Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 NGHIÊN CỨU SỞ THÍCH MUA SẮM VÀ HÀNH VI CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN ĐÀ NẴNG SHOPPING PREFERENCE AND EXPENDITURE BEHAVIORS FOR DOMESTIC TOURISTS WHO COME TO DA NANG ThS. Lưu Cẩm Trúc & PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương luucamtruc@gmail.com & phamthilanhuong@due.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu nỗ lực để tìm hiểu hành vi chi tiêu và sở thích mua sắm của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng. Với một quy trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu với mục đích khám phá tìm hiểu về hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng với các thông tin về mức thu nhập, số tiền chi cho một chuyến du lịch, cơ cấu khoản tiền mua sắm, địa điểm mua sắm của du khách, hình thức du lịch. Đồng thời, tìm hiểu sở thích mua sắm của du khách với các thông tin về mức độ ưa thích đối với các sản phẩm; những sản phẩm, dịch vụ mà du khách mong đợi, đánh giá các thuộc tính của sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm thiết kế bản câu hỏi và điều tra, phỏng vấn hơn 150 du khách đến Đà Nẵng. Những kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở để tác giả đề xuất các kiến nghị phát triển du lịch Đà Nẵng hiệu quả hơn. Từ khoá: Sở thích mua sắm; hành vi chi tiêu; khách du lịch nội địa; thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT This research attempts to expand the understanding shopping preference and expenditure behaviors of domestic tourists in Da Nang destination. By a scientific process and method, this study aims to explore expenditure behaviors as: income, spending funds for a trip, the structure of shopping budgets, shopping destination, travel mode as well as tourism shopping preference as: the preference level of products, products expectations, products reviews. This study used both qualitative and quatitative methods to design questionnaire, interview more 150 tourists in Da Nang city. The results show that transport activities are the highest amount of money Base on the results of this research, managerial insights and practical implications for developing tourism Da Nang. Key Words: Shopping preference; expenditure behaviors; domestic tourisms; Da Nang city. 1. Đặt vấn đề Ngành du lịch Đà Nẵng sau hơn 40 năm đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng, góp phần đáng kể để tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. Với phương hướng, nhiệm vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 theo nghị quyết số 33/NQ – TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng nêu rõ “Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”. Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước, là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách”. Với phương hướng trên, nhìn chung thực trạng triển khai chiến lược cho thấy thành phố đã thực sự nỗ lực trong việc bám sát mục tiêu và chiến lược đề ra, nhiều dự án du lịch đã đi vào hoạt động và có kết quả tốt và du lịch Đà Nẵng từng bước trở thành ngành mũi nhọn của thành phố. Điểm đến Đà Nẵng được nhiều trang mạng, tạp chí uy tín và nổi tiếng thế giới, du khách và các tổ chức du lịch quốc tế đánh giá cao như tạp chí du lịch trực tuyến Smart Travel Asia đã bình chọn Đà Nẵng nằm trong top 336
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á (trong hai năm 2013-2014), trang Trip Advisor công bố Đà Nẵng là thành phố nằm trong top 10 điểm đến mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2015 do khách du lịch bình chọn, tờ New York Times bình chọn Đà Nẵng là một trong 52 điểm đến nổi bật thế giới [8]. Theo báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, năm 2015, tổng lượng khách đến Đà Nẵng tham quan, du lịch ước đạt 4,6 triệu lượt, tăng 20,5% so với năm 2014. Trong số 4,6 triệu lượt khách kể trên, ước có 1,25 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,8% so với năm 2014; khách nội địa ước đạt 3,35 triệu lượt, tăng 17% so với năm 2014. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 12.700 tỉ đồng, tăng 28,7% so với năm 2014. Và trong quý 1 năm 2016, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 1.040.169 lượt, tăng 19,6% so với cùng kỳ 2015. Những kết quả trên được xem là những bước tiến quan trọng của ngành du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra khách du lịch của Dự án EU tại một số điểm du lịch (Partale & Thư, 2014) công bố kết quả khảo sát khách du lịch tại năm điểm chính: Sapa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An thì dù lượng khách du lịch Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng nhưng điều đáng buồn là có đến 90% lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S, số du khách quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6%. Và điểm đến du lịch Đà Nẵng cũng không nằm ngoài thực trạng này. Phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một điểm đến hấp dẫn bền vững trong mắt du khách không chỉ đơn thuần bằng cách làm thu hút, gia tăng lượng khách du lịch và tổng doanh thu hàng năm mà song song với định hướng đó thì điểm đến Đà Nẵng cần phải tập trung giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ chân du khách ở lại lâu hơn và đẩy mạnh chi tiêu nhiều hơn khi đến Đà Nẵng. Xuất phát từ vấn đề trên, bài báo nhằm nghiên cứu sở thích mua sắm và hành vi chi tiêu của du khách nội địa đến Đà Nẵng. Từ đó, để các nhà quản trị có định hướng phát triển phù hợp hơn đối với phát triển du lịch Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong bối cảnh thị trường du lịch của Đà Nẵng đã trình bày ở trên, bài báo hướng đến các mục tiêu nghiên cứu sau: - Tìm hiểu hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng với các thông tin như: mức thu nhập, số tiền chi cho một chuyến du lịch, mức độ chi tiêu cho các hoạt động, địa điểm mua sắm của du khách, hình thức du lịch. - Tìm hiểu sở thích mua sắm của khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng với các thông tin như: mức độ ưa thích đối với các sản phẩm du lịch ở Đà Nẵng; những sản phẩm, dịch vụ mà Đà Nẵng cần bổ sung thêm, sở thích về đặc điểm tính năng của sản phẩm. - Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho các cơ quan ban ngành liên quan, các nhà làm du lịch có thể đưa ra các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Đà Nẵng. 3. Cơ sở lý thuyết 3.1. Định nghĩa du lịch Ngày nay, nhu cầu du lịch của các nước trên thế giới và Việt Nam không ngừng phát triển là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội. Có một số định nghĩa về du lịch như sau: Định nghĩa về du lịch được đưa ra bởi tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1995 là: “Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến 337
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí, kinh doanh và các mục đích khác” (Pike, 2008). 3.2. Khách du lịch nội địa Theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam (UBTVQH, 1999), tại điểm 2, điều 10, chương I đã định nghĩa “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Theo điều 34, chương V của luật du lịch của Việt Nam thì khách du lịch được coi là bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và những người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là những người từ nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 3.3. Một số nghiên cứu trước về hành vi khách du lịch Mặc dù mua sắm được nghiên cứu trong nội dung của bán lẻ nhưng khái niệm mua sắm như một hoạt động của du lịch được sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn (Lehto, Cai, O’Leary and Huan, 2004). Ngành công nghiệp du lịch đã đánh giá tầm quan trọng của hoạt động mua sắm như một hoạt động du lịch và thành phần thiết yếu của trải nghiệm du lịch (Kent et al., 1983; Jansen-Verbeke, 1991) bởi vì những đóng góp đáng kể của nó đến ngành thương mại bán lẻ tại các thị trường du lịch khác nhau trên thế giới (Alegre & Cladera, 2010). Tồn tại nhiều nghiên cứu ngoài nước về sở thích mua sắm và hành vi chi tiêu của du khách dưới nhiều góc độ khác nhau (Taubel, 1972; Littrell 1990; Littrell et al, 1994; Hewer & Campbell, 1997; Baker, Kleine and Bowen, 2003; Selby 2004; Swanson and Horridge 2004) ở nhiều thị trường như: Úc, Hồng Kông, Thái Lan, London, New York, Đài Loan (e.g, Parnwell, 1993; Ngamsom, 1998; Rucker và cộng sự, 1986; Dardis và cộng sự, 1981; Lehto và cộng sự, 2004). Cũng có một vài nghiên cứu trong