Xem mẫu

  1. Chương IV ĐÁNH THẮNG MỘT BƯỚC QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1969 - 1-1973) L HỌC THUYÉT NÍCHXƠN VÀ CHIÉN LƯỢC "VIỆT NAM HÓA CHIÉN TRANH" CỦA MỸ Sang năm 1969, khi Níchxơn bước vào Nhà Trắng, tình hình thế giới có nhiều bất lợi đối với nước Mỹ, trong đó một phần quan trọng là yếu tố chiến tranh Việt Nam. Trong khi M ỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, các nước Tây Âu và Nhật Bản nhanh chóng vượt lên, trở thành đối thù cạnh tranh với M ỹ trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. Cũng trong thời kỳ này, Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong khối quân sự Vácsava cũng tăng cường sức mạnh, nhất là về quân sự. Phong trào độc lập dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và cả châu Mỹ Latinh, sân sau của Mỹ. Ở Việt Nam, cuộc Tổng tấn công T ết M ậu Thân năm 1968 ở miền Nam và việc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của M ỹ ra miền Bắc đã góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" cùa đế quốc Mỹ. Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam, nước M ỹ lâm vào thời kỳ khủng hoàng kéo dài nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc khủng hoảng xã hội gay gắt buộc giai cấp thống trị M ỹ phải lựa chọn một trong hai con đường: đó là rút quân để kết thúc chiến tranh hoặc tăng thêm quân theo đề nghị của tướng Oétmolen nhằm tiếp tục duy trì cuộc chiến. 276
  2. Chương IV. Đánh thắng một bước quan trọng.. Chi phí chiến tranh trong 4 năm (1965-1968) ngày một tăng, trung bình gàn 30 tỷ đôla hằng năm đã làm cho ngân sách của Mỹ bị thâm hụt lớn. Tỷ trọng ngoại thương của Mỹ giảm mạnh từ 48% năm 1948 xuống 25% năm 1954, và chỉ còn 10% năm 1969. Cán cân thanh toán mậu dịch bị thâm thủng, lạm phát tăng 6,1% năm 1969. Năng suất lao động xuống mức thấp hơn so với nhiều nước tư bản phát triển. Đội quân thất nghiệp ngày càng đông thêm. Cùng với sự suy thoái về kinh tế, tài chính, sự khủng hoảng về tinh thần và chia rẽ về chính trị trong xã hội Mỹ cũng ngày càng tăng. Con số hơn 100.000 binh lính M ỹ bị thương, bị chết và mất tích trên chiến trường Việt Nam càng làm cho người Mỹ nhận ra rằng chiến tranh Việt Nam là nguồn gốc gây tai họa cho cuộc sống cùa người Mỹ. Tinh hình đó đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ, đẩy sự chống đối của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền lên cao, làm cho nội bộ giới lãnh đạo Mỹ bị phân hóa. Làn sóng chống chính phủ, phản đối cuộc chiến tranh cùa Mỹ ở Việt Nam ngày càng dâng cao, các cuộc bãi khóa, biểu tình, các vụ ám sát liên tiếp nổ ra. Trước thất bại quân sự ở chiến trường Việt Nam, trước tình hình kinh tế - xã hội M ỹ sa sút và trước sức ép rộng lớn của nước M ỹ và c ủ a th e g iớ i p h ả n đôi c h iê n tra n h V iệt N am , g iớ i câ m q u y ên M ỹ nhận thấy cán cân thế giới đang có những biến đổi không có lợi cho Mỹ. Chiến lược của Mỹ tỏ ra không đủ sức chống đỡ với sự phát triển của lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Vì vậy, M ỹ chủ trương điều chỉnh chiến lược hòng tiếp tục thực hiện chính sách bá chù toàn cầu và duy trì sự thống trị của M ỹ ở miền Nam Việt Nam bàng chủ nghĩa thực dân mới. Trước hết Giônxơn thực biện chủ trương "phi Mỹ hóa chiến tranh", giao trách nhiệm cho chính quyền Sài Gòn, chấm dứt sự dính líu trên bộ cùa quân đội M ỹ ở miền Nam Việt Nam, chấm dứt 277
  3. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 13 không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và M ặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Chủ trương "phi M ỹ hóa chiến tranh" của chính quyền Giônxơn chưa tiến hành được bao lâu thì ngày 2 0 -1 -1 9 6 9 , N íchxơn được bầu làm Tổng thống M ỹ thay Giônxơn và bắt đầu thực hiện một chiến lược toàn cầu mới mang tên "Học thuyết Níchxom" và chiến lược quân sự "Răn đe thực tế" thay cho chiến lược "Phản ứng linh hoạt" đã bị phá sản. Học thuyết Níchxơn được xây dựng trên ba nguyên tắc "Tập thể tham gia", "Sức mạnh cùa Mỹ" và "San sàng thương lượng". Mục tiêu cùa học thuyết Níchxơn là giảm bớt các cam kết quốc tế của M ỹ, đòi hòi các đồng minh phải chia sẻ trách nhiệm , nhưng Mỹ vẫn duy trì lực lượng quốc phòng mạnh để giữ thế cân bằng và răn đe, đảm bảo khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới tự do của Mỹ. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, M ỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong các nước này, đặc biệt là giữa Liên Xô và Trung Quốc, lợi dụng tính đa cực về chính trị trong phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế để chia rẽ, lôi kéo các nước lớn, m ua chuộc và uy hiếp các nước nhỏ. Đối với phong trào giải phóng dân tộc, Níchxơn chủ trương vừa dụ dỗ, m ua chuộc vừa đe dọa các nước đang đấu tranh chống lại M ỹ và các thế lực đế quốc khác. Rút kinh nghiệm thất bại ở Việt Nam, M ỹ tìm cách hạn chế việc sử dụng quân Mỹ, th ự c h iệ n liẽ n m in h k h u vực, d ù n g n g ư ờ i đ ịa p h u ư n g đ á n h n g ư ờ i địa phương. Riêng ở châu Á, Níchxơn chủ trương đẩy mạnh liên minh khu vực, nhất là tại Đông Nam châu Á, đặc biệt đề cao vai trò của Nhật Bản, lấy N am Việt Nam làm thí điểm để tập hợp tay sai ở châu Á đàn áp phong trào cách mạng ở đây. Đối với miền Nam Việt Nam, Níchxơn điều chinh chủ trương ''phi M ỹ hóa chiến tranh” của Giônxơn thành ''Việt Nam hóa chiến tranh". Phi M ỹ hóa là một kế hoạch thuần túy về quân sự nhằm tránh cho quân M ỹ khỏi bị thất bại nặng nề bằng cách duy trì cục diện chiến trường không bị 278
