Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHẬN HIỂU TỪ ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG PHÁP (ĐỘNG TỪ “FAIRE - LÀM”) – TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN TIẾNG PHÁP, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ 1 Huỳnh Diên Tƣờng Thụy, 2Thái Thị Hồng Phúc 1,2 Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tóm tắt Đa nghĩa là một hiện tƣợng phổ biến của ngôn ngữ, thể hiện tính không đồng hình giữa hai mặt của kí hiệu ngôn ngữ. Tiếng Pháp là một ngôn ngữ lô-gic về mặt cấu trúc nhƣng đa dạng về ngữ nghĩa. Vì vậy, hiểu rõ ngữ nghĩa một từ trong ngữ cảnh cụ thể và sử dụng chính xác trong các tình huống khác nhau đòi hỏi ngƣời học phải hiểu rõ về nghĩa của từ đó và những hình thức kết hợp từ trong câu. Trong bài báo, chúng tôi nghiên cứu về khả năng nhận thức của sinh viên về từ đa nghĩa, những khó khăn trong việc hiểu và sử dụng từ đa nghĩa thông qua phân tích các nghĩa khác nhau của động từ ―faire‖ (làm). Từ đó, chúng tôi đƣa ra một số đề xuất nhằm giúp sinh viên cải thiện khả năng thực hành ngôn ngữ trong việc học tiếng Pháp. Từ khóa từ đa nghĩa, động từ faire, sinh viên tiếng Pháp 1. Mở đầu Trong quá trình dạy/học ngoại ngữ, hiện tƣợng từ đa nghĩa thƣờng gây nhiều khó khăn cho ngƣời học. Đây là hiện tƣợng phổ quát của ngôn ngữ, đồng thời cũng là một phạm trù quan trọng trong hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa. Từ đa nghĩa tạo nên sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi học tiếng nƣớc ngoài, ngƣời học không dễ hiểu chính xác ý nghĩa của cùng một từ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Việc hiểu rõ nghĩa của từ và sử dụng hiệu quả trong những tình huống cụ thể đòi hỏi ngƣời học phải có một sự hiểu biết vững chắc về các nét nghĩa của từ đó và các hình thức kết hợp từ trong câu. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát khả năng nhận thức của sinh viên về từ đa nghĩa, những khó khăn trong việc hiểu và sử dụng từ đa nghĩa thông qua phân tích các nghĩa khác nhau của động từ ―faire‖ (làm). Từ đó, chúng tôi đƣa một số giải pháp đề xuất nhằm giúp sinh viên cải thiện khả năng thực hành ngôn ngữ trong việc học tiếng Pháp. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Hiện tƣợng đơn nghĩa Theo Đƣờng Công Minh (2007), hiện tƣợng đơn nghĩa (monosémie: mono = un (một); sème = trait sémantique minimal (nghĩa tố - nét nghĩa nhỏ nhất của từ) là hiện tƣợng từ chỉ có một nghĩa duy nhất dù từ đó ở trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Trong các ngôn ngữ, từ đơn nghĩa thƣờng thuộc về lớp từ vựng chuyên ngành (thuộc lĩnh vực khoa học), hạn chế về tần suất sử dụng và có yêu cầu về tính học thuật cao. Trong tiếng Pháp, chúng ta có thể gặp những từ chỉ 323
