Xem mẫu

  1. ^ ụ c m a c h ứ Ị/ Cũng như tục cưới xin, tục ma chay ở Hà Nội cũng theo với cả nước mà thực hiện theo những gì đã bàv vẽ trong sách Thọ Mai gia lễ. Các phốp tắc làm tang, tổ chức tế tự, chôn cất, để phần mộ, để tang theo tháng theo năm, về cơ bản không có gì đổi khác. Tất nhiên là tùy theo thời gian. Song cơ bản vẫn chung theo phong tục. Nhìn theo mặt trái của chiếc mề đay, thì rõ ràng chỉ ở Hà Nội, chỉ ở tầng lớp quan lại, giàu có (vừa phong kiến, vừa thị dân) ta cũng dễ nhận ra nhiều đám tang có cái thực và có cái giả của nó. Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Sô' đỏ, Nguyễn Công Hoan, trong các truyện ngắn: Báo hiếu đ ể trả nghĩa cha, trả nghĩa mẹ v.v... đã dùng bút pháp trào lộng để tả bộ m ặt thực của những đám tang, đám giỗ, thực sự là những tấn tuồng cười ra nước mắt. Song thật ra thì ở Hà Nội, trong chuỗi thời gian lịch sử, đã có những đám tang ghi được dấu ấ n đẹp đẽ, cảm động đáng làm gương cho muôn đời. Có thể nhắc đến: 93
  2. 1- Đám tang của vua Lê Hiển Tông (cuối th ế kỷ 18) là một đám tang bề thế, phải công nhận là rất mực trang nghiêm. Có tang, ià có nỗi đau về người đã khuất, có nỗi buồn của người thân, người sơ. Cho nên, đi lễ tang mà hớn hở cười đùa, hoặc gâv nên cảm giác bất kính là điều phạm tội. N g u y ê n soái Nguyễn Huệ từ đất Tây Sơn miền Nam đom quân ra Bắc, không rõ ông nắm được phong tục luật lệ nước nhà như th ế nào mà đã tỏ ra rất nghiêm khắc giữ gìn. Vua Hiển Tông mất, ông là chồng của công chúa Ngọc Hân, là con rể của vua cha, đã gần như nắm toàn quvền chủ trì việc tang, đ iều khiển cho hoàng tộc và triều thần tổ chức đám tang rất chu đáo. Theo dõi việc chuyển cữu, ông nhác thấy một viên quan có ý cười cợt, đã lập tức ra lệnh chém ngay. Tang gia cũng như quan lại, lính tráng đ ều khiếp đảm, phải giữ đúng phép tắc để phục vụ đám tang được chu đáo. 2- Đám tang cụ cử nhân Lương Văn Can (1854 - 1927) lại có nét đặc biệt riêng, không giông bất kỳ một cuộc lễ tang nào. Cụ Lương đỗ cử nhân; vốn quê ở Nhị Khê (huyện Thường Tín), nhưng đã ra ở nhà số 4, phố Hàng Đào. Ông là người chủ trì nhà trường Đông Kinh nghĩa thục, danh nghĩa là Hiệu trưởng, nên cũng bị bọn thống trị theo dõi. Mãi cho đến 1913, chúng bắt ông đưa đi biệt xứ (sang Nam Vang), năm 1921 mới cho về Hà Nội. Ông bất thường lâm bệnh mất ngày 12 —6 - 1927. Bọn cầm quyền đến tận nhà, lấy cớ là ông bị bệnh dịch tả phải mai táng ngay lúc 5 giờ chiều. Đám ma lơ thơ chỉ có một scí người hàng phố biết, đã đến tiễn đưa ông. Nhưng ngay sau đó, thực tế đã diễn ra 94
