Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 130-137 NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Mỹ Dung Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc phát triển ngành chăn nuôi ở Hà Nội có nhiều khác biệt so với các tỉnh khác trong cả nước. Bằng nguồn tài liệu đa dạng, cập nhật, tác giả đã phân tích 4 đặc điểm chủ yếu, trong đó nhấn mạnh đến tính đặc thù của ngành ở Thành phố. Chính việc xác định được các đặc điểm này góp phần giúp cho các cơ quan chức năng của Thành phố có thêm cơ sở khoa học để định hướng phát triển chăn nuôi có hiệu quả và bền vững. Từ khóa: Đặc điểm đặc thù, ngành chăn nuôi, Hà Nội. 1. Mở đầu Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Về cơ cấu kinh tế phân theo ngành, ưu thế thuộc về công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (tương ứng là 41,8% và 52,6% GDP của toàn thành phố năm 2012). Các ngành nông - lâm - thủy sản tuy chiếm tỉ trọng nhỏ (5,8%), nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng với tư cách như là vành đai xanh của Thành phố [1]. Chăn nuôi được phát triển mạnh ở Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp những loại thực phẩm không thể thiếu được như thịt, trứng, sữa cho nhu cầu hàng ngày của người dân Thành phố. Ngành này có sắc thái riêng, phát triển theo những quy luật riêng. Vậy việc phát triển chăn nuôi ở Thủ đô có những đặc điểm đặc thù như thế nào? Thông qua quá trình nhiều năm nghiên cứu, tác giả xin được làm sáng tỏ những đặc điểm ấy trong phạm vi bài báo này nhằm góp phần tìm hiểu về ngành nông nghiệp ở Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Là thành phố trực thuộc Trung ương, một trong hai đô thị loại đặc biệt của cả nước, Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Ngày nhận bài 11/5/2013. Ngày nhận đăng 20/08/2013. Liên lạc Lê Mỹ Dung, e-mail: dungle128@yahoo.com.vn 130
  2. Nghiên cứu những đặc điểm đặc thù của ngành chăn nuôi ở thành phố Hà Nội Bắc với hệ tọa độ từ 200 53’ đến 210 23’ vĩ độ Bắc và từ 1050 44’ đến 1060 02’ kinh độ Đông. Thành phố giáp với 8 tỉnh: ở phía Bắc là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; ở phía Nam là Hà Nam và Hòa Bình; ở phía Đông là Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên; ở phía Tây là Hòa Bình và Phú Thọ. Sau 5 lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3324,3 km2 với dân số trung bình năm 2012 đạt 6957,3 nghìn người [1]; chiếm 1,0% về diện tích và 7,6% về dân số của cả nước. So với 63 tỉnh, thành phố của nước ta, Hà Nội đứng hàng thứ 42 về diện tích và thứ 2 về dân số, sau TP. Hồ Chí Minh. Về quy mô diện tích, Hà Nội là một trong 17 thành phố, thủ đô trên thế giới có diện tích hơn 3 nghìn km2 . Còn về dân số, Hà Nội là một trong 16 thành phố, thủ đô ở châu Á có số dân trên 6 triệu người. Hà Nội có vị trí địa chính trị rất quan trọng như Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VIII ngày 15 - 12 - 2000 đã khẳng định: là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, thủ đô đa chức năng, một mô hình thể hiện sự tiếp nối với quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội [2]. Với chức năng là thủ đô, đô thị đặc biệt, nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phải phát triển theo một hướng riêng, đặc thù nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân Thành phố. 2.2. Những đặc điểm đặc thù chủ yếu Nghiên cứu và phát hiện ra những đặc điểm đặc thù của ngành chăn nuôi ở thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng. Chính những đặc điểm đặc thù này góp phần giúp cho các cơ quan chức năng của Thành phố có thêm cơ sở khoa học để định hướng phát triển chăn nuôi có hiệu quả và bền vững. Tựu chung lại, những đặc điểm đặc thù chủ yếu bao gồm: 2.2.1. Chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội và tăng trưởng với tốc độ nhanh Tuy là thành phố - thủ đô, nhưng Hà Nội lại dẫn đầu về giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp so với các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và cao hơn các thành phố trực thuộc Trung ương khác trong cả nước. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp nói riêng cũng như nông - lâm - thủy sản nói chung, chăn nuôi luôn có bước phát triển vững chắc với tỉ trọng cao. Đây là một trong những đặc điểm đặc thù, khác hẳn với các tỉnh khác cũng như với cả nước. Điều đó được thể hiện thông qua số liệu ở Bảng 1. Trong cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản của Thành phố giai đoạn 2005 - 2012, tỉ trọng của chăn nuôi dao động từ 41 đến gần 50% (cao nhất là năm 2009 đạt 49,7%). Còn trong cơ cấu GTSX nông nghiệp thì có tỉ trọng cao hơn và năm cao nhất (2012) chiếm đến 52,1%. So sánh với cả nước cũng trong giai đoạn này, chăn nuôi chỉ dao động trong khoảng 24 - 27% GTSX ngành nông nghiệp (năm cao nhất là năm 2009 với 27,1%). Điều đó nghĩa là tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nông nghiệp ở Hà Nội cao gấp gần 2 131
  3. Lê Mỹ Dung lần so với cả nước. Bảng 1. Giá trị sản xuất và tỉ trọng của ngành chăn nuôi giai đoạn 2005 - 2010 ở thành phố Hà Nội (theo giá thực tế) [1] Tiêu chí 2005 2008 2009 2010 2012 GTSX nông - lâm - thủy sản (tỉ đồng) 10.025 20.140 21.566 27.745 40.633 GTSX nông nghiệp (tỉ đồng) 9.467 19.304 20.585 26.019 37.509 GTSX chăn nuôi (tỉ đồng) 4.135 9.470 10.725 12.873 19.608 Tỉ trọng chăn nuôi (%) trong GTSX nông -l 41,2 47,0 49,7 46,4 48,2 âm - thủy sản Tỉ trọng chăn nuôi (%) trong GTSX nông 43,7 49,1 52,1 49,5 52,3 nghiệp Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi Hà Nội cũng tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 2005 - 2012, chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt mức 7,0%, cao hơn nhiều so với trồng trọt (2,0%) và dịch vụ nông nghiệp (6,3%) [1]. Thông qua đặc điểm này có thể dễ dàng nhận thấy, chăn nuôi ở Hà Nội đã trở thành ngành sản xuất chính, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng tăng lên của Thành phố. 2.2.2. Chăn nuôi đang có sự thay đổi về cơ cấu phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm của ngành dưới tác động to lớn về nhu cầu tiêu thụ của Thành phố Cơ cấu ngành chăn nuôi phản ánh điều kiện, tình hình phát triển và sự thay đổi tập quán sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của ngành. Hà Nội là thành phố đông dân, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì thế, mục đích phát triển chăn nuôi của Thành phố khác hơn nhiều so với trước đây cũng như so với các tỉnh khác trong cả nước. Trong những năm qua, mức tăng trưởng của đàn gia súc, nhất là trâu đã giảm xuống. Vai trò sức kéo, phân bón của đàn trâu bò ở các huyện ngoại thành giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu phát triển đàn bò lấy thịt, sữa ngày càng tăng lên. Chăn nuôi bò sữa trở thành một ngành không thể thiếu được ở thành phố Hà Nội. Sự thay đổi về mục đích tất yếu sẽ dẫn đến những chuyển biến về cơ cấu ngành chăn nuôi. Bảng 2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2012 (theo giá thực tế) [1] Nhóm vật nuôi và sản phẩm 2005 2010 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng số 4.135 100,0 19608 100,0 Gia súc 3.098 74,9 14902 76,0 Gia cầm 505 12,2 2705 13,8 Sản phẩm không qua giết thịt 402 9,7 1765 9,0 Chăn nuôi khác 130 3,2 236 1,2 132
