Xem mẫu

  1. PGS. LE HONG LY S u t a c d o n g c u a k i n h t e t h i t r u d n g v ä o i h h o i t i n n g u o n g
  2. sự TÁC ĐỘNG CỦA ■ ■ KINH TẾ THỈ TRƯỜNG VÀO ■ LỀ HỘI TÍN NGƯÕNG m
  3. PGS.TS LÊ HỔNG LÝ Sự TÁC ĐỘNG CỦA ■ ■ KINH TẾ THỈ TRƯÒNG VÀO ■ LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG ■ NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN VIỆN VĂN HOÁ
  4. BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIÊT TẮT GS Giáo sư H. Hà Nội HĐND Hội đồng nhân dân M TTQ TƯ Mặt trận Tổ quốc Trung ương Nxb. Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư Sđd. Sách đã dẫn TDTT Thể dục thể thao Tp. Thành phố rp* Aỵ TS Tiên sĩ ƯBND ủ y ban nhân dân UBMTTQ ủ y ban mặt trận Tổ quốc VHTT Văn hóa thông tin
  5. LỜI M ỏ Sau bao năm dài chiến tranh giữ nước, người Việt Nam kết thúc cuộc chiến ác liệt vào mùa xuân 1975. Đất nước được độc lập, toàn vẹn trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn với hậu quả lâu dài và khắc nghiệt của một cuộc chiến tranh chưa từng có cho đến thời điểm bấy giờ. Có thệ nói, chiến tranh Việt Nam là một cuộc thử nghiệm vũ khí lớn nhất, sự huỷ diệt cao nhất của tất cả các tập đoàn sản xuất vũ khí trên thế giới. Bom đạn, chất độc hoá học, chiến tranh tâm lý, cân não, sự chia rẽ v.v... đã dội lên đầu người Việt. Đất nước hoang tàn, kinh tế kiệt quệ, hậu quả nặng nề của cuộc chiến có thể nhìn thấy bất cứ ở đâu trên đất nước cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, lòng khát khao độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, ý chí không chịu làm nô lệ đã làm cho người Việt N am vượt qua tất cả để đạt được sự thống nhất đất nước. Tưởng chừng mọi sự sẽ yên ổn sau ngày 30.4.1975, đất nước sẽ không còn phải chịu đựng sự chết chóc của bom đạn, không ngờ không bao lâu sau, hai cuộc chiến ở biên giới phía Nam và Bắc lại một lần nữa làm người Việt phải đổ máu. Thêm 15 năm nữa, có lẽ phải tính đến 1985 hoà bình mới thật sự có được trên dải đất nhỏ bé này, tuy rằng đến năm 1979 sự đụng độ biên giới phía Bấc kết thúc, nhưng sự căng thẳng còn kéo dài cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷxx. 5
  6. Cũng như tất cả các giai đoạn lịch sử trước đó, người Việt không chỉ biết đau buồn, than khóc sau mỗi cuộc chiến, mà họ vươn dậy đối mặt với những thử thách mới như sự mất mát đau thương, nghèo đói do sự kiệt quệ của nền kinh tế... Cùng với sự hàn gắn những vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, cải thiện đời sống, thì một sự hàn gắn hết sức to lón được đòi hỏi hơn bao giờ hết đó là sự hàn gắn tình cảm của con người cùng với những di sản văn hoá mà từ đó họ đã lớn lên, rồi cũng từ đó họ đã ra đi biền biệt, đằng đẵng một chặng đường dài tưỏmg như không bao giờ trở lại. Chiến tranh loạn lạc bao giờ cũng kèm theo biết bao nhiêu sự ly tán của con người. Chín năm kháng chiến đã một lần xáo trộn, hoà bình lập lại 1954 một lần nữa diễn ra một cuộc chia cắt lón Nam — Bắc. Người miền Nam tập kết, người miền Bắc di cư. Mỗi con người ra đi đều mang trong mình hình ảnh những người thân thuộc, hình ảnh quê hương với những bờ ao, mái đình, luỹ tre, bến nước, ngôi chùa, dòng sông với bao niềm khắc khoải, khôn nguôi. Những hình ảnh ấy không bao giờ m ờ phai trong kí ức của tất cả những người ra đi và ai cũng vậy, dù phải chết cũng m uốn ít nhất một lần trong đời được trở lại với những nơi thân thương ấy. Ngày hoà bình trở lại, đất nước thanh bình, nhưng kinh tế vẫn còn eo hẹp nên thật đau lòng khi trở lại những cảnh xưa người cũ đã thay đổi, đã mất m át quá nhiều. Những người rời quê hương khi làng xóm còn trù phú, nay trở về trong cảnh bị tàn phá nặng nề, gác súng lại bắt tay vào công cuộc khôi phục, nhưng trước hết vì miếng cơm manh áo, đâu đã có thì giờ để lo chuyện đình, chùa, đền, miếu hay nhà thờ tổ tiên. Người 6