  4. Chương IV. Đánh thắng một bước quan trọng.. xấu thêm, đồng thời tiến hành thương lượng để hòng rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. "Việt Nam hóa chiến tranh" là một chiến lược hoàn chỉnh về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản của Mỹ là bám giữ miền Nam Việt Nam, giảm bớt sự dính líu của quân đội Mỹ trên bộ, nhưng phải giành thế mạnh trên chiến trường để kết thúc chiến tranh bàng thương lượng theo điều kiện cùa Mỹ. Thực chất đây là chủ trương dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương với tiền bạc, vũ khí, trang bị của M ỹ và do M ỹ chỉ huy. Ke hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" được Mỹ dự định thực hiện làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1, từ năm 1969 đến năm 1970: Tăng cường lực lượng quân sự để đù sức đối phó với lực lượng chủ lực của Việt Nam, rút một bộ phận quân M ỹ về nước. Tăng cường kiểm soát những vùng đông dân quan trọng, đẩy mạnh chiến dịch bình định nông thôn. - Giai đoạn 2, từ giữa năm 1970 đến giữa năm 1971: Kiểm soát hầu hết những vùng đông dân, rút đại bộ phận quân chiến đấu Mỹ, giao cho quân đội Sài Gòn đảm nhiệm việc đối phó với quân Giải phóng trên chiến trường. - Giai đoạn 3, từ giữa năm 1971 đến giữa năm 1972: Hoàn tất n h ữ n g m ụ c tic u c ủ a "V iệt N a m h ó a c h iế n tra n h " . C h ín h q u y ề n và quân đội Sài Gòn đủ mạnh để đánh bại lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Đe thực hiện kế hoạch trên, M ỹ đã đề ra 5 biện pháp quan trọng: 1. Xây dựng quân đội Sài Gòn thành lực lượng mạnh đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang Giải phóng và dùng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt cho việc tập hợp các quân đội đồng minh ở khu vực. 2. Cùng cố và ổn định chính quyền Sài Gòn các cấp, tăng cường đẩy mạnh và phát triển nền kinh tế miền Nam Việt Nam. 279
  5. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 13 3. Tập trung thực hiện chương trình bình định, bảo đảm an ninh lãnh thổ Việt Nam. 4. Tập hợp liên minh phản động khu vực do chính quyền và quân đội Nam Việt Nam đóng vai trò nòng cốt. 5. Chặn đứng các nguồn tiếp tế chi viện cho cách mạng nước Việt Nam, xúc tiến các hoạt động ngoại giao để kiềm chế, cô lập cuộc chiến tranh của nhân dân V iệt Nam. Triển khai thực hiện kế hoạch trên, M ỹ gấp rút củng cố bộ máy chi đạo của M ỹ ở miền Nam Việt Nam bao gồm Đại sứ quán, Bộ Tư lệnh quân sự M ỹ M ACV, phân cục tình báo CIA và hệ thống cố vấn dân sự, quân sự. Chính quyền Sài Gòn ban hành lệnh tổng động viên, bắt lính đôn quân, phát triển và hiện đại hóa quân đội. Trong gần 4 năm (1969-1972), địch đã nâng số quân chù lực, quân địa phương (bảo an, dân vệ) từ 70 vạn lên 110 vạn, lực lượng bán vũ trang (phòng vệ dân sự) từ 150 vạn lên 200 vạn. Phát triển và hiện đại hóa quân đội được M ỹ coi là m ột trong số những biện pháp chủ yếu quyết định thành bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", do đó quân đội Sài Gòn là quân đội đông nhất trong số các nước đồng minh của Mỹ. Đẻ hiện đại hóa quân đội Sài Gòn, đế quốc M ỹ gấp rút đưa nhanh và tăng cường vào miền Nam một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh. Từ đầu năm 1969 đến giữa năm 1970, M ỹ đã tăng gấp đôi số lượng xe tăng, xe thiết giáp, pháo các loại cho các sư đoàn bộ binh chù lực quân đội Sài Gòn, trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại cho lục quân. Tiếp đó, M ỹ bắt đầu đẩy mạnh việc hiện đại hóa không quân, hải quân và pháo binh nhằm từng bước xây dựng quân đội Sài Gòn đảm nhiệm nhiệm vụ tác chiến trên sông, trên biển và trên không. Đen cuối năm 1972, quân đội Sài Gòn đã có 110 m áy bay chiến đấu các loại, 1.897 xe tăng và xe thiết giáp, 1.300 khẩu pháo, 1.600 tàu chiến. Đi đôi với việc củng cố chính quyền, tăng cường lực lượng quân đội, đế quốc M ỹ và chính quyền Sài Gòn liên tục mở ra các 280
