Xem mẫu

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: CN. Phạm Thị Thu Trang Cơ quan chủ trì: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình xảy ra với hậu quả ngày càng nặng nề, không chỉ về thể chất, tâm lý cho bản thân người bị bạo hành, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình và sự bình yên của toàn xã hội. Trong những năm qua, công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Mặc dù các cơ quan chức năng đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình; song tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh, chủ yếu là bạo lực về thể chất, còn tình trạng bạo lực gia đình về tinh thần, kinh tế, tình dục vẫn là con số báo động nhưng chưa có cơ sở để đánh giá, phân tích, tổng hợp. Bạo lực gia đình chưa có chiều hướng giảm và vẫn có nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, trẻ em. II. MỤC TIÊU Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến các đối tượng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em ở tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi thông qua truyền thông đại chúng và truyền thông của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh. III. KẾT QUẢTHỰC HIỆN 1. Thực trạng tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi 1.1. Thực trạng tình hình bạo lực gia đình ở Quảng Ngãi Qua khảo sát có 88,57% cán bộ thôn trưởng, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng khu dân cư, chi Hội trưởng các đoàn thể được phỏng vấn sâu cho rằng: Bạo lực gia đình chủ yếu giữa vợ chồng, có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình; có 58,9% phụ nữ được phỏng vấn trả lời bạo lực về thể xác và bạo lực về tinh thần thường xảy ra ở địa phương hiện nay. Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với cháu; anh chị đối với em. Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo một nghiên cứu: Cứ 4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, có 15,3% người được hỏi cho rằng, trẻ em cũng thường là nạn nhân của bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực từ người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi hơn (bạo lực ngược), thường là con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh chị… Tại Quảng LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 267
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Ngãi, tình trạng này không phổ biến, nhưng cũng đã xảy ra ở một số gia đình. Một số trường hợp gia đình con cái gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ mình, do sự thiếu kiềm chế tranh chấp tài sản đất vườn, do đua đòi hư hỏng cha mẹ không đáp ứng được nhu cầu tiêu xài tiền; bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là loại bạo lực giữa anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu… với nhau cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao như giữa mẹ chồng/nàng dâu hay em chồng/chị dâu, hoặc là anh, chị, em trong gia đình. Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa các thành viên khác: Anh chị em, cô dì, chú, bác cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản… nên mắng chửi, nói xấu nhau, thậm chí đánh nhau… Hơn nữa, vì áp lực cuộc sống, tính nêu gương không cao, nên các thành viên xử sự với nhau không tốt… 1.2. Đặc điểm của bạo lực gia đình tại tỉnh Qua khảo sát cho thấy: Bạo lực gia đình thường xảy ra hơn đối với các gia đình mà thành viên trong gia đình có trình độ văn hoá thấp, việc làm không ổn định và thường diễn ra dưới hình thức bạo lực thể chất; các gia đình có trình độ văn hoá cao, việc làm ổn định, bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực tinh thần và tình dục. Bạo lực thường xảy ra ở những cặp vợ chồng trong độ tuổi khoảng từ 20 tuổi đến 55 tuổi. Tuy vậy, hiện nay, bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm. Người gây ra bạo lực trong gia đình thường là đàn ông, còn trẻ em và phụ nữ thường là nạn nhân, tuy nhiên cũng tồn tại những trường hợp mà nạn nhân là nam giới. 1.3. Các hình thức bạo lực gia đình thường xảy ra Bạo lực về thể xác: 37,8% phụ nữ trả lời là đã từng bị chồng đánh đập; 46% nam giới được hỏi đều trả lời: Bạo lực thể xác thường xảy ra nhiều nhất trong gia đình; 82,14% cán bộ Tổ hòa giải ở cơ sở được phỏng vấn đã trả lời, hành vi bạo lực gia đình xảy ra phổ biến là chồng đánh đập vợ. Bạo lực về tinh thần: 58,9% phụ nữ trả lời rằng bạo lực về tinh thần thường xảy ra trong các gia đình hiện nay; có 31,1% phụ nữ trả lời thường bị chửi mắng, lăng mạ, xúc phạm; 55,71% cán bộ thôn, tổ dân phố cho rằng: Bạo lực gia đình xảy ra phổ biến là người chồng có tính gia trưởng, thường chửi nhiếc mắng vợ (do kinh tế khó khăn, rượu, ghen tuông, sinh con một bề); 42,7% nam giới trả lời là bạo lực tinh thần thường xuyên xảy ra trong gia đình… Bạo lực về tình dục: Chiếm khoảng 11,1% tổng số các vụ bạo lực gia đình; có 12,2% phụ nữ được phỏng vấn sâu trả lời rằng: Bạo lực về tình dục thường xảy ra đối với phụ nữ; 66,1% nam giới (những người chồng) khi được hỏi về thực hiện các biện pháp tránh thai trả lời người vợ là người phải chủ động; 33,9% trả lời người chồng là người chủ động thực hiện các biện pháp tránh thai. 268 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Bạo lực về kinh tế: 15,6% cho rằng có bạo lực về kinh tế. Dạng bạo lực về kinh tế thường là hành vi kiểm soát tài chính, bắt phụ thuộc vào tài chính đối với thành viên trong gia đình, thường xảy ra với phụ nữ/người vợ trong gia đình. 1.4. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay Điều kiện kinh tế gia đình chiếm 81,4% số người được hỏi; Trình độ dân trí chiếm 45% số người được hỏi; Định kiến giới chiếm 27,1% số người được hỏi; Phong tục tập quán chiếm 17,1% số người được hỏi. 1.5. Nguyên nhân của bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ngãi Kết quả phỏng vấn sâu đối với thôn trưởng, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng khu dân cư, chi Hội trưởng các đoàn thể tại 14 thôn/14 xã của 14 huyện, thành phố trong tỉnh: Có 81,4% số người được hỏi trả lời do kinh tế gia đình khó khăn; 62,1% trả lời do chồng thường xuyên uống rượu; 32,8% trả lời do trình độ dân trí thấp, chưa hiểu biết các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; 23,5% trả lời do tư tưởng trọng nam khinh nữ; 21,4% trả lời do ghen tuông... Phỏng vấn lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành liên quan, mặt trận, các đoàn thể: Đa số cho rằng nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình hiện nay do nhận thức kém và thiếu hiểu biết về pháp luật. Một số nguyên nhân khác: Sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình còn chưa kịp thời, nghiêm minh, vì thế bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra mà chưa có sự ngăn chặn triệt để. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình ở nhiều địa phương còn thiếu, không ổn định, đặc biệt ở cấp xã; thiếu đội ngũ cộng tác viên... 1.6. Hậu quả của bạo lực gia đình Một số hậu quả chủ yếu: Ảnh hưởng đến tính mạng, sự an toàn của các thành viên. Làm rạn nứt quan hệ, tan vỡ gia đình. Ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách trẻ. Tác động tiêu cực tới sự ổn định của cộng đồng. Làm tăng chi phí xã hội. 2. Thực trạng việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, giai đoạn 2010 - 2014 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại tỉnh được quan tâm, chỉ đạo sâu rộng. Hầu hết các cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức tốt công tác này, nhờ vậy mà nhiều cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh nắm được các qui định của pháp luật về phòng, chống bạo lực LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 269
  4. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 gia đình. Tuy nhiên chỉ nắm được qui định pháp luật là chưa đủ, mà cần nhận thức rõ hơn về ý nghĩa của phòng, chống bạo lực gia đình từ đó quyết tâm phòng, chống bạo lực gia đình một cách có hiệu quả. Một số ít đơn vị, địa phương chưa nhận thức sâu sắc được nhiệm vụ này dẫn đến số vi phạm vẫn còn đáng quan tâm nhiều hơn nữa. Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản cụ thể hóa, triển khai tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, các giải pháp, biện pháp về phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo những chuyển biến tích cực, toàn diện trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước nâng cao ý thức pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước chậm triển khai đến các tầng lớp nhân dân; việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở một số cơ quan, địa phương vẫn làm theo kiểu phong trào, chất lượng, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội. Hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa thực sự nổi bật và hiệu quả; tình trạng công dân vi phạm pháp luật, khiếu kiện vượt cấp còn xảy ra khá nhiều; việc đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế… Đôi ngũ cán bộ chỉ đạo, nhất là các ngành thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp cơ bản phát huy vai trò, trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chỉ đạo chủ yếu là cán bộ lãnh đạo ngành, địa phương được phân công kiêm nhiệm, phụ trách nên thời gian giành cho công việc này là chưa thỏa đáng, nặng nhiệm vụ chuyên môn, chuyên trách hơn vì vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu. Các cấp, các ngành đã có sự quan tâm hơn đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; tuy nhiên, sự phối hợp chưa cao, phần lớn coi việc tuyên truyền là của ngành Văn hóa, Phụ nữ, Tư pháp... Nhiều cơ quan đã chủ động ký kết liên ngành các nội dung phối hợp, trong đó có nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình mang lại kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số cơ quan, ban, ngành thiếu sự phối hợp với cơ quan chức năng dẫn đến triển khai thực hiện chiếu lệ hoặc có ký kết phối hợp liên ngành nhưng triển khai thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Sự phối hợp giữa các ngành với các địa phương cũng còn bị động, mang tính “thời vụ”, vì vậy chưa thật sự tạo thành sức mạnh của hệ thống chính trị chung tay chỉ đạo thục hiện nghiêm túc các qui định về phòng, chống bạo lực gia đình. 3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông đại chúng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong tỉnh. Giải pháp để cải thiện các chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; thúc đẩy bình đẳng giới trong từng gia đình và cộng đồng. 270 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  5. