Xem mẫu

NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
NGUYỄN LÃM THẮNG - NGUYỄN VĂN LUÂN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp) là tập truyện chí dị đặc sắc
thời trung đại Việt Nam, ra đời vào thời Trần. Nghiên cứu từ góc nhìn liên văn
bản, Lĩnh Nam chích quái bộc lộ những giá trị độc đáo của mình thông qua
mối quan hệ với truyện cổ tích và những câu chuyện tín ngưỡng dân gian.
Trong quan hệ với truyện cổ tích, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện những
lặp lại về cốt truyện, xem đó là kết quả chung của sự tác động bởi tâm thức
cộng đồng cùng sự vay mượn của Trần Thế Pháp từ các truyện kể dân gian, đa
phần là những chuyện về lễ tục tồn tại dưới dạng các văn bản xã hội: lưu
truyền, hòa vào đời sống, ít lưu thành văn bản viết. Trong quan hệ với các văn
bản xã hội như vậy, Lĩnh Nam chích quái lưu lại các mảnh chuyện, các tình
tiết vụn mà bản thân tác giả cũng không thể xác định văn bản nguồn đích thực
của nó: chi tiết về các lễ tục: Lễ tế cây, Lễ tắm Phật, thờ Phật mẫu; chi tiết
mang màu sắc linh thiêng: thánh bay về trời. Liên văn bản, ở trường hợp này,
là văn bản hóa một cách vô thức các chi tiết trong vô vàn văn bản đã tồn tại
được nhà văn tiếp nhận trong quá trình sống trải.
Từ khóa: lý thuyết liên văn bản, truyện chí dị, trung đại, Việt Nam, Lĩnh
Nam chích quái

1. LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU
TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Khái lược lý thuyết Liên văn bản
“Tính liên văn bản” - cách dịch Việt ngữ thông dụng của thuật ngữ “intertextuality”,
được đề xuất bởi nhà lý luận người Pháp Julia Kristeva, năm 1966 – 1967, trong bài viết
giới thiệu tư tưởng của nhà lý luận Nga: M. Bakhtin: “Word, Dialogue and Novel”
(Ngôn từ, đối thoại và tiểu thuyết). Ban đầu, Julia Kristeva dùng “intertextuality” thay
thế cho cách gọi “tính đối thoại” vốn được quen dùng cho tư tưởng của M. Bakhtin.
Kristeva đã đặt một văn bản trong mối quan hệ không thể tách rời với vô số các văn bản
khác. Bà nhấn mạnh đến hai trục quan hệ liên văn bản: trục ngang (horizontal axis):
quan hệ giữa tác giả với độc giả và, trục đứng (vertical axis): quan hệ giữa văn bản với
vô số văn bản khác. Bà phân biệt đặc tính quan hệ văn bản của “intertextuality” với các
kiểu quan hệ nguồn gốc, ảnh hưởng bằng cách đề xuất khái niệm “transposition” (sự
chuyển vị). Quan hệ liên văn bản giữa các văn bản, như vậy, là sự chuyển vị từ hệ thống
kí hiệu này vào hệ thống kí hiệu khác, tạo thành cấu trúc mới và kéo theo những cách
hiểu mới. Ở điểm này, Julia Kristeva được coi như một nhà giải cấu trúc.

Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 33-43

34

NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN

Tuy khái niệm “Intertextuality” được khởi đi từ J. Kristeva, nhưng trước bà khá lâu, đã
được đặt ra bởi những người Nga. Các nhà Hình thức luận (Formalism) Nga nhận thấy
mối liên hệ tất yếu trong hệ thống tác phẩm. Trong khi M. Bakhtin coi mỗi lời nói ra
đều mang dấu ấn xã hội và nằm trong một mạng lưới vô vàn những lời khác; trong
mạng lưới ấy “Bất kì lời nói nào cũng nhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi
ảnh hưởng sâu xa của lời đáp” [1, tr. 110]. Từ khi xuất hiện, thuật ngữ “intertextuality”
được sử dụng, diễn giải hết sức phong phú qua hệ thống tư tưởng của nhiều nhà lý
thuyết: R. Bathes, J. Derrida, M. Foucault, Gérard Genette, Michael Riffaterre với
những quan điểm dị biệt, phức tạp. Trong số đó, R. Bathes có lẽ là người có đóng góp
lớn hơn cả cho việc phát triển ý niệm về tính liên văn bản. Ông cho rằng, mỗi văn bản
được viết ra là một không gian đa chiều kích mà ở đó, hội tụ rất nhiều những văn bản
khác thuộc những nền văn hóa khác nhau. Trong mối quan hệ này, mỗi văn bản mang
tính chất “ở giữa” (the between-ness). Không một văn bản nào là độc sáng cả. Tìm hiểu
ý nghĩa một văn bản, do đó, buộc lòng phải đặt vào mối quan hệ của các văn bản khác,
đi vào các văn bản khác. Điều đó khiến cho ý nghĩa của văn bản là một bội số, một bội
số định định và không dừng triển hạn. R. Bathes dùng thuật ngữ “mosaics of citations”
(bức tranh khảm kết đính các trích dẫn) để hình dùng về văn bản như là liên văn bản:
“bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên
hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ
các văn bản khác” [2, tr. 37]. Cũng như R. Bathes – nhà giải cấu trúc người Pháp,
Michel Foucault coi mỗi cuốn sách có biên giới vượt ra bên ngoài cấu trúc nội tại tự trị
của nó, hòa lẫn vào vô vàn những cuốn sách, văn bản khác. Một nhà lý luận khác là
Michael Riffaterre vận dụng khái niệm liên văn bản vào việc đọc thơ. Theo ông, người
đọc đọc một bài thơ không phải từ con số không, mà xuất phát từ những kiến thức đã có
được về thơ nói chung, đó là một hệ thống những văn bản khác với bài thơ bắt đầu được
đọc. Lối đọc đó, Michael Riffaterre gọi là “một bài thơ được đọc ngược chiều về thi
tính” (A poem is read poetically backwards) [3].
Ra đời từ thập niên 60 – thế kỷ XX, khái niệm liên văn bản không ngừng được khai
triển theo nhiều hướng khác nhau. Song nhìn chung, lý thuyết liên văn bản nhấn mạnh
đến các mối quan hệ mà một văn bản có thể có với các văn bản khác ngoài nó. Mối
quan hệ này luôn hiện tồn trong mọi văn bản và “kín đáo” đến mức, nhiều khi, không
thể tìm ra cội nguồn những văn bản đan xen, hòa lẫn nhau. Tư tưởng về liên văn bản
không cốt phát lộ nguồn gốc hoặc so sánh cách thức và hiệu năng của các kí hiệu trên
văn bản mà hướng đến sự khẳng định: không tồn tại sự độc sáng hay nói cách khác,
không tồn tại quyền lực “thượng đế” của chủ thể tạo lập đối với chính văn bản của
mình. Lý do là, mọi văn bản, thậm chí, mỗi từ, đều đã từng được dùng, được kết tinh từ
các văn bản trước đó.
1.2. Khả năng ứng dụng của Liên văn bản trong nghiên cứu truyện chí dị trung đại
Việt Nam
Nếu mọi văn bản đều là liên văn bản như R. Bathes khẳng định thì phương pháp nghiên
cứu liên văn bản khả dụng trong hầu hết các trường hợp văn bản văn học thời trung đại

NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM...

