Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP DỊCH TỤC NGỮ NGA SANG TIẾNG VIỆT VÀ GIẢNG DẠY DỊCH TỤC NGỮ NGA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM 1 Nguyễn Thanh Sơn, 2Dƣơng Thị Liên 1 Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, 2Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Tóm tắt Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp và đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. Khi học ngoại ngữ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu tục ngữ trong các tác phẩm văn học, các bài đọc hiểu cũng nhƣ lời nói giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt trong các tiết học dịch, một trong những chủ đề khó nhất cho cả ngƣời dạy và ngƣời học là dịch tục ngữ. Việc áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy dịch tục ngữ Nga hiệu quả nhất và tạo nhiều hứng thú cho ngƣời học là mối quan tâm của nhiều giáo viên hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các cách dịch tục ngữ Nga sang tiếng Việt và đề xuất một số phƣơng pháp giảng dạy dịch tục ngữ Nga trong các lớp học tiếng Nga nhƣ một ngoại ngữ tại các trƣờng Đại học Việt Nam. Bằng phƣơng pháp so sánh đối chiếu và phân tích nội dung, hình thức của tục ngữ Nga-Việt, từ đó tìm ra phƣơng pháp dịch tục ngữ Nga sang tiếng Việt đảm bảo chính xác về ngữ nghĩa và yếu tố thẩm mỹ. Từ khóa tục ngữ Nga, dịch tục ngữ Nga sang tiếng Việt, phƣơng pháp giảng dạy 1. Mở đầu Tục ngữ là phần thiết yếu, là ―cái hồn‖ của văn học dân gian của bất kỳ dân tộc nào. Từ xa xƣa, tục ngữ đã đi vào đời sống sinh hoạt của con ngƣời nhƣ một món ăn tinh thần không thể thiếu. Trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nga nói riêng, chúng ta không chỉ thƣờng xuyên bắt gặp các câu tục ngữ xuất hiện trong các bài đọc, các mẫu câu giao tiếp hằng ngày mà còn trong các tác phẩm văn học và văn bản báo chí. Việc hiểu nghĩa của chúng gây không ít khó khăn cho ngƣời học bởi tục ngữ không chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa đen mà còn phải hiểu theo nghĩa chuyển. Xuất phát từ những khó khăn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các phƣơng pháp dịch tục ngữ Nga sang tiếng Việt và đề xuất một số phƣơng pháp dạy dịch thể loại văn học dân gian này hiệu quả trong các lớp học dịch cho sinh viên Việt Nam. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tục ngữ Nga có câu ―Без пословицы не проживёшь‖ (tạm dịch: không thể sống mà thiếu tục ngữ) khẳng định vai trò quan trọng của tục ngữ trong đời sống của con ngƣời. Чепкова Т.П., Мартыненко Ю.Б., Степанян Е.В. (2013) cho rằng một trong những thứ trang sức đẹp nhất làm cho tiếng Nga giàu và đẹp chính là tục ngữ. Việc học tục ngữ giúp chúng ta hiểu đƣợc mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa, bởi vì tục ngữ giúp chúng ta biết rõ hơn về đời sống tinh thần, phong tục và tập quán của mỗi dân tộc. Vấn đề dịch thuật tục ngữ Nga sang tiếng Việt đã từ lâu đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, giáo viên tiếng Nga tại Việt Nam quan tâm. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tùng Cƣơng (2004) với sách ―Tục ngữ Nga và các đơn vị tƣơng đƣơng trong Tiếng Việt‖ giới thiệu hơn 1500 câu tục ngữ đƣợc sử dụng trong tiếng Nga hiện đại 315
