Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo* NCS.ThS. Nguyễn Hà Hưng** TÓM TẮT Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình thực hiện cơ cấu lại theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sản dựa trên tăng cường ứng dụng công nghệ cao, thông minh. Trong quá trình đó, các cơ sở, doanh nghiệp nông nghiệp là nòng cốt và nguồn nhân lực nông nghiệp mang tính quyết định. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho người nông dân, cán bộ kỹ thuật thì Việt Nam cần phải tăng cường đào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của việc đầu tư hiện đại hóa sản xuất kinh doanh, thích ứng tốt với thị trường hội nhập đầy biến động và tác động bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu. Dựa trên một số kết quả khảo sát bước đầu, nghiên cứu này nhằm xác định nhu cầu đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với mục tiêu chính là đào tạo các doanh dân, cán bộ quản lý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của ngành nông nghiệp trong tình hình mới. Từ khóa: Nhu cầu đào tạo; ngành kinh doanh nông nghiệp; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia có những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Các số liệu về tăng trưởng GDP, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản từ những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp đã trở thành “trụ đỡ” của nền kinh tế nước ta trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những hạn chế về chất lượng, tính bền vững, sự sáng tạo và cách thức phát triển, cùng với yêu cầu mới đã và đang đòi hỏi ngành nông nghiệp cần có những bước chuyển mới mang tính đột phá. Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân (2018) đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của Việt Nam đó là: đầu tư cho nông nghiệp còn khá thấp; số dân làm nông nghiệp còn quá cao, đóng góp cho nền kinh tế còn thấp; doanh nghiệp trực tiếp đầu tư sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp; huy *,** Khoa Bất động sản và Kinh tế Tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân * Email: thaonp@neu.edu.vn ** Email: hungnh@neu.edu.vn 140
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI động vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn vẫn hạn chế, chi phí vốn còn cao; áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp còn yếu, tỷ lệ giá trị chất xám trong giá thành sản phẩm nông nghiệp chưa cao; 90% hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu là thô, chưa qua chế biến; việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến còn hạn chế…[1]. Từ thực trạng trên, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh ở Việt Nam là tất yếu. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/ QĐ-TTg (ngày 29/01/2010) về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, trong đó có quan điểm “chú trọng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cao trong nông nghiệp đủ về số lượng và có chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta” [3]; Quyết định số 1895/QĐ-TTg (ngày 17/12/2012) về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, trong đó có nhiệm vụ phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [4]; Quyết định số 749/QĐ-TTg (ngày 03/6/2020) phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó nông nghiệp là một trong tám ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước [5]… Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học…” [7]. Để thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, bên cạnh cơ chế, chính sách của Nhà nước, vai trò của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp mang tính quyết định. Ngoài ra, để phát triển nông nghiệp trong tình hình mới, cùng với việc đào tạo nâng cao tay nghề cho nông dân, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, chúng ta cũng cần phải tăng cường đào tạo phát triển đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý trong các cơ cở sản xuất kinh doanh nông nghiệp thích ứng tốt với những biến động khó lường của thị trường nông sản, ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp thông minh. 2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam là nước đi sau nên cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội cho nền nông nghiệp nước ta nắm bắt các công nghệ mới. Tuy nhiên, trình độ của người lao động ở mức thấp đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học và công nghệ (KHCN). Đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng 141
