Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NUÔI TẠI VÙNG ALENTEJO, BỒ ĐÀO NHA LÊ THỊ KIM THU1 TRẦN THANH SƠN , TRẦN VĂN GIANG2 1 1 Trường Đại học Quy Nhơn 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Vùng Alentejo ở Bồ Đào Nha là vùng có nhiều trang trại nuôi lợn lớn nhất cả nước. Điều kiện môi trường sống của lợn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, lượng thức ăn mà đàn lợn ăn vào tăng dần qua hàng tuần, trung bình khoảng 11-21 kg/con/tuần. Thân nhiệt của lợn được đo tại trực tràng dao động trong khoảng 38,44 – 38,97oC, còn nhiệt độ bề mặt da của đàn lợn dao động trong khoảng 21,58 – 30,88oC. Lợn sinh trưởng khá đồng đều, tốc độ sinh trưởng của lợn tỷ lệ thuận với lượng thức ăn hàng ngày của chúng. Khả năng chuyển hóa thức ăn trung bình trong suốt quá trình chăn nuôi là 2,48 - 3,28. Từ khóa: Lợn, sinh trưởng, thức ăn. 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, ngành chăn nuôi trên thế giới đang chuyển hướng từ chăn nuôi hiện đại sang chăn nuôi văn minh, trong đó nhấn mạnh việc chăn nuôi phải bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của động vật tức là đảm bảo chất lượng sống cho vật nuôi. Nếu tăng cường sản xuất theo quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường thì có thể sẽ làm giảm đi các điều kiện của quyền lợi động vật. Nhưng nếu thiếu sự chú ý, quan tâm đến quyền lợi của động vật sẽ góp phần làm giảm hiệu quả sản xuất và kết quả là giảm hiệu quả kinh tế và mất dần khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới. Ở Bồ Đào Nha, một trong những ngành quan trọng nhất là chăn nuôi lợn, nó chiếm khoảng 25% tổng số sản phẩm động vật và chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm nông nghiệp của Bồ Đào Nha. Chăn nuôi lợn không những cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị cao cho con người, cứ 100 g thịt lợn sẽ có 367 kcal và 22 g protein mà còn cung cấp phân bón cho trồng trọt, cứ 1 con lợn thịt có thể thải 2,5 – 4 kg phân/ ngày đêm và cung cấp các sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến (Harris và cs, 1956). Không những vậy, thịt lợn được xuất khẩu ổn định sang nhiều nước và giá lợn thịt cũng dần tăng cao khoảng 2 Euro/kg trọng lượng, tương đương với 54.000 nghìn đồng/trọng lượng sống, giúp ngành chăn nuôi lợn mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi (Cục thống kê Bồ Đào Nha, 2017). Nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển, định hướng chăn nuôi thế giới thay đổi, đòi hỏi người chăn nuôi cần quan tâm tới đàn lợn nhiều hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn đang phát triển và vỗ béo ngoài nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe đàn lợn thì chúng ta nên sử dụng các kỹ thuật kiểm soát các điều kiện môi trường sống để đàn lợn được thoải mái tự do thể hiện những hành vi, sinh lý bản năng của chúng và năng suất, chất lượng thịt không bị ảnh hưởng. Đó là mục tiêu mà chăn nuôi lợn Bồ Đào Nha đang hướng tới. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu nghiên cứu Lợn đực cao sản đã được lai tạo và sử dụng tại nông trại của trường Đại học Évora, Bồ Đào Nha. Công thức lai tạo: ♂ F2 (♀ F1 (♂ Landrace x ♀ Large White) x ♂ Pietrain). 262
