Xem mẫu

  1. Chirtmg VI THƯƠNG NGHIỆP Bước sang thế kỷ XIX, trong điều kiện chính quyền trung ương được củng cố, đất nước không còn tình trạng chia cắt, quốc gia thống nhất, cũng như một số ngành kinh tế khác, thương nghiệp có điều kiện để phát triển. I. NỘI THƯƠNG l ề H oạt động thưong nghiệp của Nhà nước Trong hoạt động thương nghiệp của Nhà nước ở nửa đầu thế kỷ XIX, người ta thấy nổi bật vai trò của Nhà nước trong các khâu thu mua, trưng mua các loại hàng hóa, việc đúc tiền và thống nhất tiền tệ, việc định ra và thống nhất các dụng cụ đo lường trong cả nước. Thu mua các loại hàng hóa Cũng như ờ những triều đại trước, ngoài việc thu gom hàng hóa bằng con đường thu thuế, Nhà nước vẫn tiến hành việc thu mua thường kỳ hàng năm các loại sản vật hàng hóa. Việc thu mua các loại kim loại như vàng, bạc, đòng, chì, kẽm, gang sắt... được Nhà nước coi trọng hàng đầu vì đây là lĩnh vực hàng hóa Nhà nước độc quyền, không cho phép người dân được mua bán riêng. - Đồng: Đồng là sàn phẩm được Nhà nước chú trọng thu mua bời nó là thứ nguyên liệu cần thiết để đúc tiền, chế tạo vũ khí và sản xuất các thứ đồ gia dụng. Các mỏ đồng nước ta đều tập trung ở phía Bắc nên hầu hết các trấn, thành phía Bắc đều được huy động 383
  2. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 vào việc thu mua đòng. Đó là các địa phương như Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hoá, trong đó chi có Tuyên Quang và Hưng Hoá là có mỏ đồng đang khai thác. Riêng mỏ đồng Tụ Long ở Tuyên Quang hàng năm phải bán cho Nhà nước 100.000 cân đồng với giá khi cao nhất là 10 lạng bạc, khi thấp nhất là 7,5 lạng bạc cho 100 cân1. Để đảm bảo số lượng đồng thu mua khi cần thiết, Nhà nước còn cấp trước tiền cho các hộ khai thác đồng. - Vàng bạc: Vàng, bạc là hai thứ kim loại quý, nó không chi có giá trị sử dụng khi dùng chế tác các đồ trang sức, trang trí nội thất cho Hoàng gia, mà còn dùng để trao đổi, tích luỹ. Chính vì vậy vàng bạc là hai thứ kim loại mà Nhà nước đặc biệt chú ý để thu mua. Nhà nước có hai cách thu mua vàng: Thứ nhất, tiến hành mua trực tiếp tại các mỏ vàng. Chi dụ của bộ Hộ vào năm 1831: "Các chủ mỏ hàng năm ngoài số vàng phải nộp theo thuế lệ, mỗi mò phải bán cho Nhà nước 50 lạng vàng"2. Cách thứ hai, Nhà nước giao cho các tinh phải mua một số lượng nhất định theo giá của Nhà nước đặt ra. Thí dụ, riêng trong năm 1841, tất cả các tinh Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang đều phải mua xấp xi 100 lạng vàng cho Nhà nước. - Thóc gạo: Nhà nước thòi Nguyễn thu mua thóc gạo không theo định kỳ bởi hàng năm số thóc gạo thu ở nguồn thuế là chính. Chủ yếu số thóc gạo được thu mua trong những dịp đặc biệt như phải chu cấp cho quân tính trong những chiến dịch đàn áp các cuộc nổi dậy hay kiểm thóc trong các kho dự trữ thấy bị thiếu hụt nhiều, v.v... Năm 1815, thành Gia Định mua thêm số thóc là 231.766 hộc với giá mỗi hộc 2 tiền 30 đồng3. Năm 1827, trấn Biên Hoà được lệnh mua 5 1. Trương Thị Yến, Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nứa đầu thế kỷ XIX, Luận án Tiến sĩ, Viện Sử học, 2003, tr. 63. 2. Thực lục, tập m, sđd, tr. 214. 3. Hội điển, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1993, tập V, tr. 35. 384
  3. Chương VI. T hư ơng nghiệp vạn hộc, Bình Thuận mua 3 vạn hộc1. Năm 1835, ở cả Bắc Kỳ và Nam Kỳ đều có binh biến nên năm này tất cá các tinh đều phải thu mua thóc cho Nhà nước. Riêng thóc nếp là thứ triều đình cần dùng cho những dịp tế lễ hội hè... được mua thường xuyên hàng năm là 1.100 hộc, thường giao cho Bắc thành đảm nhiệm. Giá thu mua thóc nếp vào năm 1834 là 4 quan 1 hộc. Mặt hàng thứ ba trong danh mục thu mua của triều đình là các sản vật địa phương như đường, mắm, sơn, mật ong, hồ tiêu, sa nhân, sừng tê, ngà voi, v.v... Các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà... hải sản như cá, tôm, cua, hải sâm, mực, v.v... cũng là đối tượng được Nhà nước thu mua. Đường-. Đường là sàn vật chính của hai tinh Quảng Nam, Quàng Ngãi. Mức thu mua trung bình mỗi năm là 20 vạn cân. Giá thu mua của Nhà nước mỗi năm một khác, chước lượng theo giá thị trường. Bảng 36: Giá đường Nhà nước thu mua Năm Đon vị Loại đirờng Tiền 1 12 quan 1821 100 cân 2 11 quan 3 10 quan 5 tiền 1 7 quan 5 tiền 1823 100 cân 2 7 quan 3 6 quan 5 tiền Nguồn: Hội điển sự lệ, tập V, sđd. Bảng trên cho thấy giá thu mua đường ở năm cao nhất (1821), và giá thu mua ở năm thấp nhất (1823). Những năm trước và sau đó giá có sự xê dịch ít nhiều. 1. Hội điển, tập V, sđd, tr. 437. 385
