Xem mẫu

  1. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Khóa bội dưỡng sau đại học “Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững” ---------------------------------------------- BẢN THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, TP. HẢI PHÒNG (12 -15/12/2009) Họ tên học viên: Khương Hữu Thắng Chuyên nghành đại học: Lâm Nghiệp tổng hợp Đơn vị công tác: Vườn quốc gia Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước Điểm Nhận xét của người hướng dẫn thực địa – VÕ CHÍ CHUNG A. Câu hỏi đề dẫn: 1. Trên cơ sở những bài giảng thuộc chuyên đề đã học, anh/ chị TƯỜNG TRÌNH, NHẬN THỨC và NHẬN XÉT về các địa điểm đã được tiếp cận, quan sát, nghiên cứu trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa đã thực hiện tại Khu dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà. 2. Với những kiến thức cơ bản đã được học trong các chuyên đề nói trên, hãy lựa chọn 2 địa điểm trong hành trình ti ếp c ận, kh ảo sát đ ể bình lu ận theo ý kiến riêng: 1
  2. •Một số địa điểm thuộc loại hình HỢP LÝ, TÍCH CỰC •Một số địa điểm thuộc loại hình KHÔNG THÍCH HỢP, TIÊU CỰC B. Nội dung bản thu hoạch I. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU Quần đảo Cát Bà nằm trên vịnh Hạ Long. Cát Bà là quần thể đảo lớn, nhỏ gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long. Cát Bà là một khu bảo tồn có hai vị trí vừa núi, vừa biển thuộc 15 khu bảo tồn biển, Cát Bà nằm ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Thành phố Hải Phòng nằm trong một vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế và quân sự. Thành phố Hải Phòng thuộc tam giác kinh t ế phía Bắc Việt Nam (Hải Phòng – Quảng Ninh – Hà Nội) và là hành lang thông thương kinh tế quốc tế, trao đổi hàng hóa với các nước bạn, đặc bi ệt là n ước Trung Quốc((Hải Phòng – Quảng Ninh) Việt Nam và (Quảng Tây – H ải Nam) Trung Quốc). Với điều kiện, thuận lợi về vị trí nên Hải Phòng có thể nói là thành phố có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là xây dựng và phát triển du lịch. 1. Vị trí địa lý – điều kiện dân sinh: Quần đảo Cát Bà nằm trên tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân s ố khoảng 10.400 người. Cát Bà gồm các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo, Đảo khỉ, Đảo cát rứa, ... 2. Lịch sử hình thành: Tên gọi Cát Bà được hình thành theo cách gọi lái từ Các Bà sang Cát Bà. Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (nh ư bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc trệch thành Cát Bà. Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc t ỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng. 2
  3. 3. Khí hậu – thủy văn Khí hậu Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít l ạnh h ơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Nhìn chung Cát Bà là nơi có khi hậu ôn hòa, thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế như: Du lịch; Nuôi trồng thủy hải sản; Nông nghiệp;… Thủy Văn - Địa hình nằm trên hệ thống núi đá vôi (Đảo Karst), có đ ộ cao trung bình 120 m so với mặt nước biển, độ dốc lớn, hệ thống khe, suối nhỏ và nhi ều phân bố rải rác. Đảo Cát Bà với bốn bề giáp biển. - Chế độ thủy triều ở đây là chế độ “Nhật triều”. Dao động của thủy triều: 3,3 - 3,9 mét. - Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô) 4. Tài nguyên thiên nhiên: Cát Bà là một VQG đặc biệt, với sự kết hợp c ủa nhi ều h ệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập nước trên núi cao (Ao Ếch), HST rừng ngập mặn vùng duyên h ải, HST vùng bi ển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động với đặc trưng riêng bi ệt là n ơi cư trú của họ nhà Dơi và Hệ canh tác nằm giữa các thung lũng nh ư ở Khe Sâu hoặc các khu dân cư. Trong đó, lớn nhất là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi (khoảng 9800 ha) với thảm thực vật thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh và các loại rừng như rừng núi thấp và ven thung lũng, rừng trên núi đá d ốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa (Ao Ếch). Sự đa dạng của các kiểu rừng đã hình thành nên sự phong phú của khu hệ động, thực vật Cát Bà. Trong số 745 loài th ực vật ở đây có t ới 350 loài có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh Và nhiều loài nằm trong danh mục quý hiếm, cần bảo vệ như: kim giao ( Podocarpus fleurii), chò đãi (Annamocarya sinensis), lát hoa (Chukrasia tabularis A.Fuss), lim xẹt (Pelthophorum tonkinensis)… Hệ động vật đa dạng với 282 loài, bao gồm 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát là lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Đ ộng v ật phù du có khoảng 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài... Đặc bi ệt, đây là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của loài voọc đầu trắng ( Trachypithecus poliocephalus) - một trong 5 loài linh trưởng của Việt Nam có tên trong 25 loài trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng 3
  4. Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo Cát Bà. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu tại phía Tây Bắc đảo, với bãi sú vẹt tự nhiên lớn nhất Hải Phòng. Các loài cây phổ biến nơi đây: đ ước xanh (Rhizophora mucronata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)… Độ cao của thảm thực vật ngập mặn từ 2 - 3 m, mật độ lớn và s ức s ống tốt. R ừng ng ập m ặn là nơi cư trú tốt của các loài động vật thủy sinh như: cá, tôm, các loài nhuy ễn thể động vật hai mảnh như: trai, ốc, vẹm ...; động vật chân đốt… Đặc bi ệt, đây còn là nơi ở của các loài chim nước, chim di cư từ phía Bắc như: sâm cầm (Centropus sinensis Stephen), cốc đế (Phalacrocorax carbo), cuốc (Macropygia unchall), vịt trời (Anas poecilorhyncha haringtoni)…Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở Cát Bà đang tiếp tục bị suy giảm do sự xâm l ấn của dân cư địa phương để làm đầm nuôi tôm, cua. Rừng bị chặt phá, đốt hoặc bị chết do môi trường sống bị thay đổi từ việc xây bờ ngăn đầm. Để bảo vệ vùng rừng ngập mặn quan trọng này, trước hết cần phải ngăn chặn nạn phá rừng, đẩy mạnh các chương trình trồng rừng mới, và hướng dẫn người dân áp dụng các mô hình xen canh nuôi tôm trong rừng ngập mặn, vừa phát tri ển kinh tế vừ a bảo vệ môi trường bền vững. Đa dạng sinh học Vùng biển Cát Bà chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh h ọc phong phú. Kết quả điều tra cho thấy có 186 loài th ực v ật phù du, 43 loài rong bi ển, 147 loài san hô (tập trung ở vùng Vạn Bội, Vạn Hà, Cát Dứa, Đầu Bê, Hang Trai, Hòn Mây, độ sâu từ 3 - 7 m), 44 loài giun nhiều tơ, 120 loài nhuyễn th ể (động vật thân mềm) như mực, sứa, trai, ốc, vẹm...195 loài cá đang sinh s ống ở biển Cát Bà, trong đó có nhiều loài mang giá trị kinh tế cao: cá ngừ (Thunnus thynnus), cá mặt trăng (Mola mola), cá hồng (Lutjanus erythropterus ) cá chình (Anguilla spp )...Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển th ế gi ới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Việc quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển là một động lực thúc đẩy sự phát tri ển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ h ải s ản và nghiên cứu khoa học. Vườn quốc gia Cát Bà với điều kiện tự nhiên rất đa dạng về địa hình (biển, núi đá) nên tài nguyên ở đây có thể nói là đang dạng vào bậc nhất ở Việt Nam hiện nay 5. Du lịch: Cát Bà, còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long. Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực nước biển (dao động trong khoảng 0-331 m). Trên 4