35

Việt Nam, trong đó có truyện chí dị. Song, sự đòi hỏi tìm ra đặc trưng của một loại hình
văn bản văn học là yêu cầu bắt buộc để phương pháp liên văn bản có ý nghĩa.
Cũng như các tác phẩm khác thời trung đại, truyện chí dị chứa đựng một dạng thức liên
văn bản rất phổ biến: điển cố, điển tích. Việc dùng điển cố, điển tích như một phương
thức trích dẫn hàm súc các văn bản đã có từ vô số thư tịch khác nhau của văn hóa Trung
Quốc, của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Ngoài ra, có thể nhận thấy hệ thống các văn
bản truyện cổ dân gian, những câu chuyện văn hóa đan cài, xen lẫn tạo nên kết cấu mỗi
tác phẩm như chúng ta đang có. Khả năng ứng dụng nghiên cứu liên văn bản trong
truyện chí dị trung đại, vì thế, đầy triển vọng và rộng mở.
Tuy nhiên, như Graham Allen đánh giá, sự mở rộng vô hạn nội hàm khái niệm liên văn
bản có thể khiến nó có nguy cơ trở nên vô nghĩa. Do vậy, với một đối tượng khảo sát cần
tìm ra tính đặc thù từ đó quy định một phạm vi nhất định. Phạm vi nghiên cứu liên văn
bản truyện chí dị theo chúng tôi nên dừng ở hai cấp độ: cấp độ tư tưởng và cấp độ thủ
pháp. Cấp độ tư tưởng bao gồm sự ảnh hưởng, vay mượn, xiển dương hay phản bác một
hệ thống quan niệm văn hóa, triết học, chính trị đã có. Cấp độ thủ pháp chính là những
dấu vết xây dựng văn bản dưới tác động của những văn bản tồn tại từ trước. Trong phạm
vi truyện chí dị trung đại, những dấu vết ấy chủ yếu tập trung ở ba khía cạnh:
-­‐ Trích dẫn điển tích, điển cố.
-­‐ Dấu vết các văn bản truyện kể dân gian trong kết cấu.
-­‐ Dấu vết các câu chuyện tín ngưỡng dân gian được tiếp thu.
Một vấn đề quan trọng khác được đặt ra: cần phân biệt sự nghiên cứu liên văn bản với
phương pháp Nghiên cứu ảnh hưởng văn bản hay phương pháp So sánh văn bản. So
sánh văn bản nằm trong hệ thống của văn học so sánh. Cả so sánh văn bản và nghiên
cứu liên văn bản đều tìm đến những văn bản có mối liên quan, đặt chúng cạnh nhau để
xem xét, song, nếu so sánh văn bản đặt mục đích chỉ ra tương đồng và dị biệt thì liên
văn bản không dừng lại ở đó: khẳng định mọi văn bản đều có quan hệ với các văn bản
đã có. Nếu nghiên cứu ảnh hưởng đặt mục đích tìm sự tác động của văn bản có trước
đến văn bản có sau thì nghiên cứu liên văn bản nhằm mở rộng mối quan hệ ấy: không
chỉ ảnh hưởng trực tiếp, hữu thức do dụng ý của nhà văn mà là ảnh hưởng vô thức,
không sắp đặt. Trong Truyền kì mạn lục, các cốt truyện: Truyện cây gạo, Truyện ở đền
Hạng vương, Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu,… chịu ảnh hưởng bởi: Truyện
nàng Ái Khanh, Mẫu đơn đăng kí, Long đường linh hội lục,… trong Tiễn đăng tân thoại
của Cù Hựu (Trung Quốc) do Nguyễn Dữ có thể đã đọc sách của Cù Hựu. Nghiên cứu
ảnh hưởng có thể đặt vấn đề tác động từ tập truyện đời Minh (Trung Quốc) đến tập
truyện đời Trần – Hồ (Việt Nam). Tiễn đăng tân thoại còn ảnh hưởng đến Ugetsu
Monogatari (Vũ nguyệt vật ngữ) ra đời cuối thế kỷ XVIII của Ueda Akinari. Nghiên
cứu so sánh có thể đặt cạnh nhau 3 tập truyện để tìm kiếm: (1) sự vay mượn và sáng tạo
của các tác giả Việt Nam và Nhật Bản so với tác giả Trung Quốc, (2) sự tương đồng và
khác biệt của Nguyễn Dữ và Ueda Akinari khi cùng chịu ảnh hưởng từ Cù Hựu. Nghiên
cứu liên văn bản Truyền kì mạn lục còn mở rộng các quan hệ văn bản giữa: Truyền kì

