Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC DÂN TỘC (Giai đoạn 2011-2020) TS. Hà Đức Đà Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: haducda@gmail.com; dahd@vnies.edu.vn Tóm tắt Nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc góp phần thức đẩy phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Với mỗi giai đoạn kết quả nghiên cứu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Giai đoạn 2011 - 2020 là giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc đạt được thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt của giáo dục dân tộc. Bài viết khái quát lại những thành công của nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc trong giai đoạn này và rút ra những bài học cho giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số, giáo dục dân tộc. Summary Scientific research on ethnic education contributes to promoting education development in ethnic minority and mountainous areas. With each stage, research results meet practical needs, improve and improve the quality of ethnic education. The period 2011 - 2020 is the period of implementing the Education Development Strategy and implementing fundamental and comprehensive renovation of education and training. Scientific research on ethnic education has achieved important achievements in all aspects of ethnic education. The article summarizes the successes of scientific research on ethnic education in this period and draws lessons for the next period. Keywords: Ethnic minorities, ethnic minority areas, ethnic education. Mở đầu Khoa học về giáo dục dân tộc là một bộ phận của khoa học giáo dục. Đối tượng nghiên cứu là trẻ em, học sinh các dân tộc và các mối quan hệ liên quan trong quá trình giáo dục. Mục tiêu nghiên cứu phát hiện qui luật, nguyên tắc vận động và phát triển của giáo dục dân tộc; nghiên cứu việc triển khai vận dụng qui luật đó vào thực 346
  2. tiễn để góp thúc đẩy phát triển giáo dục dân tộc, tạo nguồn đào tạo nhân lực tại chỗ, người dân tộc thiểu số có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc đòi hỏi đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở những vấn đề có tính nghiên tắc: Từ điều tra cơ bản đến xây dựng phương án nghiên cứu; từ xây dựng chương trình, nội dung đến thử nghiệm và từ thử nghiệm đến triển khai đại trà; kết hợp nghiên cứu và xây dựng chính sách hỗ trợ; phối hợp nghiên cứu với quản lí, chỉ đạo; hợp tác nghiên cứu với cơ sở, với các Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Khoa học về giáo dục dân tộc trong nhiều năm qua tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau: Nghiên cứu cơ sở kinh tế - xã hội của giáo dục dân tộc; Nghiên cứu về loại hình trường lớp ở vùng dân tộc thiểu số; Nghiên cứu về nội dung, phương pháp giáo dục dân tộc; và Nghiên cứu về chiến lược và chính sách phát triển giáo dục dân tộc. 1. Những thành tựu nghiên cứu về giáo dục dân tộc giai đoạn 2011 - 2020 1.1. Nghiên cứu về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi Sự phát triển giáo dục dân tộc dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Trình độ phát triển giáo dục dân tộc phụ thuộc vào trinh độ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi. Kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội vùng DTTS cho thấy: * Kinh tế chậm phát triển, đời sống vật chất của cộng đồng DTTS khó khăn, tác động đến giáo dục: - Sự tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục của cộng đồng DTTS hạn chế (cộng đồng chỉ có thể góp sức lao động); - Cộng đồng DTTS không đáp ứng nhu cầu học tập của con em (học phẩm; quần áo; phương tiện đi lại và điều kiện dinh dưỡng…); - Thiếu nhân lực lao động, cộng đồng DTTS cho con em nghỉ học (từ cấp THCS) ở nhà tham gia lao động giúp gia đình (tỉ lệ từ 15 tuổi trở lên người DTTS tham gia lao động cao hơn tỉ lệ chung của cả nước). - Cộng đồng các DTTS không đủ nguồn lực đảm bảo việc học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học của con em. - Phần lớn các địa phương (tỉnh, huyện, xã) là vùng DTTS khó khăn về kinh tế nên không có nguồn lực để hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo (phụ thuộc vào nguồn lực từ Trung ương). 347