  6. Chương IV. Đánh thắng một bước quan trọng.., cuộc hành quân phản kích hòng đẩy lực lượng của ta ra xa vùng thành thị và nông thôn, đồng thời dùng khối lượng bom đạn gấp hai lần trước đây đánh phá, hủy diệt các vùng giải phóng, các vùng căn cứ, hệ thống kho tàng, hành lang tiếp tế, tuyến vận tải chiến lược 559 của ta. Mỹ và quân đội Sài Gòn thiết lập hệ thống đồn bốt giăng khắp các vùng đồng bằng, vùng giáp ranh để kiểm soát việc di chuyển lực lượng cùa ta và việc đi lại làm ăn cùa nhân dân, ngăn chặn nguồn tiếp tế hậu cần. M ột điều khác biệt lớn giữa chiến lược "Việt N am hóa chiến tranh" của Níchxơn với các chiến lược chiến tranh khác của M ỹ trước đây, là lần này chúng rất coi trọng vùng nông thôn, coi bình định nông thôn là biện pháp chù chốt quyết định sự tồn vong của chính quyền Sài Gòn, sự thành bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". "Chúng coi vấn đề giành dân lần này là "keo cuối cùng, thăng là ở đây và thua cũng là ở đẫy", coi địa bàn chù yêu của cuộc chiến tranh điền địa là ấp xã và giải quyết ấp xã là căn bàn giải quyết được cuộc chiến tranh" 1. Đe thực hiện cuộc "chiến tranh giành dân" này, M ỹ thành lập cơ quan chi đạo bình định MAC CORSS trên cơ sở hợp nhất các cơ quan chỉ đạo bình định của Bộ Tư lệnh quân sự M ỹ M ACV, của sứ quán M ỹ và Phân cục tình báo Trung ương M ỹ CIA tại Sài Gòn. C ơ quan này đặt dưới sự chỉ đạo của A. Bram - Tư lệnh quân viễn c h in h M ỹ và C ô h ai - P h â n c ụ c U ư ở ng C IA tại S ài GÒ 11 đ ư ự c sử dụng làm phụ tá cho A.Bram. Bộ máy bình định của chính quyền Sài Gòn cũng được kiện toàn từ trung ương đến địa phương. Chính quyền Sài Gòn giải tán Bộ Xây dựng nông thôn và thay vào đó thành lập Hội đồng Bình định Trung ương do Thù tướng Trần Thiện Khiêm làm Chủ tịch và Trung tâm bình định Trung ương do chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo. Ở cấp tỉnh, tỉnh trưởng 1. Ban Chi đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tống kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thang lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 1995, tr. 88. 281
  7. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 13 vừa kiêm tiểu khu trưởng vừa nắm việc chi đạo toàn bộ công tác bình định. C ông tác bình định được M ỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai quyết liệt từ giữa năm 1969 bằng hàng loạt biện pháp khác nhau với các thủ đoạn vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, mua chuộc. v ề quân sự, cùng với việc thực hiện chiến dịch Phượng hoàng nhằm tiêu diệt các cơ quan của ta, M ỹ và chính quyền Sài Gòn đã huy động từ 60 - 70% số quân chủ lực cùng đại bộ phận lực lượng bảo an, dân vệ, 40.000 cán bộ bình định, hàng vạn cảnh sát dã chiến liên tục càn quét, đánh phá, chà đi sát lại các vùng nông thôn. "Tranh thù trái tim khối óc cùa nông d â n ", tách nông dân ra khỏi lực lượng cách mạng là mục tiêu chính và là nhiệm vụ trọng yếu của chính sách bình định của M ỹ và chính quyền Sài Gòn. Đe thực hiện âm mưu thâm độc đó, ngày 26-3-1970, chính quyền Sài Gòn ban hành luật "Người cày có ruộng" gồm 6 chương, 22 điều với nội dung cơ bàn là: hạ thấp suất lưu trí để lại cho địa chủ từ 100 ha (theo dụ số 57 của Ngô Đình Diệm ) xuống còn 15 ha ở Nam Bộ và 5 ha ở Trung Bộ, cấp không ruộng cho nông dân và xóa bỏ chế độ tá canh. Luật "Người cày có ruộng" của Nguyễn Văn Thiệu, đi đôi với việc xóa bỏ chế độ tá canh, chuyển địa chủ sang kinh doanh tư bản ch ù n g h ĩa , cò n th ự c h iệ n v iệ c c ấ p k h ô n g ru ộ n g đ ất c h o n ô n g dân. Theo Luật này, chính phủ "truất hữu" ruộng đất của địa chủ cấp không cho mỗi gia đình nông dân hiện canh tối đa là 3 ha ở Nam Bộ, 1 ha ở Trung Bộ (điều 12). Tất nhiên luật này vẫn đảm bảo quyền lợi cho giai cấp địa chủ dưới hình thức khác và ưu tiên cấp đất cho quan chức chính quyền và quân đội, song việc cấp không ruộng đất cho nông dân thể hiện tính hai m ặt trong chính sách ruộng đất cùa M ỹ và chính quyền Sài Gòn. Bên cạnh mặt tích cực của chính sách này là xóa bỏ chế độ tá canh, xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, tạo ra tàng lớp tiểu nông 282
  8. Chương IV. Đánh thăng một bước quan trọng.. kinh doanh sản xuất hàng hóa, thì việc "hữu sản hóa nông dân", ép nông dân nhận "chứng khoán", chính quyền Sài Gòn buộc nông dân phải thừa nhận rằng chính chế độ này đã đem lại ruộng đất cho họ và từ đó hy vọng sẽ xóa bỏ được ảnh hưởng cùa cách mạng trong nông dân miền Nam, buộc nông dân vào guồng máy của chính quyền Sài Gòn. M ỹ và chính quyền Sài Gòn không giấu diếm ý đồ của chúng: "Công cuộc cải cách điền địa của ta không phải đơn thuần là công tác kinh tế xã hội mà là công tác chiến lược vô cùng quan trọng đ ể đánh bại cộng sản... nông dân sẽ nhận ra rằng Chính phù Việt Nam Cộng hòa thành thực m ang lại hạnh phúc cho nhân dân. Khi đó nông dân sẽ tự nguyện hợp tác với chính phù đê chong lại cộng sản"'. Sau 4 năm thực hiện Luật "Người cày có ruộng", đến năm 1974, trên thực tế, chính quyền Sài Gòn đã cấp được khoảng 1,2 triệu ha ruộng đất cho 750 nghìn hộ nông dân với khoảng 5 triệu người2. Cùng với việc ban hành Luật "Người cày có ruộng", đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành chính sách đô thị hóa cưỡng bức nhằm tách nông dân ra khỏi cách mạng, khống chế, kìm kẹp chặt chẽ nông dân. M ỹ và chính quyền Sài G òn lấy Đ ồng bằng sông Cửu Long làm ưọng điểm thi hành chính sách bình định nông thôn với các biện pháp tổng hợp: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng; vừa khủng bố, đánh phá, vừa dụ dỗ, lừa bịp nhằm dòn đòng bao ta vao các khu tập ưung, 'khu tru m ật”, "áp chién lược", "ấp tân sinh". Địch tập trung ở vùng này 3 sư đoàn quân đội Sài G òn, 4 lữ đoàn quân M ỹ cùng 68 nghìn bảo an và hàng chục nghìn cảnh sát, dân vệ, cán bộ bình đ ịn h ... tiến hành bình định quyết liệt giành giật nông dân, nông thôn với cách mạng. 1. Luật N gư ờ i cày có ruộng, Cục C hinh huấn xuất bàn, Sài Gòn, 1970, tr. 35-36 2. Đặng Phong, Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, Nxb. KHXH, H.2004, ư 262. 283