36

NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN

mạn lục với truyện kể dân gian Việt Nam về các nhân vật: Từ Thức, Hồ Tông Thốc, Vũ
Thị Thiết; các quan niệm văn hóa Việt Nam và phương Đông về cõi tiên, thủy giới, ma
quỷ,… Các liên hệ văn bản này vẫn đương nhiên tồn tại dù chúng ta không thể tìm ra
bằng chứng về việc Nguyễn Dữ đã đọc một văn bản truyện dân gian cụ thể nào đó.
Trường hợp Lĩnh Nam chích quái cũng vậy. Không có cơ sở thuyết phục nào để chứng
minh Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh đã đọc một văn bản truyện cổ tích hay truyện tín
ngưỡng cho dù các mối quan hệ ấy vẫn luôn tồn tại trong văn bản. Nghiên cứu liên văn
bản đồng nghĩa với việc đi tìm các mối quan hệ văn bản được gợi ra từ chính văn bản
Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp.
2. LIÊN VĂN BẢN LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
2.1. Về văn bản Lĩnh Nam chích quái
Lĩnh Nam chích quái 嶺南摭怪 (Góp nhặt những câu chuyện kì quái ở đất Lĩnh Nam)
ra đời khoảng đời Trần. Từ lâu, Trần Thế Pháp vẫn được coi là người mở đầu cho quá
trình biên soạn tác phẩm. Các học giả từ trước tới nay đa phần ủng hộ quan điểm đó
nhưng vì không có cứ liệu chắc chắn nên chỉ dám nói là “tương truyền”. Trong Kiến
văn tiểu lục, mục Thiên chương, Lê Quý Đôn viết: “Sách Lĩnh Nam chích quái tương
truyền tác giả là Trần Thế Pháp” [4, tr. 169]. Học giả đời Nguyễn - Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch chí cũng nói: “Lĩnh Nam chích quái, 3
quyển. Không biết ai làm, tương truyền là Trần Thế Pháp soạn” [5, tr. 165]. Trong khi
khảo cứu kho sách Hán Nôm, Trần Văn Giáp bảo lưu ý kiến của Lê Quý Đôn và Phan
Huy Chú và không đưa thêm thông tin gì mới về tác giả Lĩnh Nam chích quái. Trong
các quan điểm về tác giả mở đầu Trần Thế Pháp, ý kiến của nho sĩ Đặng Minh Khiêm ở
thế kỷ XVI có cơ sở chắc chắn hơn cả. Phần phàm lệ sách Việt giám vịnh sử thi tập
(năm 1520), ông viết: “trong những năm Hồng Thuận, tôi vào Sử quán, thường trộm có
ý muốn thuật cổ, hiềm rằng các sách ở bí thư các trải qua binh hỏa nên khuyết mất
nhiều. Tôi chỉ còn thấy được toàn tập sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại
Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái
lục của Trần Thế Pháp” [6]. Vấn đề văn bản cũng phức tạp không kém. Hiện nay Lĩnh
Nam chích quái còn lưu lại 15 bản Hán văn, nhưng không có bản nào hoàn toàn giống
nhau. Trong đó, nhiều truyện có ở bản này mà không có ở bản kia. Số lượng các truyện
có ở hầu hết các bản là 22 truyện. Những khảo sát của chúng tôi trong bài này đều dựa
vào bản kí hiệu A.33 tàng trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm được Đinh Gia Khánh,
Nguyễn Ngọc San dịch.
2.2. Liên cốt truyện Lĩnh Nam chích quái và truyện cổ tích Việt Nam
Mô hình tuyến tính trong Lĩnh Nam chích quái là dấu vết đậm nét của mô hình cốt
truyện truyện kể dân gian.
Kiểu cốt truyện là yếu tố đầu tiên được Trần Thế Pháp chú trọng. Toàn bộ hai mươi hai
truyện kể hoàn toàn thống nhất về cách thức tổ chức sự kiện. Chúng ta có thể hình dung
qua giản đồ sau:

NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM...