nước tập trung nghiên cứu về hành vi chi tiêu và đánh giá của khách du lịch (e.g, Minh, Thủy và Quốc, 2010; Huệ và Huy, 2014). Tuy nhiên, vẫn còn rất ít những nghiên cứu về sở thích mua sắm của du khách nội địa với điểm đến Đà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này gồm ba bước chính: nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. - Đối tượng nghiên cứu: khách du lịch nội địa du lịch đến Đà Nẵng. - Địa điểm nghiên cứu: được chọn lựa là bãi biển Phạm Văn Đồng, T20, danh thắng Ngũ Hành Sơn là những nơi thu hút nhiều du khách đến để du lịch, thuận tiện cho công tác phỏng vấn. - Thời gian khảo sát tháng 06/2016. - Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trực tiếp dựa trên công cụ bản câu hỏi. - Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu thuận tiện - Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. 4.1. Nghiên cứu thăm dò Nghiên cứu thăm dò sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu 10 du khách nội địa tại bãi biển Phạm Văn Đồng vào tháng 05/2016. Thời gian phỏng vấn: 15-20 phút/đáp viên. Nhóm 338
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nghiên cứu sẽ quan sát và phỏng vấn những du khách có khả năng nhiệt tình cung cấp thông tin. Bước nghiên cứu này với mục đích thu thập thông tin với những nội dung được chuẩn bị trước trong bản câu hỏi thăm dò, cụ thể: - Mục đích chuyến đi du lịch Đà Nẵng - Số tiền chi tiết mà khách du lịch nội địa thường bỏ ra để chi tiêu cho chuyến du lịch Đà Nẵng - Danh mục sản phẩm, mặt hàng mà khách du lịch hay mua khi du lịch tại Đà Nẵng - Đặc tính của mỗi sản phẩm mà khách hàng mong muốn đối với các một số loại sản phẩm - Những địa điểm du khách thường mua các sản phẩm, mặt hàng khi đi du lịch. - Những sản phẩm, dịch vụ mong đợi Bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu, gợi mở để đáp viên cung cấp thông tin, kết quả của nghiên cứu thăm dò đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích như sau: 4.1.1. Mục đích du lịch - Du lịch nghỉ dưỡng. - Du lịch thăm người thân, bạn bè. - Du lịch công vụ - Du lịch tham quan, mua sắm 4.1.2. Những mặt hàng mà khách du lịch thường mua ở Đà Nẵng - Hải sản khô: mực, cá bò... - Các đặc sản: tré bà đệ, rong biển mỹ khê, bánh khô mè Bà Liễu,… - Thủ công mỹ nghệ Non Nước - Các sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn thành phố: móc chìa khóa, áo thun in hình Đà Nẵng, postcard, tranh ảnh về cảnh quan thành phố,... - Áo quần. 4.1.3. Đặc tính mỗi sản phẩm mà khách du lịch mong muốn - Hải sản khô, đặc sản cần rõ ràng nguồn gốc trên bao bì, bao bì cần đẹp mắt thu hút hơn, mùi vị thơm ngon. - Hàng thủ công mỹ nghệ Non nước yêu cầu chất lượng đá tốt, kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt. - Quà lưu niệm cần mang đậm tính địa phương, kiểu dáng lạ và màu sắc đẹp. - Nên bổ sung dịch vụ cho thử điêu khắc tại làng nghề Non Nước 4.1.4. Địa điểm mà du khách thường xuyên đến mua hàng - Các khu chợ truyền thống như chợ Cồn và chợ Hàn - Các hệ thống siêu thị như Big C, Vincom, Lotte. - Các cửa hàng đặc sản - Quầy lưu niệm 4.1.5. Những sản phẩm, dịch vụ mong đợi - Khu vui chơi giải trí lớn - Trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch 339
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 - Phát triển thêm dịch vụ giải trí khác 4.2. Nghiên cứu sơ bộ Những thông tin thu thập được nghiên cứu thăm dò là cơ sở để đề xuất bản câu hỏi cho nghiên cứu sơ bộ. Bước này dùng để kiểm tra, rà soát lại bản câu hỏi trước khi được chính thức phát ra cho khách du lịch. Từ đó có thể xem xét cấu trúc, tính logic của bản câu hỏi. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ là bản câu hỏi chưa chỉnh sửa, bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 10 khách du lịch nội địa đang đi du lịch Đà Nẵng tại biển Phạm Văn Đồng, T20 vào tháng 05/2016, phỏng vấn nhanh khoảng 15-20 phút/đáp viên với công cụ là bản câu hỏi. Kết quả nghiên cứu sơ bộ mang lại những thay đổi trong bản câu hỏi như sau: Đối với câu hỏi: “Anh/Chị vui lòng cho biết phần trăm chi tiêu cho các nhu cầu ăn, đi lại, ăn uống, mua sắm giải trí và nhu cầu khác khi đi du lịch tại Đà Nẵng?”