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI có một nghĩa duy nhất. Ví dụ: un philatéliste: ngƣời sƣu tầm tem, un mosquée: đền thờ Hồi giáo, un avers: mặt phải của đồng tiền, huân chƣơng,… 2.2. Hiện tƣợng đa nghĩa Hiện tƣợng đa nghĩa (polysémie: poly = plusieurs (nhiều), sème (nghĩa tố) là hiện tƣợng một đơn vị ngôn ngữ mà cấu tạo nội dung của nó có nhiều nghĩa khác nhau. Ở cấp độ từ vựng, từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tƣợng, hoặc biểu thị những đối tƣợng khác nhau của thực tại. Nói cách khác, đó là hiện tƣợng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa này có liên hệ với nhau về mặt lịch sử và dẫn đến sự phân biệt nghĩa gốc, nghĩa phái sinh hoặc có mối liên hệ với nhau về mặt lôgic. Chúng tôi thống nhất với định nghĩa của Lê Quang Thiêm (2004): "Từ đa nghĩa là từ mà nội dung bao gồm một số nghĩa khác nhau, các nghĩa này nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở trên một sự giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tượng." Vì sao có hiện tƣợng đa nghĩa? Phần lớn các từ khi mới xuất hiện có một nghĩa, tuy nhiên theo thời gian và qua quá trình phát triển, các từ này mang nhiều nghĩa. Những nghĩa mới gắn liền với sự phát triển có qui luật và làm phong phú thêm vốn từ vựng của một ngôn ngữ. 2.3. Làm thế nào để xác định nghĩa của từ đa nghĩa? Nhƣ các ngôn ngữ khác, trong tiếng Pháp, phần lớn các từ đều có nhiều nghĩa và để hiểu đƣợc nghĩa chính xác của một từ, cần dựa vào ngữ cảnh. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1988), ngữ cảnh là: "Tổng thể nói chung những đơn vị đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị đó trong chuỗi lời nói". Nhƣ vậy, ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. Ngữ cảnh bao gồm: - Ngữ cảnh ngôn ngữ: Ở cấp độ từ vựng, nghĩa của một từ đƣợc xác định nhờ vào các yếu tố ở trƣớc và ở sau nó. Ví dụ: Ce village a 200 feux (Ngôi làng này có 200 ngôi nhà). - Ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ: Hoàn cảnh diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm: nhân vật tham gia giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hoá: lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lí, phong tục, thể chế chính trị), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống: thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp cụ thể) và hiện thực đƣợc đề cập đến (đề tài và nghĩa sự việc). 2.4. Động từ “faire” Động từ ―faire‖, theo nhà ngôn ngữ học Pháp Alain Rey trong từ điển ngôn ngữ Pháp Le Petit Robert (2016), là một trong những từ có nhiều nghĩa nhất trong tiếng Pháp: hơn 300 nét nghĩa và hơn 100 từ đồng nghĩa. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát các nét nghĩa của động từ khi nó hoạt động độc lập trong câu cũng nhƣ khi từ nằm trong một ngữ cố định (locution figée). Chúng tôi liệt kê các nghĩa chính của từ ―faire‖ theo từ điển trực tuyến Le Robert, một trong những từ điển giải thích phổ biến: 324
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 1. (Ngoại động từ) réaliser: làm, thực hiện a- réaliser une chose matérielle: làm, xây dựng, chế tạo một sự vật cụ thể (= construire, fabriquer) b- réaliser une chose abstraite: sáng tác, soạn thảo một sản phẩm trừu tƣợng (= élaborer) c. (một số nghĩa đặc biệt) faire un enfant (= engendrer, procréer): sinh con; Bébé qui fait ses dents (đứa bé mọc răng). d. évacuer les déchets de l'organisme: thải chất thải (= déféquer, uriner) e. se fournir: tự cấp; prendre: lấy (=s'approvisionner); cultiver, produire: trồng trọt, sản xuất. f. (nghĩa thân mật) voler: lấy cắp, xoáy g. (nói về sự vật) constituer: là, bằng, hợp thành (khi chỉ số lƣợng, tính chất…): égaler, former. (nói về ngƣời): Elle fera une excellente avocate (Cô ấy là một luật sƣ xuất sắc). 