế 15. Foreign language 15. Ngoại ngữ 16. Production agriculture experience 16. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp Nguồn: Tác giả tổng hợp theo NFAMEC (2006). Trong bối cảnh hiện nay, các nhóm kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm trên đã có những thay đổi và điều chỉnh, hướng vào 06 nhóm kỹ năng cơ bản như là: (i) Sáng tạo (Creativity); (ii) Kỹ năng giao tiếp (Communication skills); (iii) Kỹ năng tư duy phản biện (Critical thinking skills); (iv) Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills); (v) Kỹ năng về marketing; (vi) Kỹ năng về tài chính (Noel and Qenani, 2013). Đây là cơ sở để giúp cho các cơ sở đào tạo và người học chủ động các hoạt động để đạt được mục tiêu đào tạo trong quá trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp ở bậc đại học. 4. Một số bình luận và đề xuất Qua phân tích kinh nghiệm trong thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ, bài viết rút ra một số điểm cần chú ý quan tâm trong quá trình xây dựng, thiết kế chương trình và đào tạo bậc đại học ngành kinh doanh nông nghiệp cho một số cơ sở giáo dục tại Việt Nam như sau: - Về kiến thức: Các nội dung môn học cốt lõi của ngành kinh doanh nông nghiệp cần xây dựng như là: Quản trị tài chính nông nghiệp; Marketing nông nghiệp; Chiến lược kinh doanh nông nghiệp; Quản trị kinh doanh nông nghiệp; Thương mại ngành hàng nông sản; và các học phần có nội dung liên quan đến thương mại quốc tế. 121
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI - Về kỹ năng: Chương trình đào tạo cần quan tâm xây dựng, bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho sinh viên, cụ thể như là: kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, làm việc nhóm, khả năng sáng tạo,…. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức đào tạo, ngoài các kiến thức cơ bản được cung cấp qua các học phần, cần chú trọng việc hình thành và phát triển các kỹ năng nghề có liên quan đến marketing và tài chính cho người học. - Thu hút và đẩy mạnh hơn vai trò và sự tham gia của nhà hoạt động thực tiễn - nhà quản trị, tổ chức kinh doanh nghiệp nông nghiệp trong quá trình xây dựng và thiết kết chương trình, quá trình đào tạo, hướng dẫn thực tập… - Khi xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh phát triển hiện nay cần quan tâm và tập trung vào các vấn đề mới như là: Định hướng vào nội dung quản trị kinh doanh một số ngành hàng nông sản chuyên sâu; Khởi nghiệp trong nông nghiệp; Tinh thần doanh nhân trong kinh doanh nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, gắn với xu hướng đào tạo hình thức e-learning… - Chủ đề cốt lõi trong trong đào tạo và nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp thường được tiếp cận theo hai nhóm chính đó là: (i) Nghiên cứu về mối quan hệ và sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi nông sản − được gọi là các vấn đề về kinh tế trong kinh doanh nông nghiệp (agribusiness economics); (ii) Nghiên cứu về việc ra quyết định trong quản trị cấu trúc chuỗi giá trị − được gọi là các vấn đề quản trị kinh doanh nông nghiệp (agribusiness management)./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BBVA (2019), What is agribusiness and why is it important?, truy cập tại địa chỉ: https:// www.bbva.com/en/what-is-agribusiness-and-why-is-it-important/ ngày 20/01/2021. 2. Guilhoto, Joaquim J.M. (2004), Regional Importance of the Agribusiness in the Brazilian Economy, 44th Congress of the European Regional Science Association: “Regions and Fiscal Federalism”, 25th - 29th August 2004, Porto, Portugal, European Regional Science Association (ERSA), Louvain-la-Neuve. 3. Yumkella, K. K., Kormawa, P. M., Roepstorff, T. M., & Hawkins, A. M. (2011), Agribusiness for Africa’s Prosperity, UNIDO ID/440, Layout by Smith + Bell Design (UK), Printed in Austria, May 2011. 4. Davis, J. H. (1956), From Agriculture to Agribusiness. Harvard Business Review 34: 107–115. 5. Davis, J. H., and R. A. Goldberg (1957), A Concept of Agribusiness. Boston: Division of Research, Graduate School of Business Administration, Harvard University. 122