  4. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với các hộ sản xuất đường cụ thể là cho họ ứng trước tiền hoặc thóc để lấy vốn sản xuất. Lụa: Thế kỳ XIX, lụa không còn là mặt hàng xuất khẩu có giá ưị cao như ở những thế kỷ trước nên Nhà nước chi thu mua với số lượng vừa phải, đáp ứng nhu cầu sừ dụng và làm quà biếu của triều đình. Một số tình ờ Bắc Kỳ phải thường xuyên thu mua lụa cho Nhà nước là Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Yên; ở Nam Kỳ có hai tình Quảng Nam và Gia Định. Nhìn chung, Nhà nước thu mua rất nhiều mặt hàng và vụn vặt. Chi tính riêng các loại sản vật Nhà nước thu mua ở các tỉnh từ Thừa Thiên đến Hà Tiên theo danh mục đã có tới 25 loại hàng1, s ố lượng thu mua ở các tinh cũng khác nhau và luôn thay đổi theo thời gian và việc kiểm tra kiểm soát không chặt chẽ của Nhà nước đã dẫn tới nạn "trưng thu hà lạm" khá phổ biến. Trong việc thu mua hàng hóa của Nhà nước có thể thấy rõ mục đích trước hết là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của quan lại triều đình, sau nữa là phục vụ công việc ngoại giao, xây dựng cơ sở vật chất và phục vụ cho việc trang bị vũ khí cho lực lượng quân sự bảo vệ quốc gia. Nhu cầu thu mua hàng hóa để cung cấp cho hoạt động thương nghiệp trong nước và nước ngoài cũng có nhưng không đáng kổ. Chính vì thế việc thu mua cùa Nhà nước không có tác dụng kích thích nhiều đối với sản xuất hàng hóa hay lun thông tiêu dùng. Thống nhất các đơn vị đo lường Việc thống nhất các đơn vị đo lường đã được chính quyền họ Nguyễn chú ý ngay từ những ngày đầu để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và thu gom các loại thuế, về cơ bản các đơn vị được quy định như sau: 1. Trương Thị Yến, Chính sách thương nghiệp..., Luận án đã dẫn, tr. 205. 386
  5. Chưcmg VI. T hương nghiệp Đơn vị đo chiều dài: Trượng = 10 thước = 4 m Ngũ (Bộ) = 5 thước = 2 m Thước = 10 tấc = 0,4 m Tấc = 10 phân = 0,04 m Lý (dặm) = 360 bộ = 720 m Dơn vị đo diện tích: Mầu = 10 sào = 3.600 m2 Sào = 5 thước = 360 m2 Thước = 10 tấc = 24 m2 Tấc (thốn) = 10 phân = 2 m2 Đơn vị đo trọng lượng Tạ = 10 yến = 60, 460 kg Yến = 10 cân = 6,045 kg C ân = 16 lạng - 604, 5 00 gr Lạng = 10 đồng = 37,783 gr Đơn vị đo dung tích Phương (vuông, gạt) = 30 đắu = 30 lít Thùng = 20 đấu = 20 lít Đấu = 2 bát = 1 lít Bát = 5 lẻ = 0,5 lít Hộc = 26 thăng = 60 lít Thăng = 10 cấp = 2 lít Đơn vị tiền tệ Vàng bạc (1 đom vị vàng tương đương 34 đơn vị bạc) Nén = 10 lạng = 377,831 gr 387
  6. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 Lạng = 10 tiền = 37,783 gr Tiền (đồng) = 10 phân = 3,778 gr Phân = 10 ly = 0, 377gr Ly = 10 hào = 0, 037gr Tiền đồng; Quan = 10 tiền Tiền = 60 đồng Đồng (đơn vị cơ bản)1. Trên cơ sở những đơn vị cơ bản đã được thống nhất, cứ vài năm Nhà nước lại cho tiến hành kiểm tra rồi ban hành những dụng cụ tiêu chuẩn cấp phát cho các địa phương trên cả nước. Đúc tiền và thắng nhất tiền tệ Ngay khi mới thành lập vương triều, để khẳng định quyền lực và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, vua Gia Long đã cho thành lập Bắc thành tuyền cục vào năm 1803 với nhiệm vụ đúc ra các loại tiền dùng thống nhất trên cả nước. Sau này các cục đúc tiền còn được mờ ra ờ Huế và Gia Định. Tiền, vàng với tư cách là vật ngang giá được thể hiện dưới 2 hình thức: - Các thoi (hay còn gọi là đĩnh, thỏi) vàng và bạc. - Các loại tiền: tiền vàng, tiền bạc, tiền đồng, tiền kẽm. Trong suốt thời Nguyễn, sử đã ghi lại việc Nhà nước tổ chức đúc tiền khá thường xuyên. Đặc biệt, dưới các triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Các loại tiền được đúc với số lượng nhiều, phong phú về thể loại và có chất lượng tốt. Bên cạnh 1. Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thể kỷ XIX, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr. 85 Tham khảo Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam des origines à 1858, Paris, 1982. 388