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Giải pháp thực hiện các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; duy trì, xây dựng mới các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả; thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình: + Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình: Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình là trách nhiệm của gia đình, người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; của cơ quan, tổ chức nơi thành viên gia đình công tác hoặc sinh sống và của tổ chức hòa giải ở cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình. + Các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình: Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình. Áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra. Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình. Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu. + Các biện pháp duy trì, xây dựng mới các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình: Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập ở cấp thôn; Ủy ban nhân dân xã ra Quyết định thành lập và tổ chức các hoạt động của từng mô hình; mô hình lấy Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững để tập hợp các gia đình trong cộng đồng tham gia sinh hoạt, cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đời sống gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hóa; ở mỗi câu lạc bộ có 01 nhóm PCBLGĐ thực hiện nhiệm vụ can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn theo quy định. Mô hình gói can thiệp tối thiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng với ba cấu phần chính: Phòng ngừa ban đầu; phát hiện, tiếp nhận, chuyển gửi; bảo vệ, hỗ trợ. Thực hiện tốt 5 phải: Tăng cường công tác tuyên truyền, trao đổi, cung cấp thông tin; cá nhân, tập thể phải mạnh dạn tố cáo, kiến nghị; cá nhân, tập thể phải mạnh dạn can thiệp các trường hợp bạo lực gia đình; các ngành chức năng phải mạnh dạn xử lí các vụ bạo lực gia đình đúng pháp luật; các đoàn thể phải mạnh dạn phân công đoàn viên, hội viên có biện pháp hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình. Xây dựng mô hình gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới. + Việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được xem là một giải pháp quan trọng, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe những người cố tình hoặc thường xuyên thực hiện các hành vi bạo lực gia đình. Việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình phải được thực hiện nghiêm, đúng pháp luật. Giải pháp về phát huy vai trò và huy động sức mạnh của cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phát động các phong trào thi đua tại các khu dân cư, thôn, xóm; phát huy vai trò của các dòng họ gắn với xây dựng hương ước; huy động sức mạnh cộng đồng. LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 271
  6. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Giải pháp tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể các cấp để thực hiện tốt công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; nâng cao vai trò, trách nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong tỉnh. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. IV. KẾT LUẬN Công tác phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, bước đầu đã đạt kết quả nhất định và có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Mặc dù đã đạt được kết quả, song thực tế, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn về bạo lực gia đình; tình hình bạo lực gia đình ở một số địa phương vẫn diễn ra phức tạp, vai trò của xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình ở một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; trách nhiệm của người đứng đầu và nhận thức của cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân về công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đã được tiến hành song chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Do vậy, việc thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình cần được quan tâm đẩy mạnh, thể hiện giữa sự quyết tâm chính trị và hành động đạt kết quả chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và cả hệ thống chính trị vững mạnh; phát triển kinh tế, ổn định xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, xây dựng gia đình tiến bộ, đất nước phồn vinh, giàu mạnh 272 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
nguon tai.lieu . vn