Xem mẫu

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 2/2011

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HỌC CỦA TINH SÀO CÁ CHẼM
MÕM NHỌN
Psammoperca waigiensis (Cuvier, 1828)

STUDIES ON TESTES HISTOLOGY OF WAIGIEU SEAPERCH –
Psammoperca waigiensis (Cuvier 1828)

Phạm Quốc Hùng, Lê Hoàng Thị Mỹ Dung
Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản - Trường Đại học Nha Trang
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành trên cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) 3+ tuổi trong chu
kỳ sinh sản 12 tháng trong năm. Mẫu tinh sào (126 mẫu) sau khi thu được cố định trong dung dịch Bouin và
cắt lớp (5-7 μm) để làm tiêu bản tổ chức học. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thành thục của tinh sào dường
như xảy ra quanh năm từ tháng 2 đến tháng 10. Quá trình tạo tinh thể hiện khá phức tạp và có nhiều sự chồng
chéo của các giai đoạn. Trong cùng một ống sinh tinh, các tinh bào phát triển khá đồng bộ. Tuy nhiên, khi quan
sát sự phát triển của tinh bào lại thể hiện sự không đồng bộ khá rõ giữa các ống sinh tinh. Điều đó khẳng định
đây là loài cá có sự thành thục liên tục, hay nói cách khác là sinh sản nhiều lần trong năm. Sự phát triển của
tinh sào có thể chia thành 6 giai đoạn phát triển khác nhau.
ABSTRACT
The commonly applied classification scale of fish gonad development divides the maturation process
into six stages. However, the scales do not entirely reflect the continuity of the maturation process. Based on
light microscope observations, this article describes a comprehensive pattern of testicular transformations
during maturation. The study was carried out on Waigieu seaperch - Psammoperca waigiensis aged 3 years.
A total of 126 testes collected during reproductive season of the year were examined. The testes were fixed in
Bouin’s fluid. Histological slides of the gonad were made using the standard paraffin technique. The 5-7 μm
sections were stained with haematoxylin and eosin. Histological changes of testes during maturation indicated
this is a multiple spawner with a long reproductive cycle from Febuary until October in year. In the testis, there
are different stages of male gamete development at the same time indicating an asynchronous species.

I. MỞ ĐẦU
Ở cá xương, các nghiên cứu về tổ chức học cũng như sự phát triển của tinh sào vẫn còn ít so
với buồng trứng bởi một vài nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính có thể là do ở cá
đực dễ đạt đến trạng thái thành thục cũng như việc kích thích cá đực sinh sản trong điều kiện nhân
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 19

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 2/2011

tạo không gặp nhiều khó khăn như ở cá cái (Schulz và CTV 2000). Thời gian phát triển và chín muồi
tế bào sinh dục cũng ngắn hơn. Ở một vài loài cá nhiệt đới, sự thành thục của tinh sào xảy ra sớm
hơn và kéo dài hơn so với noãn sào (Shimose & Tachihara 2006). Một số nghiên cứu trên các loài
cá đẻ nhiều lần trong năm đã cho thấy tổ chức tinh sào phức tạp hơn so với buồng trứng vì sự hiện
diện đồng thời các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đực và sự chồng chéo giữa các giai đoạn
(Callard và CTV 1989). Trong cùng một ống sinh tinh, các tinh bào phát triển khá đồng bộ. Tuy nhiên,
giữa các ống sinh tinh tinh bào lại thể hiện sự không đồng bộ khá rõ (Schulz và CTV 2005).
Nắm được quy luật phát triển của tinh sào và những thay đổi về tổ chức học trong chu kỳ sinh
sản là rất cần thiết và là yếu tố cho biết hoặc có thể dự báo trạng thái thành thục của cá đực, phục
vụ cho công tác quản lý đàn cá bố mẹ. Cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) là loài cá
biển nhiệt đới, đẻ nhiều lần trong năm, giống như một số loài cá biển khác đang được nuôi phổ biến
ở nước ta như cá Mú (Epinephelus spp), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus erythropterus), cá Đù Mỹ (Scyaenops ocellatus) và cá Chẽm (Lates calcarifer). Các nghiên cứu về quá
trình phát triển, thành thục, chín muồi và phóng thích tế bào sinh dục đực trong chu kỳ sinh sản của
các loài cá này là khá phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu là
mô tả chi tiết các giai đoạn phát triển của tinh sào cũng như tổ chức học ở từng giai đoạn phát triển,
làm căn cứ hướng dẫn phân biệt các giai đoạn phát triển của tinh sào cá biển nhiệt đới nói chung
và cá Chẽm Mõm Nhọn nói riêng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đàn cá thí nghiệm
Đàn cá bố mẹ tuổi 3+, có chiều dài toàn thân dao động 22 - 28cm và khối lượng 120 - 320g/con,
được nuôi trong giai, đặt trong ao đất, tại khu vực Đồng Bò, Nha Trang. Nhiệt độ nước trong ao nuôi
dao động 28 - 32oC; độ mặn: 26 - 34‰; pH: 7,8 - 8,6 và oxy hòa tan (DO): 3,5 - 4,6 mg/l. Mật độ nuôi
bình quân 3 kg/m3 (20 con/m3) với tỷ lệ đực cái ước tính 1:1. Cá bố mẹ được cho ăn “cá tạp” (cá nục
hoặc cá cơm) hàng ngày với khẩu phần bằng 3 - 5% khối lượng thân. Hàng tháng, khoảng 10 cá đực
được bắt ngẫu nhiên để thu mẫu tinh sào và được cố định ngay trong dung dịch Bouin
2. Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học tinh sào
Tinh sào được đưa ra khỏi dung dịch cố định, rửa và rút nước bằng cách ngâm trong cồn tuyệt
đối khoảng 4 - 8 giờ, tiếp theo, ngâm trong methyl salicylate 12 - 24 giờ. Sau cùng, mẫu được thấm
trong parafin nóng chảy ở 65oC trong thời gian ít nhất 6 giờ. Sử dụng máy đổ parafin đã nóng chảy
vào khuôn đã chứa mẫu, để trên dàn lạnh khoảng 30 phút cho mẫu parafin (Auxilab, Tây Ban Nha)
đông cứng lại. Dùng dao gọt khối parafin chứa mẫu thành hình thang hoặc hình chữ nhật để dễ cắt
lớp. Gắn khối parafin lên đế gỗ và dán nhãn. Gắn đế gỗ có mẫu vào máy microtom (Microtec CUT