  9. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 13 Chính sách bình định nông thôn và chính sách đô thị hóa cưỡng bức tàn bạo và thâm độc của M ỹ và chính quyền Sài Gòn đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội miền Nam có những biến động lớn. Ở nông thôn, hàng triệu nông dân phải rời bỏ làng mạc, ruộng đồng để vào các trại tập trung hoặc tha phương càu thực, đi vào thành thị kiếm ăn. Trong khi đó ở thành thị, dân số tăng lên đột ngột, tình trạng thất nghiệp gia tăng. Theo thống kê của chính quyền Sài Gòn thì ở miền Nam "năm 1960, 80% dân số là nông dân, ngư dân. Vì tình trạng chiến tranh, một số dân cư đi vào thành thị hay bò nghề nông đi làm tại các căn cứ quân đội nên dân số hiện nay sống tại nông thôn còn lại khoảng 60% "'. Còn ờ thành thị, năm 1954, dân số Sài Gòn có 1.614.000 người thì đến năm 1970 đã lên tới 2.254.000 người. Các thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long năm 1954 chi có 520.000 người, đến năm 1970 đã lên tới 1.230.000 người2. Chính sách bình định của M ỹ và chính quyền Sài Gòn còn gây nên sự xáo trộn về ruộng đất, làm giảm sút nghiêm trọng diện tích canh tác ờ miền Nam. Việc giảm sút ruộng đất canh tác, trước hết do việc chính quyền cưỡng bức nhân dân vào các khu tập trung, đốt phá nhà cửa, chặt phá vườn tược, cây ăn trái, phá hàng chục vạn hécta ruộng đồng để lập "khu trù mật", và sau nữa do bị tàn phá bời bom đạn, chất độc hóa học và việc cướp đất để xây dựng các công trìn h q u â n sự. Tất cả những biện pháp trong kế hoạch bình định của M ỹ và chính quyền Sài Gòn đã dẫn tới sự giảm sút của nền nông nghiệp miền Nam. Ngành trồng lúa bị giảm trung bình từ 30 - 80%, do nông dân bò ruộng hoặc do tập quán canh tác bị xáo trộn. Từ chỗ là 1. Kế hoạch 5 năm phát triển nông thôn, Bộ Cải cách điền địa xuất bàn, Sài Gòn, 1970, tr. 25. 2. Ban Kinh tế Trung ương Cục miền Nam, Thống kê dân số, diện tích, sản lượng. Báo cáo năm 1971. 284
  10. Chương /V. Đánh thắng một bước quan trọng... m ột trong những trung tâm xuất khẩu gạo của thế giới, đến năm 1965, miền Nam Việt Nam đã phải nhập lúa gạo và tỷ lệ nhập ngày một tăng. Thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", cùng với việc xây dựng và củng cố quân đội và chính quyền, tiến hành bình định nông thôn, M ỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện một số chù trương nhằm đẩy mạnh sự phát ưiển kinh tế miền Nam theo xu hướng tư bản chù nghĩa. về nông nghiệp, đi đôi với việc thi hành Luật "Người cày có ruộng", M ỹ và chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "canh tân hóa nông nghiệp". Riêng từ năm 1968 đến năm 1971, miền Nam đã nhập 157.436 máy nông nghiệp các loại của Nhật, Pháp, Mỹ, Tây Đức, trong đó có 18.493 máy cày tay và máy cày 4 bánh trên dưới 30 m ã lực, 444 m áy gặt đập lúa, 2.152 máy bơm nước. Tính đến năm 1974, miền Nam đã nhập hơn 186.000 máy nông nghiệp các loại, trong đó có 20.000 máy cày. Chính sách kinh tế của chính quyền Sài Gòn đã có tác động tích cực đến sự phát triển của nông nghiệp. Trong những năm 1970- 1973, sản xuất nông nghiệp miền Nam có sự tăng trưởng nhất định. Diện tích trồng lúa chiếm 80% diện tích canh tác và sản lượng lúa chiếm 60% giá trị sản lượng nông nghiệp. Song việc thâm canh, tă n g vụ c ò n h ạn ch c , năn g su â t b ìn h q u ân c ũ n g ch ì m ới đ ạt tru n g bình 2,2 tấn/ha. Không những vậy, do sự cạnh tranh của nông sản nhập khẩu, sự tàn phá của chiến tranh, sản xuất nông nghiệp vẫn chi dừng lại ở mức phục vụ nhu cầu trong nước. Điều đáng nhấn mạnh là, với Luật "Người cày có ruộng" và với các chính sách "hiện đại hóa nông thôn", "canh tân hóa nông nghiệp", M ỹ và chính quyền Sài Gòn tạo ra cơ sở kinh tế cho nhân viên, tạo ra tầng lớp tiểu nông, tư sản nông thôn làm chỗ dựa kinh tế, chính trị, xã hội cho chế độ thực dân mới của Mỹ. Đen những năm đầu của thập kỷ 70, cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn miền Nam đã 285