  7. dời Ung đi nơi khác sinh sống nay vé trước hết cũng mới là để gặp íỡ lại người thân họ hàng, mừng mùng tủi tủi biết người này :òn, kẻ kia mất, thế đã là hạnh phúc lắm rồi. Vào những năm 70 — 80 thực tế ớ nước ta là như vậy, người ta biết phải giữ cái này, sửa cái kia cho quê hương, họ hàng, song lực bất tòng tâm không phải chỗ nào và ai cũng làm được. Cho đến khi đổi mới, đời sống càng ngày càng khấm khá lên, kinh tế phát triển với tốc độ tâng trưởne tốt hàng năm, đời sống văn hoá cũng dần dần được cải thiện. Từ chỗ có của ăn, của để cộng vói cuộc sống có đôi chút dư giả cũng là lúc nhu cầu vãn hoá tăng lên, không lẽ cứ để những đền, chùa điêu tàn như trước. Con người không thể chỉ sống vì miếng ăn, đó là chưi nói đến chuyện tâm linh theo truyền thống của người Việt, sự yên ấm mồ mả tổ tiên, thần thánh cũng là sự đóng góp vào cuộc sống yên bình, ổn định của người đang sống, nếu không kể đến sự phù hộ độ trì của tổ tiên, thần thánh ta mới có được cuộc sống hôm nay. Một phong trào khôi phục lại các đền, chùa, đình, miếu, nhà thờ diễn ra ở khắp các làng quê đến phố phường. Hàng loạt các di tích văn hoá được khôi phục bởi chủ trương và kinh phí của nhà nước, từ nguồn đóng góp của nhân dân địa phương, của những người con xa quê gửi về, của những người có lòng công đức... Lật các trang báo của những năm 90 cũng như các chương trình quảng cáo nhắn tin vào thời kì ấy, ta sẽ thấy gần như ngày nào cũng có những lời mời của các địa phương về dự tiệc khánh thành chùa, đền, đình, miếu mới được tu bổ, tôn tạo thậm chí là xây mới lại. Qui mô, kiến trúc,nghệ thuật và tính chất lịch sử, vãn hoá của 7
  8. các đình, chùa ấy không phải ở đâu cũng bảo đảm được nhi xưa, song điều đáng nói là gần như những di sản tír ngưỡng, tôn giáo ấy đã được khôi phục lại. Ở một góc đệ nào đó có thể nói đây là một công cuộc khôi phục các di sản văn hoá vô cùng to lớn của nhân dân cả nước. Cùng với việc xây dựng lại đền, chùa, đình, miếu... là việc khôi phục các lễ hội của làng vốn đã bao lâu nay bị quên lãng do chiến tranh, do không còn di tích vật thể làm nơi mở hội. Lễ hội tổ chức vừa để xác định lại vị trí của di tích, để trở lại với những hình bóng xưa của truyền thống văn hoá làng, để cảm ơn, ghi nhận công lao đóng góp của tất cả những người đã tham gia phục hồi lại di sản văn hoá và cũng để khoe với các làng khác nét văn hoá của làng mình. Sau này, đương nhiên còn có chuyện thu hút kinh phí vào quỹ chung của dân làng để bảo tồn di tích và lễ hội. Cho đến nay, có lẽ không còn một lễ hội quan trọng nào đối với các làng của người miền xuôi cũng như miền núi chưa được khôi phục lại. Thậm chí cả những lễ hội mới được du nhập vào Việt Nam nhưng trở thành một hiện tượng văn hoá phổ biến cũng được kể đến. Con số thống kê từ nguồn của Cục Văn hoá thông tin cơ sở (Ban nếp sống mới TƯ) mà chúng tôi có được cho biết, toàn Việt Nam có: 8902 lễ hội. Trong đó: - 25 lễ hội du nhập từ nước ngoài - 7005 lễ hội dân gian - 1399 lễ hội tôn giáo - 409 lễ hội lịch sử cách mạng - 64 lễ hội k h ác1. 1 Nguồn từ Cục Văn hoá thông tin cơ sở, Bộ Vãn hoá thông tin năm 2(X)4. 8
