Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XE BUÝT ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hà Thanh Tùng Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Thị Thanh Thủy Lớp: Kinh tế vận tải ô tô 1 – K59 Tóm tắt: Đề tài tìm hiểu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện; kinh nghiệm phát triển xe buýt điện của các đô thị trên thế giới. Khỏa sát nhu cầu và điều tra quan điểm sử dụng của người dân về xe buýt điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Từ đó đề ra giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trong nước: Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về xe ô tô điện và các dự án đã được tiến hành trong các năm quá. Xu hướng sử dụng xe buýt điện ở Việt Nam hiện nay đã có tập đoàn Vingroup đăng kí vận hành 10 tuyến buýt điện trên địa bàn thành phố HN và đã cho chạy thử nghiệm trên đường phố (không đón khách) vào ngày 17/5/2021. Ngoài nước: Xe buýt điện đã được sản xuất và sử dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới từ thế kỉ 19, đặc biệt là Trung Quốc. Ngày nay, việc sử dụng xe buýt điện trong đội xe đô thị giao thông công cộng đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Cung với sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, các Thành phố lớn của Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ nhu cầu đi lại và gia tăng phương tiện cơ giới. Điều này đã làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn, ô nhiễm không khí và làm suy giảm sức khỏe của cư dân đô thị. Chính quyền Thành phố Hà Nội, đang chuyển sang sự quan tâm đến việc thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, trong đó bước đi đầu tiên là tập trung vào cải thiện đoàn phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng thân thiện môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu phát triển xe buýt điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội là cần thiết. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 115
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh ngoài ra còn sử dụng các phương pháp biện chứng, lịch sử dựa trên tình hình thực tế về Giao thông vận tải, phát triển kinh tế, thói quen đi lại của người dân,…trong thành phố Hà Nội để đưa ra các cơ sở lý thuyết, đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp phát triển xe buýt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Phương tiện nghiên cứu Từ các nghiên cứu, đề án, bài báo đánh giá, phân tích về xe buýt nói chung và xe buýt điện nói riêng trên phạm vi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Lý luận từ các bài giảng, giáo trình, các nghiên cứu khoa học của hoc viên cao học, sinh viên - Đại học Giao Thông vận tải. Tài liệu tham khảo từ mạng Internet: các trang mạng của Tổng cục thống kê, Báo Nhân Dân điện tử, Báo tuổi trẻ,... Thực hiện khảo sát online qua các trang mạng xã hội. 2.3. Nội dung nghiên cứu đã thực hiện 2.3.1. Tổng quan vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện trong đô thị Nhóm nghiên cứu thực hiện tìm hiểu tổng quan VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị với 03 vấn đề chính. - Tìm hiểu cơ sở lý luận về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. - Giới thiệu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện. - Kinh nghiệm phát triển xe buýt điện của các đô thị trên thế giới. Qua nội dung tìm hiểu, nhóm đưa ra kết luận VTHKCC bằng xe buýt sẽ tạo điều kiện phát triển đô thị tuy nhiên tại Hà Nội thì loại hình này còn có hạn chế do tắc đường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, lượng hành khách sử dụng PTCC rất thấp. Xu hướng sử dụng xe buýt điện trên thế giới có thể là giải pháp hữu hiệu để thu hút người dân sử dụng phương tiện công cộng để giải quyết các vấn đề trên. 2.3.2. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội được trình bày cụ thể qua 03 nội dung: a. Quá trình phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội được chia làm các giai đoạn trước năm 1986, giai đoạn 1986-1992; giai đoạn 1993-2001; giai đoạn 2001-2010; và từ 2011 đến nay. b. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội Tính đến hết tháng 5/2020, mạng lưới xe buýt trên địa bàn Thành phố gồm 126 tuyến, trong đó có 104 tuyến buýt có trợ giá; 8 tuyến buýt không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City Tour. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 116