  11. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 13 chuyển biến theo hướng phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong nông nghiệp, nông thôn miền N am đã xuất hiện đồng thời ba quá trình cơ bản: quá trình xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, quá trình trung nông hóa và quá trình phân hóa nông dân. Đến trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong nông thôn miền Nam, giai cấp địa chủ và chế độ sở hữu phong kiến đã bị xóa bỏ về căn bàn. Trung nông đã trở thành nhân vật trung tâm trong nền kinh tế nông thôn, chiếm 70 - 80% số hộ và ruộng đất. Khác với trước đây, tầng lớp trung nông mới này không chi có ruộng, có lao động, mà còn có vốn, máy móc và có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, khả năng quản lý. Bên cạnh tầng lớp trung nông đông đảo, trong nông thôn miền Nam còn có tầng lớp nông dân làm thuê và tầng lớp phú nông - tư sản. Tầng lớp nông dân làm thuê (bao gồm những hộ nông dân hoàn toàn không có đất phải đi làm thuê để sống và những hộ nông dân thiếu đất để canh tác, nên chủ yếu cũng đi làm thuê để sống) chiếm một tỷ lệ khá lớn (m ột số vùng có tới 30 - 40%). Tầng lớp tư sản nông dân (chủ đồn điền và trang trại tư bản chủ nghĩa, chủ máy móc cho thuê và bóc lột nhân công theo lối tư bản chủ nghĩa) đang trong quá trình hình thành, chiếm khoảng 3,7% số hộ và 12,33% diện tích canh tác. Tuy vậy, tầng lớp tư sản nông thôn mới bắt đầu phát triển, chưa thành giai cấp tư sàn nông thôn có vai trò chi phổi nền nông nghiệp và nông thôn như ở các quốc gia tư b ản ch ủ n g h ĩa . về công nghiệp, chính quyền Sài Gòn thi hành chính sách mở cửa, tăng cường liên doanh với nước ngoài. Song do điều kiện chiến tranh, các công ty nước ngoài đầu tư không nhiều và chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm. Các cơ sờ công nghiệp miền Nam thời kỳ này chủ yếu là liên doanh mà phần lớn là các công ty tư nhân. Các cơ sờ sản xuất tập trung chủ yếu ở Sài Gòn - Gia Định và Khu công nghiệp Biên Hòa. Các ngành kinh doanh công nghiệp chủ yếu là điện, nước, cơ khí, hóa chất, địa chất, công nghiệp nhẹ, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, da, dệt, đồ gỗ, giấy 286
  12. Chương IV. Đánh thăng một bước quan trọng.., và thủy tinh. Trong những ngành trên, phát triên nhất là các ngành sản xuất hóa chất, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và chế biến phần lớn là nhập của nước ngoài. Tuy thiết lập được nhiều cơ sở sàn xuất mới, song phần lớn các cơ sở sản xuất đều thuộc loại vừa và nhỏ. Giá trị sản phẩm công nghiệp hằng năm chỉ bằng 1/3 giá trị sản phẩm nông nghiệp và chi chiếm 1/10 giá trị sản phẩm trong nước. Ngành công nghiệp nặng hầu như không phát triển ngoài một số cơ sở thăm dò và khai thác dầu khí. Khoảng 70% giá trị sản phẩm công nghiệp là thực phẩm và hàng dệt làm bằng nguyên liệu nhập khẩu. Dưới chế độ thực dân mới, thương nghiệp và ngân hàng ở miền Nam là những ngành phát triển nhất. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn cấp khoảng 50.000 môn bài, chủ yếu là cho các ngành kinh doanh thương nghiệp, đến cuối năm 1972, số môn bài được cấp đã lên tới 219.000 chiếc, tăng gấp 4 lần. Hầu hết các cơ sở kinh doanh thương nghiệp đều thuộc loại nhò dưới hình thức cá thề và tập thể. Theo tờ đặc san của "Nghiệp đoàn xuất nhập càng Việt Nam" năm 1973, thì ở miền Nam có 2.998 công ty và 183.000 hộ kinh doanh cá thể. Trong số các công ty đó có 2.920 thuộc loại nhỏ, trong số hộ cá thể có 180.000 hộ xếp vào loại vừa và nhỏ. v ề ngân hàng, tro n g g ia i đ o ạ n n à y c ù n g với s ự phát triể n c ủ a h ệ thống ngân hàng ngoại thương, mạng lưới ngân hàng nông thôn gia tăng mạnh mẽ. Hệ thống ngân hàng nông thôn đóng vai trò lớn trong việc thực hiện chương trình "Người cày có ruộng", ''Canh tân hóa nông nghiệp" của chính quyền Sài Gòn. Trong những năm này, tư sản người Hoa vẫn giữ vai trò chi phối trong cả nội thương và ngoại thương miền Nam. N hư vậy, trong thời kỳ từ 1969 đến 1973, kinh tế miền Nam có phát triển hơn so với những năm trước. Vì mục tiêu phục vụ chiến ưanh nên hạ tầng cơ sở, bến bãi và giao thông vận tải được chú ý 287
  13. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẬP 13 đầu tư và có những tiến bộ rõ rệt. Nhiều nhà máy quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại được xây dựng. Tính đến năm 1974, Sài Gòn - Gia Định đã có khoảng 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, đội ngũ công nhân ở miền Nam phát triển khá nhanh. Năm 1969, số lượng công nhân ờ thành thị là 67 vạn, đến năm 1970 tăng lên trên 70 vạn. Tuy vậy, là một nền kinh tế phụ thuộc, nhất là về tài chính và nguyên liệu và vì mục đích phục vụ chiến tranh, cho nên nền kinh tế miền Nam mất cân đối về cơ cấu và không ổn định. Trong vòng 13 năm (1960-1973), tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế miền Nam tăng khoảng 50% (1960: 81 tỷ đồng, 1973: 122,8 tỷ đồng) tăng trung bình 4% một năm. Trong nông nghiệp, tốc độ tăng chậm và bấp bênh. Nếu lấy năm 1961 là năm cơ bản thì giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp năm 1972 là 111,9%, tăng khoảng 20%, trung bình 2% một năm, thấp hom nhịp độ tăng dân số. Trong công nghiệp, tính từ 1961 đến 1972, giá trị sản lượng đạt mức trung bình 12% một năm. Đi đôi với việc tăng cường viện trợ quân sự, xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, quân đội, tăng cường bình định nông thôn, đẩy mạnh sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nền kinh tế miền Nam, đế quốc M ỹ tích cực xúc tiến các hoạt động ngoại giao xảo quyệt nhằm cô lập cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Từ khi lên nắm quyền, Tổng thong M ỹ Níchxom và các trợ lý đã tiến hành hàng loạt các chuyến công du đến Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác với mục đích mặc cả nhằm hạn chế sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, xuyên tạc, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và phong trào cách mạng của nhân dân các nước. Tại cuộc đàm phán tại Paris, chúng nêu ra những điều kiện không thể chấp nhận được để cố tình phá hoại, trì hoãn giải pháp cho vấn đề hòa bình ở Việt Nam. Ngày 14-5-1969, chính quyền Níchxơn đưa ra đề nghị 8 điểm, ngang ngược đòi miền Bắc cũng như Mỹ và chư hầu cùng rút quân ra khỏi miền Nam Việt 288