  9. Một tác giá khác cũng dưa ra một con số thống kê mà theo tác giả cũng cho ià “chắc chắn là chưa đầy đủ” thì trong một năm ớ nước ta có 7K50 lễ hội, trong đó có 24 tỉnh có 10Ơ lễ hội trớ lên. Tỉnh có số lượng lễ hội nhiều nhất ờ miền Bắc là Hải Dương với 566 lễ hội, và tính nhiều lễ hội nhất ở miền Nam là Kiên Giang với 392 lễ hội”2. Một thống kê từ 2001 chỉ tính riêng trong phạm vi huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã thống kê được 139 địa danh có lễ hội. Năm 2000 huyện có 79 nơi làm đơn xin mở hội và được chính quyền chấp thuận, tạo điều kiện giúp đỡ tổ chức3. Vấn đề ở đây không nói đến sự chính xác của các số liệu, mà là sự “bùng nổ” một thời hết sức mạnh mẽ của các lễ hội cổ truyền trong đời sống hiện nay, với sự đóng góp của toàn xã hội để có sự bùng nổ ấy. Đó cũng là nhu cầu to lớn của nhân dân vói các giá trị vãn hoá truyền thống của dân tộc. Cần phải khẳng định neay một điều về vai trò của Nhà nước trong sự phục hồi này là hết sức to lớn. Nếu không có sự thay đổi trong các chủ trương đường lối lãnh đạo thì sẽ không có những sự thay đổi mà chúng ta đã thấy trong văn hoá và cụ thể ở đây là lễ hội. v ề vai trò này của Đảng và Nhà nước, các nhả lý luận đã chỉ ra có ba bước đột phá để đẫn đến đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà nó đang được tiếp tục hiện nay. Ba bước đột phá ấy là: : L
  10. 1- Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8 nãm 1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất “ bung ra” là bước đầu tiên của quá trình đổi mới à nước ta. 2- Hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6 năm 1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai bằng chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất — kinh doanh sang cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội nghị này đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá. 3- Bước thứ ba là Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội VI, Bộ Chính trị đã đưa ra kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế: a) Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc. b) Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. c) Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, baơ cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá4. 4 Báo cáo tống kết m ột sô' vân d ẻ lý luận thực tiền qua 20 năm đổi mới ( Il^86 - 2006). Nxh. Chính trị Quốc gia. H. 2005. tr. 39, 46. 48. 10
  11. Tất cả những đột phá đó dẫn đến Đại hội VI của Đảng (12-'; 986) đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đưa đất nước đi vào đúng quĩ đạo của sự phát triển tạo nên những tiến bộ rõ rệt trong đời sống và nền kinh tế của cả nước. Sự đổi mới toàn diện và đúng hướng ấy được khẳng định ở Cương lĩnh (năm 1991): “ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hưởng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nưóc”5 và khái niệm “kinh tế thị trường” chính thức được văn kiện Đại hội IX đưa ra khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Đây là một sự thay đổi đúng đắn và hợp với quy luật phát triển. Chính vì vậy mà nó đã đưa đến những kết quả đáng kể mà ta thấy như: “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% một năm. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1988 chiếm 21,6% đến năm 2005 tăng lên 41%; tỷ trọng nông nghiệp năm 1988 chiếm 46,3% đến năm 2005 còn 20,5%, tỷ trọng dịch vụ năm 1988 chiếm 33,1% đến năm 2005 tăng lên 38,5%. Năm 1988 còn phải nhập hơn 60 vạn tấn lương thực, mà năm 1989 đã xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo và đến năm 2005 xuất khẩu 4,2 triêu tấn gạo. Thu nhập bình quân đầu người năm 1990 là 200USD tăng lên 600USD năm 20056. 5- h N guyẻn Phú Trọng, Công cuộc dổi m ới: Nhìn lại d ể tiếp tục tiến lên, Nhân dân 1 2 /1 0 /2 0 0 5 , số 18329, tr.3.