  3. hoàn toàn khác hẳn: Lương Văn Can là một chí sĩ nhiệt tình yêu nước cho đốn hơi thở cuối cùng. Biết mình sắp mất, ông đã có chuẩn bị. Ông nhờ một nhà sư tin cẩn, in hàng ngàn mảnh giấy có sáu chữ: ‘‘Bảo quốc túy, tuyết quốc sỉ” (Giữ gìn tinh hoa của nước, rửa nhục cho nước), và giao cho con cháu, bảo sỗ phát những tờ đó cho những người đi dự đám tang sau nàv của ông. Giấy ph át ra từ lúc đưa chôn, được chuyền tay nhau và ngav đêm ấy cho đến vài ngày sau, nhà ông ở Hàng Đào tấp nập những đoàn người kén đốn. Họ đến để xin tờ giấy di ngôn, rồi tổ chức ngay lễ viếng tại nhà. Có đ ến 500 câu đối viếng, đặc biệt có một câu chữ Hán ai ai cũng tán thưởng rồi thuộc lòng: Trung hiếu nhất môn, thiên cổ trọng Di ngôn lục tự, vạn nhân sư (Trung hiếu một nhà, nghìn thuở trọng Di ngôn sáu chữ, vạn người noi). Tiếp những người viếng đã cùng với gia đình rước hương án có đặt ảnh tới chỗ mộ để làm lễ rước vong về nhà. Đi đầu là hai xe cao xu, đặt ảnh Lương Văn Can và bát hương thờ, tiếp theo là ba xe khác dành cho con cháu. Từng đoàn người áo dài khăn trắng chỉnh tề đi theo, mỗi lúc lại đông thêm. Bọn cảnh sát kéo ra ngăn chặn rồi xô xát với quần chúng. Địch đã bắt đi nhiều người, sau đó có bảy người bị xử phạt tù 6 tháng. Kỹ sư Lương Ngọc Khuê, cháu gọi Lương Văn Can bằng 95
  4. bác kể lại: Hôm ấy, cháu nội cụ cử là Lương Dân Nguyên bị chúng đánh suýt chết, may Khuê có võ, đạp tên cảnh binh ngã sấp, ông Nguyên mới chạy thoát. 3. Đám tang Phan Thanh: Có lẽ đây là một đám tang đặc biệt, cả đ ế n bây giờ cũng là hiếm có. Phan Thanh là một đảng viên, chiến sĩ của Mặt trận Dân chủ, giáo viên trường tư thục Thăng Long. Ông nổi tiếng về tài ngôn luận. Ông bị bệnh từ trần ngày 1 - 5 - 1939. Mặt trận Bình dân đã tổ chức lễ tang đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong một bản báo cáo gửi về Quốc tê Cộng sản năm 1939, Nguyễn Ái Quốc viết rõ: Đám tang Phan Thanh có đại biểu 14 tỉnh về dự, có 153 vòng hoa và dài hai cây sô". Gia đình n h ậ n được 110 điện viếng. Chưa bao giờ có một đám tang như th ế ở Hà Nội. 96
  5. 'Cục # mâhổi • hè Làng quê Việt Nam ta rất thích hội hè. Hình như làng nào cũng thấy có lỗ hội. Hình thức thấp là những cuộc tế lễ cúng bái ở đình làng, hoặc ở các đền chùa. Hình thức cao là những ngày hội lễ kéo dài có khi đến ba bôn hôm. Có nhiồu loại lỗ hội: hội mùa, hội nông nghiệp, hội lịch sử, hội tôn giáo. Có lỗ Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội hơn bất cứ nơi đâu trong cả nước. Vì ở Hà Nội, từng địa phương có lịch sử riêng. Đây là quê hương của nhiều danh nhân anh hùng nghĩa sĩ, là nơi phát tích hoặc tụ hội nhiều tín ngưỡng và cũng là nơi ghi những chứng tích về văn hoá, nghệ thuật... Chúng ta ghi lại dưới một vài lễ hội tiêu biểu: - Lễ hội lịch sử: Đặc biệt lễ hội Gióng. Người nước ngoài đến dự lễ hội phải công nhận là hiện tượng độc đáo mà thế giới không thấy có. Ngày hội mà thật ra là sự tái hiện cuộc chiến đấu hào hùng của thời kỳ lịch sử xa xôi. 97