  14. Chương IV. Đánh thắng một bước quan trọng.., Nam, chống lại việc thành lập Chính phù liên hiệp của nhân dân miền Nam. Trong cuộc gặp riêng Trường đoàn Việt Nam (8-1969), Kítxinhgiơ hăm dọa: "Neu đến ngày 1-11-1969 mà không đạt được tiến bộ nào thì M ỹ sẽ tính đến thực hiện nhũng biện pháp có hậu quá nghiêm trọng". Trong khi đó, M ỹ vẫn duy trì các hoạt động trinh sát, tiếp tục ném bom đường mòn Hồ Chí Minh, đánh phá các hệ thống kho tàng, bến bãi, các phương tiện vận chuyển cùa ta nhằm ngăn chặn các hoạt động tiếp tế cùa miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Song song với việc thực hiện kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh", đế quốc M ỹ đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở Lào, dùng không quân, biệt kích đánh phá vùng dọc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, ráo riết chuẩn bị để mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương. Những âm mưu và hoạt động mới của đế quốc Mỹ làm cho cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam căng thẳng và phức tạp horn trước. Chiến tranh ác liệt và lan rộng trên bán đảo Đông Dương. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đứng trước những thử thách mới. II. ĐÁNH BẠI M Ộ T BƯỚC QUAN TRỌNG CHIÉN LƯỢC "VIỆT NAM HÓA CHIF.N TR ANH" CỈTA MỸ 1. Tinh thế cách mạng miền Nam và sự chuyển hưửng chỉ đ ạo củ a Đ ảng Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tet Mậu Thân năm 1968 đã tạo ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục b ộ ", buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Song do bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Lợi dụng sai lầm của ta trong việc chậm chuyển huớng tấn công sau Tết Mậu Thân, bỏ lỏng vùng nông thôn, M ỹ và chính quyền Sài Gòn 289
  15. LỊCH SỬ VIỆT NAM - TẠP 13 đã tiến hành liên tiếp các cuộc phản kích quyết liệt đẩy lùi chù lực của ta ra xa các vùng ven thành phố, thị xã, các khu đông dân cư và các đường giao thông chiến lược. Sau cuộc T ổng tấn công Tết M ậu Thân năm 1968, ta do mất bàn đạp tấn công, lực lượng hao hụt, vũ khí đạn dược, lương thực, thuốc men bị mất mát tiêu hao chư a kịp bổ sung, khó khăn ngày càng chồng chất. Lực lượng chủ lực của ta buộc phải lùi dần về vùng giáp ranh và rừng núi. T inh hình khó khăn đó đã làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ bi quan, dao động. Tuy đứng trước tình hình khó khăn và phức tạp, quân và dân ta vẫn tích cực thực hiện Chỉ thị tháng 11-1968 của Bộ Chính trị "chuẩn bị đợt cao điểm công kích vào mùa Xuân, tiếp đó chuẩn bị đợt cao điểm công kích và khởi nghĩa vào mùa Hè và những đợt sau nữa nhàm giành thắng lợi xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho ta " 1. Đe thực hiện những nhiệm vụ trên, chiến trường miền Nam được bổ sung thêm một số trung đoàn pháo binh, các đơn vị binh chủng kỹ thuật, vũ khí, khí tài hiện đại và 13 tiểu đoàn, 99 đại đội, 35 trung đội đặc công. Tại các căn cứ cách mạng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh các quân khu, m ặt trận một mặt tăng cường công tác huấn luyện chiến đấu, mặt khác phát động phong trào tăng gia sản xuất, xây dựng căn cứ hậu phương trực tiếp của cuộc kháng chiến, tự sản xuất một phần lương thực, thực phẩm. Trong lúc vừa chuẩn bị lực lượng cho các đợt phản công mới, quân và dân miền N am vừa đánh trả quyết liệt các cuộc hành quân lấn chiếm của địch. Lực lượng vũ trang Tây Ninh liên tiếp đánh bại các cuộc hành quân Bình Tây 48, Bình Tây 49, Bình Tây 50 của M ỹ và quân đội Sài Gòn vùng núi Chu Pa. Quân và dân hai tinh Quảng Trị, Thừa Thiên bẻ gãy cuộc hành quân Cái hẻm Điuây của 1. Những sự kiện lịch sứ Đảng, tập III, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 451. 290