  7. Chương VI. T hư ơng nghiệp những loại tiền do triều đình Nguyễn đúc, các loại tiền thời trước vẫn được phép lưu hành (trừ tiền thời Tây Sơn) với số lượng không nhiều, ngoài ra trên thị trường còn có sự hiện diện của các đồng bạc nước ngoài như tiền Tây Ban Nha, đô la Mỹ, bảng Anh và đồng bạc Mễ Tây Cơ. Anh: Tiền G ia Long thông bảo Nguồn: http://www.viet-is.com. Anh: Tiền vàng thời Thiệu Trị: Thiệu Trị thông bảo Nguồn: vi.wikipedia.org. 389
  8. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 B ảng 37: Các loại tiền có giá trị lưu thông do triều Nguyễn đúc ở nửa đầu thế kỷ XIX Năm Niên hiệu Loại tiền C hất liệu đầu tiên vua sản xuất Gia Long Gia Long thông bảo đồng 1803 Gia Long thông bảo (7 phân) kẽm 1813 Gia Long thông bảo (6 phân) đồng 1814 Minh Minh Mệnh thông bảo (6 phân) đồng 1820 Mệnh Minh Mệnh thông bảo (lớn) đồng 1822 (kẽm+thiếc) Minh Mệnh thông bảo (9 phân) đồng (kẽm) 1825 Minh Mệnh thông bảo (lđồng) đông 1827 Thiệu Trị Thiệu Trị thông bảo (9 phân) đồng 1841 Thiệu Trị thông bảo (6 phân) đồng 1841 Thiệu Trị thông bảo (6 phân) kẽm 1841 Tự Đức Tự Đức thông bảo đồng 1848 Tự Đức thông bảo kẽm 1848 Nguồn: Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, sđd. Nhà nước thời Nguyễn đã có nhiều biện pháp để quản lý việc sản xuất và phát hành tiền. Đạo luật cấm đúc trộm tiền được ban hành từ đời Gia Long. Tại các cơ sở đúc tiền của Nhà nước, các hộ tư nhân, sau khi được Nhà nước cho phép có thể mang nguyên liệu đến để gia công với sự giám sát về chất lượng sản phẩm. Những 390
  9. Chương Vỉ. T h ư ơn g nghiệp đồng tiền có chất lượng đảm bảo và có giá trị ổn định được lưu thông trên thị trường tạo điều kiện cho hoạt động thương nghiệp trong nước phát triển, minh chứng cho sự phồn thịnh về kinh tế của quốc gia ờ thời kỳ này. Thuế thương nghiệp Để đảm bảo thu nhập về tài chính cho quốc gia, cũng như các triều đại trước, chính quyền họ Nguyễn vẫn duy trì các loại thuế, trong đó có 3 loại thuế có ảnh hường trực tiếp đến kinh tế công thương nghiệp là thuế quan tân, thuế chuyên lợi (hay thuế sản vật) và thuế chợ. Thuế "quan tân " Đây là loại thuế được quy định theo điều lệ rõ ràng từ thế kỳ XVII (năm Bảo Thái thứ tư - 1723) nhằm đánh vào những người buôn bán, chủ yếu là buôn bán đường dài. Triều đình không trực tiếp thu thuế mà cho các tư nhân lãnh trưng việc thu thuế ở những cửa quan, tấn sở. Mức thuế được định ra Ưong kỳ hạn 5 năm. Người buôn đi qua các quan sở (sờ tuần ty), làm bảng kê khai, sau khi nộp thuế sẽ được phát một loại giấy chứng chi, qua nhiều cửa quan cũng chi nộp một lần. Một năm đi nhiều chuyến thì sẽ phải nộp nhiều lần. Cách đánh thuế hàng hóa ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ khác nhau. Cách đánh thuế này cũng được đặt ra từ thời Trịnh - Nguyễn do sự tồn tại cùa hai chính quyền ớ Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhưng đến thời Nguyễn vẫn không có sự thay đổi. Ờ Bắc Kỳ, Nhà nước đánh thuế theo tỉ lệ 1/40 số hàng hóa, còn ở Nam Kỳ lại đo theo thước, tấc bề ngang của các ghe thuyền chở hàng để đánh thuế. Sự không đồng nhất trong cách đánh thuế đã tạo khe hờ cho việc tham nhũng của chính quyền sở tại và tầng lớp đứng ra lãnh trung việc thu thuể. Thuế "biệt nạp" Đây là loại thuế đánh vào các ngành nghề thủ công và nguồn thu nông - lâm sản tại các địa phương. Theo quy định của Nhà nước, hàng năm, những hộ, phường làm nghề thủ công sẽ phải nộp cho Nhà nirớc một lượng sản phẩm nhất định, Nhà nước sẽ cho họ 391