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại nông trại của trường Đại học Évora, vùng Alentejo, Bồ Đào Nha. Hình 1. Vị trí khu vực Alentejo trên lãnh thổ Bồ Đào Nha 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Đối với môi trường thí nghiệm nhỏ, chúng tôi xem xét từng nhóm nhỏ (tối đa 7 con) được nuôi dưỡng trong chuồng kiểm soát với kích thước 12x12 m. Trong chuồng được lắp đặt 1 máy cho ăn và 1 máng uống nước có thể đáp ứng tốt cho 7 con, mỗi con đều có tên riêng được đánh dấu trên cơ thể (A, C, E, H, R, T và W) và được gắn 1 thẻ vi mạch ở tai để xác định tất cả các thông số cần nghiên cứu. Trong hệ thống, chuồng nuôi là một hệ thống kín được trang bị các thiết bị thông gió, máy đo nhiệt độ và độ ẩm. Các thiết bị này được liên kết với hệ thống máy tính chủ, chúng cập nhật các dữ liệu thường xuyên và liên tục, đồng thời máy tính chủ cũng có thể điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi cho phù hợp với điều kiện và môi trường sống của lợn. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1. Phương pháp xác định nhiệt độ bên trong và nhiệt độ bề mặt của lợn Từng con lợn trong đàn sẽ lần lượt được đo nhiệt độ bên ngoài bề mặt tại vành tai và nhiệt độ bên trong tại trực tràng bằng các thiết bị điện tử chuyên dụng tại bất kỳ thời điểm nào, có thể là lúc lợn đang ăn, đang nằm nghỉ… - Thiết bị đo nhiệt độ bề mặt tại vành tai: Nhiệt kế hồng ngoại. - Thiết bị đo nhiệt độ tại trực tràng: Nhiệt kế điện tử LCD. 263
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Cách đo: - Đo nhiệt độ bề mặt tại vành tai: Đặt nhiệt kế hồng ngoại vào vành tai của lợn và chờ vài giây cho đến khi có tiếng bíp là được. Đọc kết quả trên màn hình nhiệt kế. - Đo nhiệt độ bên trong trực tràng: Đưa nhiệt kế từ từ và cẩn thận vào trực tràng của lợn, đưa vào sâu khoảng 2 – 3 cm và giữ trong khoảng 30 giây cho đến khi có tiếng bíp là được. Rút nhiệt kế ra khỏi trực tràng và đọc kết quả. 2.2.2.2. Phương pháp xác định khối lượng cơ thể và khối lượng thức ăn ăn vào của từng con lợn trong đàn Mỗi con lợn đều được gắn một thẻ vi mạch RFID ở tai mà máy cho ăn có thể xác định được, chúng được kết nối với hệ thống máy tính. Chính vì vậy, các số liệu thu được sẽ hiển thị trên máy tính một cách tự động. Để đạt được điều này, chúng tôi đã sử dụng một phần mềm công nghệ cao cho phép phân tích các tương tác bằng cách kết nối các cơ sở hạ tầng, thiết bị khác nhau và môi trường AWARTECH, tích hợp và tập trung tất cả các thông tin vào một điểm trung tâm. Phần mềm công nghệ này được gọi là "Awartech Smart Sensing" sẽ kết nối các đối tượng vật lý bằng cách khai thác dữ liệu, cho phép chèn dữ liệu bằng các phương tiện khác nhau trong các môi trường và vị trí khác nhau, liên lạc với hệ thống trung tâm thông qua Internet và 3G/4G. 2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Các tính toán được xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS 20 và hệ chương trình Excel 2016. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mối quan hệ giữa điều kiện môi trường với các chỉ tiêu về tập tính của lợn Thức ăn và hành vi ăn uống đã trở thành chỉ số hữu ích đánh giá tình trạng sức khỏe của động vật (Banhazi và cs, 2007; Brown - Brandl và cs, 2013; Kashiha và cs, 2013). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn uống và hành vi ăn uống liên quan đến điều kiện nhiệt (Nienaber & Hahn, 2000). Các hệ thống đo lường lượng thức ăn liên quan đến hành vi ăn uống (chiều dài bữa ăn, khoảng thời gian bữa ăn, số bữa ăn mỗi ngày và tổng thời gian ăn) đã được thử nghiệm trên gia súc (Basara và cs, 2003; Veira, Weary và Von Keyserlingk, 2007; Kelly và cs, 2010), trên lợn (Andree và Huegle, 2001; Banhazi, Rutley và cs, 2009; Brown - Brandl và cs, 2013; Chapinal và cs, 2008) và trên gia cầm (Puma và cs, 2001). Bảng 1. Tổng lượng thức ăn vào hàng tuần của đàn lợn (đơn vị: kg) Thời 26/03 02/04 09/04 16/04 23/04 30/04 07/05 14/05 21/05 28/05 gian - - - - - - - - - - 01/04 08/04 15/04 22/04 29/04 06/05 13/05 20/05 27/05 03/06 Tên lợn A 3,21 10,93 13,89 14,63 15,24 17,02 18,11 20,80 19,65 14,62 C 5,67 11,08 9,75 13,04 17,78 18,21 19,89 20,15 20,08 19,77 E 7,19 13,93 14,46 15,75 17,59 18,40 19,48 20,52 20,80 19,82 H 6,32 14,37 15,86 15,92 16,78 16,53 15,84 18,60 19,73 13,65 R 4,61 12,05 10,14 12,41 13,94 16,12 18,32 17,91 17,22 4,35 T 6,68 13,27 13,13 14,11 15,13 14,85 16,93 17,32 18,34 14,54 W 5,43 12,99 12,67 16,20 15,52 19,75 20,18 21,31 20,73 19,58 Tổng 39,11 88,62 89,90 102,05 111,98 120,86 128,76 136,60 136,56 106,33 5,58 12,65 12,84 14,57 15,99 17,26 18,39 19,51 19,51 15,19 TB±m ±0,51 ±0,51 ±0,84 ±0,56 ±0,54 ±0,62 ±0,60 ±0,59 ±0,50 ±2,10 264
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Tổng lượng thức ăn ăn vào của đàn lợn cũng như lượng thức ăn trung bình của mỗi con là tăng dần qua hàng tuần, điều đó cho thấy tuần đàn lợn đang có một môi trường sống hợp lý, chúng thoải mái, không chịu bất kỳ stress nào và đang sinh trưởng tốt. Chỉ khi gần đến giai đoạn xuất chuồng thì lượng thức ăn bắt đầu giảm dần, đây cũng là một dấu hiệu để nhận biết thời điểm xuất chuồng cho đàn lợn. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2017) thì thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chăn nuôi lợn thịt. Đối với lợn có trọng lượng từ 31 -100 kg thì cần khoảng 1,5 - 3 kg thức ăn/con/ ngày, tức là khoảng 11 - 21 kg thức ăn/con/ tuần. Theo Cẩm nang Thú y (2016) thì thức ăn giúp cho con giống phát triển tốt, tùy vào từng giai đoạn phát triển của lợn thịt mà lợn sẽ có lượng thức ăn khác nhau: trọng lượng lợn từ 20 - 30 kg, lượng thức ăn là 1,2 - 1,5 kg/con/ngày, trọng lượng lợn từ 31 - 60 kg, lượng thức ăn là 1,5 - 2,3 kg/con/ngày và trọng lượng lợn từ 61 - 100 kg, lượng thức ăn là 2,3 - 3 kg/con/ngày. Như vậy, những kết quả mà chúng tôi thu được là hoàn toàn hợp lý. 3.2. Mối quan hệ giữa điều kiện môi trường với các chỉ tiêu về sinh lý của lợn 3.2.1. Nhiệt độ cơ thể đo tại trực tràng của lợn Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ở những vùng nằm sâu trong cơ thể, là nhiệt độ trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể, là cơ sở của hoạt động điều nhiệt và ít thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Thân nhiệt trung tâm được đo ở trực tràng hoặc ở miệng. Tuy nhiên, nhiệt độ đo tại trực tràng là hằng định nhất, còn nhiệt độ đo ở miệng thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,6oC. Lợn khỏe mạnh có thân nhiệt bình thường là 38,5 - 39oC, có dáng điệu sinh hoạt ăn khỏe, vẻ mặt tươi tắn, mũi màu hồng tươi, lông mịn. Bảng 2. Nhiệt độ đo tại trực tràng của lợn Đơn vị: oC Lần đo Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tên lợn A 38,4 38,8 38,4 37,4 C 37,6 39,1 38,9 38,9 E 38,5 38,4 38,8 38,8 H 38,6 39 38,9 38 R 38,8 38,8 38,9 37,8 T 39,1 38,6 38,8 39,1 W 39,1 40,1 39,6 39,1 TB ± m 38,58 ± 0,19 38,97 ± 0,21 