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI đƣợc dịch sang tiếng Việt và tác giả Lê Đình Bích (1986) trong công trình nghiên cứu ―Tục ngữ Nga-Việt‖ có hơn 1040 câu tục ngữ Nga có đối chiếu các câu tục ngữ Việt và các đơn vị tƣơng đƣơng. Các tác giả trên đã xây dựng những cơ sở lí thuyết của phƣơng pháp nghiên cứu so sánh tục ngữ Nga-Việt và đƣa ra những luận giải cũng nhƣ tổng hợp các câu tục ngữ thành từ điển tục ngữ đối chiếu Nga-Việt. 2.2. Các khái niệm tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ 2.2.1. Пословица (tục ngữ) Trong tiếng Việt Пословица đƣợc dịch là tục ngữ. Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Xô Viết (Советская энциклопедический словарь, 1986) ―Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, có tính hàm súc của danh ngôn, có nghĩa hình tƣợng tƣợng trƣng, xét về mặt ngữ pháp và lô-gic là phát ngôn hoàn chỉnh, có ý nghĩa giáo huấn, có nhịp điệu và có vần điệu‖. Tục ngữ có những đặc điểm nhƣ sau: - Về kết cấu, tục ngữ thƣờng có hai phần: đề và kết. Ví dụ: Наряди пень, и пень хорош будет. (Ngƣời đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.160) Бог дал, бог и взял. (Của thiên trả địa.) (Nguyễn Tùng Cƣơng, 2004, tr.47) - Về ngữ nghĩa, tục ngữ thƣờng có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ví dụ: Высоко сидишь, больно падать. (Trèo cao ngã đau.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.113) Бог любит троицу. (Quá tam ba bận.) (Nguyễn Tùng Cƣơng, 2004, tr.47) - Tục ngữ xác nhận, khẳng định những đặc điểm, thuộc bản chất của con ngƣời, sự vật, hiện tƣợng nào đó. Ví dụ: Чужая душа – потѐмки. (Dạ sâu hơn bề, bụng kín hơn buồng.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.219) - Tục ngữ đánh giá một hiện tƣợng. Ví dụ: Голодному кусок за целый ломоток. (Một nắm khi đói bằng một gói khi no.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.118) - Tục ngữ mang tính giáo huấn, chỉ bảo. Ví dụ: Гол да не вол, беден да честен. (Đói cho sạch, rách cho thơm.) (Nguyễn Tùng Cƣơng, 2004, tr.78) Theo Nguyễn Tùng Cƣơng (2004), tục ngữ là thể loại văn học dân gian, thể hiện phán đoán, có tổ chức cú pháp nhƣ câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo có các đặc điểm: tính cố định, tính giáo huấn, tính chuyển nghĩa, tính dân gian hay tính tập thể sáng tác, tính biểu cảm, tình hệ thống, tính vần điệu, nhịp điệu. Trong văn học dân gian Nga, tục ngữ đƣợc xếp cùng nhóm với ngạn ngữ (поговорка). 2.2.2. Поговорка (ngạn ngữ) Theo Жуков (2000) ngạn ngữ là một câu nói dân gian ngắn gọn, sâu sắc và thƣờng chỉ có nghĩa đen. Ví dụ: Коса - девичья краса. (Cái răng cái tóc là góc con ngƣời.) (Nguyễn Tùng Cƣơng, 2004, tr.122) 316
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Ngoài ra còn có khái niệm Крылатое выражение (danh ngôn) – là những tinh hoa trí tuệ chắt lọc, đúc kết lâu đời; những trải nghiệm cuộc sống phong phú, sâu sắc tích lũy qua bao thế hệ đƣợc diễn đạt bằng những câu ngắn gọn, ý nghĩa hàm súc. ―Нет ничего дороже независимости, свободы‖ (Кhông có gì quý hơn độc lập tự do – Hồ Chí Minh.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.28) ―Учиться, учиться и ещѐ раз учиться‖ (Học, học nữa, học mãi – Lê-nin.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.28) 2.2.3.Фразеологизм (thành ngữ) Một khái niệm nữa chúng ta cần chú ý khi nghiên cứu về tục ngữ Nga đó chính là thành ngữ (фразеологизм). ―Thành ngữ là hiện tƣợng ngôn ngữ, chỉ khái niệm, có chức năng định danh, tƣơng đƣơng với từ, gọi tên các hành động, sự vật, tính chất, là các bộ phận của câu, đƣợc nghiên cứu trong ngôn ngữ học‖. (Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Trí, 1975) Theo Кононенко В.И., Брицын М.А., Ганич Д.И. (1978), thành ngữ là kết hợp của hai hay nhiều từ, nổi bật bởi tính nguyên vẹn và tái hiện trong quá trình nói năng, nhƣ những công thức từ (словесная формула) ở dạng làm sẵn. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, xét về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ tƣơng đƣơng với từ. Để chứng minh cho nhận định này, nhiều ý kiến cho rằng thành ngữ tiếng Nga có thể giải thích bằng một từ hoặc cụm từ. Ví dụ: Бить баклуши: бездельничать (lƣời biếng) (Bùi Hiền, 2001, tr.54) На краю света: делако (xa) (Bùi Hiền, 2001, tr.1240) На носу: скоро (sắp, chẳng bao lâu nữa) (Bùi Hiền, 2001, tr.771) Tục ngữ, ngạn ngữ và thành ngữ có những nét riếng biệt và thƣờng đƣợc xếp chung nhóm. Tuy nhiên không nên bị nhầm lẫn giữa các thể loại văn học dân gian này với nhau. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong bài viết này chúng tôi đã chọn lọc ra những câu tục ngữ Nga tiêu biểu, chia chúng theo từng nhóm và phân tích những cách thức chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Để làm đƣợc điều đó, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: phƣơng pháp này nhằm so sánh ngữ nghĩa của tục ngữ Nga và đơn vị tƣơng đƣơng trong tiếng Việt - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: phân tích nội dung ngữ nghĩa của từng câu tục ngữ và sắp xếp chúng theo nhóm ngữ nghĩa, cấu trúc… Trong quá trình nghiên cứu, các loại từ điển khác nhau nhƣ từ điển Nga-Việt, từ điển Việt- Nga, từ điển tục ngữ Nga-Việt đã đƣợc chúng tôi sử dụng. Các câu tục ngữ Nga đƣợc trích từ quyển từ điển tục ngữ Nga-Việt của các tác giả Lê Đình Bích (1986), Nguyễn Tùng Cƣơng (2004). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Vấn đề dịch thuật tục ngữ Nga sang tiếng Việt Vấn đề dịch thuật tục ngữ là một công việc vô cùng khó khăn bởi chúng có nhiều đặc điểm khu biệt. Khó khăn lớn nhất đó chính là giải thích nghĩa đặc biệt là nghĩa bóng của tục ngữ. 317
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 4.1.1. Giải thích mặt lô-gic Qua việc nghiên cứu các phƣơng thức dịch thuật tục ngữ của các tác giả từ điển tục ngữ Nga-Việt, Việt-Nga chúng tôi nhận thấy có một số phƣơng pháp dịch chính nhƣ sau. Đối với các nhóm tục ngữ chỉ mang nghĩa đen. Trong thành phần các câu này, các từ thƣờng dùng với nghĩa tự do và vẫn giữ đƣợc mối tƣơng quan vật thể. Đối với nhóm này, chỉ cần dịch đúng từng chữ. - Время - деньги. (Thời gian là vàng bạc.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.110) - Где мѐд, там и мухи. (Mật chảy đến đâu, ruồi bâu đến đó.) (Nguyễn Tùng Cƣơng, 2004, tr.75) a. Nhóm tục ngữ thƣờng dùng ở nghĩa bóng. Đối với nhóm này, cần giải thích nghĩa bởi trong thành phần các câu này, nhiều từ không có mối tƣơng quan vật thể. - Дуракам счастье. (Ngu si hƣởng thái bình.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.127) - Игра не стоит свеч. (Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.125) - Лес рубят, шепки летят. (Đẵn gỗ khó tránh mảnh bào.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.116) b. Nhóm tục ngữ có phần đầu làm nổi bật nghĩa của phần sau hoặc ngƣợc lại. Đối với các câu này khi dịch sang tiếng Việt chỉ cần dịch một vế trong câu. - Слово - серебро, молчание - золото. (Im lặng là vàng.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.196) c. Ngoài ra có một số câu tục ngữ có phần đầu lại đối lập với phần sau vì vậy cần giải thích nghĩa của cả hai phần. - У бедного беда на беду, а у богатого деньга на деньгу. (Giàu từ trong trứng giàu ra, khó từ ngã bảy ngã ba khó về.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.204) - Не бойся той собаки, которая лает, а бойся той, что молчит до хвостом виляет. (Đừng sợ ngƣời trực tính, nói thẳng mà hãy đề phòng những ngƣời thâm trầm.