Xem mẫu

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGIÊN CỨU KHOA HỌC "
NĂM 2007

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VAI TRò CỦA LIÊN HỢP
QUỐC TRONG VIỆC GIỮ GÌN HÒA BÌNH VÀ AN
NINH QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
(1989 2006)

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 04/ 2007

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGIÊN CỨU KHOA HỌC "
NĂM 2007

BƯỚC ĐẦU TÌM HIẾU VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP
QUỐC TRONG VIỆC GIỮ GÌN HÒA BÌNH VÀ AN
NI NH QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
(1989-2006)

GVHD: Th.S Tưởng Phi Ngọ
SVTH: Nguyễn Thị Ai Hương

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/ 2007

Chiến tranh đã đi qua trên đất nƣớc Việt Nam, những đống tro tàn của chiến tranh đã
trở thành quá khứ. Đất nƣớc chúng ta hôm này đang từng bƣớc mở cửa để hội nhập với thế
giới. Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã khẳng định: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả
các nƣớc trên thế giới". Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới trong giai
đoạn hiện nay. Chính vì điều đó, việc tìm hiểu thế giới bên ngoài là công việc vô cùng cần
thiết cho sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Với cùng mục đích đó, tôi quyết định tìm hiểu về tổ
chức Liên Hợp Quốc và vai trò của tổ chức này trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh quốc
tế sau Chiến tranh lạnh. Bài viết trình bày về quá trình hình thành, sơ lƣợc vê cơ cấu, hoạt
động và vai trò cùa Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế từ khi
thành lập đặc biệt là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh (1989) đến những năm gần đây. Liên Hợp
Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, với 50 thành viên ban đầu thì cho đến nay đã 192 thành
viên. Việc đánh giá vai trò của Liên Hợp Quốc là việc làm hết sức khó khăn bởi vì không có
một tiêu chí nào đƣợc nêu ra để làm tiêu chuẩn cho sự đánh giá. Trong những nỗ lực của
mình, Liên Hợp Quốc cũng đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng khích lệ thế nhƣng bên cạnh
những thành tựu ấy là những hạn chế cũng không nhỏ. Hiện nay, vấn đề cấp bách đƣợc đặt ra
là phải cải cách Liên Hợp Quốc nhƣ thế nào cho phù hợp với tình hình mới.
Trong thời gian có hạn, bài viết trình bày tóm tắt quá trình hình thành Liên Hợp Quốc
cũng nhƣ vai trò của tổ chức này trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế trong Chiến
tranh lạnh. Phần trọng tâm của bài viết là tìm hiểu về vai trò của Liên Hợp quốc trong việc
gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế sau Chiến tranh lạnh (1989) cho đến năm 2006. Từ kết
quả tìm hiểu về vai trò của Liên Hợp Quốc, bài viết sẽ dành một phần để nêu lên những thành
tựu, hạn chế, triển vọng và đồng thời tóm tắt về mối quan hệ của tổ chức này với Việt Nam.
Bài viết vẫn còn nhiều hạn chế, nhƣng tôi rất mong bài viết của mình sẽ đóng góp một phần
nhỏ bé phục vụ việc tìm hiểu các quốc gia và các tổ chức quốc tế của đất nƣớc ta trong giai
đoạn hiện nay.

1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp bởi vì mảng đề tài này không đƣợc nêu
đầy đủ trong các giáo trình. Trong các giáo trình lịch sử thế giới hiện đại hiện hành, hay
những quyển sách nghiên cứu về các vấn đề của thế giới thì chƣa có quyến sách nào viết sâu
về vấn đề này. Các quyển sách do điều kiện của mình đã chƣa thể nêu lên tất cả những gì mà
Liên Hợp Quốc đã làm trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới từ khi thành lập cho
đến nay nhất là giai đoạn từ 1989 trở về sau này. Nhƣng những điều này tôi đã đƣợc học ở
các thầy cô trong quá trình đƣợc đào tạo tại trƣờng. Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài
này để nghiên cứu sâu hơn về Liên Hợp Quốc.
Nghiên cứu đề tài này cũng là nhằm để tìm hiểu kỹ hơn về quan điểm của Đảng ta,
của nhà nƣớc ta về quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay. Chƣa bao giờ hai từ "Việt Nam"
đƣợc nhắc đến nhiều nhƣ thế trên thế giới vào thời gian này. Uy tín của nƣớc ta tăng lên cùng
với sự phát triển của đất nƣớc nhất là từ khi nƣớc ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO. Do đó vấn đề hội nhập với quốc tế, cùng với các nƣớc giải quyết
những vấn đề của thế giới là một điều vô cùng cần thiết.
Khi nghiên cứu về đề tài này, tôi sẽ có những hiểu biết sâu hơn nữa về lịch sử thế giới
hiện đại, giúp tôi giảng dạy tốt hơn khi sau khi rời khỏi giảng đƣờng đại học. Tôi tin chắc
rằng kiến thức của mình sẽ hoàn thiện hơn về lịch sử thế giới, giúp tôi truyền đạt kiến thức
của mình đến thế hệ trẻ tƣơng lai sẽ tốt hơn nhất là những bài có liên quan đến Liên Hợp
Quốc