38,9 ± 0,13 38,44 ± 0,26 Như vậy, nhiệt độ tại trực tràng trung bình của đàn lợn dao động từ 38,44 - 38,97oC, đây là khoảng nhiệt độ ổn định của lợn, không có dấu hiệu của stress và phù hợp với những kết quả nghiên cứu trong các tài liệu khác. Theo Lê Văn Phước (2008) thì trong tất cả các chỉ tiêu sinh lý của động vật đẳng nhiệt nói chung và lợn nói riêng thì thân nhiệt là một trong những chỉ tiêu khá ổn định. Trong khoảng nhiệt độ không khí 18 - 200C, thân nhiệt của lợn ổn định ở mức 38,40C; nhiệt độ không khí từ 20 - 250C thì thân nhiệt của lợn dao động trong khoảng 38,4 - 38,60C, thân nhiệt tăng khoảng 0,040C khi nhiệt độ không khí tăng 10C; nhiệt độ không khí từ 25 - 300C thì thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,070C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. Nhiệt độ không khí 30 - 350C thì thân nhiệt của lợn tăng 38,99 - 39,540C, tức là tăng khoảng 0,110C khi nhiệt độ không khí tăng 10C và khi nhiệt độ không khí tăng từ 35 - 380C thì thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,140C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. Kết quả cũng phù hợp với nhận xét của Quinou và Noblet (1999), Colin và cs (2002) là đối với lợn thịt có khối lượng lớn hơn 22 kg thì tốc độ tăng thân nhiệt khoảng 265
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 0,080C/10C ở nhiệt độ không khí dao động từ 25 - 330C và thân nhiệt của lợn tăng khi nhiệt độ không khí lớn hơn 26,10C. 3.2.2. Nhiệt độ bề mặt Lợn là loài động vật hằng nhiệt, thân nhiệt của động vật hằng nhiệt có thay đổi nhưng chỉ ở trong phạm vi hẹp, tùy thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sinh lý, trạng thái thần kinh, nhịp sinh học... Nhiệt độ bề mặt là nhiệt độ của da và tổ chức dưới da, còn gọi nhiệt độ phần vỏ cơ thể. Nhiệt độ này thay đổi theo từng vị trí trên cơ thể và theo nhiệt độ môi trường. Chính vì vậy, nhiệt độ bề mặt da của lợn không ổn định và thường thấp hơn nhiệt độ trung tâm tùy vào nhiệt độ môi trường sống của lợn. Bảng 3. Nhiệt độ bề mặt của đàn lợn Đơn vị: oC Tên lợn A C E H R T W TB ± m Số lần đo Lần 1 30,8 32,8 29,5 32,5 30 30,5 30,1 30,88 ± 0,48 Lần 2 30,1 30,6 29,3 30,6 30,2 29 29,9 29,95 ± 0,23 Lần 3 32,1 31,8 27,8 30,1 31,8 30,3 31,8 30,81 ± 0,58 Lần 4 31,5 31,6 29,2 28,8 30,6 30,2 32,8 30,67 ± 0,53 Lần 5 20,3 21,7 23 20 25,8 20 20,3 21,58 ± 0,81 Lần 6 21,2 23,1 25,6 24 23,4 23,4 27,5 24,02 ± 0,75 Lần 7 25,8 26,1 25,1 24,7 24,7 24,4 26,7 25,35 ± 0,32 Lần 8 30,2 30,8 27 28 28,4 29,2 28,1 28,81 ± 0,50 Như vậy, nhiệt độ bề mặt trung bình của đàn lợn dao động trong khoảng 21,58 - 30,88oC, thấp hơn so với nhiệt độ trung bình, đo tại trực tràng của đàn lợn. Đây cũng là một mức nhiệt độ thích hợp cho lợn sinh trưởng. Bởi vì, nhiệt độ phòng đang thử nghiệm là khoảng nhiệt độ khá thấp, trung bình khoảng 14,74 – 16,08oC mà nhiệt độ bề mặt hay nhiệt độ ngoại vi hay nhiệt độ ở da, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ môi trường nhiều hơn nên nhiệt độ bề mặt có phần thấp hơn so với nhiệt độ đo tại trực tràng. 3.3. Mối quan hệ giữa điều kiện môi trường với khả năng sinh trưởng của lợn Sinh trưởng là quá trình sinh tổng hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài được đưa vào để tăng lên về kích thước các mô trong cơ thể, làm cho kích thước và khối lượng cơ thể tăng lên. Khả năng sinh trưởng của lợn được đánh giá bằng nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo như: tăng khối lượng/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày và tuổi đạt khối lượng giết thịt (Clutter và Brascamp, 1998). 