. Câu hỏi này gây khó khăn cho du khách để có thể nhớ cụ thể, chính xác và để nhớ lại thì rất mất thời gian nên đã chuyển thành “Anh chị vui lòng sắp xếp theo thứ tự giảm dần tổng chi tiêu cho các nhu cầu ăn, ở, đi lại, mua sắm giải trí và nhu cầu khác”. Đối với câu hỏi: “Những sản phẩm dịch vụ mà Anh/Chị mong muốn Đà Nẵng sẽ có trong tương lai?” thì nhiều du khách đưa ra ý kiến về “Khu ẩm thực mang tính đặc trưng để quảng bá du lịch” nên nhóm nghiên cứu quyết định bổ sung thêm phương án trả lời này. 4.3. Nghiên cứu chính thức Bản câu hỏi sau khi được chỉnh sửa và hoàn thiện sẽ dùng trong nghiên cứu chính thức với số lượng mẫu là 186 mẫu, sau khi kết thúc phỏng vấn có 150 bản câu hỏi có hiệu lực. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định giả thuyết, phân tích kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp thống kê sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu là bản câu hỏi sau, dùng để phỏng vấn trực tiếp du khách nội địa đến tham quan du lịch tại Đà Nẵng. Bản câu hỏi gồm 3 phần như phụ lục A: - Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách nội địa. Gồm 3 câu hỏi về giới tính, độ tuổi, thu nhập của du khách. - Phần B: Hành vi của du khách nội địa khi đến Đà Nẵng. Gồm 5 câu hỏi về số lần đến Đà Nẵng du lịch, hình thức đi du lịch, mục đích đi du lịch, tổng chi tiêu của mỗi du khách khi đến Đà Nẵng, mức độ chi tiêu cho các hoạt động. - Phần C: Sở thích mua sắm của du khách nội địa khi đến Đà Nẵng. Gồm 4 câu hỏi về những sản phẩm mà du khách nội địa thích mua khi đến Đà Nẵng, địa điểm mua các sản phẩm này, những sản phẩm dịch vụ mà du khách thích nhưng hiện tại Đà Nẵng chưa có và cuối cùng là câu hỏi về đánh giá thuộc tính của một số sản phẩm ở Đà Nẵng. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Đặc điểm mẫu khảo sát Mẫu khảo sát có 61 đáp viên là nữ, chiếm 40,7% và 89 đáp viên là nam, chiếm 59,3%. Đáp viên từ 35 tuổi trở xuống chiếm 74,7% trong đó: độ tuổi từ 24 đến 35 tuổi là 66 du khách chiếm 44% gần một nửa trên tổng số, với độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi có 46 chiếm 30,7%. Còn lại là đáp viên có độ tuổi từ 34 đến 55 có 29 đáp viên chiếm 19,3% và trên 55 tuổi có 6 đáp viên chiếm 4%. Đáp viên có thu nhập dưới 3 triệu là 25 du khách chiếm 16,7%, từ 3 đến 5 triệu là 49 du khách chiếm 32,5%, từ 5 đến 340
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 10 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 59 du khách (39, 3%). Còn lại là 17 du khách có thu nhập trên 10 triệu (11,3%). 5.2. Hành vi của du khách khi đến Đà Nẵng 5.2.1. Tần suất du lịch của khách nội địa đến Đà Nẵng Trên 150 bản câu hỏi có hiệu lực cho thấy phần lớn các du khách nội địa đã đến Đà Nẵng hơn 1 lần chiếm trên 80,7% trong đó: từ 2 đến 3 lần có 72/150 đáp viên gần một nửa chiếm 48%, với số lần trên 3 lần (49/150) chiếm 32,7%. Còn du khách nội địa lần đầu tiên đến Đà Nẵng (29/150) chiếm 19,3%. Kết quả cho thấy du khách nội địa đến Đà Nẵng và cũng muốn quay lại vào những lần khác. Điều này thể hiện Đà Nẵng mang lại sức hút đối với du khách nội địa. Bảng 1: Tần suất du lịch của du khách nội địa Tần suất du lịch Số lượng Tỷ lệ Đến lần đầu 29 19,3% Từ 2 đến 3 lần 72 48% Trên 3 lần 49 32,7% Tổng 150 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 5.2.2. Hình thức du lịch của du khách nội địa khi đến Đà Nẵng Khi được hỏi về hình thức du lịch của du khách, có đến 64% người đi du lịch tự túc, còn lại 36% khách du lịch đi đến Đà Nẵng theo tour du lịch với lịch trình đã được định sẵn. Bảng 2: Hình thức du lịch của du khách nội địa Hình thức du lịch Số lượng Tỷ lệ Đi tự túc 96 64% Theo tour 54 36% Tổng 150 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 5.2.3. Mục đích du lịch của du khách nội địa đến Đà Nẵng Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng là để tham quan mua sắm (53/150) và du lịch nghỉ dưỡng (49/150) lần lượt chiếm 35,3% và 32,7%. Ngoài ra khách du lịch còn đi đến Đà Nẵng với 2 mục đích khác là thăm người thân (26/150) chiếm 17,3% và du lịch công vụ (22/150) chiếm 14,7%. Bảng 3: Mục đích du lịch của du khách nội địa Mục đích du lịch Số lượng Tỷ lệ Du lịch nghỉ dưỡng 49 32,7% Thăm người thân, bạn 26 17,3% bè 341