  5. đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. C ư dân ch ủ y ếu là người Kinh. Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Phía Đông Nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía Tây Nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch và đang được xây dựng thành các bãi tắm rất đẹp như: Bãi Cát Cò 1; Cát Cò 2;… , sóng biển ở đây không lớn, là nơi tắm biển, nghỉ dưỡng rất thú vị và bổ ích. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, có cảnh quan đẹp và hoang sơ… đây là nơi có thể phục vụ cho du khách tham quan, khám phí những điều bí ẩn của tự nhiên . Trong đó quần đảo Cát Bà có nhiều hang đá chưa được thám hiểm ra… Đặc biệt với đặc điểm hình thành dân cư ở đây lâu đời, có nhi ều nét văn hóa đặc trưng riêng của khu vực như: Làng Liên Minh (nuôi gà rất ngon); Cam ở xã Gia Luận; Các làng chài chăn nuôi và khai thác th ủy h ải s ản;… Lễ hội của người dân Cát Bà giống như lễ hội của những người Kinh ở khu vực khác, tuy nhiên có thêm ngày 1 tháng 4 dương lịch là lễ hội khai trương mùa du lịch. Ngày này củng là ngày kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm nhân dân huy ện đảo Cát Hải. Có thể đến Cát Bà bằng hai loại phương tiện giao thông: tàu thủy hoặc bằng đường bộ qua hai phà là phà Bính (Hải Phòng-đảo Cát Hải) và phà Đình Vũ (đảo Cát Hải-đảo Cát Bà). 6. Khu dự trữ sinh quyển: Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 19 tháng 12 năm 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này. Việt Nam hiện có các khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ, Cát Tiên, Châu Thổ Sông Hồng, Ramsar Xuân Thủy,… Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng, áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO. 5
  6. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quy ển Cát Bà là vùng h ội t ụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Cơ cấu tổ chức quản lý: Khu dữ trữ sinh quyển Cát Bà có ban quản lý riêng với Vườn quốc gia Cát Bà. Trong đó giám đốc ban quản lý là phó ch ủ tịch thành phố Hải Phòng và Vườn quốc gia Cát Bà là thành viên. “Nguồn trích dẫn: Báo cáo kinh tế - kỷ thuật Vườn quốc gia Cát Bà năm 2008” I. THỰC ĐỊA TẠI KHU DTSQ QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HẢI PHÒNG 1. Tuyến Phù Long – VQG Cát Bà – TT Cát Bà: • Quan sát và cảm nhận tại xã Phù Long: Xã Phù Long có một mặt tiếp giáp với biển và hai mặt tiếp giáp với xã Hiền Hào và xã Gia Luận. Qua quan sát thấy cảnh quan sinh thái ở đây khá phong phú như: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Hệ sinh thái r ừng ng ập m ặn ven biển; hệ sinh thái bãi triều; Hệ thống đầm nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ; Hệ sinh thái vườn nhà…Song hệ sinh thái rừng ngập m ặn ở đây h ầu như chưa được chú trọng xây dựng và phát triển, rừng ngập mặn nghèo nàng về trữ lượng củng như số lượng loài. Phù Long là xã thuộc vùng đệm của VQG Cát Bà cũng nh ư Khu DTSQ Cát Bà, là vùng chuyển tiếp giữa biển và đảo với h ệ sinh thái r ừng ng ập m ặn nhạy cảm. Bên cạnh đó, Phù Long là một trong hai của ngõ chính từ Hải Phòng ra với đảo Cát Bà. Chính vì vậy việc quy hoạch và phát triển của Phù Long ph ải luôn đ ược gắn liền với định hướng quy hoạch chung của Khu DTSQ và c ần được s ự phối hợp quan tâm của nhiều ngành như Nông –Lâm - Thuỷ sản và d ịch v ụ du lịch cũng như các cấp chính quyền để quá trình phát triển của Phù Long ph ải gắn liền với việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là việc bảo tồn rừng ngập mặn trên tinh thần chủ động - tự giác của chính cộng đồng nơi đây. • Quan sát và cảm nhận tại thị trấn Cát Bà: Thị trấn là trung tâm của du lịch Cát Bà. Ta thấy ngay một không gian đảo biển với cảnh quan tấp nập của tàu thuyền, trong đó có những bãi tắm đẹp với màu xanh của biển, màu xanh của rừng . Đồng thời với những công 6
