Xem mẫu

Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất
huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
Phạm Thị Lan Anh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tổng quan về sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nguyên tắc và quan điểm sử
dụng đất nông nghiệp bền vững, các nghiên cứu về đất và đánh giá đất ở Cao Bằng và
Hạ Lang. Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử
dụng đất hiện tại trên địa bàn huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng. Đề xuất biện pháp sử
dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Hạ Lang nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội và môi trường, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện trong thời kỳ
tới.
Keywords: Tài nguyên đất; Cao bằng; Đất nông nghiệp
Content
MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và là điều kiện tồn tại và phát triển của con người
và tất cả các sinh vật khác trên trái đất. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ
dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng.
Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên
nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi.
Vấn đề tổ chức quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, có hiệu quả cao và bền vững càng
trở nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu, là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho
các cấp, các ngành và các đối tượng sử dụng đất.
Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Tình hình
kinh tế - xã hội của huyện đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất
cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tăng nhanh. Trong khi
nguồn tài nguyên đất đai chỉ có hạn lại chưa được khai thác triệt để. Là một trong 62 huyện
nghèo nhất cả nước, lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý tài
nguyên đất nông nghiệp, đảm bảo phát triển đúng theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Do đó đề tài “Nghiên cứu sử dụng hợp

lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng” được tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được
những mục tiêu sau:

-

Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử dụng
đất hiện tại trên địa bàn huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng.

-

Đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Hạ Lang
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất của huyện trong thời kỳ tới.

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu 5 nội dung và sử dụng 4
phương pháp.

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài
1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.4. Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất ở Cao Bằng và Hạ Lang
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai
2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
4. Phân hạng thích nghi đất đai
5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
huyện
Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2. Phương pháp điều tra điểm
3. Phương pháp xử lý số liệu
4. Các phương pháp khác
Chương 3: Kết quả và thảo luận
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Hạ Lang

2

1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng gồm 14
đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (8 xã giáp biên) với tổng diện tích tự nhiên là 45.681,67 ha
(Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010).
- Phía Đông và Đông Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
- Phía Nam giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
- Phía Tây Bắc giáp huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây Nam giáp huyện Quảng Uyên và Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hạ Lang là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa các dải núi
là những thung lũng tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên địa hình huyện Hạ Lang không phân
chia thành những vùng rõ rệt.
1.1.3. Khí hậu
Nền nhiệt của vùng khá phong phú, theo số liệu đo tại Cao Bằng nhiệt độ trung
bình năm là 21,60C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 - 1.600 mm.
1.1.4. Thủy văn
Huyện Hạ Lang có sông Bắc Vọng chảy từ huyện Trùng Khánh sang, với chiều dài
10km, sông Quây Sơn chảy dọc theo biên giới Việt - Trung với chiều dài 12km nhưng khả
năng khai thác 2 con sông này còn rất hạn chế.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hướng tích cực, tỷ
trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm xuống và ngành công nghiệp – dịch vụ tăng
lên.
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là nông - lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công
nghiệp. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu người
315USD. Thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hạ Lang
- Thuận lợi