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.161) 4.1.2. Phương pháp đối chiếu (phân loại so sánh ngôn ngữ) Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở kho tàng tục ngữ có sẵn trong tiếng Nga và tiếng Việt mà đối tƣợng chính là nội dung và thành tố trong câu. Dựa trên kết quả nghiên cứu các từ điển tục ngữ tiếng Nga và tiếng Việt, có thể phân loại nhƣ sau: Nhóm 1: câu tục ngữ Nga khi dịch sang tiếng Việt có một câu tƣơng đƣơng về ngữ nghĩa. Đối với loại này, trong các câu sẽ có sự khác biệt về thành tố (từ vựng) nhƣng có cùng một ý nghĩa, khi dịch sang tiếng Việt cần hiểu nghĩa của câu, sau đó tìm câu thích hợp về ngữ nghĩa trong tiếng Việt. d. Терпение даѐт умение. (Cần cù bù thông minh.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.202) e. Человек без ошибок не бывает. (Nhân vô thập toàn.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.214) f. Большая рыба маленькую целиком глотает. (Cá lớn nuốt cá bé.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.102) 318
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Nhóm 2: câu tục ngữ Nga có nhiều câu tục ngữ Việt tƣơng đƣơng về ngữ nghĩa (các câu có chung ý nghĩa). g. И мастера грех бывает. h. И на солнце есть пятна. i. Безумье и на мудрого бывает. j. Все мы люди, мы человеки. k. Нет людей без недостаткок. l. От запада до востока нет человека без порока. m. Человек без ошибок не бывает. Những câu trên có thể dịch sang tiếng Việt là: Nhân bất thập toàn; Thánh nhân còn có khi nhầm; Không ai là hoàn hảo; Nhân sinh vô thập toàn… (Lê Đình Bích, 1986) Nhóm 3: câu tục ngữ Nga có nhiều câu tục ngữ tiếng Việt tƣơng đƣơng hoặc ngƣợc lại. n. Что посеешь, то и пожнѐшь. (Gieo gió gặt bão; Gieo nhân nào gặt quả đấy; Trồng dƣa đƣợc dƣa, trồng đậu đƣợc đậu) (Lê Đình Bích, 1986, tr.218) o. Vàng thật không sợ lửa. (Добрая совесть не боится клеветы; Правда в огне не горит и в воде не тонет; Чистого и огонь не обожжѐт.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.123) Nhóm 4: câu tục ngữ Nga khi dịch sang tiếng Việt có một câu thơ trong các tác phẩm nổi tiếng tƣơng đƣơng trong tiếng Việt (nhóm này chiếm số lƣợng rất ít). Khi dịch nhóm này cần chú ý đến ngữ nghĩa đặc biệt là nghĩa bóng của câu tục ngữ Nga và tìm một câu thơ tiếng Việt tƣơng đƣơng về ngữ nghĩa. - На языке мѐд, под языком лѐд. (Bề ngoài thơn thớt nói cƣời, Mà trong nham hiểm giết ngƣời không dao – Nguyễn Du.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.159) - Глупый ищет большого места, а умного и в углу видать. (Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Ngƣời khôn ngƣời đến chốn lao xao – Nguyễn Bỉnh Khiêm.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.116) Nhóm 5: câu tục ngữ Nga không có điểm chung về nội dung cũng nhƣ thành tố với câu tục ngữ trong tiếng Việt. Đối với nhóm này, phƣơng pháp dịch chính là dịch đúng từng chữ. q. Красна птица перьем, а человек ученьем. (Con chim đẹp ở bộ lông, con ngƣời đẹp trong học thức.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.142) p. Слово горы ворочает. (Lời nói dời cả núi.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.195) Nhƣ vậy, có nhiều phƣơng pháp dịch tục ngữ Nga sang tiếng Việt. Ngƣời dịch cần hiểu rõ ngữ nghĩa câu tục ngữ để tìm cách dịch chính xác và hay khi chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Bởi vì việc nắm bắt và hiểu ý nghĩa của tục ngữ trong từng ngữ cảnh yêu cầu ở ngƣời học không chỉ kiến thức ngôn ngữ mà còn trải nghiệm cuộc sống. 5. Thảo luận và đề xuất Để việc dạy-học tục ngữ tiếng Nga hiệu quả, đặc biệt muốn cho sinh viên Việt Nam hiểu ý nghĩa sâu sắc mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua tục ngữ đồng thời giúp ngƣời học có thể vận dụng trong giao tiếp, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra các cách tiếp cận tục ngữ theo cách thiết thực nhất cho ngƣời dạy lẫn ngƣời học nhƣ sau. 5.1 Phân chia tục ngữ theo chủ đề giảng dạy 319