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Du lịch công vụ 22 14,7% Du lịch tham quan mua 53 35,3% sắm Tổng 150 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 5.2.4. Tổng chi tiêu của du khách nội địa khi đến Đà Nẵng Như kết quả điều tra khảo sát của nhóm tác giả với 150 khách du lịch nội địa thì khoản tiền mà du khách chi cho một chuyến du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất là “Dưới 7 triệu/người” với 87 đáp viên chiếm 58% trên tổng số. Khách du lịch sẵn sàng chi “từ 7 đến 10 triệu/người” với 48 đáp viên chọn chiếm 32%, còn với sô tiền khá lớn chi cho một chuyến du lịch nội địa thì chiếm số lượng khá ít chỉ 10% trên tổng số mẫu. Qua đó ta thấy được rằng khách du lịch nội địa họ sẽ chi tiêu vừa phải với khả năng tài chính của mình. Bảng 4: Tổng chi tiêu của du khách nội địa Tổng chi tiêu Số lượng Tỷ lệ Dưới 7 triệu 87 64% Từ 7 đến 10 triệu 48 36% Trên 10 triệu 15 10% Tổng 150 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 5.2.5. Mức độ ưu tiên chi tiêu cho các dịch vụ của du khách nội địa khi đến Đà Nẵng Kết quả phân tích cho thấy, giá trị trung bình của nhu cầu đi lại là cao nhất với giá trị là 4,64 nghĩa là chi phí du khách dành cho nhu cầu đi lại tốn kém cao nhất. Tiếp theo đó là nhu cầu về chỗ ở, ăn uống. Ngoại trừ các nhu cầu khác, nhu cầu có giá trị trung bình thấp nhất là nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí với giá trị trung bình là 2,71. Như vậy câu hỏi đặt ra ở đây là du khách không có nhu cầu chi tiêu nhiều cho tham quan, vui chơi giải trí hay thật sự là ngành du lịch Đà Nẵng hiện nay chưa có nhiều các điểm đến thu hút để làm cho du khách phải chi tiêu nhiều hơn để tham quan, vui chơi giải trí. Tuy nhiên, nếu hiểu theo khía cạnh khác, có thể một số điểm tham quan, vui chơi hiện nay của Đà Nẵng với mức giá cả phải chăng khiến cho du khách chi tiêu ít hơn các hoạt động khác. Bảng 5: Mức độ ưu tiên chi tiêu của du khách nội địa Số Điểm Std. Hoạt động lượng trung bình Deviation Nhu cầu đi lại 150 4.64 1.189 Nhu cầu chỗ ở 150 4.57 1.266 Nhu cầu ăn uống 150 4.30 1.505 Nhu cầu mua sắm 150 3.09 1.231 Nhu cầu tham quan, vui 150 2.71 1.486 chơi giải trí 342
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nhu cầu khác 150 1.67 1.150 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Khi kiểm tra lại các giá trị trung bình về mức độ chi tiêu của du khách cho các hoạt động trên trên tổng thể thì chỉ có mức độ chi tiêu cho nhu cầu về chỗ ở có sig = 0,479 < α=0,05 khi test ở giá trị 4,5, còn ở giá trị trung bình tổng thể 4.6 thì thỏa mãn sig=0,797> α=0,05. Vì thế chấp nhân mức độ chi tiêu nhu cầu chỗ ở là 4,6. Còn lại các kiểm định giá trị trung bình trên tổng thể đối với các mức độ chi tiêu cho các nhu cầu khác đều đảm bảo như trên mẫu. 5.3. Sở thích mua sắm của du khách khi đến Đà Nẵng 5.3.1. Cơ cấu mua sắm Đối với những mặt hàng khách du lịch thường mua nhất khi đến Đà Nẵng thì mặt hàng hải sản khô là sản phẩm được khách chọn mua nhiều nhất khi đi du lịch Đà Nẵng (chiếm 28%). Thật vậy, Đà Nẵng là thành phố biển nổi tiếng với các loại hải sản tươi ngon vì thế du khách đến du lịch tại Đà Nẵng thì không thể bỏ qua món ngon này. Mặt hàng thứ hai mà được khách du lịch ưa chuộng khi đến Đà Nẵng chiếm đến 25.3% là các loại đặc sản của địa phương như bánh khô mè Bà Liễu, rong biển Mỹ Khê, tré Bà Đệ,…Đây là những loại đặc sản mang hương vị đặc trưng, là những thương hiệu có từ lâu đời của thành phố, mỗi khi nhắc đến chúng thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Đà Nẵng. Đứng sau hải sản khô và các món đặc sản thì hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là tượng đá, vòng đá và các sản phẩm làm từ đá được khách chọn mua nhiều thứ ba (17.3%). Điểm đến Đà Nẵng nổi tiếng với làng nghề đá Non Nước thì đây là một lựa chọn rất hợp lý cho du khách có thể mua khi đến Đà Nẵng. Quà lưu niệm mang dấu ấn đặc trưng thành phố như móc chìa khóa in tên Đà Nẵng, áo in hình các danh lam cảnh đẹp,…và các mặt hàng thời trang như quần áo là những sản phẩm đứng cuối cùng với phần trăm lựa chọn lần lượt chiếm 16.7% và 12.7%. Bảng 6: Cơ cấu mua sắm Sản phẩm Số lượng Tỷ lệ Hải sản khô 42 28.0% Đặc sản 38 25.3% Hàng lưu niệm 19 12.7% Thủ công mỹ nghệ 26 17.3% Mặt hàng thời trang 25 16.7% Tổng 150 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 5.3.2. Địa điểm mua sắm sản phẩm Kết quả khảo sát cho thấy thấy tỉ lệ chênh lệch trong sự lựa chọn để mua sản phẩm giữa 3 địa điểm: các khu chợ, siêu thị và quầy đặc sản, quầy lưu niệm là không cao. Ta cũng thấy được địa điểm mà du khách thường chọn mua các sản phẩm nhất là các siêu thị và quầy hàng, cửa hàng bán hàng đặc 343