  3. * Dân tộc, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiếu số, miền núi tác động đến sự phát triển giáo dục dân tộc: - Dân số DTTS không đồng đều, phân bố phân tán ở các địa hình phức tạp đặt ra yêu cầu về qui mô trường lớp chia nhỏ và phủ kín các vùng, các khu vực dân cư. Trường, trường nhiều cấp, điểm trường, lớp ghép, lớp nhô trở thành nhu cầu tất yếu ở vùng DTTS và miền núi. Với những vùng đặc biệt khó khăn thành lập hệ thống trường có học sinh bán trú, trường bán trú và trường nội trú, đảm bảo nhu cầu, quyền bình đẳng của trẻ em DTTS trong tiếp cận giáo dục. - Việc quản lí xã hội bằng pháp luật và luật tục ở vùng dân tộc thiểu số tác động tiêu cực đến sự phát triển của giáo dục dân tộc. Sự phân biệt giới tạo nên sự chênh lệch trẻ em trai và gái ở cấp học cao (THCS và THPT); tồn tại của tục lệ tảo hôn tác động đến việc hoàn thành cấp học (THCS và THPT) của cả trẻ em trai và gái, đặc biệt là trẻ em gái khi đã lấy chồng, sinh con sẽ bổ học; phong tục tập quán của các DTTS như lễ cấp sắc, cúng rừng, bỏ mả… ảnh hưởng đến chuyên cần của học sinh (ngày lễ hội, cưới xin,… học sinh nghỉ học). - Văn hóa, bản sắc văn hóa, giá trị văn hóa các DTTS là nền tảng tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong phát triển giáo dục dân tộc sự đa dạng về văn hóa là điều kiện thuận lợi để thực hiện nội dung chương trình giáo dục. Tuy nhiên, thực tế yếu tố này chưa được khai thác một cách có hiệu quả để thực hiện nội dung, chương trình, mục tiêu giáo dục ở vùng DTTS, miền núi. - Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ cộng đồng (tiếng DTTS - tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt). Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác (Luật Giáo dục 2019). Vấn đề ở chỗ 53 dân tộc thiểu số mỗi dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết riêng (chỉ một số dân tộc có chữ viết). Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng tiếng DTTS (tiếng mẹ đẻ) là ngôn ngữ chính thức được sử dụng (kể cả thị trấn, thành phố vùng DTTS khi người dân tộc giao tiếp với nhau đều sử dụng tiếng dân tộc). Vì vậy, ngôn ngữ rào cản đầu tiên đối với tẻ em DTTS khi đến trường được tiếp cận giáo dục bằng tiếng Việt. - Giáo dục trong cộng đồng vùng dân tộc thiểu số giúp trẻ em DTTS được trải nghiệm cả về kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực cá nhân. Những nội dung này giúp cho trẻ em DTTS khi đến trường tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới được thuận lợi và nhanh chóng hơn (học qua trải nghiệm). Tuy nhiên, thực tế việc khai thác kiến thức, kĩ năng mà học sinh có được trong giáo dục cộng đồng để thực hiện nội dung chương trình giáo dục trong nhà trường còn hạn chế. 348
  4. 1.2. Nghiên cứu về hệ thống trường, lớp ở vùng dân tộc thiểu số Trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, vùng DTTS và miền núi luôn là những vùng “trũng” về phát triển giáo dục ở nhiều mặt, đặc biệt là chất lượng giáo dục. Trường, lớp đảm bảo 100% trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường, hoàn thành cấp học vấn đề đặt ra đối với việc phát triển hệ thống trường lớp ở vùng DTTS và miền núi. Giải quyết những mâu thuẫn cung cầu nên trên, trong nhiều năm qua nghiên cứu về trường lớp ở vùng DTTS đã đề xuất những mô hình phù hợp thực tiễn, đề xuất để nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ. Hai mô hình được xác định là phù hợp với vùng DTTS là: Thứ nhất, mô hình “đưa trường đến với học sinh”. Trường học được xây dựng ở địa bàn có cộng đồng dân tộc định cư (cụm dân cư, thôn/ bản, xã, cụm xã…), gồm các loại hình trường, lớp sau: - Trường Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo): Đã phủ kín tất cả các xã ở vùng DTTS và miền núi. Trường Mầm non được đặt ở trung tâm xã. Với những cụm dân cư, thôn/ bản ở xa trung tâm xã các điểm trường lẻ, các lớp mẫu giáo được thiết lập đảm bảo cho mọi trẻ em được tiếp cận với giáo dục mầm non. Ở vùng DTTS trường mầm non chủ yếu là các trường công lập, trường ngoài công lập số lượng rất ít tập trung ở các thành phố thuộc tỉnh; - Trường Tiểu học: Tất cả các xã vùng DTTS đều có 1 đến 2 trường TH. Các thôn/ bản ở xa trung tâm xã có các điểm trường TH (có những xã có hơn 10 điểm trường tiểu học), ở điểm trường tiểu học có cả lớp đơn và lớp ghép (có thể ghép 2 - 3 trình độ). - Trường THCS: Tất cả các xã vùng DTTS đều có trường THCS. Với thôn bản xa trung tâm có thể có lớp THCS đặt ở trường TH. Có một số xã có trường nhiều cấp TH và THCS. Vùng DTTS chủ yếu là trường công lập; trường ngoài công lập số lượng rất ít ở các thành phố thuộc tỉnh. - Trường THPT: Được thành lập ở tất cả các huyện hoặc cụm xã. Cấp tỉnh có trường THPT chuyên. Trường THPT chủ yếu là trường công lập; trường ngoài công lập số lượng rất ít ở các thành phố thuộc tỉnh. Với mô hình “đưa trường đến với học sinh”, các trường lớp được thiết lập từ mầm non đến THPT đảm bảo tất cả trẻ em con em các dân tộc được đến trường, tiếp cận giáo dục và hoàn thành cấp học. Bên cạnh đó các trường còn làm nhiệm vụ xóa 349