  6. Cũng dạng này, có những lễ hội để nhắc đến những sự kiện lịch sử nhất định. Có những hội để tôn thờ an h hùng liệt sĩ. - Lễ hội tôn giáo: Nước ta xem phật giáo là quốc giáo, n ê n ở đây có nhiều hội chùa. - Lễ h ộ i có tính chất nghệ thuật. Điều thuận lợi là các loại lễ hội như thế đều hiện hữu trên địa bàn Hà Nội. Lễ hội Hà Nội đồng thời cũng là lễ hội Việt Nam. HỘI GIÓNG (PHÙ ĐỔNG - GIA LÂM - HÀ NỘI) Làng Phù Đổng thuộc tổng Phù Đổng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phù Đổng huyện Gia Lâm (ngoại th à n h Hà Nội). Tổng Phù Đổng xưa gồm 5 làng: Phù Đổng, Phù Đức, Đổng Viên, Đổng Xuyên, Hội Xá. Ngày 9 tháng tư âm lịch hàng năm, ở đây mở hội Gióng để tưởng n iệm anh hùng thần thoại Phù Đổng Thiên Vương. Đây là một diễn xướng dân gian tổng hợp, một hội trận trên quy mô lớn, được mở đầu từ th ế kỷ XI. Tổng Phù Đổng có 13 giáp, các giáp luân phiên nhau, mỗi giáp một lần trong vòng 10 năm, ìàm chủ lễ. Giáp chủ hội chịu trách nhiệm tổ chức lễ hội, cắt cử các ông h iệu cờ, hiệu chiêng, hiệu trống, hiệu trung quân, hiệu tiểu cổ. Đó là các tướng trong đội quân Văn Lang, có hai lọng đi kèm. Riêng ông hiệu cờ đi bốn lọng vì ông là tượng trưng cho thiên tướng. Những người đóng các vai này là trai làng của giáp, tuổi tìí 98
  7. 12 đến 20. Hai làng đóng vai thám báo cũng phải cử mỗi làng 3 thanh niên đổ làm hiệu chiêng, hiệu trống và đi thám thính. Người ta chọn các trai làng trong cả tổng tuổi từ 18 đến 36, để lập đội quân. Có tất cả 10 đội quân mỗi đội gồm 1 chỉ huy và 13 quân. Ngoài ra, còn lấy thêm 12 người để lập đội vệ binh. Người đóng vai này mặc đồng phục: Mảnh vải đen quấn quanh bụng, có thắt lưng rủ xuống như khô cho, bôn hông đeo một túi vải nhỏ màu đen hình lưỡi liềm có tua viền. Túi được thắt đính vào mảnh vai chéo màu hoa cà quấn quanh người hoặc buộc bằng những sợi dây đen. Tất cả đều cầm quạt, đội mũ đen có đường thêu dát những mảnh gương nhỏ tròn bao quanh đầu, chân đi đất. Người đóng vai chỉ huy thì mắc áo thụng xanh, đội mũ đen, chân đi giày hạ. Cờ chỉ huy may bằng lụa, nhuộm m àu hồng hoàng, dài tám vuông khổ vải 0.35 mét. Cờ nàv do hiệu cờ cầm để sử dụng trong trận đánh. Vai giặc Ân là những cô gái tuổi từ 10 - 13 tuổi. Có tất cả 28 nữ tướng, đội mũ thôu hoa, tay cầm kiếm và một lá cờ đuôi nheo làm hiệu, áo dài màu sặc sỡ, đeo nữ trang. Người dân ở đâv quan niệm giặc bị thua - yếu hơn nên phải là vếu tô" âm, ta thắng - m ạnh hơn nên phải là yếu tô" dương. Do đó đóng vai quân ta là trai tráng khoẻ mạnh, quân giặc toàn là thiếu nữ đóng. Trận đánh được chuẩn bị từ ngày mùng 6. Từ ngày 6 tháng 12 là những ngàv giặc Ân đang đe doạ. 99
  8. Bởi thế, mở đầu hội, ngày 6 tháng từ là ngày rước nước. Người dân tin rằng đâv là nước ông Gióng ban cho dân để sinh sông và trồng trọt đồng thời đây là ngày 1Ĩ1Ở đầu hội trận - lễ rước binh khí sẵn sàng chiến đâu với địch. Ngày hôm ấy, các vai quân và tướng rước hai chiếc chum Ngô (chum do người Tàu làm, tương truyền do Đặng Thị Huệ cung tiến, đặt ở đền Thượng) từ đền Thượng đến giếng đền Hạ - Phường Ải Lao múa hát dẫn đường. 