2. être le sujet de (une activité): thực hiện một hành động, la cause de (un effet): là nguyên nhân tạo ra một kết quả a- effectuer (un mouvement), exécuter: thực hiện một sự di chuyển. b- effectuer (une opération, un travail) ; s'occuper, effectuer, exécuter: thực hiện công việc. c- exercer (une activité suivie): thực hiện một hoạt động liên tục. d- accomplir, exécuter (un acte, une action): làm xong, hoàn thành một hoạt động. (Nội động từ) agir: hành động. e- exécuter (une prescription): thực hiện f- être la cause de, l'agent de: là nguyên nhân, tác nhân gây ra (= causer, déterminer, occasionner, provoquer). g- parcourir (un trajet, une distance): đi đƣợc một quãng đƣờng. (ngôn ngữ thân mật): parcourir pour visiter: đi tham quan. (nói về đồ vật): Exprimer par la parole: kêu, gây ra tiếng. (nói về đồ vật hay người): avoir un aspect physique, matériel: có hình thức. (ngôn ngữ thân mật): Avoir pour mesure, pour valeur: có kích thƣớc, giá trị. 3. a- arranger, disposer (qch) comme il convient: sắp xếp, dọn dẹp gọn gàng (= nettoyer, ranger). b- former: tạo nên, đào tạo. Faire qqn + tính từ: rendre: tạo nên, làm cho (ai) trở nên (thế nào). c- jouer un rôle (dans un spectacle): đóng vai trong một vở diễn. d- agir comme ; avoir, remplir le rôle de: hành động (xử sự) nhƣ, có/thay thế vai trò … 325
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI e- imiter intentionnellement (= imiter, simuler): làm bộ, làm vẻ nhƣ, trông có vẻ. Faire + tính từ : Avoir l'air de, donner l'impression d'être: có vẻ nhƣ, cho ấn tƣợng (= paraître) 4. Faire + động từ nguyên thể: être cause que: là nguyên nhân: faire tomber un objet (làm rơi một vật), faire taire qqn (làm ai đó im lặng). 5. Avec un sujet impersonnel: Đi với chủ ngữ vô nhân xƣng: diễn đạt các trạng thái về khí hậu, thời tiết,…: Il fait jour (Trời sáng), Il fait soleil/du soleil (Trời nắng). Từ điển còn liệt kê các ngữ cố định (locution figée) hay thành ngữ (expression imagée/idiomatique) có động từ ―faire‖ nhƣ: faire connaissance avec: làm quen với; faire la grasse matinée: ngủ nƣớng, dậy trễ, faire ses valises: chuẩn bị hành lý (để khởi hành), faire la route: lên đƣờng, faire un tour: đi một vòng, faire la manche: đi ăn xin ngoài đƣờng phố, faire la sourde oreille: giả điếc, faire la queue: xếp hàng … Cũng theo từ điển này, tƣơng ứng với các nét nghĩa, động từ ―faire‖ có hơn 120 từ đồng nghĩa. Ngoài ra, còn có khoảng 60 lời trích dẫn (citations) có sử dụng động từ ―faire‖. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Bài báo đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra kết quả nghiên cứu về khả năng nhận thức của sinh viên về từ đa nghĩa, tìm hiểu những khó khăn trong việc hiểu và sử dụng từ đa nghĩa thông qua phân tích các nghĩa khác nhau của động từ ―faire‖. Từ đó, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp đề xuất nhằm giúp sinh viên cải thiện khả năng thực hành ngôn ngữ trong việc học tiếng Pháp. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi gồm có 86 sinh viên tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trƣờng Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế: 46 sinh viên năm 2 (Pháp K15) và 40 sinh viên năm 1 (Pháp K16), năm học 2019-2020. Thời điểm khảo sát là cuối tháng 5/2020. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, có 5 câu hỏi về nhận thức của sinh viên về từ đa nghĩa và những khó khăn do từ đa nghĩa gây ra trong giao tiếp. Để có căn cứ kết luận, chúng tôi kiểm tra mức độ hiểu biết của sinh viên qua các bài tập về nghĩa của động từ ―faire‖: 1 bài cho sinh viên năm 1 (đang học Thực hành tiếng 2, sinh viên đã hoàn thành số lƣợng khoảng 200 giờ, trình độ tiếp cận A1.2) và 1 bài cho sinh viên năm 2 (đang học Thực hành tiếng 4, đã hoàn thành số lƣợng khoảng 420 giờ, trình độ tiếp cận B1.1). 326
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp tƣ liệu lý thuyết liên quan đến từ đa nghĩa trong tiếng Pháp. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp định lƣợng và định tính qua bảng khảo sát sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê phân tích để đƣa ra kết quả nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Khả năng nhận thức của sinh viên về từ đa nghĩa Bảng 1: Khái niệm về từ đa nghĩa Câu 1: Bạn hiểu thế nào về từ đa nghĩa? (Có thể chọn nhiều phương án trả Số sinh Tỵ lệ (%) lời) Bạn có thể lấy một vài ví dụ? Từ đa nghĩa : viên /86 1- Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. 86 100 2- Là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhƣng khác hẳn nhau về 5 6 nghĩa. 3- Là từ có các nghĩa khác nhau và giữa các nghĩa đó của từ luôn có quan hệ 49 57 với nhau. 4- Là những từ tƣơng đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về ngữ âm. 2 2 5- Là từ có thể thay thế nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác. 62 72 Phần lớn sinh viên đều hiểu từ đa nghĩa khi chọn trả lời các ý 1, 3, và 5, những ví dụ dẫn ra để minh họa đã chứng minh sự hiểu biết của họ về từ đa nghĩa. Tuy vậy, chỉ có hơn một nửa sinh viên nắm vững hiện tƣợng ngôn ngữ này. Theo Mai Ngọc Chừ và cộng sự trong ―Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt‖ (1997), một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhƣng đó không phải là những tổ chức thiếu trật tự. Về cơ cấu nghĩa của từ đa nghĩa, có nhiều cách phân loại, trong phạm vi bài báo, chúng tôi phân biệt hai lƣỡng phân chính nhƣ sau: - Nghĩa gốc - nghĩa phái sinh: Nghĩa gốc (sens primitif) đƣợc hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trƣớc và nghĩa phái sinh (sens dérivé) là nghĩa đƣợc hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Nghĩa trực tiếp - nghĩa gián tiếp: Nghĩa trực tiếp (nghĩa đen – sens propre) là nghĩa gọi tên sự vật một cách trực tiếp. Nghĩa gián tiếp (nghĩa chuyển tiếp / nghĩa bóng – sens figuré) là nghĩa gọi tên sự vật một cách gián tiếp, thƣờng thông qua hình tƣợng hoặc nét đặc thù của nó. Các nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa có thể đƣợc thay thế bằng các từ đồng nghĩa, tƣơng ứng với từng ngữ cảnh cụ thể. Theo điều tra, vẫn có một số ít sinh viên nhầm lẫn về từ đa nghĩa khi chọn định nghĩa 2 (từ đồng âm khác nghĩa - homonyme) và định nghĩa 4 (từ đồng nghĩa - synonyme). 