  10. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 được miễn trừ thuế thân, nghĩa vụ binh dịch và lao dịch. Bảng 38 dưới đây là thí dụ về mức thuế cho các hộ làm nghề sắt ở một số địa phương. Bảng 38: Thuế sát đối với các hộ lam nghề sát ở các địa phương Mức thuế Mức thuế Tên trước từ sau địa phương năm 1834 n im 1843 Sắt sống Sắt chín Sắt sống Sắt chín Hà Tĩnh, Nghệ An 100 cân 60 cân 100 cân 60 cân Thanh Hoá 40 cân 28 cân 60 cân Bắc Ninh 60 cân 48 cân 60 cân Quàng Nam 50 cân 30 cân 60 cân Biên Hoà 50 cân 35 cân 60 cân Gia Định, Định 50 cân 38 cân 50 cân Tường, Vĩnh Long, 10 lạng An Giang, Hà Tiên Nguồn: Thực lục, tập rv, sđd. Trong hình thức thuế "biệt nạp”, Nhà nước gần như hoàn toàn thu bằng hiện vật. Hiện tượng cho nộp thế bằng tiền cũng có nhưng không phổ biến. Mục đích của loại thuế này chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, tặng phẩm của triều đình. Chính vì vậy, loại thuế này sẽ hạn chế số nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp biến thành hàng hóa trên thị trường, bởi thế không có tác dụng kích thích đối với sản xuất hàng hóa và lưu thông tiêu dùng trong nước. Thuế pho, chợ Thuế phố, chợ ở thời Nguyễn không phải là một ngạch thuế cố định. Nó chi được thu ở những đô thị lớn, như Hà Nội, kinh đô 392
  11. Chương VI. T hương nghiệp Huế, G ia Đ ịnh, v.v... Trong n hữ ng đô thị này cũng chỉ có n hữ ng phố hoặc chợ có quy mô lớn, buôn bán sầm uất mới phải chịu thuế. Chợ Gia Hội ở Huế được lập ra vào năm 1837, tại đây còn có 3 dãy phố dài. Theo quy định của Nhà nước, "các người bày hàng ở phố chợ chia ra từng hạng đánh thuế, hàng năm nộp 1.286 quan tiền"1. Việc thu thuế ở các phố chợ cũng chi duy trì trong một thời gian không dài, chợ Gia Hội được bãi thuế vào năm 1848. Các chợ huyện, xã ở các địa phương không bị Nhà nước đánh thuế. 2ễ Hoạt động thương nghiệp của nhân dân 2. /. Các đô thị với vai trò trung tâm thưemg nghiệp Cho đến nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta đã có rất nhiều đô thị với vai trò ưung tâm thương nghiệp. Theo dòng chảy của thời gian có những đô thị thực sự lụi tàn và chi còn trong ký ức như Thanh Hà, Phố Hiến... có những thương cảng quốc tế nổi tiếng nay thưa thớt thuyền bè như Hội An, đồng thời cũng có những đô thị tiếp tục tồn tại và ngày càng phồn vinh như Thăng Long - Hà Nội hay Sài Gòn - Gia Định. Ở nửa đầu thế kỷ XIX, tại ba khu vực Trung, Nam, Bắc có thể kể đến ba đô thị, có tuổi đời dài ngắn khác nhau, có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đây là những trung tâm thương nghiệp tiêu biểu. Hà Nội Bước sang thế kỷ XIX, Thăng Long - Hà Nội2 chuyển dần từ vị trí một kinh đô sang trấn thành rồi tinh thành. Vai trò chính trị của nó trong thực tế có bị giảm sút song vị trí trung tâm kinh tế của nó 1. Thực lục, tập V, sđd, tr. 100. 2. Phải đến năm 1831 khi vua Minh Mệnh cải tồ bộ máy hành chính, bỏ các trấn, chia cả nước thành 29 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên, địa danh Hà Nội mới xuất hiện. Tinh Hà Nội lúc này bao gồm 4 phủ là Hoài Đức (gồm cả kinh thành Thăng Long), ứ n g Hoà, Lý Nhân và Thường Tín, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tinh lỵ. 393
  12. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 5 vẫn không thể thay thế được. Có thể cho đến bây giờ, việc tách khỏi yếu tố phụ thuộc và cũng là yếu tố kích thích ban đầu - khu vực thành - sẽ tạo điều kiện cho yếu tố thị của Hà Nội phát triển một cách độc lập. Từ một kinh đô với 36 phố phường, sang thế kỷ XIX, Hà Nội chỉ còn 21 phố. Toàn bộ khu vực buôn bán tập trung ở phía Đông thành phố, nơi tiếp giáp với sông Hồng. Các phố vẫn bán cùng một loại hàng như các nông lâm sản hay các sản phẩm thủ công. Những người thợ thủ công tại các vùng ra Thăng Long - Kẻ Chợ hành nghề từ thế kỷ XVII như dân Đan Loan (Hải Dương) ra phố Hàng Đào làm nghề nhuộm. Dân Trâu Khê (Hải Dương) và Định Công (Hà Nội), Đồng