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 6. Hamilton, S. (2016), Revisiting the History of Agribusiness.  Business History Review, 90(3), 541-545. 7. King, R. P., Boehlje, M., Cook, M. L., & Sonka, S. T. (2010), Agribusiness economics and management. American Journal of Agricultural Economics, 92(2), 554-570. 8. Manderscheid, L. V. (1960), Designing the agricultural business curriculum. Journal of Farm Economics, 42(5), 1489-1491. 9. Margherita, A., Secundo, G., & Taurino, C. (2009), New challenges for agribusiness management. Designing a curriculum for competencies building.  International Journal of Continuing Engineering Education and Life Long Learning, 19(1), 19-33. 10. Royer, J. (2007), Disciplinary differences and their implications for the future of agribusiness programs. In 17th Annual World Food and Agribusiness Forum and Symposium, Parma, Italy. 11. Connor, L. J. (1993), Structural Change in Higher Education: Implications for Agricultural Economics Academic Programs. Journal of Agricultural and Applied Economics, 25(1379-2016-113323), 122-130. 12. White, Fred C. (1990), “Agribusiness Education”, Journal of Agribusiness, 8(2), Fall, pp. 11-17. 13. Larson, R. B. (2013), Addressing the Needs of the Agribusiness “Fringe”. Paper prepared for presentation at the Agricultural & Applied Economics Association’s 2013 AAEA & CAES Joint Annual Meeting, Washington, D.C., August 4-6, 2013. 14. Boland, M., Lehman, E., & Stroade, J. (2001), A comparison of curriculum in baccalaureate degree programs in agribusiness management.  The International Food and Agribusiness Management Review, 4(3), 225-235. 15. Gillespie, J. M., & Bampasidou, M. (2018), Designing agricultural economics and agribusiness undergraduate programs.  Journal of Agricultural and Applied Economics, 50(3), 319-348. 16. Noel, J., & Qenani, E. (2013), New age, new learners, new skills: what skills do agribusiness graduates need to succeed in the knowledge economy?. International Food and Agribusiness Management Review, 16(1030-2016-82938), 17-36. 17. Boland, M., & Akridge, J. (2006), Agribusiness, Food and Agribusiness Management Education: Future Directions. USDA National Food and Agribusiness Management Education Commission. 18. Harrison, R. W., & Kennedy, P. L. (1996), A framework for implementing agribusiness internship programs. Agribusiness: An International Journal, 12(6), 561-568. 123
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số cơ sở đào tạo đại học ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ STT Tên các cơ sở đào tạo 1 Clemson University 2 Colorado State University 3 Florida A&M University 4 Iowa State University 5 Kansas State University 6 Lincoln University South 7 Louisiana State University 8 Maryland-Eastern Shore University 9 Michigan State University 10 Mississippi State University 11 Montana State University 12 North Carolina State 13 North Dakota State 14 Oklahoma State University 15 Oregon State University 16 Pennsylvania State University 17 Purdue University (2) 18 South Carolina State 19 South Dakota State 20 Texas A&M University 21 University of Arkansas 22 University of Delaware 23 University of Georgia 24 University of Idaho 25 University of Minnesota 26 University of Missouri 27 University of Nebraska 28 University of Tennessee 29 University of West 30 University of Wisconsin 31 University of Wyoming 32 Utah State University 33 Virginia Tech Nguồn: Gillespie, J. M., & Bampasidou, M. (2018), Designing agricultural economics and agribusiness undergraduate programs. Journal of Agricultural and Applied Economics, 50(3), 319-348. 124
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Phụ lục 2: Tên chương trình đào tạo về kinh doanh và quản trị kinh doanh nông nghiệp của một số cơ sở đào tạo đại học tại Hoa Kỳ 125
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Nguồn: Boland, M., & Akridge, J. (2008). A Summary of Undergraduate Curriculum in Agribusiness Management Degrees (No. 1145-2016-92936). 126
nguon tai.lieu . vn