  7. trình xây dựng phục vụ du khách như: khách sạn, trung tâm vui trơi, công viên…khá là khang trang và sạch đẹp. Gần TT Cát Bà có 3 bãi biển sạch và rất đẹp (Cát Cò 1; 2 và 3), 2 cảnh du lịch (bến tầu Cát Bà và Bến Bèo) và một cảng cá được bố trí hài hoà dọc bờ biển, rất thuận tiện cho việc phát triển du lịch biển. 2. Tuyến VQG Cát Bà – Việt Hải – Vịnh Lan Hạ - TT nghiên cứu viện Khoa học Thuỷ sản : • Quan sát và cảm nhận tại VQG Cát Bà: VQG Cát Bà được thành lập vào năm 1986 và hiện nay là m ột trong 2 vùng lõi của khu DTSQ quần đảo Cát Bà. Là mẫu điển hình cho hệ sinh thái rừng th ường xanh trên n ền đ ịa ch ất đảo karst (đảo đá) với đa dạng sinh học rất phong phú. 7
  8. Hệ sinh thái rừng trên đảo Cát Bà (ảnh sưu tầm) Có những hệ sinh thái đặc thù như rừng mưa nhiệt đới, h ệ sinh thái đất ngập nước trên núi đá vôi với nhiều loái sinh vật đặc h ữu nh ư Voọc Đ ầu Vàng, cây Và nước (họ Liễu) đây là những loài đặc hữu của Cát Bà. HST đất ngập nước Rừng thường xanh trên núi Voọc Cát Bà đá vôi “Cây Và nước” VQG Cát Bà được đầu tư xây dựng gần 50% đường nội bộ là bê tông hóa, thuận tiện cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng và là tuy ến cho khách tham quan rất thuận tiện. Chiến lược bảo tồn và phát triển đã được VQG Cát Bà. Ngoài công tác bảo tồn đa dạng sinh học , VQG Cát Bà đang xây dựng và phát triển các mô hình du lịch sinh thái, được khách trong và ngoài nước biết tới. Nh ưng song song với những kết quả đã đạt thì nhìn lại ta thấy nhiều mâu thuận trong công tác quản lý ví dụ việc quản lý và xây dựng các tuor xuyên qua vùng lõi làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học (tiếng ồn; rác thải…). Như vây việc bảo tồn và phát triển tại VQG Cát bà vẫn còn là nhi ệm v ụ trách nhiệm vô cùng khó khăn của cán bộ lãnh đạo Vườn, lãnh đạo các cấp 8
  9. chính quyền và người sống trong khu vực vườn mà giờ đây Qu ần đảo Cát Bà đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển và được lựa chọn làm mô hình “Phòng học tập thí nghiệm” của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. • Quan sát và cảm nhận tại xã Việt hải: Việt Hải là một xã nằm trong lõi của VQG cuộc sống của nhân dân trước đây gắn liền với kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây hầu như không còn nhiều hộ dân sống bằng nghề củ mà chủ yếu đầu tư xây dựng những mô hình kinh tế du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch. Các loài cây trồng ngắn ngày ở đây là các loài rau cung c ấp cho khách, còn các loài cây ăn quả chủ yếu trồng lấy không gian và bóng mát. Với đặc thù nằm trong vùng lõi của VQG, có đi ều ki ện thu ận l ợi cho việc xây dựng và phát triển các mô hình du lịch sinh thái. Song nó ch ứa đựng đựng một tiềm ẩn gây hại đối với tài nguyên thiên nhiên khu v ực, nh ư nh ững tác động quá mức của khách, các nguồn chất thải từ khu dịch vụ… Vậy nên để phát triển được một cách bền vững thì công tác quản lý và quy hoạch ph ải được thực hiện một cách nghiêm túc, không yêu tin cho riêng bên nào (kinh tế - môi trường). Đặc biệt đối với người dân sinh sống trong khu vực này, phải tuyên truyền, giáo dục cho người dân ở đây hiểu rõ được vai trò và ch ức năng của tài nguyên thiên nhiên và những biện pháp tránh nh ững gây hại cho môi trường. • Quan sát và cảnh nhận trên vịnh Lan Hạ: Vịnh Lan Hạ là một bộ phận quan trọng của khu DTSQ quần đảo Cát Bà với quần thể núi đá vôi phong phú và đa dạng, xen ở đó là những bãi cát nhỏ và những cụm dân cư làm nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản sống trên biển. Ngoài ra trong quần thể vịnh còn có nhiều giá trị về địa chất đang được các nhà kho a học nghiên cứu. 9