  5. mù chữ cho người lớn và nhà trường còn là nới sinh hoạt và giao lưu văn hóa các dân tộc. Thứ hai, mô hình “đưa học sinh đến trường” . Với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã, huyện, tỉnh), các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được thành lập. Học sinh được ăn, ở tại trường để học tập; được hỗ trợ tài chính và vật phẩm. - Trường PTDTBT được thành lập ở đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Trường PTDTBT tiểu học; trường PTDTBT trung học cơ sở; trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở. - Trường PTDTNT được thành lập ở đơn vị hành chính cấp huyện; cấp tỉnh, và khu vực (TW). Trường PTDTNT cấp huyện gồm THCS và THPT; trường PTDTNT cấp tỉnh THPT; trường PTDTNT khu vực (TW) gồm các cấp học và dự bị đại học. Hệ thống trường PTDTBT và PTDTNT là mô hình “đưa học sinh đến trường” được xác định là mũi nhọn của giáo dục dân tộc, có vai trò tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hai mô hình “đưa trường đến với học sinh” và “đưa học sinh đến trường” đã khắc phục được những mâu thuẫn nêu trên. Cả hai mô hình phù hợp với vùng DTTS. Đảm bảo và duy trì kết quả phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực tại chỗ, người DTTS. 1.3. Nghiên cứu về nội dung, phương pháp giáo dục dân tộc Nội dung giáo dục học sinh con em các dân tộc ở vùng DTTS gồm: Nội dung chương trình giáo dục quốc gia và nội dung giáo dục đặc thù (Tiếng chữ dân tộc thiểu số; văn hóa, bản sắc văn hóa; truyền thống, phong tục tập quán dân tộc thiểu số; kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh DTTS,…). Do vậy, phương pháp giáo dục đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm, sinh lí học sinh DTTS. Những nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn 2011-2020: - “Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ”, bắt đầu năm 2008 và kết thúc năm 2015, là nghiên cứu có qui mô lớn nhất. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp rất lớn về mặt khoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Xây dựng được lí luận về giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho Việt Nam. Lí luận đã được kiểm nghiệm thực tế với trẻ em từ mẫu giáo 5 tuổi đến hết tiểu học của 3 dân tộc Mông, Jrai và Khmer. Thử nghiệm thực tiễn đã khẳng định sự phù hợp và khả thi của sách giáo khoa và tài liệu song ngữ đối với đối tượng học sinh người DTTS. Nghiên cứu cũng 350
  6. khẳng định được tài liệu học tập của học sinh DTTS được xây dựng trên cơ sở chương trình quốc gia với nội dung (đặc biệt là ngữ liệu) phù hợp về ngôn ngữ và văn hóa DTTS. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi được bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng DTTS, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh DTTS. Thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS. Nghiên cứu khẳng định nếu trẻ em DTTS mẫu giáo và tiểu học được tiếp cận giáo dục bằng giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, khi lên THCS và THPT có kết quả học tập tốt hơn, tỉ lệ học sinh bỏ học ở THCS gần như không còn đối với những học sinh đã học song ngữ ở Tiểu học. Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ thực hiện đạt mục tiêu kép: Cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS; bảo tồn, phát huy và phát triển ngôn ngữ và văn hóa DTTS. - Nghiên cứu “giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới”. Kết quả nghiên cứu đã: Xây dựng cơ sở lí luận về giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số; Đánh giá được thực trạng các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới; và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhóm giải pháp về quản lí nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới; và nhóm giải pháp về kĩ thuật/phương pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đã được sử dụng trong quản lí điều hành của Bộ GD&ĐT và của các Sở GD&ĐT ở vùng DTTS,… - Nghiên cứu việc vận dụng các phương pháp giáo dục song ngữ trong thực hiện môn Tiếng Việt, Toán và Tự nhiên và Xã hội lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vùng DTTS. Nghiên cứu thực hiện năm 2020 -2021. Kết quả nghiên cứu được tài liệu hóa thành sách hướng dẫn giáo viên. Tài liệu được tập huấn cho giáo viên cốt cán tiểu học của tỉnh Lao Cai (vùng dân tộc Mông) và tỉnh An Giang (vùng dân tộc Khmer). GV có thể sử dụng tài liệu cho tất cả các dân tộc khác nhau. - Nghiên cứu xây dựng chương trình tiếng dạy - học tiếng dân tộc thiểu số. Hiện tại Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình 8 tiếng dân tộc thiểu số đưa vào dạy trong nhà trường từ lớp 1 đến lớp 12 là: Tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng Jrai, tiếng Bahnar, Ê Đê và tiếng Mnông. 351