3.3.1. Các chỉ số sinh trưởng của lợn Sinh trưởng là quá trình tự nhiên của sinh vật, là sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể con vật từ giai đoạn còn non cho đến khi thành thục về thể vóc. Thực chất của sự sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của vật nuôi cần định lượng chúng định kỳ bằng cân, đo,... các cơ quan, bộ phận hay toàn bộ cơ thể con vật. Quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và của lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật. Quy luật sinh trưởng không đồng đều, cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng sinh trưởng khác nhau. 266
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Bảng 4. Tăng trọng trung bình của đàn lợn qua từng tuần Đơn vị: kg Thời 26/03 02/04 09/04 16/04 23/04 30/04 07/05 14/05 21/05 28/05 gian - - - - - - - - - - 01/04 08/04 15/04 22/04 29/04 06/05 13/05 20/05 27/05 03/06 Tên lợn A 0,23 0,69 0,79 0,76 0,79 0,49 1,08 0,84 0,47 0,38 C 0,25 0,48 0,43 0,56 0,97 0,87 1,00 0,71 1,09 0,74 E 0,51 0,73 0,58 0,91 0,91 0,83 1,13 0,86 1,14 0,71 H 0,51 0,87 0,78 0,89 0,70 0,58 1,36 0,73 0,78 0,42 R 0,36 0,61 0,50 0,85 0,77 0,73 1,46 0,76 0,93 0,37 T 0,38 0,63 0,64 0,71 0,59 0,19 1,49 0,55 0,87 0,48 W 0,33 0,69 0,74 1,24 0,75 1,03 1,11 1,40 0,91 1,24 TB 0,37 0,67 0,64 0,85 0,78 0,67 1,23 0,83 0,88 0,62 Như vậy, tốc độ tăng trọng của đàn lợn tăng dần qua hàng tuần nhưng không đều, đỉnh điểm là tuần thứ 7 trong giai đoạn 10 tuần, sau đó, tốc độ này giảm dần cho đến lúc xuất chuồng. Tốc độ tăng trọng giảm không có nghĩa là trọng lượng của lợn giảm, mà chỉ là tăng chậm hơn. Bởi, trong những tuần gần xuất chuồng, năng lượng mà lợn hấp thu được chủ yếu tập trung vào việc tạo mỡ nên tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với giai đoạn đầu. Theo Lê Đình Phụng, Nguyễn Trường Thi (2009) thì khả năng sinh trưởng của lợn thịt trong thời kỳ nuôi thịt từ 75 đến 160 ngày tuổi là tương đối tốt, tăng trọng trung bình của lợn là 742 g/con/ngày. Theo Nguyễn Thị Viên (2005) thì tăng trọng trung bình là từ 100 - 120 g/con/ngày. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp và có phần đạt được kết quả tốt hơn sơ với những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Bảng 5. Khối lượng của đàn lợn qua hàng tuần Đơn vị: kg Tuần 26/03 02/04 09/04 16/04 23/04 30/04 07/05 14/05 21/05 28/05 03/06 Tên lợn A 37,6 39,8 45,45 52,4 58,85 65,2 71,55 78,6 86,9 91,4 98 C 40,45 43,6 47,6 52,1 57,5 65,1 72,4 80,75 86,5 94,6 99,2 E 38,9 43,35 49,15 54,4 61 68,2 74,55 83,5 89,9 98,35 104,05 H 37.6 42 48,85 55 62,2 68,95 71,8 82,3 89,35 96,45 98,1 R 37,2 41,3 46,4 50,05 56,6 62,5 67,45 78,4 84 88,9 94,5 T 39,8 43,5 49,3 54,6 60,35 65,9 67,85 80,25 85,3 91,7 96,15 W 40,7 43,5 49,15 54,1 63,2 69,8 77,6 85,7 95,8 101,4 110 TB 38,89 42,44 47,99 53,24 59,96 66,52 71,89 81,36 88,25 94,69 100,00 Như vậy, khối lượng trung bình của đàn lợn tăng dần và đạt trung bình 100 kg/con. Sự tăng dần về khối lượng của đàn lợn qua hàng tuần chứng tỏ lợn sinh trưởng khá ổn định, điều kiện về môi trường sống của lợn phù hợp và đem lại thoải mái cho đàn lợn. Theo Cẩm nang Thú y (2016) thì lợn thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi có trọng lượng trung bình từ 20 - 60 kg, đây là thời kỳ khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh phát triển nên trong khẩu phần cần nhiều dưỡng chất để lợn phát triển cả chiều cao và chiều dài thân. Từ 131 - 165 ngày tuổi có trọng lượng trung bình từ 61 - 105 kg, đây là thời kỳ lợn tích lũy mỡ trong các sớ cơ, các mô liên kết nên lợn sẽ phát triển theo chiều ngang và mập ra. 267