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Mạng lưới xe buýt đã tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%); 453/579 xã, phường, thị trấn (đạt 78,2%); 65/75 bệnh viện (đạt 87%); 192/286 trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông (đạt 67%); 27/27 khu công nghiệp lớn (đạt 100%); 31/37 khu đô thị (đạt 83,8%). Bên cạnh đó hệ thống xe buýt còn kết nối với 7/9 tỉnh thành lân cận (Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Thái Nguyên). Xe buýt Hà Nội hiện đã đạt số lượng trên 2000 chiếc đáp ứng 8,7% nhu cầu đi lại, chủng loại phong phú với xe buýt nhanh (BRT); xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (CNG); xe buýt đạt chuẩn khí thải EURO IV, V; xe buýt 2 tầng (City Tour)… Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi địa dịch COVID-19, dù thuộc diện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sụt giảm lượng khách và cắt giảm tần suất hoạt động, nhưng mạng lưới xe buýt của Hà Nội vẫn tạo nên điểm nhấn ấn tượng khi duy trì tốt vai trò chủ công của mình. Cụ thể, tổng sản lượng vận chuyển hành khách công cộng trên toàn Thành phố 9 tháng đầu năm 2020 ước đạt 596 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 17% nhu cầu đi lại của người dân; góp phần hạn chế đáng kể phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn. c. Khảo sát điều tra quan điểm sử dụng xe buýt điện của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội Nhóm đã tiến hành điều tra khảo sát online: Đối tượng điều tra: nhóm hành khách đang có nhu cầu sử dụng VTHKCC bằng xe buýt thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian điều tra: từ 10/5/2021 – 10/7/202; Phương pháp điều tra: Do tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài và có diễn biến vô cùng phức tạp, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra là khảo sát trên phiếu online; Quy mô điều tra: 300 phiếu đạt chuẩn. Kết quả khảo sát như sau: Biểu đồ 01. Quan điểm về xe buýt điện Biểu đồ 02. Quan điểm về sủ dụng xe giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn buýt điện giúp giảm khí thải nhà kính Nhóm đối tượng khảo sát chiếm tỷ trọng cao nhất với ý kiến đồng ý việc xe buýt điện góp phần làm giảm ô nhiễm tiếng ồn (53,3% với 160 phiếu), tiếp theo là hoàn toàn đồng ý (43% với 129 phiếu). Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 117
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Nhóm đối tượng khảo sát chiếm tỷ trọng cao nhất với ý kiến đồng ý việc xe buýt điện góp phần làm giảm khí thải nhà kính (54% với 162 phiếu), tiếp theo là hoàn toàn đồng ý (39% với 117 phiếu). Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hành khách đồng ý và rất đồng ý sử dụng khi xe buýt điện chính thức đi vào hoạt động chiếm tới 90,67%, tỷ lệ này với hành khách mong muốn trong tương lai toàn bộ xe buýt trong thành phố đều sử dụng điện là 92,3% (thể hiện qua biểu đồ số 03 và 04 trong báo cáo NCKH). Điều này cho thấy việc phát triển xe buýt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được đông đảo người dân hưởng ứng. 2.3.3. Nghiên cứu giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội Với tín hiệu khả quan từ nhu cầu sử dụng xe buýt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tương lai, nhóm thực hiện đề tài tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phát triển xe buýt điện tại thành phố Hà Nội bám sát với định hướng phát triển VTHKCC của chính quyền thành phố. Nội dung nhóm đưa ra gồm 2 phần: a. Định hướng và căn cứ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện tại Hà Nội Đề tài nghiên cứu được dựa theo 2 văn bản chính là Kế hoạch phát triển VTHKCC của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030 và Quyết định phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải đô thị Hà Nội (2030-2050). Kế hoạch phát triển phương tiện VTHKCC địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030 cho thấy thành phố sẽ mở rộng quy mô đội xe buýt rất lớn, trong đó tỷ lệ PT sử dụng năng lượng sạch chiếm từ 5 – 20 %. Như vậy xu hướng xanh và xe buýt không phát thải là phương án đang được các cấp lãnh đạo quan tâm thực hiện. Nội dung thị phần chỉ ra thành phố sẽ xây dựng VTHKCC tích hợp giữa các tuyến đường sắt đô thị và các tuyến buýt trong địa bàn để nâng cao hiệu quả vận tải. Trong đó thị phần xe buýt công cộng cũng được nâng lên khá cao, nhất là khu vực ngoại thành. Kết hợp nội dung bảng 1, ta thấy trong tương lai xe buýt điện sẽ phủ sóng toàn bộ thành phố bao gồm cả khu vực nội và ngoại thành. b. Các giải pháp phát triển xe buýt điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội Từ các hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội cùng kinh nghiệm khai thác sử dụng mô hình buýt công cộng trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp: - Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển xe buýt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các giải pháp tập trung giải quyết 02 mục tiêu: thứ nhất là tạo dựng thị trường tiêu Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 118