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 sản Đà Nẵng (chiếm 37.3%). Hai địa điểm các khu chợ lớn (chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Mới,…) và các quầy bán đồ lưu niệm lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3 với 32% và 30.7%. Bảng 7: Địa điểm thường được mua sắm Số Tổng chi tiêu Tỷ lệ lượng Các khu chợ 48 32.0% Siêu thị, cửa hàng đặc 56 37.3% sản Quầy lưu niệm 46 30.7% Tổng 150 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 5.3.3. Những sản phẩm, dịch vụ được du khách nội địa mong đợi ở Đà Nẵng Các du khách nội địa khi được hỏi về các sản phẩm dịch vụ mà Đà Nẵng chưa có hoặc còn chưa phát triển thì có nhiều đáp viên trả lời như trong bảng 9. Đây là câu hỏi nhiều lựa chọn, kết quả cho thấy khu vui chơi giải trí lớn được các đáp viên chọn lựa nhiều nhất với 34.4%. Ý kiến Đà Nẵng cần phát triển và đa dạng hóa hơn nữa các dịch vụ giải trí khác được các du khách chọn nhiều thứ hai với 25.4%. Hai sự lựa chọn về khu ẩm thực mang tính quảng bá du lịch và xây dựng thêm các trung tâm mua sắm không có sự chênh lệch nhiều với 19.9% và 20.3%. Bảng 8: Những sản phẩm dịch vụ được mong đợi ở Đà Nẵng Tổng chi tiêu Số lượng Tỷ lệ Khu vui chơi giải trí lớn 88 34.4% Trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch 51 19.9% Phát triển thêm dịch vụ giải trí khác 65 25.4% Khu ẩm thực mang tính quảng bá du lịch 52 20.3% Tổng 256 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đây là một cơ sở quan trọng để các nhà quản trị, cơ sở kinh doanh du lịch và Sở du lịch ở Đà Nẵng có thể dựa vào đó mà phát triển, xây dựng các cơ sở hạ tầng, dịch vụ mà thành phố còn thiếu để thu hút hơn nữa lượng khách du lịch nội địa, giúp phát triển hơn nữa “ngành công nghiệp không khói” ở Đà Nẵng. 5.3.4. Đánh giá chất lượng, tính năng, kiểu dáng của một số sản phẩm hiện có Để đánh giá thái độ của du khách nội địa với sản phẩm: hải sản khô, đặc sản, thủ công mỹ nghệ Non nước, hàng lưu niệm là các mặt hàng phổ biến hiện có ở Thành phố Đà Nẵng với các thuộc tính khác nhau cho từng mặt hàng. Đối với hàng hải sản khô và đặc sản đánh giá đối với các thuộc tính: chất lượng, bao bì, mùi vị. Chất lượng, màu sắc, kiểu dáng đối với hàng thủ công mỹ nghệ Non Nước. Dấu ấn đặc trưng, kiểu dáng, màu sắc đối với mặt hàng lưu niệm. Đây cũng là các thuộc tính được du khách đưa ra trong nghiên cứu thăm dò. 344
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đối với câu hỏi này không có sự chênh lệch nhiều (dao động từ 3.47 đến 3.96). Cụ thể như sau: Đối với hải sản khô thì chất lượng nguồn gốc được cho cao điểm nhất 3.65, mùi vị được ưa thích thứ nhì 3.58 và cuối cùng là bao bì sản phẩm 3.47. Đối với đặc sản thì tương tự như hải sản khô được cho điểm cao nhất 3.96, bao bì sản phẩm được đánh giá cao 3.63 và cuối cùng mùi vị ưa thích với giá trị 3.61. Đối với hàng mỹ nghệ cụ thể là đá Non Nước thì kiểu dáng đá được các vị khách hài lòng nhất 3.76. Tiếp theo là chất lượng (3,63) và màu sắc sản phẩm (3.61). Và sản phẩm cuối cùng là quà lưu niệm mang dấu ấn thành phố (móc chìa khóa, áo thun, thiệp,..), kiểu dáng và màu sắc sản phẩm là hai đặc tính được du khách đánh giá là 3.62. Dấu ấn thành phố trong các hàng lưu niệm được cho 3.61. Bảng 9: Đánh giá chất lượng, tính năng, kiểu dáng của một số sản phẩm Sản phẩm Điểm Std. Thuộc tính Số lượng trung bình Deviation Chất lượng nguồn gốc 150 3.65 1.147 Hải sản khô Mùi vị sản phẩm 150 3.47 1.115 Bao bì sản phẩm 150 3.58 1.166 Chất lượng nguồn gốc 150 3.96 1.132 Đặc sản Mùi vị sản phẩm 150 3.63 1.154 Bao bì sản phẩm 150 3.61 1.119 Hàng mỹ nghệ Chất lượng đá 150 3.63 1.108 (đá Non Màu sắc đá 150 3.61 1.152 Nước) Kiểu dáng đá 150 3.76 1.072 Dấu ấn đặc trưng hàng 150 3.61 1.105 Quà lưu niệm lưu niệm mang dấu ấn Kiểu dáng hàng lưu niệm 150 3.62 1.053 thành phố Màu sắc hàng lưu niệm 150 3.62 1.091 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị 6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy du khách du lịch đến Đà Nẵng Độ tuổi chính của các du khách là khá trẻ, từ 24 đến 35 tuổi, tiếp đến là nhóm du khách từ 15 đến 24 tuổi với mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu chiếm đa số. Du khách nội địa xem Đà Nẵng như điểm đến được yêu thích với khả năng quay lại vào lần sau là khá cao, các du khách đến Đà Nẵng từ hai đến ba lần hoặc nhiều hơn ba lần là khá cao. Họ đến Đà Nẵng với mục đích chính là du lịch nghĩ dưỡng và tham quan mua sắm. 345