4.2. Những khó khăn và kinh nghiệm của sinh viên khi học từ đa nghĩa Bảng 2: Những khó khăn khi hiểu và sử dụng từ đa nghĩa Câu 2: Bạn gặp những khó khăn gì khi hiểu và sử dụng từ đa Số sinh viên /86 Tỵ lệ (%) nghĩa? 1- Khó xác định đúng nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể. 72 84 2- Vốn từ ít nên một số nghĩa không biết. 76 88 3- Mất nhiều thời gian để xác định nghĩa. 45 52 4- Chƣa hiểu và chƣa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển 30 35 của từ đa nghĩa. 327
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Theo kết quả điều tra, từ đa nghĩa làm tăng thời gian cần thiết để hiểu chính xác nội dung của văn bản hoặc lời nói. Phần lớn sinh viên, với vốn từ vựng khá hạn chế, có thể gặp nhiều khó khăn khi xác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể. Trong một số trƣờng hợp, họ có thể hiểu sai, hiểu nhầm, chƣa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đa nghĩa, điều này đặc biệt hay xảy ra đối với ngƣời học ngoại ngữ. Từ việc hiểu sai nghĩa ở cấp độ từ vựng, có thể hiểu sai nghĩa ở cấp độ cao hơn là câu hoặc thậm chí trong cả một văn bản. Bảng 3: Nguyên nhân gây ra khó khăn khi xác định nghĩa của từ đa nghĩa Câu 3: Theo bạn, nguyên nhân nào gây ra các khó khăn khi xác định Số sinh Tỵ lệ (%) nghĩa của từ đa nghĩa? viên /86 1- Nghĩa của từ phụ thuộc vào vai trò của nó trong câu hay hoàn cảnh 86 100 sử dụng câu. 2- Thiếu vốn từ và cấu trúc câu (cấu trúc ngữ pháp) hạn chế. 69 80 3- Một số cấu trúc khó nhớ, khó thuộc, nhất là các ngữ cố định hay thành 78 90 ngữ. 4- Các ngữ cố định và thành ngữ thƣờng mang nghĩa bóng. 75 87 5- Tần suất sử dụng của các nghĩa trong từ đa nghĩa không đồng đều, dẫn 65 76 đến một số nghĩa ít đƣợc sử dụng. 100% sinh viên đƣợc điều tra cho rằng đối với từ có nhiều nghĩa, muốn hiểu đúng ý nghĩa của từ, ngƣời học phải xem xét nó trong những tình huống hoặc ngữ cảnh cụ thể. Thông qua ngữ cảnh, họ có thể xác định đƣợc những yếu tố hạn chế phạm vi ý nghĩa của từ, làm cho nghĩa đƣợc sử dụng nổi rõ lên. Từ đó, họ sẽ hiểu đúng ý nghĩa đang đƣợc sử dụng của từ. Có nhiều phƣơng pháp phân tích nghĩa của từ, nhƣng thƣờng gặp và dễ dùng nhất là phƣơng pháp sử dụng ngữ cảnh. Chúng ta đều biết ngữ cảnh của một từ là chuỗi từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó, đủ để làm cho nó đƣợc cụ thể hoá và hoàn toàn xác định về nghĩa. Tuy nhiên, việc xác định đúng ngữ cảnh giao tiếp là một vấn đề khó khăn đối với sinh viên có vốn từ và cấu trúc câu hạn chế. Phần lớn các từ đa nghĩa thƣờng có khả năng kết hợp từ vựng và kết hợp ngữ pháp rất rộng, tạo nên nhiều cấu trúc khó nhớ, khó thuộc, nhất là các ngữ cố định hay thành ngữ. Hơn nữa, các ngữ cố định và thành ngữ thƣờng mang nghĩa bóng, nghĩa biểu trƣng. Một nguyên nhân khác cũng đƣợc sinh viên chọn lựa là tần suất sử dụng các nghĩa của từ đa nghĩa không giống nhau, dẫn đến một số nghĩa ít đƣợc sử dụng. Chính vì thế, sinh viên phần lớn chỉ nắm vững từ 2-4 nghĩa của các từ đa nghĩa đã học. 328