  10. Với chức năng là một khu bảo tồn biển và là vùng lõi c ủa khu DTSQ thì việc bảo tồn các giá trị tự nhiên của Lan Hạ mà không tách khỏi quá trình phát triển chung đang được định hương và tại đây thì yếu tố con người được chú ý quan tâm hàng đầu cùng với việc phát triển các sản phẩm gắn liền với thương hiệu của khu Sinh quyển. Mặt khác công tác bảo vệ tổng hợp với s ự gắn kết của các cơ quan thi hành pháp luật và người dân. Quan điểm và biện pháp bảo tồn và phát triển ở đây là bài h ọc th ực ti ễn rất bổ ích trong công tác bảo tồn. • Quan sát và cảnh nhận tại Trạm NC hải sản: Trạm thuộc Viện NC hải sản với khoảng 10 cán bộ nghiên cứu, 30 lồng nuôi trồng và một tàu nghiên cứu khoa học. Trạm là nơi nghiên cứu, phát triển và cung cấp những nguồn giống hải sản có giá trị kinh tế cũng như giá trị về đa dạng sinh học của đảo 3. Tuyến VQG Cát Bà – Gia Luận - Hiền Hào - Xuân Đám - TT Khoa học Thuỷ sản - KĐT Cái Giá: • Quan sát và cảm nhận tại xã Gia Luận: Về vị trí địa lý: Có phía Bắc giáp biển, một mặt giáp Phù Long và Hi ền Hào và một mạt giáp với xã Trân Châu. Trên đường từ VQG đến bến cảng Gia Luận Tại đây có những mô hình nông lâm kết hợp chải dài và h ầu nh ư xuyên suốt xã và một cảng đón khách du lịch đến từ Quảng Ninh. Qua tìm hiểu sơ bộ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế xã hội nhận thấy: Việc khai thác và sử tài nguyên đất của xã bằng việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp khá h ợp lý và và phù h ợp với thiên nhiên. Về cảng du lịch được xây dựng tạo được nhiều thuận lợi cho vi ệc đi lại của khác du lịch đến với Cát Bà nhưng quy mô và ph ương pháp qu ản lý c ảng cần phải được cân nhắc kỹ đặc biệt phải gắn kết được với người dân địa 10
  11. phương sẽ tạo dựng được sự phát triển bền vững không nh ững tại địa bàn xã mà sẽ góp phần đáng kề cho sự phát triển bền vững của cả khu DTSQ. • Quan sát và cảm nhận tại xã Hiền Hào: Hiền Hào cũng như các xã vùng đệm khác có một ý nghĩa vô cùng quan trọng của khu DTSQ nó không những là nơi giam thiểu tác động tới vùng lõi mà góp thêm phần phong phú cho các vùng lõi , với các loài cây trồng xen canh giưa cây ăn quả (Vải thiều) và các loài cây nông nghiệp dưới tán. Đề đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại việc các hệ sinh thái t ự nhiên cũng như những mô hình kinh tế sinh thái hiện có sẽ phải gánh ch ịu nhiều s ức ép như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ là nguy cơ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái. Nên vi ệc duy trì c ơ c ấu cây trồng cũng như các hệ sinh thái tự nhiên khác là rất cần thi ết đ ối v ới xã Hi ền Hào. • Quan sát và cảm nhận tại xã Xuân Đám: Là địa bàn có dân cư sinh sống đầu tiên trên đảo Cát bà, là vùng đ ệm c ủa khu DTSQ với định hướng phát triển thành khu đô thị sinh thái và là khu công nghiệp chế biến thuỷ sản đáp ứng phát triển nghề cá của đảo. Xuân Đám đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp truy ền thống sang phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sạch. Mô hình dịch vụ và Nông nghiệp sạch, xã Xuân Đám Việc chuyển cơ cấu kinh tế tại Xuân Đám là động thái quan trong quá trình phát triển nhưng trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay cần có biện pháp 11
  12. chuyển bị để có thể thích ứng với những biến đổi trong tương lai - vấn đ ề này cũng đước phó chủ tịch xã khẳng định. • Quan sát và cảm nhận tại TT Khoa học Thuỷ Sản Miền Bắc: Trung tâm đang được hoàn thiên với sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà chuyên môn Đài Loan. Khi hoàn thành đây sẽ là một trung tâm lớn của Miền Bắc trong công tác nghiên cứu và phát triển nghề cá đặc biệt đối với vịnh Bắc Bộ. Trung tâm Khoa hoc Thuỷ Sản Miền Bắc Trung tâm khi đi vào hoạt động cũng sẽ góp ph ần đáng kể trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho quần đảo Cát Bà và cũng góp ph ần quan trong trong chiến lược phát triển nghề cá của Khu DTSQ này. • Quan sát và cảm nhận tại khu ĐTM Cái Giá: Khu đô thi sinh thái Cai Giá đang trong giai đoạn san l ấp mặt b ằng trên bền một bãi triều thuộc xã Xuân Đám. Theo thiết kế đây sẽ là m ột khu đô thi với các dịch vụ tổng hợp của một khu đô thị hiên đại. 12