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI công nghệ cao. Dự báo đến năm 2020, lĩnh vực nông nghiệp sẽ thiếu 3,2 triệu lao động qua đào tạo, đặc biệt là lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nông nghiệp công nghệ cao thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 [2]. Hiện nay, cả nước có 13 trường đại học, cao đẳng đào tạo về nông - lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề về nông lâm nghiệp. Các trường này chuyên đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy, nhu cầu về cán bộ được đào tạo qua các trường này rất lớn, nhưng công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, do tâm lý của người học nghĩ rằng sau khi học phải về làm việc ở nông thôn, những vùng khó khăn nên không muốn học [6]. Về đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam (Mã ngành: 7620114), theo website: https://tuyensinhso.vn (2020), cả nước có 6 trường đại học, học viện đã và đang đào tạo gồm: ở miền Bắc có 01 trường là Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ở miền Trung có 03 trường là: Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kom Tum, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, và Trường Đại học Hồng Đức; ở miền Nam có 02 trường là: Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ. Chỉ tiêu tuyển sinh và điểm trúng tuyển (theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia - THPTQG) như sau: Bảng 1. Các cơ sở đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam TT Chỉ tiêu Điểm trúng tuyển Tên trường Ghi chú tuyển sinh 2018 2019 2020 Căn cứ theo chỉ tiêu 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 50 14 17,5 - ngành Quản trị kinh doanh (QTKD) Căn cứ theo chỉ tiêu 2 Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kom Tum 50 14,05 - - ngành QTKD 3 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 30 13 14 - Chỉ tiêu lấy theo phổ 4 Trường Đại học Hồng Đức 30 17 - - biến 5 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 75 16,5 16,75 19 6 Đại học Cần Thơ 80 - - 15 Tổng 315 Nguồn: tuyensinhso.vn Theo Bảng 1, các trường tuyển sinh đủ chỉ tiêu ngành Kinh doanh nông nghiệp hàng năm thì tổng số sinh viên tuyển sinh được là 315 sinh viên/năm. Tuy nhiên, chỉ có 01 trường là Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là tuyển sinh 142
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI được 3 năm liên tiếp (2018 - 2020), 5 trường còn lại chỉ tuyển sinh được một hoặc hai năm trong ba năm gần đây. Trong đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuyển sinh được 2 năm 2018, 2019; còn Phân hiệu Đại học Đà Nẵng ở Kom Tum chỉ tuyển sinh được năm 2018, còn Đại học Cần Thơ mới tuyển sinh được trong năm 2020. Mặt khác, nếu so sánh số chỉ tiêu và điểm trúng tuyển ngành Kinh doanh nông nghiệp với các ngành khác ở 6 trường nêu trên thì đều ở mức trung bình thấp. Những kết quả trên cho thấy, quy mô tuyển sinh ngành Kinh doanh nông nghiệp ở các trường Đại học, Học viện ở nước ta vẫn còn nhỏ, không đều qua các năm và điểm trúng tuyển đầu vào cũng không cao so với mặt bằng chung. Điều này đòi hỏi cần có nghiên cứu chi tiết hơn về nhu cầu nhân lực ngành kinh doanh nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tình hình mới, từ đó có những chương trình định hướng nghề nghiệp và tư vấn tuyển sinh hợp lý. 3. Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam và tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Để phục vụ cho bài viết này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát nhanh qua hình thức gửi phiếu khảo sát online về nhu cầu đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam và ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các đối tượng tham gia khảo sát gồm: giảng viên/nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD), sinh viên và Học sinh. Kết quả sơ bộ đã thu được 73 phiếu trả lời với cơ cấu như sau: Biểu đồ 1. Tỷ lệ các đối tượng tham gia khảo sát Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Kết quả khảo sát về sự cần thiết của đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam, có 35,6% đánh giá ở mức cần thiết rất cao; 46,6% đánh giá ở mức cần thiết cao và 15,1% đánh giá ở mức cần thiết trung bình. 143