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Ghi chú: AFI: Average Feed Intake (Khối lượng thức ăn trung bình) AW: Average Weight (Cân nặng trung bình) Biểu đồ 1. Khả năng sinh trưởng của lợn - Khối lượng trung bình của đàn lợn tăng dần qua hàng tuần, ở tuần đầu tiên, khối lượng trung bình của đàn lợn là 40 kg/con và đến tuần cuối cùng trước ngày xuất chuồng, khối lượng trung bình của chúng đạt 100 kg/con, tăng thêm 60 kg/con. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng khá đều, đây là một biểu hiện tốt cho môi trường sống thuận lợi. - Khối lượng thức ăn hàng ngày của lợn cũng tăng dần qua hàng tuần, từ 0,75 – 2,1 kg/con/ngày. Đây cũng là khoảng thức ăn hợp lý cho cả lợn và người chăn nuôi. Lợn ăn vừa phải đủ cho sự sinh trưởng của chúng và hợp lý với chi phí chăn nuôi của người tiêu dùng. Lợn sinh trưởng khá đồng đều, tốc độ sinh trưởng của lợn tỷ lệ thuận với lượng thức ăn hàng ngày của chúng. Tốc độ sinh trưởng cao và lượng thức ăn vừa phải, môi trường sống hợp lý, con vật không phải chịu những tác động bên ngoài đặc biệt là stress nhiệt. Nhưng đến giai đoạn gần xuất chuồng, lượng thức ăn giảm dần nhưng khối lượng của lợn vẫn tăng, điều này mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Theo Vũ Duy Giảng (2013), trong quá trình sinh trưởng của con vật thì khung xương phát triển đầu tiên rồi đến cơ và cuối cùng là mỡ. Từ sơ sinh đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau đó trưởng thành thì tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn. Khi con vật lớn lên, khối lượng, kích thước các cơ quan của chúng không tăng lên một cách đều đặn mà trái lại tăng với các mức độ khác nhau. 3.3.2. Chỉ số chuyển hóa thức ăn Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) trong chăn nuôi lợn thịt phản ánh hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở một giai đoạn chăn nuôi nào đó, là tỷ lệ giữa lượng tiêu tốn thức ăn và trọng lượng thịt hơi tăng thêm. Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn có tầm quan trọng đối với người chăn nuôi, đặc biệt trong bối cảnh chi phí thức ăn ngày càng tăng, giá thịt lợn hơi xuống thấp, người chăn nuôi cần phải giảm chí phí thức ăn nhưng vẫn đảm bảo tăng trọng tốt. Trong chăn nuôi lợn thịt, chi phí thức ăn có thể chiếm từ 65 - 75% của tổng chí phí đầu vào. Tính trung bình để sản xuất được 1 kg thịt hơi phải tốn từ 2 - 3,6 kg thức ăn (giai đoạn lợn từ 25 kg đến xuất chuồng). 268