  4. Nghiên cứu những đặc điểm đặc thù của ngành chăn nuôi ở thành phố Hà Nội Trong giai đoạn 2005 - 2012, chăn nuôi gia súc (bao gồm trâu, bò và lợn) luôn giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu ngành chăn nuôi của Thành phố và chiếm khoảng 3/4 GTSX của ngành. Đứng hàng thứ hai là chăn nuôi gia cầm; tiếp theo là các sản phẩm không qua giết thịt (đặc biệt là sữa tươi); còn lại là các ngành chăn nuôi khác (nuôi ong, tằm và một số loại đặc sản như nhím, đà điểu...), nhưng tỉ trọng không đáng kể. Đến năm 2012, GTSX chăn nuôi gia súc đạt 14902 tỉ đồng, tăng 4,8 lần so với năm 2005. Chăn nuôi gia cầm tăng từ 505 tỉ đồng năm 2005 lên 2705 tỉ đồng năm 2012. Nhóm sản phẩm không qua giết thịt tăng nhanh 4,3 lần [1]. Về cơ cấu, chăn nuôi gia súc dù tỉ trọng cao nhất, nhưng vẫn có xu hướng tăng (trong giai đoạn 2005 - 2012 tăng 1,1%). Cũng theo chiều hướng tăng tỉ trọng còn có chăn nuôi gia cầm (1,6%). Trong khi đó, tỉ trọng của các ngành chăn nuôi khác và sản lượng không qua giết thịt giảm. Những thay đổi nói trên về cơ cấu phản ánh tác động qua lại của nhiều nhân tố, trong đó quyết định là thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng của Thành phố. Ngoài ra còn phải kể đến một số nhân tố khác như giá thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi tăng nhanh, ảnh hưởng của dịch bệnh, khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại... 2.2.3. Chăn nuôi được phát triển chủ yếu phục vụ cho nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của nhân dân Hà Nội a) Nhu cầu về thực phầm Với gần 7,0 triệu dân, Hà Nội có nhu cầu rất lớn về các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng từ chăn nuôi. Các loại thực phẩm chính bao gồm thịt, trứng, sữa. Về thịt, hàng năm thị trường Hà Nội cần khoảng 2 vạn tấn thịt trâu, bò với xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, sản lượng thịt mới đáp ứng được một phần nhu cầu, còn lại phải nhập từ các nơi khác. Bên cạnh thịt trâu bò, thịt lợn có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong cơ cấu bữa ăn của người dân Thành phố, thịt lợn vẫn chiếm thị phần lớn hơn so với các sản phẩm thịt khác và trên thực tế cũng được tiêu thụ nhiều hơn cả. Vì thế, nhu cầu về thịt lợn hàng năm của Hà Nội liên tục gia tăng, nhưng ngành chăn nuôi mới chỉ cung cấp được khoảng 40%. Số thiếu hụt lại phải khai thác từ các tỉnh lân cận và cả ở miền Nam. Ngoài ra, thịt gia cầm (đặc biệt là thịt gà) cũng được thị trường ưa chuộng với nhu cầu bình quân 3,5 nghìn tấn thịt/tháng, nhưng ngành chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này [3]. Ngoài các loại thịt, nhu cầu về trứng, sữa của thị trường Thành phố là rất lớn. Riêng về trứng, nhu cầu ước tính khoảng 75 triệu quả/tháng. Nhu cầu về sữa tươi của thị trường Hà Nội tăng nhanh trong những năm gần đây, song vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ... Như vậy, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của Hà Nội rất rộng lớn. Ngoài việc đáp ứng các mục tiêu về sức kéo, phân bón, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn thì phát triển chăn nuôi chủ yếu để đảm bảo nhu cầu về thực phẩm của người dân Thành phố. b) Kết quả đáp ứng nhu cầu về thực phẩm Để đảm bảo nhu cầu về thực phẩm, ngành chăn nuôi của Hà Nội đã và đang phát 133