20 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 2/2011

4060, Đức), cắt lát có độ dày 5 - 7 mm. Đưa lát cắt vào nước ấm (40-45oC) khoảng 1 - 2 phút để lát
cắt giãn ra. Dùng lam sạch lấy lát cắt ra khỏi nước và sấy trên máy sấy ở nhiệt độ 45 - 60oC trong
1 - 4 giờ. Sau khi được sấy khô, tiếp theo, mẫu được khử parafin bằng cách ngâm trong dung
dịch xilen và làm trương nước bằng cách nhúng trong dung dịch ethanol ở các nồng độ khác nhau
khoảng 2-3 phút. Cuối cùng mẫu được nhuộm trong dung dịch Hematoxylin-Mayer (4-6 phút) và Eosin (2 phút). Để làm trong mẫu, thuận tiện cho việc quan sát, chúng tôi ngâm các tiêu bản đã nhuộm
trong dung dịch xilen (2 - 3 phút), để khô và đậy lamen bằng keo dán Baume (Canada). Ghi nhãn
trên lamen là khâu cuối cùng của quy trình.
3. Phương pháp xác định các giai đoạn phát triển tinh sào
Tiêu bản tổ chức học được đọc trên kính hiển vi Zeiss Axioskop 2-Plus light (Zeiss Inc., Vienna,
Austria) và chụp hình bằng máy Nikon Camera Head DS-5M và Nikon Camera Control Unit DS-L1.
Bậc thang phân biệt các giai đoạn phát triển tinh sào trong nghiên cứu này dựa theo tiêu chuẩn của
Nikolski (1963) và Sakun & Butskaya (1968).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Sự thay đổi về tổ chức học của tinh sào trong chu kỳ sinh sản
Sự thành thục của tinh sào xảy ra sớm hơn và kéo dài. Quá trình tạo tinh thể hiện khá phức tạp
và có sự trùng lặp giữa các giai đoạn. Trong cùng một ống sinh tinh, các tinh bào phát triển khá đồng
bộ. Tuy nhiên, giữa các ống sinh tinh tinh bào lại thể hiện sự không đồng bộ khá rõ. Điều đó khẳng
định đây là loài cá có sự thành thục liên tục, hay nói cách khác là sinh sản nhiều lần trong năm. Vào
đầu mùa sinh sản (tháng 1) toàn bộ tinh sào cá đực (100%) được xác định là giai đoạn II. Tuy nhiên
sang tháng 2, đã có khoảng 60% tinh sào chuyển sang giai đoạn III. Ở giai đoạn này tinh sào tăng
lên về thể tích. Trên tiêu bản tổ chức học đã đã xuất hiện các ống chứa tinh nhỏ, trong đó có các tinh
bào cấp I, cấp II và một ít tinh tử. Khoảng 40% tinh sào ở tháng 3 vẫn còn đang ở giai đoạn II, giai
đoạn chưa thành thục.
Vào mùa sinh sản (tháng 3-10), hầu hết cá đực đã thành thục, tinh sào thu được bao gồm các
giai đoạn III, IV, V và VI, trong đó giai đoạn IV và V chiếm tỷ lệ khá cao. Tinh sào đạt kích thước tối đa
và có màu trắng sữa. Bụng cá tròn và mềm, nếu vuốt nhẹ hay uốn cong, sẹ trắng chảy ra ngoài. Đây
là giai đoạn thể hiện tình trạng đang sinh sản của cá đực. Trên các tiêu bản tổ chức học luôn tồn tại
nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của tinh bào trong các ống sinh tinh, bao gồm các tinh tử, tinh
trùng và những tinh nguyên bào lớn là nguồn dự trữ cho lần sinh sản sau. Giai đoạn VI cũng tồn tại,
nhưng chiếm tỷ lệ thấp vì trên thực tế sau khi cá đực tham gia sinh sản, tinh sào trở lại giai đoạn III.
Đặc trưng của giai đoạn VI là tinh sào co lại có dạng như một dải mỏng và mềm nhão. Ở tháng 12,
tinh sào quay lại giai đoạn II (100%) giống như ở tháng 1. Đây là thời kỳ không sinh sản ở cá đực,
bên trong các túi chứa tinh chỉ còn các mô liên kết và tinh bào giai đoạn II (Hình 1H).
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 21