Sâm (Thái Bình) làm nghề chế tác bạc ở phố Hàng Bạc. Thợ khảm Chuyên Mỹ (Hà Tây) ra hành nghề ở phố Hàng Khay, v.v... Các thợ thủ công đã thực sự coi Hà Nội là quê hương thứ hai của mình. Tính chuyên nghiệp trong nghề buôn bán được thể hiện khi điều khiển các cửa hàng, cửa hiệu là những thương gia cố định chứ không phải là bất cứ một đại diện nào của làng thù công. Họ có liên hệ chặt chẽ trong việc tiêu thụ nguyên vật liệu và cung cấp nguồn hàng với các làng thủ công quanh Hà Nội như làng giấy Yên Thái (Bưởi), làng Trích Sài, làng the La Cả, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng gốm Bát Tràng, v.v... Trừ một số phố như Quảng Đông, Hàng Buồm, Phúc Kiến, Mã Mây... tập trung các thương nhân Hoa kiều có vẻ khang trang, còn lại đa số các phố phường còn hẹp, nhà và cửa hàng đều lợp mái tranh. Những người Pháp đến Hà Nội vào thời kỳ này không khòi ngạc nhiên khi thấy những cửa hàng đơn sơ, không rực rỡ sắc màu với những kho đụn chất đống nhưng mọc lên san sát, náo nhiệt và hoạt động suốt ngày. Không có tư liệu cho biết số dân ở Hà Nội vào khoảng thời gian này, nhưng theo ước đoán của các chứng nhân đương đại phương Tây vào những năm 70 của thế kỷ XIX, Hà Nội có khoảng từ 10 đến 15 vạn người1. 1. Nhiều tác giả, Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nguyễn Thừa Hỷ dẫn theo O.Bourde: De Pars au Tonkin, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 2000, tr. 18. 394
  13. Chương VI. T h ư ơn g nghiệp Bên cạnh khu vực phố phường sầm uất tập trung ở phía Đông thành phố, Hà Nội trong thế kỷ XIX còn có mạng lưới chợ rải đều khắp nội ngoại thành. Trong nội thành có 9 chợ lớn là chợ Cửa Đông, chợ Cừa Nam, chợ Huyện, chợ Bác Cử, chợ Bà Đá, chợ Ông Nước, chợ Văn Cừ, chợ Mới. Ở ngoại thành tại các huyện có chợ huyện, xã có chợ xã, chợ họp theo phiên thường kỳ và không trùng nhau. Chỉ tính riêng chợ huyện, theo thống kê của sách Đại Nam nhất thống chí, Hà Nội thời kỳ này có tới 34 chợ1. Do điều kiện lịch sử, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoạt động thương nghiệp của Hà Nội trong thế kỷ XIX vẫn không ngừng phát triển. Nông lâm sản và các sản phẩm thủ công ở khắp mọi miền đất nước theo các lái buôn đường dài đổ về Hà Nội để rồi từ đây lại toả đi muôn nơi. Sự lun thông hàng hóa chính là mạch máu tạo nên sức sống cho thành phố lẽ ra vẫn phải là Đe đô này. Đà Nang Vào thế kỷ XVI, XVII, khi đô thị cảng Hội An còn đang phồn thịnh, Đà Năng đã đóng vai trò quan trọng là một tiền cảng của Hội An. Khi đến Hội An, các thuyền bè đều phải cập bến theo cửa biển Đại Chiêm nhưng cửa biển này không thích hợp với các loại thuyền có trọng tải lớn như thuyền của các nước phương Tây. Do có vị trí địa lý thuận lợi như: cửa sông Hàn đố ra một vùng biến sâu được che chắn bởi Hải Vân và dãy núi Phước Tường cùng mỏm Sơn Trà; Đà Nằng cách Hội An không xa (khoảng 30km), lại có con sông c ổ Cò thông với Hội An có thể dễ dàng chuyển hàng hóa từ thuyền lớn sang các thuyền nhỏ chở đến Hội An hoặc chuyển hàng mua được từ thương cảng Hội An về Đà Nằng. Vì thế người phương Tây khi đến buôn bán ở nước ta đã đặc biệt chú ý đến hải cảng này. Việc thu gom các loại hàng hóa cần phải có thời gian, do vậy vịnh Đà Nằng chính là một địa điểm thích hợp và hết sức an toàn cho các 1. Đại Nam nhất thống chí, sđd. 395
  14. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 tàu thuyền phương Tây neo đậu: "Đó là một trong những cảng lớn và vững chắc nhất được thấy... Nó rất sâu nên khi cần thiết phải di chuyển các tàu bè vẫn yên ồn dù gió to bão lớn. Đáy biển chứa đầy bùn nên bỏ neo rất bám "1. Từ thế kỷ XVIII, khi hoạt động thương nghiệp ở Hội An bắt đầu sa sút do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vai trò của cửa biển Đà Năng càng trở nên quan trọng. Các chúa Nguyễn đã cho thành lập ờ đây các trạm thu thuế, kiểm soát việc ra vào của các tàu buôn phương Tây. Tại đây đã có những kho hàng của các lái buôn phương