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Khi tìm hiểu về hành vi chi tiêu, đa số du khách đi du lịch tự túc với mức chi tiêu được lựa chọn nhiều nhất là dưới 7 triệu, tiếp theo là mức từ 7 đến 10 triệu. Trong các mức chi tiêu đó, du khách chi nhiều nhất cho các nhu cầu lần lượt là nhu cầu đi lại, chỗ ở và nhu cầu ăn uống, mua sắm. Tuy nhiên, hoạt động thăm quan, vui chơi giải trí thì du khách lại chi tiêu cho hoạt động này thấp nhất. Giá trị trung bình này đã được kiểm định lại trên tổng thể bằng phương pháp nghiên cứu one sample T-test. Đối với sở thích mua sắm của du khách khi đến Đà Nẵng, đa số du khách đến Đà Nẵng với mong muốn mua các mặt hàng như hải sản khô, đặc sản đặc trưng của Đà Nẵng vì đây được xem là điểm mạnh và là sự khác biệt đối với các địa phương khác. Ngoài ra, với các sản phẩm đặc trưng như hàng hải sản, du khách cảm thấy hài lòng về chất lượng sản phẩm nhưng bao bì sản phẩm lại được đánh giá thấp hơn. Đối với hàng mỹ nghệ cụ thể là đá Non Nước thì kiểu dáng được hài lòng nhất. Với sản phẩm là quà lưu niệm mang dấu ấn thành phố (móc chìa khóa, áo thun, thiệp...), kiểu dáng và màu sắc sản phẩm là hai đặc tính được du khách đánh cao hơn thuộc tính còn lại. Du khách còn có mong muốn phát triển thêm các khu vui chơi, các dịch vụ giải trí vì nhiều du khách cho rằng các điểm vui chơi giải trí chưa nhiều, cần được phát triển thêm. Việc phát triển thêm các khu ẩm thực và trung tâm mua sắm cũng được nhiều du khách quan tâm. 6.2. Kiến nghị Thông qua nghiên cứu và các kết quả phân tích từ nghiên cứu này cũng là cơ sở để đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng phát triển hơn. Thứ nhất, khi đến Đà Nẵng số tiền chi tiêu của du khách nội đia chỉ ở mức dưới 7 triệu là chủ yếu vì thế thành phố Đà Nẵng cần đưa ra các hoạt động vui chơi giải trí, các sản phẩm nhằm kích thích mức chi tiêu của du khách nhiều hơn. Các nhà quản trị cần các chiến lược để có thể thúc đẩy các nhu cầu của khách du lịch để tăng chi tiêu của họ lên hơn nữa. Thứ hai, du khách nội địa đến Đà Nẵng bằng việc tự tổ chức chứ không theo tour. Đây cũng là vấn đề mà các đơn vị lữ hành cần quan tâm. Các công ty lữ hành cần đưa ra các gói tour chất lượng và phù hợp nhằm gia tăng lượng du khách mua tour nhiều hơn. Thứ ba, qua kết quả khảo sát ta cũng thấy, đa số đáp viên mong muốn có thêm nhiều khu vui chơi giải trí hoành tráng ở Đà Nẵng và số tiền chi tiêu của du khách đối với nhu cầu tham quan giải trí khi đến Đà Nẵng rất thấp. Vì thế cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng các khu phức hợp mua sắm giải trí với trang thiết bị hiện đại, đa dạng trò chơi, các khu mua sắm sang trọng cao cấp cũng như các khu mua sắm đặc trưng cho thành phố. Thứ tư, hải sản khô và đặc sản địa phương là hai sản phẩm được khách du lịch chọn mua về làm quà nhiều nhất. Vì vậy cần tập trung phát triển hai mặt hàng này để đáp ứng được nhu cầu của du khách như đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng với bao bì đẹp mắt, tăng độ tin cậy đối với người sử dụng. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa màu sắc, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với hàng thủ công mỹ nghệ, cần đưa ra các sản phẩm tạo sự khác biệt cho thành phố và mang đậm dấu ấn đặc trưng của thành phố. Thứ năm, địa điểm mà khách du lịch thường hay ghé đến để mua các sản phẩm này là các khu chợ lớn, các quầy lưu niệm và siêu thị, cửa hàng đặc sản. Giữa ba địa điểm này không có sự khác biệt lớn trong sự lựa chọn của đáp viên vì thế cần nâng cao cơ sở hạ tầng và cũng như xây dựng phát triển văn hóa văn minh kinh doanh ở những nơi này. 346