  13. Quy hoạch Khu du lịch Cái Giá Trong bức tranh tổng thể của khu DTSQ thì Cái gia thuộc vùng chuy ển tiếp nên việc khu đô thi sẽ tác động ít nhất tới khu DTSQ. Khi khu đô thi hoàn thành sẽ góp thêm một nét mới cho quần đảo. Việc phát triển khu ĐTM Cái Giá cần chú ý các vấn đề ô nhiễm. Nếu các vấn đề ô nhiễm đô thi không có được biện pháp cũng như sự quan tâm đúng mức sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. II. THỰC TẾ TIẾP CẬN SINH THÁI HỌC TRONG QL TNTN & PTBV • Để được công nhận là Khu DTSQ Thế giới và trở thành một mô hình phát triển bền vững đại diện cho cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tại Quần đảo Cát Bà đã có những phương pháp tiếp cận phù h ợp v ới thiên nhiên để gìn giữ lại những giá trị mang tầm khu vực và quốc tế. • Ví dụ điển hình hợp lý trong công tác khai thác & quản lý TNTN: - Tai xã Xuân Đám có thể nhận thấy một mô hình tổng h ợp b ền v ững trong việc khai thác và sử dụng hợp lý TNTN thông qua việc phân tích lát cát từ ven biển lên rừng: Vấn Ven biển Vùng Đồng Vườn đồi Rừng đề chuyển ruộng tiếp Loại hình Hiện - Rừng - Nước - Canh tác - Trồng các - Rừng tái 13
  14. trạng ngập mặn ngọt chiếm lúa nước 2loại cây ăn sinh tự hiên luôn được ưu thế. vụ quả. được bảo duy trì ổn - Phát triển - Canh các - Xen canh vệ thông định. những ao loại rau các cây qua hộ gia nuôi thuỷ theo hướng nông đình. s ản nông nghiệp - Rừng nghiệp hữu ngắn ngày. trồng cơ. (thông) Phân - Giữ cân - Mang lại - Đảm bảo - Bổ sung - Duy trì tích bằng sinh thu nhập an ninh sinh dương nguồn /nhận xét thái tạo cao cho lương thực cho gianước, bảo cảnh quan. người dân cho địa đình vệ đất và - Ngăn sâm phương. - Nâng cao tạo cảnh nhập măn - Đáp ứng thu nhập. quan xói lở vùng nhu cầu - Tạo cảnh - Làm cơ bờ thiết yếu quan sinh sở phát - Tạo thêm của thi thái triển các sinh kế và trường và lâm sản đa dạng tăng thu ngoài gỗ sinh học nhập cho mang lại gia đình giá trị kinh tế cao. - Góp thêm thu nhập cho hộ gia đình Trên nền tảng đó hiện nay Xuân Đám đang có những hướng đi mới phù hợp và đáp ứng nhu cầu phat triển như: Du lịch sinh thái; Tăng di ện tích và sản lượng rau sạch; Phát triển đàn ong lấy mật… Ví dụ điển hình không hợp lý trong công tác khai thác&qu ản lý • TNTN: - Tại thị trấn Cát Bà có thể nhận thấy ngay sự phát tri ển v ượt bậc nh ưng lại ẩn chứa những điều không hợp lý trong công tác khai thác và quản lý TNTN: + Các bãi biển sạch với cảnh quan đẹp nhưng nhỏ và việc phát triển các dịch vụ đồ sộ đã làm một đi sự cân đối tự nhiên của các khu vực này. 14
  15. + Việc sẻ núi mở những con đường tới các bãi biển bày đã phá vỡ nghiêm trọng cảnh quan tự nhiên không nhưng th ế gay ra những ph ản c ảm cho con người. + Mật độ khách quá lớn tập trung đã vượt quá ngưỡng chịu tải của các bãi biển(đặc biệt ở Cát cò 1). III. KẾT LUẬN: •Khu DTSQ quần đảo Cát Bà với chiến lược phát triển bền vững đã được quy hoạch phân vùng chức năng chi tiết khi hoàn thành s ẽ tr ở thành m ột mô mẫu bền vững cho tương lai và có tầm ảnh hưởng rộng lớn. • Trong quá trình quy hoạch và xây dựng tại Cát Bà cần song song quan tâm chú ý tới những sư thay đổi ở mức độ vi mô nh ư cảnh du l ịch ở Gia lu ận, các vấn phát triển du lịch ở thi trấn Các Bà đồng th ời phát hiện và phát huy các vốn sẵn có của cộng đồng, tri thức bản địa…Nêu không chú ý thì có th ể khi Khu dự trữ sinh quyển sẽ chỉ như một ngôi nhà trống. 15
nguon tai.lieu . vn