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Bảng 4: Một số kinh nghiệm trong việc học từ đa nghĩa tiếng Pháp Đây là một câu hỏi mở nhằm giúp chúng tôi tìm hiểu thói quen học từ vựng (đặc biệt là từ đa nghĩa) ở sinh viên. Có 82 sinh viên trả lời câu hỏi này, chiếm 95% số sinh viên đƣợc điều tra. Một số kinh nghiệm sinh viên nêu ra đƣợc chúng tôi tổng hợp và trình bày trong bảng sau: Câu 4: Bạn có thể nêu một số kinh nghiệm trong việc học từ đa Số sinh viên /82 Tỵ lệ (%) nghĩa tiếng Pháp? 1- Học thuộc nghĩa của từ trong ngữ cảnh sử dụng. 80 98 2- Học thuộc các ngữ cố định hoặc thành ngữ, không học các từ 61 74 riêng lẻ. 3- Học thuộc và nắm vững cách dùng của một hoặc một vài 54 66 nghĩa phổ biến của từ. Các nghĩa phái sinh sẽ học dần sau. 4- Sử dụng từ điển để tra cứu và học thuộc các nghĩa của từ 26 32 nhiều nhất có thể. 5- Học cấu trúc của từ (nếu là động từ). 12 15 6- Nên thay thế các từ đa nghĩa bằng các từ đồng nghĩa (có sắc 7 9 thái biểu cảm cao hơn) trong giao tiếp. Từ kết quả điều tra câu hỏi này, chúng tôi sẽ đƣa ra một số đề xuất kiến nghị trong phần 5. 4.3. Đánh giá mức độ hiểu và sử dụng động từ “faire” Để làm rõ hơn các vấn đề chúng tôi đã nêu trong phần 4.1 và 4.2, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ hiểu về động từ đa nghĩa ―faire‖ của sinh viên thông qua câu hỏi 5 và các bài tập về xác định nghĩa trong phạm vi các tiết học thực hành tiếng ở lớp. Câu 5: Theo bạn, động từ ―faire‖ có nghĩa là gì? Bạn có thể tìm một số từ đồng nghĩa với ―faire‖ và nêu ví dụ cho từng nghĩa (đặt vào ngữ cảnh). Đối với câu hỏi này, chúng tôi yêu cầu sinh viên không sử dụng từ điển để tra cứu. Chúng tôi chỉ thống kê số lƣợng nghĩa khi sinh viên tìm đúng từ đồng nghĩa và đặt câu đúng ngữ cảnh. Động2từ ―faire‖ là từ thƣờng dùng và quen thuộc với sinh viên. Ngay từ những bài học đầu tiên, sinh viên đã đƣợc làm quen với động từ này (Đơn vị 4, bài học số 14, trang 49, sách học tiếng Pháp Le Nouveau Taxi 1). Chính vì vậy, 100% sinh viên đã chỉ ra đƣợc nghĩa gốc của từ là ―làm / thực hiện‖. Có 25 (29%) sinh viên nêu đƣợc 2-4 nghĩa, 44 (51)% sinh viên nêu 5-7 nghĩa, 11 (13%) sinh viên nêu 8-10 nghĩa và chỉ có 6 (7%) sinh viên kể trên 10 nghĩa. Rõ ràng kết quả này còn rất khiêm tốn so với số lƣợng nghĩa của động từ ―faire‖ đƣợc liệt kê trong từ điển. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành thực hiện đánh giá mức độ hiểu nghĩa của từ qua một số bài tập áp dụng. 329
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Bài tập 1: Hãy thay thế động từ ―faire‖ trong các câu sau bằng từ đồng nghĩa12 (Đối tƣợng: 40 sinh viên năm 1, thực hành tiếng 2 - trình độ tiếp cận A1.2) Câu hỏi Đáp án Dịch nghĩa tiếng Việt Ce champ fait 40 mètres de Ce champ mesure 40 mètres 1 Cánh đồng này kéo dài 40m. long. de long. Ma mère fait un gâteau pour Ma mère prépare un gâteau Mẹ tôi chuẩn bị bánh ga-tô 2 l'anniversaire de ma petite pour l'anniversaire de ma dành cho sinh nhật của em gái sœur. petite sœur. tôi. Mon grand frère fait des Mon grand frère poursuit des Anh trai tôi theo học các khóa 3 cours du soir. cours du soir. học ban đêm. Je fais tous les efforts Je fournis tous les efforts Tôi cố gắng hết sức để thành 4 nécessaires pour réussir. nécessaires