3

+ Huyện có diện tích tự nhiên tương đối lớn 45.681,67 ha, đất đai phù hợp với nhiều
loại cây trồng. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, thực vật, vật nuôi đa dạng sinh
trưởng và phát triển nhanh, thuận lợi cho phát triển nông, lâm kết hợp, hình thành các vùng
cây trồng tập trung như: Mía, cây ăn quả, rừng nguyên liệu… Cung cấp nguyên liệu cho chế
biến hàng hoá, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và
khai thác.
+ Hạ Lang là huyện miền núi biên giới, ba mặt giáp Trung Quốc, có hai cửa khẩu
đang giao lưu (Lý Vạn và Bí Hà), đây là lợi thế so sánh của huyện so với một số huyện khác
trong tỉnh. Hệ thống đường giao thông nối với thị xã Cao Bằng, các huyện miền Đông và ra
hai cửa khẩu thuận tiện, tạo điều kiện để huyện mở rộng thị trường, quan hệ hợp tác giữa
huyện với các huyện bạn và với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (đây là thị trường rộng và dễ
tính).
+ Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của huyện đa dạng cho phép có thể phát triển
một nền nông nghiệp đa dạng từ các cây trồng nước đến cây trồng cạn ngắn ngày, cây lâu
năm; từ các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới đến cây trồng, vật nuôi Á nhiệt đới và ôn đới. Chế độ
nhiệt đảm bảo đủ điều kiện để gieo trồng 2-3 vụ cây trồng cạn trong năm.
+ Quỹ đất đai chưa sử dụng của huyện chỉ còn gần 900 ha, song tiềm năng về tăng vụ
và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai của huyện còn nhiều, trong những
năm tới có thể khai thác tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở
ngoài việc khai thác khoảng hơn 700 ha đất đồi chưa sử dụng vào trồng rừng và các loại cây
có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá (hồi, mác mật, dược liệu) và thực hiện tăng vụ trên
đất cây hàng năm đưa một số cây rau đậu, cây công nghiệp có năng suất, chất lượng cao vào
sản xuất để tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác.

+ Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, bình quân có khoảng 2,3 lao động trên một ha
đất canh tác, 38% lao động nông thôn chưa có đủ việc làm thường xuyên, nếu có hướng đào tạo,
khai thác hợp lý nguồn lao động của huyện sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện trong điều kiện hội nhập.
+ Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện như đường giao thông, cửa khẩu, công
trình thuỷ lợi, cơ sở bưu chính viễn thông, mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục… đã được tăng
cường nhiều hơn trước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4

+ Chương trình trồng mía xuất khẩu, chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu giai
đoạn 2006 - 2010 và sự phát triển một số nghề truyền thống như khai thác đá, dệt thổ cẩm,
đan lát… tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện theo hướng phát
triển hàng hoá.
+ Trong nông nghiệp, bước đầu có sự chuyển đổi quan trọng về cơ cấu giống mới,
trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi đã được nâng lên, sản lượng lương thực bình quân đầu
người tăng khá và ổn định, một số nông sản đã trở thành hàng hóa.
+ Hạ Lang có một số ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát…giúp cho
việc đa dạng hóa ngành nghề, phân công lao động và tăng thu nhập cho người dân.
- Khó khăn
+ Là một huyện miền núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, mạng lưới giao thông chưa
đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa, mức thu ngân sách còn thấp.
+ Các ngành kinh tế trong huyện phát triển chưa đồng bộ, 70% thu nhập của huyện là
từ kinh tế nông nghiệp; thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ.
+ Hạ Lang là huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn chiếm đa
số, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển của địa phương.
+ Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhất là các xã vùng cao.
Năng suất cây trồng chưa cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp và lâm nghiệp,
giữa trồng trọt và chăn nuôi còn mất cân đối. Sản xuất tự cấp, tự túc, chưa tạo ra động lực
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
+ Hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp. Năng suất các cây trồng chính còn thấp
hơn rất nhiều mức bình quân chung của cả nước: lúa 39,5/48,85 tạ/ha; ngô 35,9/36 tạ/ha; sắn
108/156 tạ/ha; đậu tương 7,69/14,3 tạ/ha; lạc 7,5/18 tạ/ha; thuốc lá 7,5/15,6 tạ/ha. Riêng cây
mía có năng suất cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 599,2/553 tạ/ha.
Huyện Hạ Lang đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn:
+ Nhu cầu đầu tư lớn nhưng khả năng đầu tư có hạn.
+ Nguy cơ tụt hậu về kinh tế còn tiềm ẩn do mức thu ngân sách chỉ đáp ứng 100%
nhu cầu chi, kinh phí cho các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu lấy từ ngân sách trợ cấp từ bên
ngoài.

5

nguon tai.lieu . vn