  12. Trình bày tất cả những vấn đề đường lối trên đây, ehún£ tôi muốn chứng minh rằng để đi đến nhìn nhận nền kinh tế thị trường trong giai đoạn vừa qua ở nước ta là cả m ột bước đường gian nan, vất vả. Đ ó cũng là điều dễ hiểu khi m à chúng ta đang từ một thế giới hoàn toàn khác chuyển qua thế giới mới mẻ này vừa chưa có kinh nghiệm, vừa chưa hiểu biết bao nhiêu. Do đó không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm, thất bại. Hơn thế nữa, sự thay đổi về kinh tế đã tác động đến toàn xã hội ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh trong đời sống của con người, trong đó có văn hoá. Vì thế, ở công trình này chúng tôi muốn xem xét sự tác động của kinh tế thị trường đến một khía cạnh hết sức nhạy cảm của văn hoá, đó là lễ hội tín ngưỡng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bằng những nghiên cứu trên thực địa, chúng tôi sẽ xem xét sự tác động của kinh tế thị trường đối với lễ hội tín ngưỡng. Sự tác động ấy đã đem lại những mặt tích cực và hạn chế ra sao đối với các lễ hội này? Sự tác động'ấy có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống của mỗi con người hiện đại, cũng như có vai trò gì trong việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở hiện nay v.v... Trên cơ sở đó, công trình cũng thử nhìn nhận từ nhiều góc độ vai trò của các tổ chức xã hội, chính quyền, các tầng lớp xã hội có liên quan đến các lễ hội tín ngưỡng hiện nay. Từ đó có thể góp thêm một cách nhìn, một tiếng nói và có thể những gợi ý cho các nhà quản lý trong việc xử lý, ứng xử với các lễ hội ấy trong hiện tại và tương lai. Đó là toàn bộ ý đồ mà công trình của chúng tôi có tham vọng đạt được. 12
  13. CHƯƠNG 1 MỘT • SỐ VẤN ĐÊ CỦA LỄ HỘI ■ TÍN NGƯỠNG TRONG NÉN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ■ I - PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TRÌNH Do điều kiện nghiên cứu cũng như khả năng của bản thân, chúng tôi khônc có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các lễ hội tín ngưỡrm đang diễn ra tronc cả nước. Vì thế địa bàn nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là hai khu vực cư trú của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Cách làm của chúng tôi là lựa chọn hai trường hợp điển hình là lẽ hội Bà Chúa Kho ở Bắc Bộ và lễ hội Bà Chúa Xứ ớ Nam Bộ. Tại sao chúng tôi lại chọn hai lễ hội này mà không phải là những lễ hội khác. Điều này được giải thích bởi những nguyên nhân sau đây; a) Đây là hai lễ hội có khá nhiều tiếng tăm trong thời gian qua. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nó, là đề tài mà báo chí trong suốt một thời gian dài quan tâm đến, chủ yếu ở khía cạnh phê phán, chỉ trích. b) Từ chỗ bị báo chí để ý tói nên các cấp chính quyền của địa phương cũng phải quan tâm, lo lắng. Một phần họ sợ 13
  14. báo chí phê phán, phần khác lo cấp trên nhắc nhở nên chính quyền các địa phương này đã có lúc dùng những biện pháp hành chính để dẹp bỏ. Tuy không dẹp được nhưng đã có lúc sự nhiệt tình dẹp bỏ này được sử dụng khá triệt để. Điều đó cũng phản ánh phần nào tư duy nhận thức trong quản lý văn hóa chung của cả nước ta: từ chỗ cấm đoán, dẹp bỏ đến nương nhẹ, lờ đi, để tồn tại trong một xu thế thay đổi của tình hình xã hội. c) Hai lễ hội ở hai đầu của đất nước nhưng lại khá giống nhau về nhiều phương diện, mà đặc biệt nhất là sự biến chuyển của hai vị thần được thờ từ tín ngưỡng nông nghiệp thành vị thần của thương nghiệp. d) Hai cách tổ chức khác nhau của một hiện tượng lể hội gần giống nhau, tuy ở những qui mô khác nhau, cấp độ khác nhau nhưng mục đích và kết quả lại có nhiều điểm giống nhau như vấn đề xã hội hóa văn hoá, kinh tế vãn hoá, du lịch văn hoá v.v... Từ hai lễ hội cụ thể, chúng tôi thử nhìn nhận sự phát triển của nó trong quá trình chuyển đổi của đất nước. Từ đó phần nào cũng tìm hiểu sự phát triển chung của các lễ hội tương tự ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với tất cả những mặt mạnh, mặt yếu của nó. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng cố gắng so sánh hai trường hợp cụ thể này với các lễ hội khác trong chừng mực tư liệu đã in ấn và tài liệu điền dã của chúng tôi. Ngõ hầu để thấy được những nét chung cũng như riêng của những hiện tượng văn hoá 14
  15. khá: nhau trong điều kiện kinh tc chính trị xã hội mà nó đarg tồn tại. Tài liệu phục vụ cho công trình này chủ yếu là tài liệu thự: địa được chúng tôi thực hiện trong hai năm vừa qua. Đưíng nhicn, nhũnu tài liệu đã có ne bố của các tác giả đi trước luôi là nquồn lư liệu quí báu mà chúng tôi phải tìm hiểu và than khảo. Mối quan tâm chính của công trình là xem xét hiện tưẹng văn hoá cổ truyền đã và đanẹ tồn tại trong đời sốns xã hộ đươim đại như thế nào? Sự tồn tại của nó đã góp phần vào cuóc sống hiện nay ra sao đối với những con người và cộng đồig tham gia trực tiếp vào nó? Từ đó thử tìm hiểu xem tác độig của nó như thế nào đối với sự phát triển ở nhữnc địa phương đó nói rièng và xu thế phát triển của cả nước nói chung. II - M Ộ T SỐ QUI ƯỚC VỂ KHÁI NIỆM Đổ thống nhất cách hiểu tron 2, quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin dừng lụi ở một số khái niệm như nhữnq công cụ làm việc. Điều này hoàn toàn mang tính chất qui ước riêng cho công trình chứ khôn? có tham vọng tìm ra một khái niệm hay một thuật ngữ khoa học mới. I. Lễ hội tín ngưỡng Trước hết nói về Ihuật ngữ Lễ hội. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có một sự ihống nhất trong việc sử dụng khái niệm này. Tùy theo góc độ tiếp cận và quan điểm nhìn nhận mà mỗi người có cách sử dụng riêng. Công trinh này không chú trọng vào việc xein xct các khái niệm ấy, cho nên chúng tôi chỉ xin điểm lại những nét chính. 15
  16. Các nhà nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ 20 trở về trước thường dùng thuật ngữ hội, hội lễ. Điều này phù hợp với cách gọi của dân gian. Người dân ở các làng quê xưa thường gọi đi hội, chơi hội. Làng có hội thì người ta thường nói làng m ở hội, vào đám. Từ năm 1938 học giả Nguyễn Văn H uyên1 khi viết về hiện tượng văn hoá này bằng tiếng Pháp ông cũng dùng như vậy, dù rằng ỉừ /ềte tiếng Pháp chắc chắn không trùng nghĩa với từ hội trong tiếng Việt. Bởi vì cũng như các t ừ /estiva l trong tiếng Anh, Praidnic trong tiếng Nga và Slavơ, thì fête chỉ có nghĩa là hội thuần tuý theo kiểu vui vẻ, chứ không bao hàm ý nghĩa nghi lễ như trong từ hội của tiếng Việt khi dùng để chỉ các lễ hội dân gian. Toan Ánh là người sử dụng thuật ngữ hội hè đình đám khá triệt để. Trong hai cuốn sách do ông xuất bản năm 1960 và 1974 ở Sài Gòn trong bộ “Nếp cũ” của mình ông đều dùng thuật ngữ này, nhưng khi gọi vắn tắt thì ông chỉ gọi là hội, Theo ông: “Trong hội thưòng có nhiều trò vui gọi là bách hí. Tuy nhiên, để dân chúng mua vui, nhưng mục đích của hội hè đình đám không phải chỉ có thế, và mua vui cho dân chúng cũng không phải mục đích đầu tiên của hội hè. Có thể nói được rằng mục đích đầu tiên của hội hè đình đám là để dân làng bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với Đức Thành Hoàng, Thần linh coi sóc che chở cho dân làng”2. 1 Nguyễn Văn Huyên, Les Ịêtes de Phù Đ ổng (une bataille céleste dans la tradiĩion annarnỉte), XXXIV* Cahier de la s,cde Geographie de Hà N ội, 1938. 2 Toan Ánh, N ếp cũ - hội hè đình đám (Quyển hạ). Nxb. Tp Hổ Chí Minh, 1992, tr. 11. 16