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Việc dạy-học tục ngữ theo chủ đề có mục đích chính là đảm bảo tính hệ thống và lô-gic trong quá trình học. Có thể chia tục ngữ thành các chủ đề, chủ điểm giảng dạy nhƣ sau: B университете; Дом; Семья; Друзья; Черты характера; B гостях; B магазине; Cпорт и здоровый образ жизни; Свободное время; Путешествие (Баско, 2015) Cần lựa chọn các tục ngữ phù hợp theo mỗi chủ đề để giảng dạy. Ví dụ trong chủ đề «Друзья» (Tình bạn) chúng ta có thể chọn lọc những tục ngữ sau: Друзья познаются в беде. (Có nạn mới biết bạn là ai.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.126) Не имей сто рублей, а имей сто друзей. (Giàu tiền giàu bạc không bằng giàu bạn giàu bè.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.164) Один в поле не воин. (Một cây làm chẳng nên non.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.174) Скажи мне, кто твой друг, и я скажу, кто ты. (Hãy nói anh chơi với ai, tôi sẽ bảo anh là ngƣời thế nào.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.191) Нет друга – ищи, нашѐл – береги. (Không có bạn – hãy tìm, tìm đƣợc rồi – hãy giữ.) (Lê Đình Bích, 1986, tr.93) 5.2. Lồng ghép các câu tục ngữ vào các tình huống giao tiếp, các đoạn hội thoại Xây dựng các tình huống qua các đoạn hội thoại có lồng ghép tục ngữ và cho sinh viên thực hành đồng thời phải giải thích ý nghĩa cũng nhƣ nguồn gốc của câu đó. Phƣơng pháp này rất phù hợp với các tiết học kỹ năng nói. 5.3. Sƣu tầm các đoạn phim ngắn, phim hoạt hình có giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ và trình chiếu trong tiết học Việc sƣu tầm các đoạn phim ngắn, phim hoạt hình Nga có tình huống cụ thể về cách sử dụng câu tục ngữ làm cho tiết học trở nên sinh động và giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng nhƣ cách sử dụng chúng trong thực tế. 5.4. Sƣu tầm, xây dựng hệ thống hình ảnh minh họa cho các câu tục ngữ và trình chiếu trong giờ dạy Việc sử dụng cách hình ảnh minh họa cho các câu tục ngữ giúp ngƣời học nhớ lâu hơn về ý nghĩa và cách sử dụng tục ngữ. Trong các tiết học, giáo viên có thể trình chiếu những hình ảnh minh họa các câu tục ngữ Nga và giải thích ý nghĩa của chúng. 5.5. Xây dựng và phát triển hệ thống từ điển tục ngữ cho riêng mỗi cá nhân Việc làm này nhằm thƣờng xuyên củng cố và phát triển vốn từ vựng về tục ngữ. Có thể xây dựng riêng cho mình hệ thống từ điển và sắp xếp chúng theo chủ đề. Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ việc lƣu trữ dữ liệu nhƣ Exel, phần mềm này giúp chúng ta lƣu trữ từ điển và dễ dàng tìm kiếm khi cần. 6. Kết luận Kết quả nghiên cứu trên cho thấy có nhiều phƣơng pháp dịch thuật tục ngữ tiếng Nga sang tiếng Việt nhƣ giải thích về mặt lô-gic. Đối với phƣơng pháp này cần chú ý đến mặt ngữ nghĩa của câu tục ngữ để tìm phƣơng thức chuyển nghĩa phù hợp nhất. 320