24 binh sĩ của Thiên tướng đứng thành hai hàng dọc, m ặt quay vào nhau dọc đường ra đến giếng. Theo hiệu lệnh tiếng chiêng của vị chỉ huy, người đứng sát giếng cầm chiếc gáo đồng múc nước chuyển cho người trước mặt mình. Họ chuyển chéo nhau cho đến người đứng sát bên chum. Người này nhận gáo nước rồi theo hiệu lệnh đổ nước lên miếng vải đỏ che kín miệng chum để nước được lọc sạch trước khi chảy vào chum. Hiệu lệnh lúc này là trống và chiêng trong khi đó phường Ái Lao múa hát trước sân đền. Nước đã đủ (mỗi chum 3 gáo), mọi người rước nước về đền Thượng. Chọn ngày lành đầu tháng tư, một vị hương chức chữ tốt được mời đến viết chữ lệnh lên cờ hiệu. Ngày 7 tháng tư, miều được rước từ nhà Hiệu cờ ra đến Hạ, miều là túi cờ lệnh. Đó là một cái bao hình chữ nhật • • ♦ thêu rồng phượng, đoạn cuối có tua rủ. Trong bao này là lá cờ hiệu cuốn lại, một trăm tờ giấy bản trắng, hàng ngàn m ảnh giấy màu, cắt hình con bướm và 60 mẩu gỗ hương tròn như những đồng xu. Đồng thời với việc 100
  9. rước miều, một mâm cỗ chay cũng được rước lên đền Thượng để tế ông Gióng trong lời ca tiếng nhạc của phường Ái Lao. Trưa hôm ấy có múa rối nước ở hồ trước đền. Ba hồi trống dóng dả. Trong nhà thuỷ đình vang lên tiếng gọi: A, bớ rối! Pháo nổ vang, lá cờ hiệu từ dưới nước bật lên, tung bay phấp phới. Ông Nhất - nhân vật giáo đầu của Bùi Xá xuất hiện và giới thiệu tên các trò trình diễn. 1. Trò cô tiôn hái hoa: Cô tiôn mặc áo tứ thân, giải xanh giải đỏ xuất hiện, múa lượn mềm mại theo nhịp hát nom thật dịu dàng, rực rỡ. 2. Trò đánh đu: Diễn tả một đôi trai gái đang đánh đu. Chàng trai quấn khăn đầu rìu, áo tứ thân màu nâu, quần vàng, thắt lưng điều, cô gái mặc váv thâm, áo dài mớ ba thắt vạt trước bụng, thắt lưng hoa lý, vếm trắc, tóc bỏ đuôi gà. Tiếp đó là các trò múa tứ linh, văn công nóc lều, múa cá, đi cày đi bừa và rước kiệu. Kết thúc trò rối nước là tiết mục đánh hổ. Sang ngày mùng 9 tháng tư là ngày hội trận. Mở đầu là lễ rước miều từ đền Hạ ra đền Thượng, về đến đền Thượng, pháo hoa được đốt lên, các đội Phù giá xếp hàng biểu diễn. Phù giá mình trần, đóng khô" bao đen, giải khố dài quàng chóo qua ngực, qua vai, vòng ra sau lưng và thắt lại ở hông. Bên hông đeo túi đen hình sừng trâu, đầu đội mũ vải đen thêu kim tuyến, 101
  10. đính mặt gương ưòn nhỏ, đằng sau có mái rủ xuông gáy. Theo lệnh xướng, họ xếp hàng hai rồi hàng bốn, quay phải quay ưái rồi bước đi, lúc đầu chậm rãi, sau chạv rầm rậ p lộn vòng và đứng lại làm lễ. Theo nhịp trông chiêng, họ chắp hai bàn tay trước ngực, tiến lên sát bàn thờ Gióng thì đứng lại, giơ chân trái đá sang trái, giơ c h ân phải đá sang phải rồi đi thụt lùi. Các động tác được biểu diễn hùng mạnh, nhanh nhẹn, gọn gàng và đ ẹp mắt. Đây là những động tác quân sự được cách đ iệ u hoá và biểu diễn theo tiếng trông khẩu "Tông" và tiếng kẻng "kẻng". Tiếng trông khẩu và tiếng kẻng CUỐI cùng vang lên, tất cả dùng tay phải rút từ trong túi bên sườn ra chiếc quạt giơ lên quá đầu, miệng "dạ" thật to xong bỏ tay xuống. Động tác này được lặp lại 9 lần. Sau đó, cả đội d àn hàng ngang, đi thụt lùi, miệng lại hô "dạ, dạ". Đến giờ Thìn cùng ngày hôm đó, phường Ải Lao diễn trò săn hổ. Trò săn hổ tượng trưng cho sức mạnh hùng hổ đã phải quy phục ông Gióng. Đoàn múa trong trò này còn gắn với truvền thuyết vua Lý Thái Tổ nhớ ơn Thiên tướng đã gửi doàn ca múa đốn cung tiến thờ thần. Tất cả các vai diễn đều mặc áo dài thâm, chít khăn thâm, đi chân đất, thắt lưng xanh bỏ múi bên sườn trái trừ người đội lốt hổ. rrv N 1* A __ Ẳ Trò diên gôm: - Một người đánh trống nhỏ - Một người đánh mèn 102