  5. Lê Mỹ Dung triển với tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều đó được thể hiện một phần qua số liệu ở bảng 3. Bảng 3. Một số kết quả của ngành chăn nuôi Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010 [1] Tăng trưởng bình Sản phẩm 2005 2012 quân 2005 - 2010 (%) Tổng sản lượng thịt xuất chuồng (nghìn tấn) 255,3 382,7 7,0 Thịt trâu (nghìn tấn) 1,2 1,4 2,1 Thịt bò (nghìn tấn) 4,4 8,9 14,0 Thịt lợn (nghìn tấn) 221,0 301,3 5,5 Thịt gia cầm (nghìn tấn) 28,7 71,1 13,0 Sản lượng sữa tươi (nghìn lít) 9.489 18658 12,0 Sản lượng trứng (triệu quả) 340,7 1005,5 14,0 - Chăn nuôi cung cấp sản phẩm thịt: Các ngành chăn nuôi cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường Thủ đô gồm có ngành chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn) và gia cầm. Dẫn đầu về sản lượng thịt là thịt lợn (301,3 nghìn tấn, năm 2012); tiếp theo là thịt gia cầm (71,1 nghìn tấn), cuối cùng là thịt trâu, bò (10,3 nghìn tấn), riêng thịt bò là 8,9 nghìn tấn. + Chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn hiện đang là ngành đứng đầu về số lượng và sản lượng thịt đáp ứng một phần cho nhu cầu thực phẩm của Thành phố. Ngoài ra, nó còn góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm tại chỗ, tận dụng phụ phẩm dư thừa, cung cấp nguồn phân hữu cơ, khí sinh học cho người dân ngoại thành. Về số lượng, đàn lợn dẫn đầu trong số các loại gia súc được nuôi ở Thành phố với 1.377,1 nghìn con (năm 2012), trong đó 87,3% là lợn thịt; 12,5% lợn nái và 0,2% lợn đực giống. Hà Nội cũng là địa phương dẫn đầu về đàn lợn và chiếm 5,2% tổng đàn lợn của cả nước, 21,1% của Đồng bằng sông Hồng. So với các thành phố trực thuộc Trung ương khác thì đàn lợn của Thành phố gấp 4,4 lần so với TP. Hồ Chí Minh; 2,6 lần so với Hải Phòng; 25,5 lần so với Đà Nẵng và 11,0 lần so với Cần Thơ. Về sản phẩm thịt lợn, mặc dù đàn lợn của Thành phố có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005 - 2012, nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng vẫn tăng và ổn định. Năm 2012 đạt 301,3 nghìn tấn, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trung bình năm của giai đoạn này là 5,5%. Điều đó phản ánh mức độ đầu tư thâm canh ngày càng cao, chất lượng và cơ cấu sản phẩm thịt đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ. Thị phần thịt lợn hiện đang dẫn đầu trên thị trường thực phẩm có nguồn gốc chăn nuôi ở Hà Nội, nhưng không thật ổn định và có xu hướng giảm chút ít. Riêng năm 2007 và 2008 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, tỉ trọng của thịt lợn tăng lên tương ứng là 84,7% và 86,5% trong tổng sản lượng các loại thịt sản xuất ở Thành phố [3]. Tiêu thụ thịt lợn ở Hà Nội phần nhiều gắn với các cơ sở giết mổ gia súc thủ công và bán thủ công. Ngoài một vài cơ sở giết mổ công nghiệp, Thành phố hiện có 187 điểm giết mổ thủ công, cung cấp cho thị trường 137 tấn thịt lợn hơi/ngày, đáp ứng được 33,5% nhu cầu thịt lợn của nhân dân. Ngoài ra còn có các hộ giết mổ nhỏ lẻ (2 - 4 con/ngày) cung 134
  6. Nghiên cứu những đặc điểm đặc thù của ngành chăn nuôi ở thành phố Hà Nội cấp 140 tấn thịt lợn/ngày, đảm bảo khoảng 35% nhu cầu của Thành phố. + Chăn nuôi gia cầm Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống từ lâu đời và hiện đứng hàng thứ hai trong hệ thống cung cấp sản phẩm thịt ở Hà Nội. Cũng như đàn lợn, đàn gia cầm của Thành phố có số lượng đông nhất, chiếm 7,1% tổng đàn gia cầm cả nước và 22,8% của Đồng bằng sông Hồng năm 2012. Quy mô đàn gia cầm của Thành phố đạt 21,9 triệu con (năm 2012) [1], gấp 1,3 lần các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên; gấp 2,7 lần Hải Phòng; 9,5 lần Cần Thơ; 46,6 lần Đà Nẵng và 78,0 lần TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nhưng số lượng vẫn tăng từ 14,7 triệu con năm 2005 lên 21,9 triệu con năm 2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,5%. Về sản phẩm thịt, sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh hơn quy mô đàn gia cầm của Thành phố. Năm 2012 Hà Nội sản xuất 71,1 nghìn tấn, gấp 11,4 lần sản lượng thịt gia cầm của Cần Thơ và 67 lần của TP. Hồ Chí Minh, đạt bình quân 10,3 kg/người/năm. Với sản lượng này, thịt gia cầm đứng hàng thứ hai trong tổng