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Phƣơng pháp tiếp theo là phân loại đối chiếu dựa trên nội dung và thành tố trong câu. Các câu tục ngữ đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau: trong tiếng Việt cũng có nhiều câu tục ngữ tƣơng đƣơng về mặt ngữ nghĩa với câu tục ngữ tiếng Nga hoặc ngƣợc lại; câu tục ngữ Nga có một câu thơ trong các tác phẩm nổi tiếng tƣơng đƣơng trong tiếng Việt; các câu tục ngữ Nga không có điểm chung về nội dung cũng nhƣ thành tố với các câu tục ngữ trong tiếng Việt. Một số phƣơng pháp giảng dạy dịch tục ngữ tiếng Nga cũng đƣợc đề xuất nhƣ phân chia tục ngữ theo chủ đề; lồng ghép các câu tục ngữ vào các tình huống giao tiếp, hội thoại và cho sinh viên thực hành; sƣu tầm các đoạn phim ngắn, các hình ảnh minh họa có giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ và trình chiếu trong lớp học; xây dựng và phát triển hệ thống từ điển tục ngữ cá nhân. Để nắm bắt đƣợc phƣơng pháp dịch hiệu quả cũng nhƣ ghi nhớ, áp dụng các câu tục ngữ trong các tình huống diễn ra trong đời sống hằng ngày, chúng ta nên lựa chọn phƣơng pháp phù hợp cũng nhƣ hiệu quả nhất để học. Việc sáng tạo và áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy học thú vị sẽ mang lại hiệu quả và hứng thú cho ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Với những đề xuất về phƣơng pháp dịch thuật cũng nhƣ đổi mới hình thức giảng dạy tục ngữ cho sinh viên đang học tiếng Nga tại các trƣờng đại học Việt Nam nêu trên, chúng tôi muốn đóng góp ý tƣởng trong việc dạy-học dịch tục ngữ Nga sang tiếng Việt qua đó mang lại lợi ích thiết thực và tạo nhiều cảm hứng cho ngƣời học tiếng Nga. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Bùi Hiền (2001). Từ điển giáo khoa Nga-Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục. Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri (1975). Tục ngữ Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. Lê Đình Bích (1986). Tục ngữ Nga-Việt. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. Nguyễn Tùng Cƣơng (2004). Tục ngữ Nga và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tiếng Nga Акимова М.И. и др. (1986). Советская энциклопедический словарь. М.: Советская энциклопедия. Баско Н.В. (2015). Русские фразеологизмы в ситуациях. М.: Русский язык. Жуков В.П. (2000). Словарь русских пословиц и поговорок. 7-ое издание. М.: Русский язык. Кононенко В.И., Брицын М.А., Ганич Д.И. (1978). Русский язык. Киев: Вища школа. Чепкова Т.П., Мартыненко Ю.Б., Степанян Е.В. (2013). Русские фразеологизмы, Узнаем и учим. М.: Флинта. A STUDY INTO METHODS OF TRANSLATING RUSSIAN PROVERBS INTO VIETNAMESE AND TEACHING OF RUSSIAN PROVERBS TRANSLATION IN CLASSES FOR VIETNAMESE STUDENTS Abstract: Folklore in general and proverbs in particular play an important role in communication as well as in the cultural life of each nation. In learning Russian, it is not uncommon for learners to encounter proverbs in literature, reading texts as well as day- to-day conversations. Especially in translation lessons, one of the topics that both the teachers and the learners finds difficult to deal with is to translate proverbs. Today, many lecturers are interested in the application of the most effective and interesting ways to 321
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI teach Russian proverbs translation. In this article, we study different ways of translating Russian proverbs into Vietnamese and propose some teaching methods in Russian classes in which Vietnamese students learn Russian as a foreign language. By comparing and analyzing the content and the forms of proverbs in Russian and Vietnamese, we find the most effective method of translating Russian proverbs into Vietnamese to ensure the accuracy of semantic and aesthetics. Keywords Russian proverbs, translating Russian proverbs, teaching translation 322
nguon tai.lieu . vn