  17. Giáo sư Đ inh Gia Khánh, người trung thành với quan điển văn hoá dân gian là một chỉnh thể nguyên hợp và dày côm khám phá tính thẩm mĩ của nó, thì dùng thuật ngữ “/ỉội lễ cân gian, thời điểm mạnh trong đời sống của cộng đổng”. Thto ông: “ Danh từ hội lễ nên được dùng như một thuật ngữ vănhoá. Có Ihể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này theo hai thành tố là hội và lễ. Hội là tập hợp đông rmười trong một sinh hoạt cộng đổng. L ễ là các nghi thức đặc thù gắn với sinh hoít ấy”3. Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình ông đã hết sức dày công tìm hiểu và klìẳnc định tính thẩm mĩ trong các hiện tượng văn hóa dân gian Việt Nam. Một tác giả cùng thòi khác đã triển khai quan điểm chỉnh thể nguyên hợp của văr hóa dân gian rất thành công là nhà nghiên cứu Caơ Huy Đỉnh với tác phẩm “ Người anh hùng làng Dóng”4. Trơng tác phim này, tác giả Cao Huy Đính cũng dùng thuật ngữ hội để chi lễ hội Dóng. Đây có lẽ là tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một hiện tượng văn hoá dàn gian trong mối quan hệ với nghệ thuật trình diễn (perfomance), một phương pháp nghiên cứu đã gặt hái nhiều thành công ở Phương Tây. Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, xu thế sử dụng thuật ngừ lễ hội được phổ biến hơn. Có thể nói chính thức bắt đầu bằng công trình lễ hội cổ truyền Việt Nam của Viện Nghiên cứu vãn hóa dân gian do tác giả Lè Trung Vũ chủ biên cùng các tác giả khác là Phan Đăng Nhật, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính, Lê Vãn Kỳ và các cộng tác viên. Công 3 Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm lìiểu vân hóa dân gian. Nxh KHXH. H 1989, tr. 172. 4 Cao Huy Đính. Người anh hùng lừng Dóng Nxb KHXH, H. 1969
  18. trình như một sự xác nhận chính thức của Viện Nghiên cứu vãn hoá dân gian về một thành tố văn hoá dân gian cũng như một bộ phận nghiên cứu quan trọng của Viện5. Cũng cần phải nói rằng, trước đó cũng đã có một số người sử dụng thuật ngữ lễ hội trong các bài viết của mình nhưng còn rải rác. Có một công trình xuất bản vào năm 1984 của hai tác giả Thu Linh và Đặng Văn Lung6 cũns đã sử dụng thuật ngữ này, song có thể nói mục đích của các tác giả này khác so với các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian và các nơi khác. Từ nhữns; kinh nghiệm và kiến thức tiếp thu của hoạt động văn hoá quần chúng ở Liên Xô phổ biến tại nước ta trong thời kỳ đó, hai tác giả này đã áp dụng vào lễ hội cổ truyền Việt Nam để tách bạch phần lễ và phần hội với những “hành động hội”, “kịch bản hội” theo mô hình của các lẻ hội quần chúng được giảng dạy ở các trường Đại học văn hóa thuộc Liên Xô (cũ). Cách nhìn nhận như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đối với giới hoạt động văn hoá một thời gian dài cho đến tận bây giờ. Nó khác với quan niệm lễ hội với ý nghĩa là một chỉnh thể nguyên hợp, đan quện vào nhau trong lễ có hội, trong hội có lễ với “ý nghĩa lớn lao của lễ hội ỉà nhầm “đưa quá khứ hội nhập vào hiện tại, qui tụ toàn bộ năng lượng của vũ trụ, của không gian và thời gian đậm đặc năng lượng thiêng mà con người đi dự hội C.Ó nguyện vọng tắm mình trong đó, để sau đó họ là một con người khác đáp ứng cho năm mới, mùa mới”7. ' Lè Trung Vũ (chủ biên), L ề hội c ổ truyền. Nxb. KHXH, H. 1992. 6 Thu Linh - Đặng Vãn Lung, L ễ hội - truyền tliống và hiện đại. Nxb. Văn hóa, H. 1984 7 Tô N gọc Thanh, Di sừn văn hoá trung cơ c h ế thị trường, Nguồn sáng dân gian, số 3-2003, tr. 6. 18
