Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG
PHỔ THÔNG VIỆT NAM
Mã số B94 – 37 – 38

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. THÁI DUY TUYÊN
Thƣ ký đề tài

: CỬ NHÂN BÙI HỒNG YẾN

Hà Nội – 1996

TẬP THỂ TÁC GIẢ:
CHỦ BIÊN: PGS . TS. THÁI DUY TUYÊN
CÁC TÁC GIẢ: GS. Phan Trọng Luận, Nguyễn Đăng Tiến,
Hoàng Mạnh Kha, PTS. Trần Đức Xƣớc
PTS. Nguyễn Nhƣ An, PTS. Trần Kiểm
PTS. Đỗ Huân

NỘI DUNG

1.- MỤC TIÊU DẠY HỌC GIÁO DỤC (THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN
THIỆN) ...................................................................................................................................... 2
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỤC TIÊU DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƢỜNG HIỆN NAY .. 19
3- MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM .......................... 40
4- VÀI Ý KIẾN VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TRONG LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
DƢỚI GÓC ĐỘ GIÁ TRỊ HỌC .............................................................................................. 49
5.- THUẬT NGỮ: MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC (DẠY HỌC)..................................................... 61
6-. MẤY Ý KIẾN NHỎ VỀ CÁCH TIẾP CẬN MỤC TIÊU GIÁO DỤC ............................. 70
7.- TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI ................................................. 76
8. BÀN VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI
CÁCH TIẾP CẬN MỤC TIÊU ............................................................................................... 82
9. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN CHO MỤC TIÊU GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO CỦA
NHÀ TRƢỜNG PHỔ THỒNG VIỆT NAM........................................................................... 93
10. PHƢƠNG DIỆN VĂN HÓA TRONG MỤC TIÊU GIÁO DỤC ................................... 103
11. SUY NGHĨ VỀ MỘT VÀI QUAN ĐIỂM “MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA
MAKIGUCHI” ...................................................................................................................... 109
12. TÌM KIẾM NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ VĂN HÓA – ĐẠO ĐỨC ................................................. 115

1

MỤC TIÊU DẠY HỌC GIÁO DỤC (THỰC TRẠNG, PHƢƠNG
HƢỚNG HOÀN THIỆN)
1. Vị trí mục tiêu giáo dục:
1. Khái niệm: Trong đời sống hàng ngày, ngƣời ta thƣờng dùng hai từ mục đích, mục
tiêu với ý nghĩa có thể giống nhau, có thể thay thế cho nhau – đó là cái mà mình nhằm đạt
tới”. Song trong thuật ngữ giáo dục học (GDH), có sự phân biệt tƣơng đối giữa mục đích giáo
dục (MĐGD) với mục tiêu giáo dục (đào tạo).
MĐGD: là kết quả dự kiến của một quá trình giáo dục tƣơng đối dài, biểu thiij những
yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với giáo dục con ngƣời. Nó có tính chất
định hƣớng cho việc hình thành nhân cách một lớp ngƣời trong một giai đoạn lịch sử nhất
định (công tác giáo dục phải phát biểu theo quy mô lớn nhằm bồi dƣỡng thế hệ trẻ thành
những ngƣời lao động làm chủ nƣớc nhà. Có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kĩ
thuật, có sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng cao văn hóa của
nhân dân lao động – đó là MĐGD đƣợc ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III):
Mục tiêu giáo dục (MTGD) (đào tạo) bao gồm một hệ thống các phẩm chất cần thiết
của nhân cách đƣợc trình bày dƣới hình thức những yêu cầu giáo dục mà trƣờng phổ thông có
nhiệm vụ hình thành và phát triển cho thế hệ trẻ trong một thời hạn nhất định. MTGD là sự
cụ thể hóa MĐGD. Để đạt đƣợc MĐGD, phải thực hiện đƣợc một hệ thống mục tiêu xếp
thành nhiều tầng bậc, trong đó có mục tiêu dạy học-giáo dục, mục tiêu giáo dục từng cấp học,
từng lớp học, từng môn học.
1. Mục tiêu dạy học- giáo dục:
Do tính chỉnh thể của nhân cách qui định, nên những mục tiêu giáo dục bộ phận
không thể là những thành tố dơn lẻ, riêng biệt mà về cơ bản, những mục tiêu đó phải phản
ánh những yêu cầu của MTGD tổng quát, đông thời có chú ý tới đặc thù của mỗi hoạt động,
mỗi đối tƣợng giáo dục và đặc điểm của địa phƣơng mà có sự nhấn mạnh hơn đối với một số
yêu cầu giáo dục nào đó.
Là mục tiêu bộ phận, mục tiêu dạy học - giáo dục phải chú ý nhiều hơn tới yêu cầu
phát triển năng lực nhƣ vũ trang hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ ngƣời
đọc, qua đó hình thành thái độ và giáo dục nhân cách học sinh. Lâu nay phần lớn ngƣời dạy
thƣờng dùng nhiều công sức vào việc chuyển tải kiến thức mà chƣa chú trọng đúng mức vào
việc phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo. Kết quả là ngƣời đọc chỉ quen với kiểu học bị
động, thiếu suy nghĩ độc lập, phát triển tƣ duy sáng tạo. Với tình trạng này hoạt động dạy
học- giáo dục của nhà trƣờng chỉ hứa hẹn đào tạo ra những ngƣời quen thực hành, ít năng
động

2

nguon tai.lieu . vn