  11. - Một người đóng vai đi săn cầm cung nỏ hay súng - Một người đóng vai đi câu, cầm cần câu. - Hai người cầm cờ lau đóng trẻ chăn trâu. Cờ lau là hai cái gậy dài, đầu gậv buộc chùm tua giấy ngũ sắc làm bông lau. - Một người đội lốt hổ. - Mười hai người đánh sênh và hát - Một ông Trùm. Trước khi diễn trò này, phường đốn trước sân đền vừa múa vừa hát theo nhịp sênh. Đợi hiệu cờ vào lễ xong, phường Ải Lao bắt đầu diễn trò săn hổ thờ thánh. Vai hổ tiến lên trước, bước vào chiếu nhất, đứng thẳng lên bằng hai chân sau hơi choãi ra. Hổ quv xuống, đầu cúi xuống rồi đứng dậy lùi lại một bước. Hổ làm động tác trên 4 lần rồi đứng về phía bên trái tượng Gióng. Tiếp đó, hai người cầm cờ lau, hai người cầm trống con và mèn, hai người cầm cần câu và cung tên vào quỳ gốì, chắp tay lễ rồi đứng sang bên phía hổ. Động tác của họ ăn khớp với nhịp trống và mèn. Sau đó, 12 người cầm sênh tiến lên đứng vào chiếu ba xếp thành hai hàng, gài sênh vào thắt lưng, đứng chụm gót chân, hai cánh tay gâ'p và nâng lên ngang vai, bàn tay ngửa về phía bàn thờ, xong quay sang trái và quay sang phải. Họ làm động tác này 4 lần, cầm sênh gõ 4 tiếng rồi chia thành hai hàng đứng hai bên. Ba tiếng 103
  12. trống đ á n h lên, cả phường đồng thanh hát. Sênh, trống, m èn được đánh lên để giữ nhịp và được cách điệu thành động tác múa, người đ á n h trống đ á n h xong ba tiếng mở đầu, các c ặp sênh liền lên tiếng giữ nhịp. Mỗi câu hát được ba tiếng sênh điểm, còn trống cứ đánh hai tiếng khoan, ba tiếng mau, tiếng cuối bao giờ cũng hoà với tiếng sênh. Bài h á t chấm dứt, ông trùm đứng ra nói lớn: - Chiềng hàng đội, đền đây có ông Hổ lang. Ai n h â n tài ra bắt, chúa hội thưởng. Hổ n h ả y ra múa nhiều động tác đẹp mắt. Người đi săn cầm cung và người đi câu xuất hiện, vừa làm động tác khoa trương vừa đối thoại. - Tôi với anh! - Anh với tôi! - (Vỗ ngực khoe khoang) Mạnh đã có tôi! - (Làm vẻ hớn hở xắn tay áo) Bạo đã có tôi! - (Chỉ tay về phía hổ tỏ vẻ sỢ sệt) Tôi trời tôi không d á m ạ. - (Lo lắng nhìn trước nhìn sau) Có làm sao anh là tôi cho chóng. Họ vờn múa, đối đáp trong tiếng khèn, tiếng ưông. Điệu múa bắt hể diễn ra trong tiếng nhạc, tiếng h á t của phường Ai Lao. Nội dung lời hát này không liên quan gì tới việc săn hổ. Rồi hai người đi săn giương 104