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Dưới đây là kết quả FCR của đàn lợn qua hàng tuần. Bảng 6. Khả năng chuyển hóa thức ăn qua từng tuần (FCR) Thời 26/03 02/04 09/04 16/04 23/04 30/04 07/05 14/05 21/05 28/05 gian - - - - - - - - - - 01/04 08/04 15/04 22/04 29/04 06/05 13/05 20/05 27/05 03/06 Tên lợn A 2,01 2,28 2,50 2,76 2,75 4,93 2,40 3,56 5,95 5,52 C 3,24 3,31 3,25 3,34 2,62 2,99 2,84 4,07 2,64 3,84 E 2,03 2,73 3,57 2,48 2,75 3,17 2,47 3,42 2,62 4,00 H 1,75 2,36 2,91 2,55 3,42 4,08 1,67 3,65 3,62 4,63 R 1,84 2,80 2,90 2,09 2,58 3,16 1,79 3,35 2,65 1,67 T 2,52 3,02 2,92 2,82 3,64 11,42 1,62 4,50 3,01 4,34 W 2,36 2,71 2,46 1,86 2,96 2,74 2,60 2,17 3,24 2,25 TB 2,25 2,74 2,93 2,56 2,96 4,64 2,20 3,53 3,39 3,75 Như vậy, trong 5 tuần đầu, lợn đang trong quá trình sinh trưởng nên tốc độ chuyển hóa thức ăn khá tốt, và đến tuần thứ 6, tốc độ chuyển hóa thức ăn bắt đầu tăng, nguyên nhân là do lợn bắt đầu tạo mỡ chứ không phải là bị stress bởi môi trường. Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy khả năng chuyển hóa thức ăn qua hàng tuần đều biến động, không đều, tăng dần từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 6 hoặc 7, sau đó bắt đầu giảm dần và ổn định ở tuần cuối. Nhưng ở đợt 2, khả năng chuyển hóa ổn định hơn, FCR dao động trong khoảng 2,2 – 4,64, đây là khoảng FCR hợp lý, có lợi cho người chăn nuôi. Còn ở đợt 1, FCR dao động trong khoảng 1,65 - 7,08, mặc dù có những tuần FCR đạt rất thấp, FCR = 1,65 ở tuần đầu tiên, nhưng cũng rất cao ở tuần thứ 7, FCR = 7,08. Bảng 7. Khả năng chuyển hóa thức ăn của đàn lợn (FCR) Tên lợn Lượng thức ăn ăn vào (kg) Tăng trọng thu được (kg) FCR A 148,09 60,4 2,45 C 155,43 58,75 2,65 E 167,93 65,15 2,58 H 153,59 60,5 2,54 R 127,06 57,3 2,22 T 144,29 56,35 2,56 W 164,36 69,3 2,37 TỔNG 1060,75 427,75 2,48 Tổng lượng thức ăn của đàn lợn trong 10 tuần chăn nuôi là 1060,75 kg thức ăn, và tăng trọng thu được là 427,75 kg trọng lượng. Vậy khả năng chuyển hóa thức ăn của đàn lợn này là: FCR = 1060,75/427,75 = 2,48 Vậy, trung bình cứ 2,48 kg thức ăn thì đàn lợn sẽ tăng lên 1 kg trọng lượng. Theo Phan Văn Danh (2017): “Lợn con sơ sinh có tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR nhỏ hơn 1,0, lợn có trọng lượng 100kg tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR từ 3,0 hoặc cao hơn”. Theo những thông tin của Hội Chăn nuôi tỉnh Trà Vinh: “Ở lợn thịt 80kg thì FCR ở mức khoảng 3,2-3,4”. Trên trang thông tin Prairies Wine Centre đã nói đến chỉ số chuyển hóa thức ăn FCR rằng: “Một FCR điển hình để hoàn thành lợn sẽ là khoảng 3,0. Tuy nhiên, phạm vi là rất lớn, với các biến thể từ 2,6 - 3,4. Thực tế, hầu hết các đàn gia súc thương mại đều nằm trong khoảng 2,8 - 3,2”. 269
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Như vậy, ở điều kiện nhiệt độ môi trường và độ ẩm thích hợp lợn duy trì và đảm bảo được quyền lợi động vật của mình. Những biểu hiện về tập tính như tiếng kêu hay sức ăn của lợn phản ánh được tình trạng stress của lợn, giúp người chăn nuôi dễ dàng điều chỉnh để lợn sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của lợn, thân nhiệt trung tâm đo tại trực tràng vẫn luôn ổn định ở mức 38 - 390C còn nhiệt độ ở bề mặt da dễ thay đổi, chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường và thường thấp hơn thân nhiệt trung tâm. Nhiệt độ môi trường hợp lý tạo điều kiện cho lợn sinh trưởng và phát triển tốt, các chỉ số sinh trưởng và chỉ số chuyển hóa thức ăn hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. 