Xem mẫu

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC NHAU CỦA PHỔ PHÁT QUANG ION MN2+ TRONG CÁC MẠNG CHỦ ALUMINATE VÀ SILICATE RESEARCH THE DIFFERENCE OF LUMINESENT SPECTRA OF ION MN2+ IN ALUMINATE AND SLICATE MATERIALS. SVTH: Nguyễn Thành Nhân Lớp 06SVL, Khoa Vật Lý, Trường Đại Sư Phạm GVHD: Nguyễn Văn Cường Khoa Vật Lý, Trường Sư Phạm TÓM TẮT Trong bài này, tác giả giới thiệu một số kết quả khảo sát phổ phát quang của các vật liệu 2+ Aluminate và Silicate có pha tạp ion Mn . Từ các kết quả thu được tác giả so sánh phổ phát 2+ quang của hai vật liệu Aluminate và Silicate pha tạp ion Mn . ABSTRACT In this paper, author present some results was studied about Aluminate and S ilicate 2+ material spectra have doped ion Mn . Obtained the result to compare the difference of 2+ luminescene spectra of the Aluminate and Silicate have doped ion Mn 1. Đặt vấn đề Lịch sử phát quang bắt đầu từ cách đây rất lâu với truyền thuyết về những hòn đá phát sáng trong đêm tuy nhiên trong giai đoạn này ngành vật lý phát quang vẫn chưa được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống. Trong những năm gần đây ngành vật lý phát quang bắt đầu có những bước phát triển nhanh chóng với nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như mực phát sáng, đồ trang trí, màn hình plasma ... Nhiều nghiên cứu về sự phát quang của ion kim loại chuyển tiếp trong các mạng chủ khác nhau đều có được những kết quả khả quan. Và đặc biệt sau khi nghiên cứu thành công sự phát quang ion kim loại chuyển tiếp Mn2+ trong các mạng chủ khác nhau thì lịch sử ngành vật lý phát quang bắt đầu có những bước đột phá mới. Câu hỏi được đặt ra ở đây là ion Mn2+ khi pha vào các mạng chủ khác nhau thì phổ phát quang sẽ thay đổi như thế nào. Chính từ câu hỏi này tác giả đã tiến hành khảo sát phổ phát quang của hai vật liệu Aluminate và Silicate khi pha tạp ion Mn2+, từ đó tác giả sẽ đi so sánh sự khác nhau giữa phổ phát quang của hai vật liệu này. Đó cũng chính là lý do chọn đề tài “Nghiên cứu sự khác nhau của phổ phát quang ion Mn2+ trong các mạng chủ Aluminate và Silicate” 2. Vật liệu 2.1. Vật liệu Aluminate 2.1.1. Canxi Aluminate (CaAl2O4 : Mn2+ ) Với điều kiện phòng thí nghiệm tác giả tiến hành trộn và nghiền hỗn hợp gồm muối canxi cacbonat (CaCO3), nhôm ôxit (Al2O3), hợp chất clorua mangan ngậm nước (MnCl- 547
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 với tỷ lệ thích hợp. Sau đó nung ở nhiệt độ 13000C trong 6h, rồi để nguội tự nhiên 2.4H2O) trong vài giờ. 2.1.2. Kẽm Aluminate (ZnAl2O4 : Mn2+ ) Với điều kiện phòng thí nghiệm tác giả tiến hành trộn và nghiền hỗn hợp gồm muối kẽm axetat ngậm nước (Zn(CH3COO)2.2H2O), nhôm ôxit (Al2O3), hợp chất clorua mangan ngậm nước (MnCl2.4H2O) với tỷ lệ thích hợp . Sau đó nung ở nhiệt độ 13000C trong 6h, rồi để nguội tự nhiên trong vài giờ. 2.2. Vật liệu Silicate 2.2.1. Canxi Silicate (CaSiO3 : Mn2+ ) Với điều kiện phòng thí nghiệm tác giả tiến hành trộn và nghiền hỗn hợp gồm muối canxi cacbonat (CaCO3), oxit silic (SiO2), hợp chất clorua mangan ngậm nước (MnCl- 0 2.4H2O) với tỷ lệ thích hợp. Sau đó nung ở nhiệt độ 1000 C trong 2h và ủ ở nhiệt độ 12000C trong 4h, rồi để nguội tự nhiên trong vài giờ. 2.2.2. Kẽm Silicate (Zn2SiO4: Mn2+) Với điều kiện phòng thí nghiệm tác giả tiến hành trộn và nghiền hỗn hợp gồm muối kẽm axetat ngậm nước (Zn(CH3COO)2.2H2O), nhôm ôxit (Al2O3), hợp chất clorua mangan ngậm nước (MnCl2.4H2O) với tỷ lệ thích hợp . Sau đó nung ở nhiệt độ 10000C trong 2h và ủ ở nhiệt độ 12000C trong 4h, rồi để nguội tự nhiên trong vài giờ. 3. Kết quả thực nghiệm 3.1. Phổ phát quang của vật liệu Aluminate 3.1.1. Canxi Aluminate 200000 180000 160000 140000 120000 Intensity (a.u.) 100000 80000 60000 40000 20000 0 -20000 450 500 550 600 650 700 750 Wavelength (nm) Hình 1. Phổ phát quang của CaAl2O4 : Mn2+ Nhận xét: - Đường cong phát quang là một dải phổ rộng có đỉnh phát quang là 545nm max 548