  13. cung bắn hổ bị thương lăn đùng ra chiếu, hai người nhảy vào bắt trói trong tiếng hát của phường Ái Lao. Sau đó cả phường đứng vào làm lỗ trước bàn thờ rồi ra về trong tiếng hát ca ngợi chiến công. Trong lúc đó, cạnh đầm sen giữa hai con đê cũ và mới ở cuối làng Đổng Viên, trên bãi Đống Đàm, 28 tướng giặc đã chờ sẵn trôn 28 kiệu (tượng trưng cho đồn giặc). Tướng Đốc và tướng Ngựa đứng cuối cùng. Các tướng giặc ngồi kiệu nhỏ cỏ 4 người khênh, có lọng che, chimg quanh có quân gia hầu hạ bảo vệ. Các đồn trại giặc đóng thành hàng, cờ quạt đủ màu, binh khí tua tủa, chiêng trông ầm ĩ gây nôn một không khí chiến tranh nghiêm trọng. Giờ vị, quân thám báo chạy về báo tin giặc vây Đông Đàm, chiêng trông nổi lên ba hồi liền. Tất cả chỉnh đốn hàng ngũ, chuẩn bị xuất quân. Phường Ái Lao vừa múa vừa hát bài ca ngợi Gióng. Dứt tiếng hát, các ông Hiệu - tướng của Gióng đến làm lễ trước bàn thờ Gióng. Các động tác trong lễ rước miều được nhắc lại. Ba hồi trống lệnh nổi lên. Một tiếng "dạ" to và đồng loạt của toàn quân vang lên, tất cả nhằm phía Đông Đàm rầm rập tiến bước. Hai hiệu tiến cổ - tướng tiên phong - mặc áo đỏ, quần vàng chẽn ống, đội mũ thêu rồng, cầm trống khẩu đi đầu dưới các lọng đỏ có tua vàng buông lóng lánh. Tiếp theo là đội quân tiên phong gồm làng Áo đỏ và làng Áo đen. 105
  14. Làng Áo đỏ: Mặc áo đỏ, quần vàng, áo đỏ đội nón thường, cầm roi gỗ sơn son, kéo đi ồn ào vui nhộn. Làng Áo đen: Mặc áo the thâm, quần trắng, thắt lưng xanh và đỏ bỏ múi bên sườn, cầm cờ đủ màu rực rỡ. Tiếp đến là phường Ải Lao, áo the thâm, quần trắng nón dứa, khăn lượt, giầy ban, vừa đi vừa múa hát. Sau đó là h iệu trông, hiệu chiêng mặc áo đỏ, quần vàng thắt đai lưng thôu, đội mũ ngũ long, tay cầm dùi gỗ có hai lọng che, tiếng chiêng treo trôn giá có 2 người khiêng. Các quân gia (người nhà 2 ông) quần áo xênh xang, vác binh khí theo hầu. Hiệu trung quân là 8 người mặc áo vàng n ẹp đỏ, quần chèn ống, cầm bát bửu đi trước giữa hai lọng ngũ sắc che trên và n hiều quản gia vác binh khí hộ vệ. Xen vào là phường bát âm, tiếng nhạc tưng bừng hoà vào nhịp h àn h quân. Đi sau là đội phù giá ngoại, đóng khô" bao đen, m ình trần, khăn hoa cà vắt chéo qua vai, đeo túi bán nguyệt nhiều màu, cầm dùi đồng, siêu đao, hoạ kích p hủ việt, cờ trìu, cờ tuyết, chạy rầm rập theo tiếng trống và kẻng "tung, beng". Đội phù gia nội mang lồng mũ, bao đai, phương du, hòm màn, kiếm trần, long đao... tức quân trang, binh khí của thánh đi kèm long giá. Long giá là con ngựa gỗ sơn trắng có bánh xe khoảng 60 người dùng hai dây dài buộc vào đ ế gỗ để kéo long giá. Sau 9 tiếng 106
  15. trông hiệu, long giá được kéo đi vùn vụt cuốn cát bụi tung trời. Sát sau long giá là đội quân lương. Đám rước kéo dài hàng cây số. Khi qua đình ở chợ Gióng thì toán quân báo chờ sẩn nhập vào trước long giá. Đoàn quân kéo đi kín một quãng đê dài 3m. Bãi chiến trường được bài trí rất đơn giản. Giữa hai con đô là hồ sen. Địch án ngữ mặt hồ. Trên khoảnh đất lô nhô những mô gò trải 3 chiếc chiếu trắng, xén đầu. Giữa mỗi chiếc chiếu có chiếc bát úp trên tờ giấy trắng. Chiếu tượng trưng cho đồng bằng, bát là đồi núi, giây là mâv, ý nói Gióng, vượt qua vùng đồng bằng, đạp bằng đồi núi, quét sạch mây mù (cũng có ý kiến cho đây là đồn trại giặc đóng như bát úp). Sát nền con đê cũ dựng một bàn thờ. Ngựa, binh khí, cờ quạt tụ cả ở đâv. Các ông hiệu tập trung quanh mấy chiếc chiếu. Hai rưỡi chiều thì trận đánh bắt đầu. Ông hiệu cờ cầm cờ tiến vào chiếc chiếu phía gần bàn thờ. Ông thủ chỉ làng Phù Đổng và ông thủ từ mở lá cờ và túi nhiễu. Những m ẩu giấy vàng hương tung ra, dân chúng tranh nhau nhặt để lấy khước. Ông thủ từ cũng giữ lại một ít trong cái hộp sơn son để sau này sẽ p h ân p hát cho dân trong tổng. Cờ được phất lên. Ông hiệu cờ bước ba bước, chân ưái chếch sang tả, chân phải sang hữu. Ông nhấc chân phải đá tung chiếc bát và tờ giấy - tượng trưng cho việc vượt qua núi, qua chín tầng mây. Sau đó, ông đứng vào giữa chiếu, hai bàn chân sát vào nhau, nhảy tại chỗ hai lần. Ông quv gỗì bên phải xuống chiếu, ch ân trái 107
  16. làm th àn h góc thẳng. Hai tay cầm cờ, ông phất sang phải, sang trái rồi múa ba lần. Đám đông cũng cùng đếm theo đ ể ông khỏi nhầm lẫn. Xong, ông đứng dậy đi giật lùi khỏi chiếu. Cung cách tấn công thần bí ấy lặp lại hai lần trên hai chiếc chiếu còn lại. Chiếc chiếu thứ ba cuốn đi là giặc Ân tan vỡ. Quân của Thiên tướng thắng trận, trật tự kéo về đến. Tới đ ền Thượng, ông hiệu cờ cắm cờ trên giá binh khí đặt trước hương án, chiêng trông dàn hai bên hiên. Con ngựa bạch dừng trước bái đường. Tiệc lớn được dọn ra đ ể thết tướng sĩ. Nhưng địch chưa bị đánh bại hẳn, lại tập trung quân đội kéo đến Phù Đổng. Đội Thám báo ở Đổng Xuyên đến ư ìn h với Thiên tướng là địch đang lấn đất. Mọi người lại lao ra chiến trường. Mỗi lần, ông hiệu cờ lướt qua đám giặc người ta lại đốt một bánh pháo đùng. Tới đ ề n Mẩu, nơi hai nguyên soái địch đóng quân, đoàn quân liền quay ngoắt lại, tiến gới Sòi Bia đôi d iệ n với làng Phù Đổng. Ở đây sẽ diễn ra trận đ ánh thứ hai. Ba cái chiếu lại dăng ra, ba tiếng trống làm hiệu. Ồng hiệu cờ diễn lại các động tác như ở trận đ án h thứ nhất. Chỉ khác là lần này ông phất lá cờ từ trái sang phải. Chiếc chiếu cuôì cùng cuốn đi là bọn địch đã hoàn toàn thất bại. Chúng sắp hàng trên sườn đê dẫn vào đ ền Thượng để xin đầu hàng. Hai chánh phó tướng địch phải rời ghế ngồi, quỳ xuống ưước bàn thờ, lạy 4 lạy vái 2 vái. Ông thư từ cầm lấv thanh gươm của chúng lấy mũi gươm hích mũ áo chúng ra, đem vào chính diện dâng lên Thiên tướng - tượng trưng cho 108
  17. sự hành quyết 2 tướng đầu sỏ. Các tướng khác được tha. Quân của Thiên tướng mở tiệc ăn mừng. Hôm sau, ngày 10 tháng tư là ngày duyệt quân, kiểm tra khí giới, làm lễ tạ thần và đặt tiệc để khao tướng sĩ. Các tướng giặc quy hàng đến nộp cống cũng được dự tiệc. Ngày 11 tháng tư lại có cuộc rước ra giếng, lấy nước về rửa binh khí. Trò chơi thi đâu lấv giải được tổ chức khắp làng. Dân làng diễn trò trước đền và hát chúc tụng Thánh giữa đền Trung. Ngày 12 tháng tư là ngày xem xét lại bãi trận. Cờ trắng treo lên các cây sào, cắm dọc đường làng Đổng Viên ra Đông Đàm, chứng tỏ kẻ địch hoàn toàn bị khuất phục. Dân làng làm ]ễ lớn dâng thần. Đốn tối, 4 nghệ nhân xuất sắc nhất trong hội được chọn trình bày Lạc Thành. Đến đây là kết thúc hội gọi là hạ hội. 109