4. KẾT LUẬN Điều kiện môi trường sống của lợn ảnh hưởng trực tiếp đến những tập tính, sinh lý và khả năng sinh trưởng của lợn. Lượng thức ăn mà đàn lợn ăn vào tăng dần qua hàng tuần, trung bình khoảng 11 - 21 kg/con/tuần, tức là khoảng 1,5 - 3 kg/con/ngày. Thân nhiệt của lợn được đo tại trực tràng dao động trong khoảng 38,44 - 38,97oC, còn nhiệt độ bề mặt da của đàn lợn dao động trong khoảng 21,58 - 30,88oC, đây là khoảng nhiệt độ ổn định, hợp lý của lợn và không có dấu hiệu của stress. Lợn sinh trưởng khá đồng đều, tốc độ sinh trưởng của lợn tỷ lệ thuận với lượng thức ăn hàng ngày của chúng. Lợn tăng thêm từ 47 - 61 kg trọng lượng với khoảng từ 151 - 156 kg thức ăn trong suốt quá trình chăn nuôi. Khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn qua hàng tuần dao động trong khoảng 2,2 - 4,64 và khả năng chuyển hóa thức ăn trung bình trong suốt quá trình chăn nuôi là 2,48 - 3,28. Như vậy, chỉ cần cung cấp từ 2,48 - 3,28 kg thức ăn thì lợn sẽ tăng lên thêm 1 kg trọng lượng, có lợi nhuận cho người chăn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đình Phụng, Nguyễn Trường Thi (2009). Khả năng sinh sản của lợn nái F1 và năng suất của lợn thịt lai 3 máu (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace), Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 55. [2] Lê Văn Phước, Lê Đức Ngoan (2008). Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn Yorkshire và con lai F1 nuôi thịt, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 46. [3] Nguyễn Thị Phương Giang, Hán Quang Hạnh, Vũ Tiến Việt Dũng, Phạm Kim Đăng, Vũ Đình Tôn (2016). Ảnh hưởng của điều kiện chuồng nuôi đến nồng độ Cortisol của lợn cái hậu bị nuôi theo nhóm, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(12): 1903 – 1914. [4] Arbel, Cruz V.F (2006) – Mitigation actions. In: I.A Näas & Moura D.J., Animal Housing in Hot Climates: A multidisciplinary view, CIGR Working Group Report, Published by DIAS, Denmark, pp: 23-39. [5] Banhazi T. M., Thuy H., Pedersen S., Payne H., Mullan B., Berckmans D., et al. (2009). Review of the consequences and control of high air temperatures in intensive livestock buildings, Australian Journal of Multi-disciplinary Engineering, 7(1): 63-78. [6] David MC Farland (1999). Animal Behaviour: Psychobiology, Ethology and Evolution, Longman. [7] Hyun Y., Ellis M. (2002). Effect to group size and feeder type on growth performance and feeding patterns in finishing pigs, Journal of Animal Science 80(3): 538 – 574. [8] Vasco Fitas da Cruz (2017). Asdrubal Neves e Delfim Pires, AWARTECH Project: An overview, Rural Engineering Department, Évora University, Portugal. [9] Velarde A., Geers R. (2007). On farm monitoring of pig welfare, Wageningen Academic Publishers, The Netherlands. [10] Walker N. (2007). Animal Feed Science and technology, Elsevier Science Publishers. 270
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Title: STUDYING ABILITY GROWTH OF PIGS IN ALENTEJO AREA, PORTUGAL Abstract: The Alentejo region of Portugal is home of the largest number of pig farms in the country. Living environment of pigs directly affects the growth and development of pigs. The results show that the amount of food eaten by pigs increases weekly, with an average of 11-21 kg/head/week. The temperature of the pigs measured in the rectum ranged from 38.44 to 38.97°C, while the surface temperature of pigs ranged from 21.58 to 30.88°C. Pigs grow fairly evenly, the growth rate of pigs is proportional to their daily food. The average food conversion ratio during the production period was 2.48-3.38. Keywords: Pigs, growth, food. 271
nguon tai.lieu . vn