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Biểu đồ 2. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của việc đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Kết quả trên cho thấy, đa số người tham gia khảo sát nhận định rằng để phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập đòi hỏi cần phải có đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh được đào tạo bài bản, có trình độ cao. Khi được hỏi về sự cần thiết của việc mở ngành đào tạo Kinh doanh nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tỷ lệ trả lời là 37% cho cả hai mức là “cần thiết rất cao” và “cần thiết cao”; và tỷ lệ trả lời ở mức “trung bình” là 24,7% (cao hơn khi hỏi về nhu cầu đào tạo chung ở Việt Nam là 15,1%). Biểu đồ 3. Kết quả khảo sát về sự cần thiết mở ngành đào tạo Kinh doanh nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 144
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Về nhu cầu học ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam, kết quả khảo sát như sau: Biểu đồ 4. Kết quả khảo sát về nhu cầu học ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Kết quả trên cho thấy mặc dù có đến 43,8% cho rằng nhu cầu cao, nhưng chỉ có 16,4% cho rằng nhu cầu rất cao và cũng có đến 28,8% cho rằng nhu cầu ở mức trung bình, và có 8,2% cho rằng nhu cầu thấp. Kết quả này cũng phù hợp với thực trạng đào tạo ngành nông nghiệp nói chung và kinh doanh nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam thời gian qua. Mặc dù nhu cầu lao động trình độ cao của ngành nông nghiệp Việt Nam rất lớn nhưng trong đào tạo những ngành liên quan đến nông nghiệp có thể kém hấp dẫn hơn những ngành khác và tâm lý người học vẫn còn e ngại khi lựa chọn những ngành này. Nhận định trên được khẳng định rõ thêm trong kết quả khảo sát về nhu cầu học ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Là một trong những trường đại học hàng đầu của cả nước về đào tạo Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có rất nhiều ngành đào tạo gắn với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có những lĩnh vực, nhiều ngành học hấp dẫn người học hơn lĩnh vực nông nghiệp. Biểu đồ 5. Kết quả khảo sát về nhu cầu học ngành Kinh doanh nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 145
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Biểu đồ 5 cho thấy, mặc dù cũng có đến 31,5% cho rằng “nhu cầu cao” và 16,4% cho rằng “nhu cầu rất cao”; tuy nhiên, cũng có đến 37% cho rằng nhu cầu ở mức “trung bình” và 13,7% cho rằng nhu cầu ở mức “thấp”. Kết quả trên cho thấy, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần có những biện pháp để cung cấp thông tin tuyển sinh, cung cấp thông tin về ngành nghề đào tạo giúp người học hiểu rõ về từng ngành đào tạo, nhu cầu xã hội, từ đó định hướng người học tránh lựa chọn ngành học theo trào lưu (theo mốt). Đồng thời, đối với những ngành đào tạo kém hấp dẫn hơn (theo suy nghĩ của người học), Nhà trường cần chủ động trong công tác truyền thông, phát triển chương trình đào tạo, nâng cao tính hấp dẫn để thu hút người học. Đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, phần lớn người được hỏi cho rằng trình độ của người lao động ở mức trung bình (61,6%) và thấp (11%). Kết quả này cũng phản ánh đúng với thực trạng hiện nay khi trình độ các chủ hộ, trang trại, ban giám đốc các HTX nông nghiệp hay các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nông nghiệp… phần lớn là có trình độ trung bình và thấp. Biểu đồ 6. Kết quả khảo sát trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý SXKD trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Trình độ đào tạo thấp nên năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, cơ sở SXKD nông nghiệp cũng không được đánh giá cao. 146
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Biểu đồ 7. Kết quả khảo sát về năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý SXKD trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Tình trạng làm việc trái ngành, trái nghề đào tạo ở nước ta cũng khá phổ biến. Nguyên nhân chính là do cung - cầu đào tạo mất cân đối. Nhiều ngành nghề xã hội có nhu cầu cao về lao động có trình độ thì thực tế ít cơ sở đào tạo và ít người đăng ký học. Trong khi đó, những ngành nghề nhu cầu thấp, hoặc đã bão hòa thì vẫn được dành nhiều chỉ tiêu đào tạo và người học vẫn đăng ký đông. Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nông nghiệp phần lớn có ngành đào tạo (bằng cấp) không phù hợp với công việc. Biểu đồ 8. Đánh giá về ngành đào tạo (bằng cấp) của đội ngũ cán bộ quản lý SXKD trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Khi được hỏi về cơ hội việc làm hiện nay của sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp sau khi ra trường, kết quả khảo sát cho thấy có 13,7% người được hỏi cho rằng cơ hội rất nhiều; 35,6% cho rằng cơ hội việc làm nhiều; và 39,7% cho rằng cơ hội ở mức trung bình. 147