  18. Qý€âi đền 6Yé^ơa m Đền Cổ Loa thuộc xã c ổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, nằm trong khu vực thành c ổ Loa - Kinh đô của vua Thục An Dương, đầu thế kỷ III tr. CN. Đền Cổ Loa thờ An Dương Vương (gần có am thờ Mỵ Châu), hàng năm dân c ổ Loa vào hội ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, kỷ niệm ngàv Thục Phán nhập cung. Sáng ngàv mùng 6, làng tổ chức cuộc rước văn tế từ nhà vị tiên chỉ ra đền, để t ế thần, theo thông lệ 12 ông trưởng xóm đ ế n đông đủ, ai nấy cũng phải sửa lễ, văn tế được soạn thảo đặt lên giá. Đi đầu đám rước là phường bát âm, tiếp là quan viên trong làng, sau đó là dân đinh mang lọng, rước giá văn tế và kiệu long đình. Cuộc rước dừng lại giữa sân đền; giá văn tế được đặt lên long đình và long đình được khiêng tới kê trước hương án đồ thờ. Phường bát âm tấu nhạc cùng với các nhạc cụ dân gian khác, chủ tế làm lễ tế thần, sau đó các quan viên và những người dự lễ, lần lượt vào lễ trước bàn thờ c ầu nguyện nhà vua phù hộ cho d â n làng. 110
  19. Buổi chiều là đám rước thần có đông đảo dân làng tham dự, một số người hoá trang áo trắng đỏ, đeo râu giả. Thứ tự cuộc rước: cờ quạt, long đình, các tư khí bộ bộ bát bửu, phường bát âm, các quan viên lễ phục bưng theo khí giới của vua (cung, kiếm, tên, nỏ) kỳ mục xóm Chùa khiêng long đình có bài vị vua, kỳ mục các thôn khác có kiệu và long đình thôn mình, mỗi thôn cũng có phường bát âm, cờ quạt và hoá trang riêng cùng dân chúng. Đám rước kéo dài chừng vài giờ, từ săn đền cổ Loa - ra đến đầu làng thì giải tán, thôn nào về thôn ấy, chỉ có Xóm Chùa - xóm sở tại của đền, khiêng lung dìnli bài vị Vua về đền. Hội đền Cổ Loa còn kéo dai nhiều ngày với nhiều trò vui: đánh bài, đánh đáo, chới đu, cờ người... các buổi tôi lại có hát chòo thờ thần. 111
  20. QýGôỉ é^jối Làng Nhội hay kẻ Nhội, một làng Việt c ổ có từ thuở An Dương Vương, nay là thôn Tliuỵ Lôi, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, thành phô" Hà Nội. Thuộc đất làng Nhội có núi Sái, trên núi có đền thờ Trấn Vũ, vị thần có công trừ được quỷ gà trắng, giúp vua Thục An Dương xây thành c ổ Loa. Theo tục truyền, để nhớ ơn vị thần đã phù giúp, vua An Dương, khi xây xong thành, tự đến núi Sái để tạ ơn và cho xây dựng m iếu điện nguy nga để hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch cùng triều đình từ c ổ Loa sang núi Sái t ế lễ. Nhưng vì quá tốn kém, và đi lại làm hư hại mùa màng, vua An Dương bèn giao cho dân làng Nhội cử người thay mặt vua (vua giả) và tổ chức tế lễ giông như vua An Dương và triều đình đã làm trước đó, lâu ngày th à n h hội lễ, cũng gọi là hội rước vua giả, hay h ộ i Nhội. Chính hội là ngày 12 tháng Giêng. Xưa kia đây là một làng, về sau tách làm hai làng Đồng và Đoài n ê n lúc tế lễ truyền thống, mỗi làng đều cử "vua giả” và lễ vật. Riêng làng Đoài có cỗ bánh chưng bánh dày và sắm thêm vai ông Chúa. Hai làng còn thoả thuận 112
nguon tai.lieu . vn