  16. Chương IV. Đánh thắng một bước quan trọng.. Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở vùng núi C ôcava, đánh thiệt hại Trung đoàn 9 lính thủy đánh bộ M ỹ và m ột số đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng vũ trang Nam Bộ kiên cường đánh bại cuộc hành quân của M ỹ và quân đội Sài Gòn vào căn cứ Ư Minh (Rạch Giá), tập kích sân bay Lộ Tẻ, Sở Chi huy Sư đoàn 25 Mỹ tại Đồng Dù, tiến công cụm quân M ỹ ở Thị Tính (Thủ Dầu Một) gây cho địch nhiều thiệt hại. Trong khi đó tại Paris ngày 25-1-1969, phiên họp đầu tiên cùa Hội nghị bốn bên về Việt Nam chính thức khai mạc. Phái đoàn Chính phù nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy làm Trưởng đoàn, ủ y viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Đức Thọ làm cố vấn đặc biệt; phái đoàn M ặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm làm Trường đoàn, bà Nguyễn Thị Bình và ông Trần Hoài Nam làm Phó Trường đoàn, c ầ m đầu phái đoàn Hoa Kỳ là Hariman; phái đoàn Việt Nam C ộng hòa là Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Đăng Lâm. Mặc dù ngồi vào bàn đàm phán, thừa nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chính quyền Níchxơn chủ trương kéo dài hội nghị để giành the mạnh trên chiến trường. Vì thế ngay trong phiên họp đầu tiên này, phía M ỹ vẫn bám giữ điều kiện yêu cầu cả hai bên M ỹ và Việt Nam "cùng rút quân", khôi phục khu phi quân sự, tôn trọng Hiệp định G iơnevơ 1962 về Lào, tô n trọ n g ch ù q u y ê n C a m p u c h ia . Q u a n đ iê m trê n c ủ a M ỹ đ ã đ ặt ngang hàng kẻ xâm lược với người chống xâm lược, do đó Hội nghị vừa mở ra đã bế tắc. Sau cuộc đàm phán đầu tiên không kết quả, thực hiện kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu và Trung ương C ục, đêm 22 rạng ngày 23-2-1969, quân và dân miền Nam đã m ờ cuộc tiến công đồng loạt. Tại miền Đông Nam Bộ, lực lượng vũ trang đã tập kích sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa, khu kho Long Bình, các căn cứ Mỹ ờ Dầu Tiếng, Trà Cao, Tràng Lớn, Đức Hòa và bè gãy cuộc hành quân Cái Nêm Sát Lát của hơn 1 vạn quân địch đánh vào Dầu Tiếng. 291
  17. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 13 Trên chiến trường Đ ồng bằng sông Cửu Long, ta pháo kích vào các thị xã và sân bay M ỹ Tho, Bến Tre, c ầ n Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Tại Nam Trung Bộ, ta tập kích cảng Ninh Chữ, tiểu khu Phan Thiết, thị xã Đ à Lạt, sân bay Thành Sơn. Tại chiến trường Tây Nguyên, lực lượng vũ trang của ta sau khi đánh bại cuộc hành quân thí điểm phi M ỹ hóa ờ vùng Chu Pa đã chuyển sang tấn công vào tuyến phòng thủ của địch ở phía Tây thị xã Công Tum, bao vây, uy hiếp các căn cứ quân đội Việt N am Cộng hòa ở Plây c ầ n , Đức Cơ, Kleng, đánh m ạnh vào hậu cú của Lữ đoàn 1 M ỹ ờ Tân Phá, tập kích quân M ỹ ở sân bay Đắc Tô, buộc quân M ỹ phải rút khỏi Kleng, lui về tuyến phòng ngự cơ bản ở thị xã Công Tum và trên trục đường 14. Đặc biệt tại Khu IV, các lực lượng cùa ta đã đồng loạt đánh vào 9 thị xã và thành phố, 33 chi khu quân sự và quận lỵ, 8 thị trấn và các sân bay, bến cảng, khu kho dự trữ chiến lược, trận địa pháo, sở chi huy, bãi xe cơ giới, gây cho địch nhiều thiệt hại. Ket thúc hơn m ột tháng tấn công đầu Xuân 1969, quân và dân miền Nam đã đánh vào 36 thành phố, thị xã, hơn 100 quận huyện và nhiều kho tàng, sân bay, sở chỉ huy của M ỹ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực địch, đặc biệt là quân Mỹ, phá hủy, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh. Tuy nhiên, hiệu quả của đợt tấn công không như ý định của chúng ta. D o n h ữ n g k h u y ế t đ iế m c ủ a ta tr o n g v iệ c c h ỉ đ ạ o c á c đ ợ t tô n g tan công và nổi d ậy trước đây chưa được khắc phục, lực lượng vũ trang của ta bị tiêu hao chư a kịp bổ sung, cho nên cường độ các đợt tấn công còn nhỏ, rời rạc, kết quả còn hạn chế, không hỗ trợ được cho phong trào chống bình định m à địch đang ráo riết thực hiện ở các vùng nông thôn. Sau cuộc tổng tấn công này, vùng giải phỏng và vùng làm chủ của chúng ta tiếp tục bị thu hẹp lại. Lực lượng vũ trang bị tiêu hao và tiếp tục phải lùi dần lên vùng rừng núi. C ơ sở cách m ạng bị tổn thất, thế trận chiến tranh nhân dân bị ảnh hường nghiêm trọng, cục diện chiến trường tiếp tục xấu đi. 292
  18. Chương IV. Đánh thắng một bước quan trọng.. Trước tình hình đó, tháng 5-1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp xác định và ra Nghị quyết "Ve tình hình và nhiệm vụ" của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Bộ Chính trị khảng định những thắng lợi của quân và dân ta từ cuộc Tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt đầu Xuân Mậu Thân 1968 đến nay là hết sức to lớn và có ý nghTa chiến lược, đồng thời cũng nêu lên những nhược điểm và khó khăn cùa ta trong thời gian qua và nhận định rằng mặc dù chúng có gây cho ta nhũng khó khăn nhất định, nhưng đế quốc Mỹ đã bị những thất bại nặng nề về mọi mặt, ý chí xâm lược đã bị lung lay rõ rệt, chúng đã buộc phải xuống thang từng bước và khó lòng duy trì cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô hiện nay trong một thời gian dài. Trên cơ sở nhận định trên, Bộ Chính trị nhấn m ạnh rằng địch ít có khả năng tăng quân ồ ạt và m ở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước, nhưng cuộc chiến tranh có thể diễn ra theo hai khả năng: Một là, Mỹ buộc phải kết thúc sớm chiến tranh bằng giải pháp chính trị mà chúng có thể chấp nhận được; Hai là, sức tấn công của ta không mạnh, M ỹ sê cố kéo dài chiến tranh trong một thời gian, tìm cách kết thúc chiến tranh trên thế