  7. - Nghiên cứu giáo dục hướng nghiệm cho học sinh THCS vùng DTTS. Nghiên cứu được thực hiện 2019 - 2022. Kết quả nghiên cứu được tài liệu hóa thành sách hướng dẫn giáo viên: Hướng dẫn thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS vùng DTTS; Hướng dẫn tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào các môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân và Nghệ thuật cấp THCS vùng DTTS; Hướng dẫn thực hiện truyền thông về giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS vùng DTTS,… Kết quả nghiên cứu về nội dung, phương pháp giáo dục vùng DTTS giai đoạn này là sự tiếp tục những nghiên cứu của giai đoạn trước trong bối cảnh đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả nghiên cứu đã góp phần giải quyết vấn đề cơ bản của giáo dục dân tộc về nội dung, phương pháp giáo dục. 1.4. Nghiên cứu về chính sách giáo dục dân tộc Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển là nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc. Trong mỗi thời kì phát triển xã hội, nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,… đối với vùng DTTS và miền núi. Chính sách hỗ trợ đối với giáo dục dân tộc, gồm: chính sách đối với người học; chính sách đối với người dạy; chính sách đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,… Những nghiên cứu về chính sách giáo dục vùng DTTS giai đoạn 2011-2020 chủ yếu nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách, cụ thể như: - Nghiên cứu đánh giá chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng. Kết quả nghiên cứu xây dựng được cơ sở lí luận về đánh giá tác động của chính sách giáo dục dân tộc; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chính sách giáo dục dân tộc; tổng kết đánh giá thực trạng thực hiện chính sách cử tuyển giai đoạn 2006-2016; Đề xuất chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách liên quan đến cử tuyển trong giai đoạn tới. Kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng trong sửa đổi qui định về chính sách cử tuyển trong Luật Giáo dục năm 2019 và Chính phủ ban hành qui định mới về thực hiện chính sách cử tuyển mới được các địa phương vùng DTTS và cộng đồng các dân tộc thiểu số đồng tình ủng hộ. - Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến phân luồng sau giáo dục THCS tại các vùng DTTS. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chính sách về Giáo dục hướng nghiệp - Phân luồng - Giáo dục nghề nghiệp được các địa phương vùng DTTS tổ chức thực hiện; công tác giáo dục hướng nghiệp được các trường THCS và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện. Nghiên cứu cũng chỉ ra 352
  8. những nguyên nhân của bất cập, tồn tại trong phân luồng sau THCS là do: Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp chưa phù hợp; thiếu đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm về giáo dục hướng nghiệp; thiếu cơ chế phối hợp trường THCS và cơ sở giáo dục nghề nghiệp,… - Chính sách hỗ trợ tài chính vật phẩm đối với người học. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách hỗ trợ tài chính, gạo, vật phẩm đối với người học ban hành khá lâu không còn phù hợp với thực tiễn, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh mới… Tóm lại, sản phẩm của nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc là các chương trình, đề tài, dự án, bài báo khoa học trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc góp phần cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Luật Giáo dục; các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi; đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lí giáo dục dân tộc của ngành giáo dục và các ngành có liên quan. Góp phần bổ sung những vấn đề lí luận và thực tiễn của khoa học giáo dục. 2. Định hướng nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục dân tộc Trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 “Phát triển bền vững giáo dục dân tộc” là vấn đề đặt ra đối với giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cần tiếp tục nghiên cứu: - Nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH và cách mạng 4.0/ - Nghiên cứu về loại hình trường, lớp phù hợp với vùng DTTS và miền núi trong giai đoạn mới. - Nghiên cứu về nội dung, phương pháp giáo dục ở vùng DTSS và miền núi trong bối cảnh đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình, SGK mới. - Nghiên cứu về chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục dân tộc trong đổi mới giáo dục và chuyển đổi số. - Nghiên cứu về chuyển đổi số đối với giáo dục vùng DTTS và miền núi. 353