Tây, hoạt động buôn bán trở nên tấp nập. Do có vị trí đặc biệt trên con đường hàng hải Bắc Nam và quốc tế, Đà Năng còn có vai trò quan trọng về quân sự. Đen thời Nguyễn, Đà Năng đã trở thành hải cảng duy nhất mà các tàu Tây phương được phép cập bến để ngoại giao và buôn bán2. Tại đây các vua triều Nguyễn cũng có nhiều công trình phòng thủ bảo vệ bờ biển. Bộ mặt của một đô thị ngày càng rõ nét với đường phố khang trang. Khu vực làng Hải Châu là nơi tập trung các hoạt động thương mại và dịch vụ. Khu vực chợ Hàn vốn là thương cảng cũ nay được mở rộng thêm để triều đình lập nên những cơ quan như Nha Thương bạc, Tàu vụ... để thu thuế và làm các thủ tục xuất nhập cảnh. Cũng như ở các đô thị khác, Đà Năng có hệ thống chợ làng và chợ liên làng. Chợ Hàn ở làng Hải Châu và chợ cá Thanh Khê là hai chợ hình thành sớm nhất. Hai chợ lớn là chợ An Hải và chợ Hàn thu hút dân cư của 6, 7 xã lân cận đến họp, đã từng có sự cạnh tranh 1. Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nguyễn Văn Đăng dẫn theo: Le Séjour en Indochine de Ư Am bassade de Lord M acartney (1793) - Revue Indochinoise, 1924, sđd, tr. 87. 2. Dưới thời vua Gia Long tàu buôn các nuớc phương Tây có thể cập bến một số ở cửa Thi Nại (Bình Định), Gia Định hay ở Huế nhưng từ thời Minh Mệnh tàu thuyền phương Tây chi được đến cảng Đà Năng. 396
  15. Chương VI. T hư ơng nghiệp đến mức phải khiếu kiện nhờ chính quyền can thiệp1. Trong các chợ người ta bán đủ các mặt hàng nhưng chủ yếu là hải sản, lâm thổ sản và gia súc, đặc biệt đã có những quầy hàng tạp hóa cố định. Các chợ mờ ra không chi nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân sở tại mà còn phục vụ cho một đổi tượng là binh lính triều đình và các thuỷ thủ tàu viễn dương. Đà Nằng có ba nghề thủ công chủ yếu là làm muối, nung vôi và đóng thuyền. Dân làng Nại Hiên nổi tiếng với kỹ thuật làm muối bằng cách đun sôi cô đặc nước biển trong các dụng cụ làm bằng tre, trát đất bên ngoài. Nghề nung vôi bằng nguyên liệu vỏ hàu, vỏ hến khá phát triển đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đô thị. Nghề đóng ghe bàu có từ lâu đời tiếp tục phát triển nhằm phục vụ việc vận chuyển hàng hóa. Các nghề đánh bắt thuỷ hải sản nước lợ, nước mặn cũng phát đạt ở các làng Nại Hiên, Mỹ Khê, Hoá Châu. Với lợi thế là một cảng biển ngoại thương chính thức, Đà Năng đã phần nào tiếp thu được ảnh hưởng của hoạt động ngoại thương; nhưng trong thực tế những cơ hội phát triển của đô thị cảng này bị hạn chế rất nhiều bời chính sách ngoại thương không cởi mở của chính quyền nhà Nguyễn. Sài Gòn - Gia Định N âm 1802, khi G ia L o n g lẽn ng ô i H o àn g đé, lập k in h đ ô ừ P h ú Xuân, Sài Gòn - Gia Định chi còn là vị trí thù phủ của đất Nam Bộ với tên gọi là Gia Định thành. Gia Định thành bao gồm 5 ưấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên, đến năm 1831 đổi thành 6 tinh. Sài Gòn nằm trong trấn Phiên An. Năm 1836, sau khi dẹp xong vụ nổi dậy của Lê Văn Khôi, vua Minh Mệnh đã cho phá thành Bát Quái và xây thành Phụng, gọi là thành Gia Định. Sài Gòn lúc này chi còn là vị trí thủ phủ của một tỉnh, trực thuộc Kinh đô Huế. 1. Đô thị Việt Nam thời Nguyễn, sđd, tr. 95. 3 97
  16. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 Khi vai ưò chính trị giảm bớt, vị trí trung tâm kinh tế của Sài Gòn vẫn tiếp tục phát triển. Các tác giả phương Tây đến Sài Gòn vào thời gian này mô tà về hai khu đô thị: "Cách nhau chừng 3 dặm đường, Pingeh (Ben Nghé), nơi có dinh Thống đốc và thành trì, nằm ở phía Tây sông lớn, và Saigun (Sài Gòn) chính thức lại nằm cạnh một rạch nhỏ chảy thông sang Pingeh. Saigun là địa sở quan trọng cùa thương nghiệp và nơi cư trú của người Tàu và khách thương khác, mặc dầu trên rạch gần đó chi có thuyền bè nhỏ tới lui được, còn tàu thuyền lớn phải đậu cả lại Pingeh"1. Bộ mặt của đô thị Sài Gòn có thể được minh họa cụ thể hom khi các nhà nghiên cứu quan sát các bản đồ được người Pháp vẽ vào thời Gia Long. Ở