mạnh. Chiến tranh diễn ra theo khả năng nào là tùy thuộc vào sự nỗ lực của ta và sự khó khăn quân sự, tài chính, chính trị cùa Mỹ. Chính từ cách nhìn đó, Bộ Chính trị đã nhận định: "Chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn đế thừa thăng tiến lên, đấy mạnh tiến công toàn diện và liên tục, tiến lên một bước mới rất cơ bản, đánh bại ý chí xâm lược cùa Mỹ". Nhiệm vụ trước mắt được Bộ Chính trị đề ra là: "Động viên sự nỗ lực cao nhất cho toàn Đ ảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với tấn công ngoại giao, ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, phát triển chiến lược tấn công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, làm thất bại các mục tiêu và biện pháp phòng ngự của địch, đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh 293
  19. LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 13 ưên thế mạnh và chủ trương phi M ỹ hóa chiến ưanh của chúng, đánh cho M ỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp và ta giành được thắng lợi quyết định, tạo điều kiện để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước n h à"1. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp, các địa phương và lực lượng vũ trang kiên quyết giữ vững và phát triển thế tấn công, bao vây thường xuyên, liên tục ở thành thị, đẩy mạnh giải phóng vùng nông thôn, làm chủ phần lớn các vùng nông thôn xung yếu, vùng rừng núi và giáp ranh, chuẩn bị tốt chiến trường đánh tiêu diệt lớn. Thực hiện Nghị quyết trên của Bộ Chính trị, đầu tháng 5-1969, Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đã họp và quyết định: Tiếp tục phát triển thắng lợi đợt xuân, ra sức tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh cùa M ỹ và quân đội Sài Gòn, tiếp tục đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định cấp tốc của địch; phát huy cách đánh mạnh, đánh liên tục vào các đô thị, thị xã hơn nữa, nhất là các thành phố Đà Nằng, Huế, Sài Gòn; đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận; ra sức xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị. Trung ương Cục chỉ thị cho các quân khu, các mặt trận chuẩn bị m ở đ ợ t tấn công m ùa Hè 1969, dự định vào ngày 11-5. Trong khi chiến trường đang chuẩn bị cho đợt tấn công mới thì ngày 8-5-1969, tại Paris diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ 16. Tại phiên họp này, Đoàn đại biếu M ặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam V iệt Nam đã đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm , trong đó nhấn m ạnh việc M ỹ phải rút quân không điều kiện ra khỏi miền Nam V iệt Nam, quyền tự quyết của miền Nam Việt Nam do nhân dân m iền Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài. Nội dung của giải pháp toàn bộ 10 điểm thể hiện lập trường có nguyên tắc và chính sách mềm dẻo của ta trong việc giải quyết hòa bình vấn đề miền Nam Việt Nam. Lập trường của 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng toàn tậ p , tập 30, Sđd, tr. 132. 294
  20. Chương IV. Đánh thăng một bước quan trọng.. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã gây được sự chú ý và ủng hộ rộng rãi cùa nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Tuy nhiên, đế quốc M ỹ vẫn tìm mọi cách phá hoại đàm phán, âm mưu giành thế mạnh trên chiến trường, buộc ta phải chấp nhận điều kiện có lợi cho chúng. Trên chiến trường miền Nam, theo đúng kế hoạch đã định, ngày 11-5-1969, các lực lượng vũ trang giải phóng đã đồng loạt đánh vào 830 mục tiêu của địch trên khắp miền Nam, trong đó có 57 căn cứ, sở chỉ huy và 41 sân bay quân sự của địch. Tại mặt trận Trị - Thiên, lực lượng vũ trang giải phóng đã đánh bại cuộc hành quân của Mỹ và quân đội Sài G òn ra vùng thung lũng A Lưới - A Búa. Qua 13 ngày chiến đấu, lực lượng vũ trang Trị Thiên - Huế đã đánh thiệt hại Lữ đoàn dù 187, loại khỏi vòng chiến đấu 1.500 tên địch. Tại Khu V, lực lượng vũ trang quân khu đã đánh vào trận địa tên lừa HOK ở Đà Nang, Sờ Chi huy lính thủy đánh bộ M ỹ và Sờ Chỉ huy Lữ đoàn 11, Lữ đoàn American và các cụm quân của các đơn vị quân Mỹ. Trên chiến trường Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm đánh vào tuyến phòng thủ cơ bản của địch ở Đắc Tô. Đây là lần đầu tiên lực lượng vũ trang Tây Nguyên vận dụng sáng tạo chiến thuật bao vây, áp sát, liên tục tấn công, đánh bại chiến thuật di tản, co cụm, đóng chốt điểm cao của chúng. Ta đã diệt 3 tiểu đoàn địch, đánh thiệt hại 2 tiếu đoàn khác. Tại miền Đông Nam Bộ, lực lượng vũ trang giải phóng đã tập kích, pháo kích cảng Nhà Bè, khu kho Long Bình, căn cứ Nước Trong, trường huấn luyện Quang Trung, sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ đội đặc công đã đánh sập cầu Lái Thiêu, tập kích khu kho quân sự Gò Vấp. Các Sư đoàn 1, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 bộ đội chủ lực M iền đã mờ chiến dịch Tây N inh - Bình Long - Long Khánh, đánh vào tuyến phòng thủ phía ngoài tiêu diệt nhiều địch và phá hủy nhiều kho tàng, phương tiện chiến tranh của chúng. 295
nguon tai.lieu . vn