2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài chủ yếu nghiên cứu vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn hòa bình và
an ninh quốc tế trong khoảng thời gian sau chiến tranh lạnh(1989) cho đến năm 2006. Trong
đó, làm nổi bật lên những thành tựu và hạn chế của tổ chức này, thực tế là nó đại diện cho
quyền lợi của các cƣờng quốc trên thế giới. Đồng thời cho thấy đƣợc vai trò của Liên Hợp
Quốc là không thể thiểu đƣợc trong tình hình thế giới hiện nay.

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
LHQ là một đề tài rất rộng, thƣờng đƣợc đề cập rất nhiều trong sách báo, trên internet
và đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề cải tổ LHQ đang đặt ra cấp thiết

2
thì LHQ lại đƣợc đề cập đến nhiều hơn nữa. LHQ bao gồm rất nhiều lĩnh vực trong đó có vấn
đề giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Nhiều sách báo viết về LHQ nhƣ:
Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam trong quyển sách "Liên Hợp Quốc- tổ chức những
vấn đề pháp lý cơ bản" năm 1985 đã có những nghiên cứu sâu về LHQ. Trong phần ba với
tiêu đề:" một số vấn đề pháp lý cơ bản" các tác giả đã đánh giá về giá trị pháp lý của LHQ
bao gồm một số nội dung nhƣ: tính chất pháp lý của LHQ, giá trị pháp lý của Hiến chƣơng
LHQ. Phần thứ tƣ của sách dành để nói về "hoạt động của LHQ". Tác giả đã điểm qua những
hoạt động của LHQ từ khi ra đời cho đến khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ XX Trong
nội dung quyển sách viết có viết về vai trò của LHQ trong chiến tranh lạnh, tuy còn một thời
gian dài sau này vai trò của LHQ chƣa đƣợc đề cập đến nhƣng đây là một quyển sách rất có
giá trị.
Tác giả Nguyễn Quốc Hùng với quyển sách:" Liên Hợp Quốc" đƣợc xuất bản 1992
cũng đã giới thiệu về tổ chức này. Tác giả cũng đã giới thiệu cho ngƣời đọc những kiến thức
cơ bản về LHQ, đồng thời cho biết sự ra đời, hoạt động của tổ chức này trong hơn 40 năm.
Tuy không rõ ràng và cụ thể nhƣ quyển sách đƣợc nêu trên nhƣng Nguyễn Quốc Hùng đã có
những đánh giá về vai trò, triển vọng của tổ chức này trong và sau chiến tranh lạnh. Quyển
sách còn cung cấp thông tin về các Tổng thƣ ký của LHQ trong quá trình hoạt động của tổ
chức này.
Tác giả Võ Anh Tuấn với quyển sách: "hệ thống Liên Hợp Quốc", nxb chính trị quốc
gia, 2001 với 323 trang sách đã giới thiệu kỹ về tổ chức này. Đại sứ Võ Anh Tuấn từng là
trƣởng đoàn đại diện của nƣớc ta tại LHQ tại Giơnevơ là ngƣời rất am hiểu về tổ chức này.
Quyển sách giới thiệu một cách bao quát về LHQ cho nên một số phần, tác giả chỉ đề cập sơ
lƣợc, trong đó có vân đề về vai trò của LHQ trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế.
"Iraq: cuộc đối đầu hai thế kỷ: Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ hai" là quyển sách do
Thông tấn xã Việt Nam phát hành, có nhiều phần đề cập đến vai trò của LHQ. Nội dung của
sách cũng đã đánh giá vai trò của LHQ trong cuộc chiến này, nhất là trong chƣơng IV của
phần hai có nội dung mang tiêu đề: "LHQ có còn giữ vai trò gìn giữ hoà bình và an ninh thế
giới?" Một câu hỏi mở rất khó để trả lời và hiện nay cũng chƣa tìm ra đƣợc câu trả lời thích
đáng. Do nội dung của sách quy định nên quyển sách đã đánh giá vai trò của LHQ trong cuộc
chiến tại Iraq.

nguon tai.lieu . vn