sản lượng các loại thịt ở Thành phố (11,2% năm 2005 và 18,6% năm 2012). Trong chăn nuôi gia cầm, sản phẩm chính là gà với 72,3% số lượng và 76,3% sản lượng thịt gia cầm. Nhìn chung, mức tăng trưởng của đàn gà và sản lượng thịt gà khá cao và ổn định hơn so với chăn nuôi thủy cầm vốn có tỉ trọng thấp và tốc độ tăng trưởng chậm. Việc tiêu thụ thịt gia cầm chủ yếu gắn với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Các cơ sở giết mổ tập trung mới cung cấp được 8,8 tấn thịt gia cầm/ngày (7,5% nhu cầu), trong khi đó các hộ giết mổ nhỏ lẻ cho ra lò 76,4 tấn thịt gia cầm/ngày (đán ứng 64,7% nhu cầu của Thành phố) [3]. + Chăn nuôi trâu, bò Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là bò có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đàn bò của Thành phố hiện có 141,7 nghìn con (năm 2012), đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố, chiếm 3,7% đàn bò của cả nước và 28,5% của Đồng bằng sông Hồng. So với các thành phố trực thuộc Trung ương khác, nhờ có nhiều tiềm năng nên quy mô đàn bò gấp 1,3 lần so với TP. Hồ Chí Minh; 10,6 lần Đà Nẵng; 8,9 lần Hải Phòng và 40,5 lần Cần Thơ. Về cơ cấu, bò thịt và bò sinh sản chiếm 95,7%, còn bò sữa chỉ có 4,3% tổng đàn bò của Thành phố. Về sản phẩm thịt, tuy đàn bò giảm đi chút ít về số lượng trong giai đoạn 2005 - 2012, nhưng sản lượng thịt bò lại tăng nhanh từ gần 4,4 nghìn tấn năm 2005 lên 8,9 nghìn tấn năm 2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 14%. Tuy vậy, thịt bò chỉ đứng hàng thứ ba với 2,3% tổng sản lượng thịt các loại từ chăn nuôi của Hà Nội [1]. Đàn trâu có xu hướng giảm mạnh, từ 40,2 nghìn con năm 2005 xuống 24,2 nghìn con năm 2012. Sản lượng thịt lại tăng tương ứng trong giai đoạn nói trên, từ 1,2 nghìn tấn lên 1,4 nghìn tấn, nhưng cũng chỉ chiếm 0,4% tổng sản lượng thịt các loại của Thành phố. Toàn thành phố hiện có 91 điểm giết mổ trâu bò thủ công, cung cấp cho thị trường 14,3 tấn thịt/ngày, đáp ứng 24,3% nhu cầu thịt trâu bò của thị trường. Các hộ giết mổ nhỏ 135
  7. Lê Mỹ Dung lẻ đưa ra thị trường 28,8 tấn thịt/ngày, đảm bảo được 48,7% nhu cầu. Phần thiếu hụt phải nhập từ các tỉnh khác (như Cao Bằng) hoặc từ nước ngoài (Hoa Kì, Ôxtrâylia...). - Chăn nuôi cung cấp sản phẩm trứng, sữa: Ngoài thịt các loại, ngành chăn nuôi được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về trứng, sữa cho nhân dân Thủ đô. Sản lượng trứng của Thành phố đạt 1005,4 triệu quả (năm 2012), chiếm 13,8% của cả nước và 30,0% của Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội là địa phương sản xuất trứng gia cầm nhiều nhất cả nước với sản lượng tăng trung bình năm là 14% trong giai đoạn 2005 - 2012. Sản lượng trứng bình quân theo đầu người đạt 88,2 quả/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước (82 quả/năm) [1]. Sữa tươi có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong những năm gần đây ở Hà Nội. Lượng sữa bình quân theo đầu người cũng tăng từ 1,6 lít năm 2005 lên 2,7 lít năm 2012. Trên địa bàn Thành phố có 5 công ti chế biến sữa quy mô lớn với công suất 280 tấn/ngày và hơn 100 cơ sở chế biến sữa quy mô nhỏ, công suất 5 - 7 tấn/ngày. Hà Nội đã và đang trở thành thị trường tiêu thụ sữa tươi đầy tiềm năng. 2.2.4. Chăn nuôi được phát triển trên cơ sở áp dụng những thành tựu tiên tiến về khoa học - công nghệ trong cả phương thức chăn nuôi lẫn hình thức tổ chức theo lãnh thổ Về phương thức chăn nuôi, Thành phố đã ứng dụng những tiến bộ về khoa học - công nghệ trong công tác lai tạo giống, sản xuất thức ăn, cung cấp dịch vụ thú y và xây dựng chuồng trại. Công tác lai tạo giống đạt được nhiều thành tựu. Các giống bò sữa cho năng suất cao được lai tạo trên cơ sở 100% được thụ tinh nhân tạo. Cơ cấu giống lợn được cải thiện với các giống có năng suất, chất lượng cao trên thế giới được nhập vào (như Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc...). Hà Nội hiện có 4 trại lợn giống cao sản hàng năm cho 3,5 triệu con giống và 3 cơ sở sản xuất tinh dịch lợn với 150 - 200 nghìn liều tinh/năm. Các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng được đưa vào đại trà như Sasso, Kabir, Tam Hoàng, vịt Anh (Super M1, M2...). Nguồn thức ăn, nhất là thức ăn công nghiệp, có ý nghĩa lớn cho việc phát triển chăn nuôi. Hà Nội có 46 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất hàng năm đạt gần 750.000 tấn, trong đó thức ăn cho lợn là hơn 400.000 tấn, cho gia cầm 340.000 tấn. Dịch vụ thú y được chú ý phát triển. Hàng năm Thành phố tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm nên không xảy ra dịch bệnh ở quy mô lớn. Hệ thống chuồng trại được cải thiện đáng kể theo quy trình kĩ thuật với các trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường... Về các hình thức chăn nuôi theo lãnh thổ, Hà Nội đang triển khai với một số hình thức tiên tiến như trang trại, khu chăn nuôi tập trung, vùng chăn nuôi trọng điểm [5]. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại là xu hướng khách quan, tất yếu. Năm 2010, Thành phố có 1.069 trang trại ngoài khu dân cư bao gồm 546 trang trại nuôi gia cầm, 472 trang trại nuôi lợn, 51 trang trại nuôi bò. Cũng trong năm này, Hà Nội có 35 khu 136
  8. Nghiên cứu những đặc điểm đặc thù của ngành chăn nuôi ở thành phố Hà Nội chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 642 ha phân bố ở các nơi gò đồi hoặc vùng bãi ven sông. Thành phố cũng đã hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm như vùng chăn nuôi bò thịt và bò sữa, vùng chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi gia cầm... Có thể coi đây cũng là một trong những đặc điểm đặc thù riêng của Hà Nội. 3. Kết luận Chăn nuôi là ngành được phát triển ở Hà Nội trước hết và chủ yếu để đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của cư dân Thành phố. Đây là một ngành có những đặc điểm riêng, khác với ngành chăn nuôi của các tỉnh trên cả nước. Bằng nguồn tài liệu đa dạng và cập nhật, chúng tôi tập trung phân tích 4 đặc điểm chính, trong đó chú ý đến tính đặc thù của ngành ở địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan chức năng của Thành phố trong việc hoạch định phát triển ngành chăn nuôi vào những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê Tp. Hà Nội, 2013. Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012. Nxb Thống kê. [2] Lê Mỹ Dung, 2011. Nghiên cứu nông nghiệp TP Hà Nội sau thời điểm 1/8/2008. Luận văn thạc sĩ Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội. [3] Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội, 2012. Số liệu thống kê về chăn nuôi Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010. [4] Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội, 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030. [4] Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên), 2013. Địa lí nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm. ABSTRACT Research on the livestock sector in the city of Hanoi The development of Hanoi’s livestock sector is quite different from that of other cities/provinces in the country. Based on diverse and updated references, this article an- alyzes four main characteristics of the livestock, emphasizing that which is specific to Hanoi. Determining these characteristics will provide Hanoi authorities with a scientific basis on which they and plan to develop a sustainable and efficient farming sector. 137
nguon tai.lieu . vn