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 7. Kết luận Nghiên cứu đã thành công trong việc hoàn thành mục đích nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: mẫu nghiên cứu khá ít vì vậy mà kết quả chưa khái quát hết tổng thể. Du khách đến Đà Nẵng chủ yếu để du lịch nghĩ dưỡng vì thế việc khảo sát nghiên cứu ít nhiều cũng làm phiền đến du khách, vì thế vẫn tồn tại khá nhiều du khách chưa nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn nên tỉ lệ phản hồi và tỉ lệ bản câu hỏi có hiệu lực tương đối thấp, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Trong tương lai các nghiên cứu có thể tiến hành với mẫu lớn hơn nhằm mang tính đại diện cho tổng thể, nghiên cứu cần thực hiện với cả những du khách nước ngoài để có thể thu thập được những thông tin tổng quát và hữu ích cho sự phát triển của thành phố. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Kỳ Minh, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Việt Quốc, (2010) Nghiên cứu hành vi và đánh giá của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng, Phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, 9, 11-18. [2] Hoàng Thị Huệ & Trần Quang Huy (2014), Đánh giá hành vi khách hàng trong lựa chọn sản phẩm du lịch tại Thái Nguyên, Tạp Chí Khoa học và Công nghệ, 118 (04), 167 – 172. [3] Partale & Thư, Dự án EU: Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (2014), 8, 8-9, Tổng cục du lịch Việt Nam. [4] Alegre J. & Cladera M. (2010), Tourist characteristics that influence shopping participation and expenditures, International journal of culture, tourism and hospitality research, 6 (3), 223-237. [5] Baker, S. M., S. Kleine, and H. Bowen (2004). “On the Symbolic Meanings of Souvenir for Children.” unpublished manuscript, University of Wyoming, Laramie. [6] Blackwell R. D., Miniard P. W., Engel J. F., (2012), Consumer Behavior, Cengage Learning Asia Pte Ltd. [7] Kent, W., P. Shock, and R. Show. (1983) “Shopping: Tourism's Unsung Hero(ine).”Journal of Travel Research, 21(4): 2-4. [8] Lehto, Xinran Y; Cai, Liping A; O'Leary, Joseph T; Tzung-Cheng Huan.,(2004), Tourist shopping preferences and expenditure behaviours: The case of the Taiwanese outbound market, Journal of Vacation Marketing, 10.4, 320-332. [9] Littrell, M. A., S. Baizerman, R. Kean, S. Gahring, S. Niemeyer, R. Reilly, and J. Stout (1994). “Souvenirs and Tourism Styles.” Journal of Travel Research, 33(1): 3-11. [10] Meng, F. & Xu, Y., (2012), Tourism shopping behavior: planned, impulsive or experiential, International Journal of Culture, Tourism and Hospitality Research, 6(3), 250-265. [11] Ngamson, B. (1998), Shopping tourism: A case study of Thailand, in Proceedings of Third International Conference of Tourism and Hotel Industry in Indo-China and Southest Asia: Development, Marketing and Sustainability, Phuket, Thai Lan, 112–128. [12] Pike S. (2008), Destination Marketing: An integrated Marketing communication approach, First edition, Elsevier Inc, 423 pages. [13] Rucker, M., Kaiser, S.,Barry, M., Brum-mett, D., Freeman, C. and Peters, A. (1986) The imported export market: An investigatetion of foreign visitors’gift and personal purchase, in Malhotra, N.K and Hawes, J..M (eds). Developments in Marketing Science, Academy of Marketing Science, Greenvale, NY, 120 - 124. 347
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 [14] Selby, M. (2004). Understanding Urban Tourism: Image, Culture and Experience. New York, I.B. Tauris & Co Ltd. [15] Swanson, K. K. (2004). “Tourists' and Retailers' Perceptions of Souvenirs.” Journal of Vacation Marketing, 10(4): 363-377. [16] Timothy, D. J. (2005). Shopping Tourism, Retailing and Leisure. Clevedon, UK: Channel View Publications. [17] http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-33-NQ-TW-nam-2003-xay-dung- va-phat-trien-thanh-pho-Da-Nang-145218.aspx [18] http://www.seacastlehotel.com/vi/tin-tuc/diem-den-moi-noi-da-nang-no-luc-but-pha-de-hut- khach-du-lich-181.html [19] [3]http://www.nhandan.com.vn/xahoi/du-lich/item/22445302-goi-mo-huong-phat-trien-du-lich- da-nang.html. [20] http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail &document_id=32495 [21] http://www.luatdulich.net/2014/03/lua-du-lich-so-44-2005-QH11.html 348
nguon tai.lieu . vn