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Biểu đồ 9. Đánh giá về về cơ hội việc làm hiện nay của sinh viên học ngành Kinh doanh nông nghiệp Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Kết quả khảo sát về mức độ ưu tiên cho ngành Kinh doanh nông nghiệp khi lựa chọn ngành học ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (hoặc tư vấn cho người khác) cho thấy có 35,6% lựa chọn mức độ ưu tiên cao nhưng cũng có đến 39,7% lựa chọn mức độ ưu tiên trung bình. Biểu đồ 10. Mức độ ưu tiên lựa chọn ngành Kinh doanh Nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Với đa số người tham gia khảo sát là sinh viên (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) thì kết quả trên cũng phù hợp với phân tích ở trên khi ngành Kinh doanh nông nghiệp được đem ra so sánh với rất nhiều ngành học khác mà các bạn sinh viên thấy hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, với ưu tiên lựa chọn cao là 35,6% thì đây cũng là kết quả đáng quan tâm khi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xem xét xây dựng và mở ngành đào tạo Kinh doanh nông nghiệp. 148
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 4. Kết luận và khuyến nghị Nông nghiệp là ngành có vị trí và vai trò quan trọng, cả về kinh tế và xã hội, đối với đất nước. Nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ để hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền nông nghiệp thế giới. Trong đó, bước đi tất yếu là hiện đại hóa nền nông nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ cao và thực hiện chuyển đổi số. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp, các cơ sở SXKD nông nghiệp mà thách thức lớn nhất đến từ chất lượng nguồn nhân lực. Trách nhiệm đó thuộc về các cơ sở giáo dục, trong đó nòng cốt là các cơ sở giáo dục đại học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với bề dày truyền thống lịch sử, là trường đầu ngành về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh, cần lãnh sứ mệnh đào tạo những doanh nhân, cán bộ quản lý kinh doanh có đủ tâm và tài để thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh doanh nông nghiệp. Từ thực trạng nguồn nhân lực, đào tạo kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam và qua kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo, Nhà trường nên triển khai xây dựng và mở ngành đào tạo Kinh doanh nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội và phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Thanh Giang (2018), Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Báo Nhân dân, nhandan.com.vn, truy cập ngày 22/01/2021, tại trang web https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/ tong-ket-10-nam-thuc-hien-nghi-quyet-t-u-7-khoa-x-ve-nong-nghiep-nong-dan- nong-thon-342247/. 2. Diệu Ngọc (2019), Thiếu lao động có trình độ cao đáp ứng nông nghiệp thời kỳ 4.0, Bộ LĐ-TB&XH, baodansinh.vn, truy cập ngày 19/01/2021, tại trang web https://baodansinh.vn/thieu-lao-dong-co-trinh-do-cao-dap-ung-nong-nghiep-thoi- ky-40-98027.htm. 3. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. 4. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1895/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. 5. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 149
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 6. Nguyễn Thanh Sơn (2020), Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Tạp chí Công thương, tapchicongthuong.vn, truy cập ngày 21/01/2021, tại trang web http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dao-tao-nguon-nhan-luc-cho- nong-nghiep-nong-thon-viet-nam-72753.htm. 7. Bùi Kinh Thanh (2020), Những yêu cầu đặt ra cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới, Báo Nhân dân, nhandan.com.vn, truy cập ngày 20/01- 2020, tại trang web https://nhandan.com.vn/dang-va-cuoc-song/nhung-yeu-cau- dat-ra-cho-phat-trien-nong-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-moi-624415/. 150
nguon tai.lieu . vn