  9. 2.2. Định hướng nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc Trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc đổi mới theo hướng sau: (1) Nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi: - Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời kì mạng công nghiệp 4.0; - Sự tác động của kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc trong thời kì mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của giáo dục dân tộc. (2) Nghiên cứu về loại hình trường lớp - Nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của các trường chuyên biệt (phổ thông dân tộc bán trú và phổ thông dân tộc nội trú) trong thời kì mạng công nghiệp 4.0; - Nghiên cứu qui hoạch hệ thông trường nhiều cấp (TH và THCS ; THCS và THPT,…) phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng khu vực trong thời kì mạng công nghiệp 4.0; - Nghiên cứu cơ chế liên thông/ phối hợp trong hệ thống trường, lớp ở vùng DTTS theo cả chiểu dọc và chiều ngang đảm bảo tính chuyên biệt không tách biệt với trường phổ thông. Chiều dọc liên thông trường Mầm nón - Tiểu học - THCS - THPT (và GDTX); chiều ngang phối hợp Trường công lập và trường ngoài công lập; trường phổ thông với trường PTDTBT/ trường PTDTNT trong thời kì mạng công nghiệp 4.0. (3) Nghiên cứu về nội dung, phương pháp giáo dục dân tộc - Nghiên cứu nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh DTTS khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời kì mạng công nghiệp 4.0; - Nghiên cứu nội dung, phương pháp giáo dục đặc thù vùng DTTS khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời kì mạng công nghiệp 4.0; - Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy tiếng nói chữ viết DTTS cho học sinh DTTS khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời kì mạng công nghiệp 4.0; (4) Nghiên về cứu chính sách hỗ trợ phát triển 354
  10. - Nghiên cứu chính sách hỗ trợ người học phù hợp với dân tộc, vùng miền đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc; - Nghiên cứu chính sách hỗ trợ người dạy phù hợp với cấp học; vùng miền; - Nghiên cứu chính sách hỗ trợ CSVC thiết bị phù hợp với cấp học, vùng miền. (5) Nghiên cứu chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS và miền núi: - Nghiên cứu đáng giá nhân lực giáo dục đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số; - Nghiên cứu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng công nghệ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS và miền núi. - Nghiên cứu giải pháp tổ chức thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS và miền núi. 3. Kết luận Giáo dục dân tộc là một bộ phận quan trọng của giáo dục quốc dân. Phát triển giáo dục dân tộc là thực hiện đường lối dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu khoa học về giáo dục dân tộc cần tiếp tục đẩy mạnh và ưu tiên về các nguồn lực để thực hiện, đảm bảo khoa học về giáo dục dân tộc luôn đi trước một bước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giáo dục vùng DTTS và miền núi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc (2013), Báo cáo Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, 2. Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), Đánh giá hiệu quả giáo dục trong hệ thống trường PTDTNT tỉnh, mã số B2011-37-01. 3. Hà Đức Đà (2013), Mô hình trường tiểu học dân tộc khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn đổi mới văn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, mã số B2013-37-26NV. 4. Hà Đức Đà (2013), Nghiên cứu đánh giá chính sách cử tuyển giai đoạn 2006- 2016 và đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện chính sách cử tuyển trong giai đoạn tới, mã số B2017-VKG-08. 355
  11. 5. Trần Thị Yên (2019), giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, mã số B2018-VKG-05. 6. Báo điện tử Dân tộc và phát triển (baodantoc.vn). 7. Hội đồng DT Quốc hội 14 (2019), Báo cáo đánh giá việc thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến phân luồng sau giáo dục THCS tại các vùng DTTS, Vụ Dân tộc. 356
nguon tai.lieu . vn