37

Khởi đầu: thời gian và không gian diễn ra câu chuyện ð Diễn tiến: các sự kiện chính ð
Kết quả của câu chuyện.
Ứng chiếu giản đồ này vào các truyện, chúng ta có được sự phân tách cụ thể và tương
đối sáng rõ. Dưới đây là cách mở đầu và kết thúc cốt truyện của tất cả 22 truyện trong
Lĩnh Nam chích quái.
Truyện
Truyện Họ Hồng Bàng
Truyện ngư tinh
Truyện Hồ tinh
Truyện Đổng Thiên Vương
Truyện Nhất Dạ Trạch

Cốt truyện
Mở đầu

- Không gian: Ở biển đông có con
tinh ngư xà…
- Không, thời gian: Thành Thăng
Long xưa hiệu là Long Biên…
- Hùng Vương truyền đến đời thứ 3…

Truyện Mộc tinh
Truyện Cây cau

- Đất Phong Châu thời thượng cổ…
- Thời thượng cổ có một vị quan
lang sức vóc cao lớn…

Truyện Bánh chưng

- Sau khi Hùng Vương phá được
giặc Ân…

Truyện Dưa hấu

- Về đời Hùng Vương có viên
quan tên là Mai Tiêm…
- Về đời vua Thành Vương nhà
Chu, Hùng Vương sai bề tôi tự
xưng là họ Việt Thường đem
chim Bạch trĩ sang tiến cống…
- Cuối đời Hùng Vương có người
ở xã Thụy Hương…
- Giếng Việt ở miền Trâu Sơn
huyện Vũ Ninh…
- Vua An Dương Vương nước Âu
Lạc là người Ba Thục…
- Theo sách Sử kí thì Hai Bà Trưng
vốn dòng họ Hùng (…) ở huyện
Mê Linh, đất Phong Châu…
Thời Hiến đế nhà Hán,…
Thời Hán Vũ đế, thừa tướng nước
Nam Việt là Vũ Gia không phục…
Năm Hàm Thông thứ 6, vua
Đường Ý Tông sau Cao Biền….
Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành
Thăng Long nước Việt Nam…
Năm Thiên Phúc nguyên niên đời
vua Lê Đại Hành…
Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo

Truyện Chim bạch trĩ

Truyện Lý Ông Trọng
Truyện Giếng Việt
Truyện Rùa Vàng
Truyện hai bà Trinh linh
phu nhân họ Trưng
Truyện Man Nương
Truyện Nam Chiếu
Truyện sông Tô Lịch
Truyện núi Tản Viên
Truyện hai vị thần ở Long
Nhãn, Như Nguyệt
Truyện Từ Đạo Hạnh và

Kết thúc
- 50 người con theo mẹ, 50 người
con theo cha, tổ tiên người Bách
Việt hình thành.
- Long Quân giết ngư tinh.
- Long Quân sai lục bộ thủy phủ
dâng nước bắt hồ tinh.
- Thánh Gióng đánh tan giặc Ân.
- Quang Phục đánh tan giặc
Lương, tự xưng Triệu Việt Vương.
- Pháp sư chém chết Thần Xương Cuồng.
- Ba người chết hóa thành cây cau, cây
trầu và phiến đá. Người nước Nam
dùng trầu cau làm vật lễ cưới hỏi, lễ tết.
- Vua truyền ngôi cho Lang Liêu.
21 người anh em của vua giữ các
nơi phiên trấn.
- Vua ra chiếu phục chức cho An
Tiêm.
- Sứ giả nước Nam được “ban 5 cỗ
biền xa” về nước.
- Lý Thân tự vẫn. Tần Thủy Hoàng đúc
tượng đồng, đặt hiệu là Ông Trọng.

- Trọng Thủy lao đầu xuống giếng
chết.
- Triều Trần sắc phong cho hai bà.
- Man Nương không bệnh mà chết.

- Cao Biền bị giết.
- Thần Tản Viên vào núi An Uyên
“lập điện nghỉ ngơi”.
- Giặc Tống đại bại trên sông Như
Nguyệt.
- Sư Minh Không tạ thế năm Tân

nguon tai.lieu . vn