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 2/2011

Hình 1: Sự thay đổi về tổ chức học của tinh sào cá Chẽm Mõm Nhọn trong chu kỳ sinh sản
A: tháng 1 - 2; B: tháng 3; C: tháng 4; D: tháng 5 - 6; E: tháng 7; F: tháng 8 - 9; G: tháng 10 - 11 và H: tháng 12.
1, 2 và 3: tinh bào cấp II; 4: tinh trùng; 5: ống dẫn; 6: mạng lưới mô liên kết.

22 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 2/2011

Tổ chức của tinh sào phức tạp hơn so với buồng trứng vì sự hiện diện đồng thời các giai đoạn
phát triển của tế bào sinh dục đực (Zutshi và Murthy 2001). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là
không thể xác định được đặc điểm chung của từng giai đoạn phát triển của tinh sào. Trong tinh sào
cá đực đều tồn tại các tế bào sinh dục ở cùng một giai đoạn phát triển hay cùng tồn tại nhiều giai
đoạn phát triển. Các tế bào sinh dưỡng khác có chức năng hỗ trợ và điều khiển quá trình tạo tinh
như tế bào Sertoli cũng tồn tại trong tinh sào (Schulz và CTV 2005). Sự sinh sản ở cá đực ít được
nghiên cứu so với cá cái và vì vậy sự thay đổi về hình thái học và tổ chức của tinh sào không được
hiểu biết đầy đủ (Ramadan và CTV 1987).

Hình 2: Tinh sào cá Chẽm Mõm Nhọn ở giai đoạn thành thục

2. Các giai đoạn phát triển của tinh sào
Giai đoạn I (Giai đoạn còn non)
Về hình thái: Tinh sào là những dải mỏng, trong suốt và khó phân biệt được đực cái bằng mắt
thường. Mạch máu kém phát triển. Tinh sào không màu hoặc hồng nhạt. Giai đoạn I chỉ gặp ở cá
đực giai đoạn tiền trưởng thành và chưa tham gia sinh sản lần đầu.
Về tổ chức học: Ở giai đoạn này, tinh bào chưa phát triển. Trong tinh sào chủ yếu là mô liên kết
và chỉ có các tinh nguyên bào lớn riêng biệt (Hình 3).
Giai đoạn II (Giai đoạn đầu quá trình tạo tinh)
Về hình thái: Tinh sào lớn lên về mặt kích thước so với giai đoạn I do các tinh nguyên bào đang
phân chia. Tinh sào không trong suốt mà trở nên mờ đục. Tinh sào có dạng những dải tròn hay
mảnh, thường có màu xám hay hồng nhạt, một số trường hợp tinh sào có màu đỏ vì có nhiều mạch
máu phân bố.
Về tổ chức học: Đặc trưng của giai đoạn này là sự có mặt của các tế bào sinh dục ở giai đoạn
đầu của quá trình tạo tinh trong trạng thái sinh sôi. Trên các tiêu bản tổ chức mô học, chúng ta có thể
nhìn thấy các bào nang có kích thước lớn. Bên trong các bào nang này có các tinh nguyên bào và
các tinh nguyên bào đang phân chia. Ngoài ra, trong tinh sào còn có các tế bào hồng cầu và mạch
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 23

nguon tai.lieu . vn