  19. Đúng như giáo sư Trần Quốc Vượng viết: “ Lễ hội gồm hai phán vừa tách rời vừa không tách rời nhau: Lễ (nghi lễ cúng Thần, Thánh, Phật, Mẫu...) và Hội (tụ hội của dân một làng hay liên làng (vùn?)”8. “Trên thực tế và về lý thuyết Lễ - Hội xoắn xuýt hữu cơ vào nhau, không thể tách rời”. Do đó nếu không xcm xét lễ hội ở góc độ đó sẽ rất dễ làm thô thiển nó và mất đi những ý nghĩa đích thực của nó. Phải chăng việc dùng thuật ngữ lễ hội của các nhà nghiên cứu chính là muốn nhấn đến ý nchĩa thiêng liêng của lễ hội cổ truyền của nhân dân ta trong quá khứ, khi mà trong rất nhiều trò chơi của các lễ hội ấy cũng nhuốm màu thiêng liêng một cách có ý thức của nhữníĩ ncười tổ chức. Điều này có thể nói hoàn toàn có sự thốnc nhất của cả những người dùng thuật ngữ hội / / v à những người dùng lễ hội. Dù rằng, ở mỗi cách dùnẹ đều có các độ nhấn khác nhau nhưng họ đều muốn khẳng định cách dùng của mình là đúng thậm chí đã có lúc cuộc tranh luận bất phân thắng bại. Đó là khi Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức hội thảo khoa học quốc tế tại Hà Nội với chủ đổ “Lễ hội truyền thống trong đời sốnơ xã hội hiện đại” từ ngày 8 đến 13 tháng 3 năm 1993. Cuộc tranh luận diễn ra trong buổi họp trù bị giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam để thống nhất một số vấn đề thuật ngữ và quan điểm. Khi đó một nhà nghiên cứu đùa rằng: để vừa lòng cả hai phái hội lễ và lé hội tôi đề nghị đặt tcn là Le Hoi theo kiểu tiếng Pháp. Cuối cùng thì Hội thảo K Trần Quốc Vượng, Mùa xuân và lề hội Việt N am , Xưa và nay, số 3-1994, tr. 9. Trần Quốc Vượng. L ễ hội bàn sác và vân lioá các vùng quê Việt Nam. Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. sỗ 3-2002, tr. 31. 19
  20. cũng thành công tốt đẹp và kết quả của nó là một tập kỷ yếu ra đời vào năm 19949. Qua tìm hiểu của chúng tôi ý kiến của các nhà nghiên cứu về tên gọi có thể khác nhau tùy thuộc vào sự nhấn vào lễ hay hội, nhưng về cơ bản nội dung thì gần như thống nhất với nhau. Đó là lễ hội bao hàm cả lỗ và hội, hai phần này gắn bó chặt chẽ với nhau, đan quện vào nhau. Tách bạch ra để nghiên cứu, xem xét nhưng luôn luôn phải đặt nó là một chỉnh thể. Đặc biệt là trorm quá khứ, hầu hết tất cả nhữrm hoạt động trong phần hội đều chứa đựng những niềm tin, những phong tục nhằm đạt được những ước vọng, khao khát và niềm tin mà ở phần ỉễ được thực hiện bằng các nghi lễ hết sức trang nghiêm, thành kính. Để cuối cùng đạt được mục đích của lễ hội đó là tính thiêng liêng, cao cả của niềm tin mà mỗi cá nhân, cộng đồng gửi gắm vào đó. Tuy nhiên, cũng cần phải công nhận rằng, trong quá trình phát triển của xã hội, khá nhiều trò chơi phong tục đã phai nhạt và dần chuyển thành những trò giải trí thuần túy, kết hợp với các hoạt động vãn hoá văn nghệ mới nên làm cho phần hội có vẻ bị tách biệt ra khỏi phần lễ. Song một điều rõ ràng là cái còn bảo lưu được của lễ hội cổ truyền và vẫn luôn thu hút được người hiện đại đến dự, chính là tính thiêng của các nghi lễ tại các đền, chùa, đình, miếu nơi diễn ra lễ hội ấy. Đó là hạt nhân căn bản nhất mà chúng ta cần phát huy. 9 Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên), L ề lìôĩ truyền thống trong dời sổng x ã hội hiện đại. Nxb KHXH, H. 1994. 20
nguon tai.lieu . vn