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 nằm trong vùng ánh sáng xanh là cây, gần vùng ánh sáng vàng. - Độ rộng của phổ phát quang là 49 nm 3.1.2. Kẽm Aluminate 700000 600000 500000 400000 Intensity 300000 200000 100000 0 450 500 550 600 650 Wavelength (nm) Hình 2. Phổ phát quang của ZnAl2O4 : Mn2+ Nhận xét : - Đường cong phát quang là một dải phổ rộng có đỉnh phát quang là 510nm max nằm trong vùng ánh sáng xanh lá cây, gần vùng ánh sáng xanh da trời. - Độ rộng của phổ phát quang là 19 nm 3.2. Phổ phát quang của vật liệu Silicate 3.2.1. Canxi Silicate 40000 20000 Intensity (a.u) 0 450 500 550 600 650 700 750 Wavelength (nm) Hình 3. Phổ phát quang của CaSiO3 : Mn2+ 549
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Nhận xét : - Đường cong phát quang là một dải phổ rộng có đỉnh phát quang là 600nm max nằm trong vùng ánh sáng đỏ. - Độ rộng của phổ phát quang là 99 nm 3.2.2. Kẽm Silicate 5000000 4000000 3000000 Intensity 2000000 1000000 0 450 500 550 600 650 700 750 Wavelength (nm) Hình 4. Phổ phát quang của Zn2SiO4: Mn2+ Nhận xét : - Đường cong phát quang là một dải phổ rộng có đỉnh phát quang là 526nm max nằm trong vùng ánh sáng xanh lá cây - Độ bán rộng của phổ phát quang là 43 nm 4. Kết luận Sau khi khảo sát phổ phát quang của các vật liệu nhóm Aluminate (CaAl2O4 , ZnAl2O4 ) và nhóm Silicate (CaSiO3 , Zn2SiO4) cũng như so sánh phổ phát quang đã dẫn đến một số kết quả sau: + CaAl2O4 : Mn2+ có đỉnh phổ phát quang là 545 nm (vùng ánh sáng xanh lá cây gần vùng ánh sáng vàng), độ rộng phổ phát quang là 49nm. + ZnAl2O4 : Mn2+ có đỉnh phổ phát quang là 510 nm (vùng ánh sáng xanh là cây gần vùng ánh sáng xanh da trời), độ rộng phổ phát quang là 19 nm. + CaSiO3 : Mn2+ có đỉnh phổ phát quang là 600 nm (vùng ánh sáng đỏ), độ rộng phổ phát quang là 99 nm. + Zn2SiO4 : Mn2+ có đỉnh phổ phát quang là 526 nm (vùng ánh sáng xanh là cây), độ rộng phổ phát quang là 43nm. Từ các kết quả trên ta đi tới kết luận: 550
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 + Phổ phát quang của ion Mn2+ trong cùng một nhóm vật liệu là khác nhau đối với các kim loại kiềm khác nhau. + Phổ phát quang của ion Mn2+ trong các mạng chủ đều là một đám phổ, tuy nhiên đối với các mạng chủ khác nhau thì độ rộng của phổ phát quang là khác nhau. Phổ phát quang của CaSiO3 : Mn2+ có độ rộng lớn nhất, còn của ZnAl2O4 : Mn2+ thì hẹp nhất. + Hầu hết đỉnh phổ phát quang của ion Mn2+ trong các mạng chủ nằm trong vùng ánh sáng xanh nhưng chỉ có CaSiO3 : Mn2+ có đỉnh phổ phát quang nằm trong vùng ánh sáng đỏ. + Sự phát quang của ion Mn2+ trong các mạng chủ Aluminate và Silicate đều ứng với sự dịch chuyển từ 4T1 (4G) về 6A1 (6S) . Tuy nhiên do sự tách mức năng lượng của ion Mn2+ trong các mạng chủ khác nhau là khác nhau nên bước sóng phát quang của ion Mn2+ trong các mạng chủ khác nhau là khác nhau. Đây chính là ưu điểm của ion Mn2+ so với các ion kim loại chuyển tiếp khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Văn Thích, Hiện tượng huỳnh quang và kỹ thuật phân tích huỳnh quang, Đại học tổng hợp Hà Nội [2] G.Blasse.B.C.Grabmaier, Luminescent Materials [3] Huỳnh Huệ (1981), Quang học, Đại học Sư Phạm [4] “Long persisten phosphor” (2006), Journal of Luminescene [5] “Role of SiO2 in Zn2SiO4 : Mn2+ phosphor used in optoelectronic materials” (2009), Indian Journal of Engineering & Materials Sciences, (6/2009) Vol 6, tr 185 - 187 [6] Đinh Thanh Khẩn (2008), Chế tạo vật liệu CaAl2O4. Khảo sát ảnh hưởng của ion Mn2+ lên phổ phát quang cuả vật liệu này, Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng 551
nguon tai.lieu . vn