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI thụ xe điện và xe buýt điện; thứ hai là hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vận tải bằng xe buýt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Giải pháp về trạm sạc, tích hợp công nghệ sạc cho ô tô điện và buýt điện. Nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp về bố trí trạm sạc, an toàn nhiệt, bảo vệ trạm sạc qua các thiết bị an ninh và tích hợp công nghệ sạc tại trạm cho nhiều loại phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện. - Giải pháp tự chủ sản xuất pin xe điện. Nội dung đề cập bao gồm lý do thực hiện giải pháp, phân tích nguồn Lithium trong nước cùng các lưu ý khi quyết định khai thác nguồn tài nguyên này. - Giải pháp cho các tác nhân ảnh hưởng đến pin xe điện. Các tác nhân ảnh hưởng ở đây bao gồm thời tiết địa hình với tác động kéo theo là sụt giảm nguồn năng lượng dẫn tới quãng đường chạy xe bị giảm xuống. Giải pháp cho các vấn đề đó là thiết kế nhiều loại xe với các thông số phù hợp với thời tiết và địa hình tuyến buýt; tham khảo kinh nghiệm của các công ty đã có kinh nghiệm chạy xe trong các điều kiện đó; trang bị thêm nguồn pin dự phòng cho phép lái xe thao tác qua bảng điện tử trong buồng lái. - Giải pháp tự xử lý pin xe điện. Nội dung giải pháp gồm lý do nên tự xử lý pin xe điện và gợi ý các phương pháp - quy trình xử lý đang được thế giới sử dụng hiện nay. c. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của các loại hình xe buýt tại Hà Nội như sau - Xe buýt Euro IV có lượng phát thải khí nhà kính (GHG) WTW thấp hơn một chút so với các xe Euro II do lượng khí thải PM2.5 và BC liên quan ít hơn. Mức tiêu thụ nhiên liệu và do đó cũng như phát thải khí nhà kính (GHG) TTW đối với Euro IV giống nhau đối với xe buýt Euro II, tức là các xe mới chỉ tốt hơn một chút so với các xe cũ liên quan đến phát thải khí nhà kính (GHG). - Xe buýt CNG có lượng phát thải PM2.5 thấp hơn so với xe diesel nhưng vẫn có lượng phát thải NOx rất cao (thậm chí cao hơn so với xe buýt chạy bằng dầu diesel). Nhiều thành phố trên toàn thế giới gặp phải vấn đề lớn về chất lượng không khí, phát thải NOx gây ra sự hình thành tầng ôzôn ở mặt đất với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Xe buýt điện phát 0 khí thải cục bộ và do đó là một chiến lược hiệu quả để chống ô nhiễm không khí. - Xe buýt CNG có lượng phát thải khí nhà kính (GHG) cao hơn các xe chạy bằng dầu diesel do sử dụng năng lượng cao hơn và do trượt khí mê-tan, đây là nguồn phát thải quan trọng thường bị bỏ sót trong tính toán. - Xe buýt điện có lượng phát thải khí nhà kính (GHG) (WTW bao gồm BC) thấp hơn 50% so với xe buýt chạy dầu diesel Euro IV và thấp hơn 70% so với xe buýt CNG. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 119
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Do khác biệt lớn nhất giữa xe buýt điện và xe buýt sử dụng động cơ diesel hiện nay là nguồn năng lượng nên nhóm tập trung nghiên cứu các giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng thì còn phải xem xét thêm nhiều yếu tố tác động khác. 3. KẾT LUẬN 3.1. Kết luận Để có thể giải quyết được phần nào những vấn đề về môi trường và hiện trạng ùn tắc giao thông thì đầu tư phát triển hoạt động VTHKCC bằng xe buýt điện là một trong những giải pháp mang tính thiết yếu. 3.2. Kiến nghị Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện là giải pháp hữu hiệu để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên để phát triển việc sử dụng xe buýt điện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhóm xin đề xuất một số kiến nghị về hoàn thiện công nghệ; nâng cao trình độ và kinh nghiệm đội ngũ lái – phụ xe; phát triển và hoàn thiện cơ chế chính sách tạo dựng thị trường cho xe buýt điện và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vận tải bằng xe buýt điện phát triển. Tài liệu tham khảo [1]. Kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn từ 2021 đến 2030. [2]. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. [3]. Kỷ yếu Hội thảo nâng cao chất lượng và phát triển VTHKCC bằng xe buýt ở thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, định hướng 2025. [4]. Năng lượng Sạch Việt Nam, “Phương pháp mới tái chế pin xe điện hiệu quả hơn” [5]. Thomas Morris, “Common failures of electric bus trials and what we can learn”, published at Apr 28, 2020; fromhttps://www.linkedin.com/pulse/common-failures- electric-bus-trials-what-we-can-learn-thomas- morris?fbclid=IwAR0ujZmpIVENcjGjEDwHF6lVg-i3iR3vj0gy4TvHt- UzW7Y8JtKHyMHMP8I Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 120
nguon tai.lieu . vn