phía Đông của thành Gia Định, nghĩa là mặt trông ra sông Thị Nghè và ở phía Nam tức mặt trông ra sông Bến Nghé là các dãy phố phường với dân cư đông đúc và hoạt động buôn bán sầm uất. Ngược lại, phía Tây và Tây Bắc của thành phố, phố xá và dân cư thưa thớt hơn. Từ cửa Tây đi về phía Chợ Lớn lại là một khu đô thị phồn vinh tập trung người dân buôn bán và làm nghề thủ công. Dọc theo con đường bộ và đường sông nối liền hai khu đô thị là những xóm làng trù mật2, về quy mô thành phố, các tác giả phương Tây cũng cho rằng Sài Gòn ở thời kỳ này "đường phố rộng rãi quang đãng, phố xá ngay hàng thẳng lối", mỗi khu đô thị Bến Nghé hay Chợ Lớn đều "to bằng kinh đô Băng Cốc của nước Xiêm". Sài Gòn ở nửa đầu thế kỷ XIX có hai khu đô thị và 40 thôn. Dân số vào năm 1819 có khoảng 60.000 nguời. Dân cư Sài Gòn chủ yếu sống bàng nghề buôn bán và các nghề thủ công, ngoài ra tại các thôn làng người dân vẫn sống bằng nghề nông. Phố xá có những cửa hiệu lớn khang trang của người Hoa và người Việt bán 1. Joum al o f an embassy from the govem or general o f India to the corts o f Siam and Cochinchina; exhibiting a view o f the actual stale o f those kingdoms by John Crawfurd. London. Henry Colbum 1828. Dần theo Trần Văn Giàu... Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr. 199. 2. Trần Văn Giàu, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, sđd, tr. 244. 398
  17. Chương VI. T hương nghiệp tơ lụa, đồ gốm, thuốc bắc và các loại lâm thổ sản, hàng gia dụng. Phố xá khi xưa đã được Ngô Nhân Tĩnh (một thành viên trong "Gia Định tam gia") miêu tả lại trong c ổ Gia Định vịnh: Đông đảo thay phường Mỹ Hội, Sum nghiêm bấy làng Tân Khai. Ngói liễn đuôi lân, pho thương khách toà ngang dãy dọc. Hiên sè cánh én, nhà quan dân hàng van, hàng dài...' Người Âu, người Phi và người Án Độ, người Cao Miên... cũng có mặt ở thành phố này khiến cho nó mang dáng dấp của một đô thị quốc tế. Thù công nghiệp ờ Sài Gòn khá phát triển với những công xưởng cùa Nhà nước như xưởng Chu sư chuyên đóng các loại tàu thuyền cho quân đội và các loại thuyền ghe vận tải. Xưởng nằm trên bờ sông Thị Nghè, có quy mô lớn. Ngoài ra, Nhà nước còn có các xưởng đúc tiền, xưởng đúc súng, xưởng làm gạch ngói phục vụ cho các công trình xây dựng. Thủ công nghiệp truyền thống cũng vẫn tồn tại với nhiều nghề phong phú như nghề xay xát gạo ở Bình Tây, nghề rèn ở xóm Mậu Tài, nghề dệt ờ xóm Lĩnh, xóm Lụa..ề Từ cuối thế kỳ XVIII, tại Sài Gòn đã hình thành một mạng lưới chợ lớn nhỏ. Các chợ đã trở nên nổi tiếng như chợ Cây Đa, chợ bén Nghê, chợ Bén Sói, chợ tỉiều Khiển, chợ Thị Nghè, chợ Tân Kiểng, chợ Bình An... có cả những chợ bán buôn họp vào ban đêm. Miêu tả cùa một người Nhật Bản vào năm 1794 cho thấy quang cảnh của một phiên chợ Sài Gòn: "Hàng ngày từ sáng sớm cho đến quá trưa, người ta mang những hàng hóa đến, người thì đội đầu, người thì xách tay, người thì vác trên lưng. Họ tranh đua nhau bày biện hàng hóa trong các gian hàng. Ở đây việc mua bán thật nhộn nhịp khác thường. Chúng tôi lấy làm lạ khi thấy toàn là giới đàn bà 1. Vương Hồng sển dẫn trong: Sài Còn năm xưa, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2004, ư. 99. 399
  18. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 5 con gái buôn bán mà không thấy ở chợ một người đàn ông nào..."1. Cảnh thuyền bè ngược xuôi, bán buôn tấp nập trên cảng Sài Gòn cũng khiến nhiều người nước ngoài đến đây thực sự ngạc nhiên. Bến cảng Sài Gòn không chi là điểm tập trung, luân chuyển buôn bán hàng hóa trong nước mà còn là địa điểm giao thương của các tàu nước ngoài. Các mặt hàng mà các lái buôn nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Xiêm... ưa chuộng là gạo, trầu cau, cá khô, đường, hạt tiêu, v.v... Sài Gòn là một đô thị trẻ có lợi thế lớn do nằm giữa một bình nguyên trù phú, là đầu mối giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sông và đường biển. Sinh ra trên một vùng đất mới, kinh tế hàng hóa sớm phát triển, thành phố có sức vươn lên mãnh liệt với hoạt động kinh tế sôi nổi, trở thành một đô thị lớn nhất ở vùng cực Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX. 2.2. Chợ Mạng lưới thị trường địa phương dưới dạng chợ đã có từ lâu đời. Sự phát triển về mặt số lượng cũng nhu sự phong phú về mặt hàng hóa của nó đã phản ánh sinh động hoạt động thương nghiệp của nhân dân. Chợ địa phương là môi trường hoạt động của những người buôn bán nhỏ, những thợ thù công và nông dân, họ đến đây để mua nguyên liệu và đem bán những sản phẩm lao động của mình. Các lái buôn đường dài cũng đến đây vơ vét những mặt hàng cần thiết. Song chủ yếu chợ vẫn phục vụ nhu cầu sinh hoạt mang tính chất tự cấp tự túc của nhân dân địa phương. Chợ thường được nhóm họp tại những địa điểm rộng rãi, bằng phăng, có vị trí trung tâm của làng hay của một khu vực, thường ở trên trục đường giao thông hoặc gần những địa điểm dễ tập kết và giải toả hàng hóa như bến sông. Hình thức chợ chùa (hay còn gọi là 1. Kondo Morishega, Nam phiêu ký, 1794, B.F.E.O, 1993. Dần theo Nguyễn Thừa Hỷ, Đô thị Việt Nam thời Nguyễn, sđd, tr. 165. 400
  19. Chương VI. T h ư ơn g nghiệp chợ Tam Bảo) họp tại sân chùa hoặc gần chùa, có từ thế kỷ XVII đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương. Thời gian nhóm họp chợ cũng khác nhau. Có chợ họp hằng ngày, đó là loại chợ có ở các làng, chợ họp theo phiên (một tháng vài lần vào những ngày chẵn hay lẻ), đây là loại chợ vùng của cả xã, hoặc chung cho vài xã. Thông thường các phiên chợ trong một điạ phương thường họp luân phiên nhau. Theo thống kê của sách Đại Nam nhất thống chí, ở các tinh vùng đồng bằng Bắc Bộ ưong nửa đầu thế kỷ XIX có số lượng chợ xấp xi bằng nhau: Hà Nội 34 chợ, Bắc Ninh 43 chợ, Ninh Bình 31 chợ, Hải Dương 31 chợ... Quy mô một chợ ở thời kỳ này như thế nào? Hãy xem các sử gia triều Nguyễn mô tả về một chợ được mở ra ở Hà Nội vào năm 1829: "Mờ chợ Nam Thọ ở phường Phúc Tuy, chung quanh làm 100 gian quán, ờ trong các quán có 4 dãy nhà, mỗi dãy 14 gian, ở giữa dựng đình Lạc H ội"1. Theo nhận xét của sách Đại Nam nhất thống chí thì đây là một chợ lớn ưong tinh, nhưng chắc chắn trong số 34 chợ của Hà Nội, chợ Nam Thọ cũng không phải là chợ lớn nhất. Hoạt động thường kỳ của chợ này là "1 tháng 6 phiên, nhiều người họp chợ, buôn bán đủ các mặt hàng"2. M.D Chaigneau trong hồi ký của mình đã mô tả chợ Được ờ Kinh đô Huế rất tì mì, nó mang đầy đủ những nét đặc trưng của một chợ địa phương trong thế kỳ XIX: "Dân buôn đàn ông cũng như đàn bà đứng hoặc ngồi xổm, bày la liệt tnrớc mật họ đù thử hàng và mời mợc khách hàng bằng miệng, bằng tay, bằng mắt. Ở đây nhóm những người đánh cá, da dẻ sám nắng, mặc áo choàng nâu, quần cộc... họ đội nón và đứng đằng sau những thùng đầy cá tươi còn đang quẫy. Ờ kia là những người bán thịt lợn tươi đang bán lẻ cho những người mua thịt chín và thịt sống còn chảy máu bày trên một mảnh ván vuông. Xa xa là những người hàng xén cùng với nhừng hũ muối, 1. Thục lục, tập II, sđd, tr. 547. 2. Đại Nam nhất thống chí, sđd, tập 3, tr. 189. 401
  20. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 5 những lọ hạt tiêu, ớt hoặc hương liệu khác của họ; những người bán hoa quả với những mâm tre đầy cam ổi, chuối, v.v..."1. Anh: Phổ Chợ Bưởi xưa Nguồn: Hà Nội - Tư liệu ảnh, Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội, 2000. Ở nư ớ c ta cho đ ến nử a đầu thế k ỷ X IX , các đô thị, phố, chợ, quán... vẫn mang tính chất thị trường địa phương. Trên đà phát triển của kinh tế hàng hóa các thị trường địa phương có xu hướng ngày càng mở rộng; nhưng vẫn chưa thấy có biểu hiện của sự liên kết, tập trung để tiến tới sự ra đời của thị trường cả nước. Điều này chứng tỏ quan hệ hàng hóa tiền tệ chưa phát triển đến mức đòi hỏi phải có sự hình thành một thị trường dân tộc - thị trường tư bàn chủ nghĩa. 1. M.D Chaignenau, Souvenirs de Hue, Cochinchine, P.Imp xn, 271 p, sup. 163. 402
nguon tai.lieu . vn