pour réussir. công. Cet entrepreneur a fait une Cet entrepreneur a construit Nhà thầu này đã xây dựng ngôi 5 maison en 40 jours. une maison en 40 jours. nhà trong vòng 40 ngày. Alice fait ce chemin tous les Alice parcourt ce chemin tous Alice đi con đường này hàng 6 jours. les jours. ngày. Nous avons fait un bon match Nous avons joué un bon Chúng tôi đã chơi một trận 7 de football. match de football. bóng rất hay. Grâce à cette machine, elle Grâce à cette machine, elle Nhờ vào cái máy này, cô ấy có 8 peut faire un pantalon en une peut coudre un pantalon en thể may cái quần trong vòng demi-heure. une demi-heure. nửa giờ. J'ai demandé à ce peintre de J'ai demandé à ce peintre de Tôi đã đề nghị ông họa sĩ vẽ 9 faire le portrait de ma fille. peindre le portrait de ma fille. bức chân dung cho con gái. Je dois donner des nouvelles Je dois donner des nouvelles à Tôi cần cho bố mẹ biết các tin à mes parents, ils m'ont mes parents, ils m'ont tức của tôi, họ đã bảo tôi viết 10 demandé de leur faire une demandé de leur écrire une thư cho họ ít nhất một tuần lettre au moins une fois par lettre au moins une fois par một lần. semaine. semaine. Kết quả: Đúng dƣới 4 câu: 9 sinh viên (23%); đúng từ 4-6 câu: 25 sinh viên (62%); đúng từ 7-9 câu: 6 sinh viên (15%); không sinh viên nào làm đúng toàn bộ 10 câu. Nhƣ vậy, phần lớn sinh viên năm 1 (85%) chỉ có thể hiểu đến 6 nghĩa của ―faire‖, với điều kiện động từ này đƣợc sử dụng trong các ngữ cảnh rõ ràng. Bài tập 2: Thay thế động từ ―faire‖ trong các câu sau đây bằng từ đồng nghĩa (nhiều phƣơng án trả lời) 13. (Đối tƣợng: 46 sinh viên năm 2, thực hành tiếng 4 – trình độ tiếp cận B1.1) Câu hỏi Đáp án Dịch nghĩa tiếng Việt Pour souligner cet Pour souligner cet événement Để tạo ấn tƣợng cho sự kiện lịch événement historique, le historique, le sculpteur a créé 1 sử này, nhà điêu khắc đã sáng sculpteur a fait une (conçu, imaginé) une œuvre tác một tác phẩm truyền thống. œuvre traditionnelle. traditionnelle. L‘été passé, mes voisins L‘été passé, mes voisins ont Hè năm ngoái, hàng xóm của 2 ont décidé de faire la décidé de visiter (explorer, chúng tôi đã quyết định đi cắm Gaspésie en camping. parcourir) la Gaspésie en trại ở vùng Gaspésie. 12 https://www.francaisfacile.com/exercices/exercice-francais-2/exercice-francais- 12914.php#:~:text=Certains%20 mots% 20n'ont%20qu,s%C3%A9mantique%20plus%20ou%20moins%20large. 13 https://www.ccdmd.qc.ca/media/synon_49Vocabulaire.pdf. 330
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI camping. Sa nièce lui a demandé Sa nièce lui a demandé de Cô cháu gái đã nhờ ông ấy chế de faire une mangeoire fabriquer (construire) une tạo cái máng ăn cho chim ở 3 d‘oiseaux pour son mangeoire d‘oiseaux pour son ngôi nhà gỗ của cô bé nơi vùng chalet à la campagne. chalet à la campagne. thôn quê. Vu la situation délicate, nous Vu la situation délicate, Căn cứ vào tình hình không avons décidé de ne rien nous avons décidé de ne đƣợc khả quan, chúng tôi đã 4 entreprendre (commencer, rien faire avant votre quyết định không tiến hành làm déclencher, enclencher) avant retour. việc gì trƣớc khi bạn trở về. votre retour. Le concours pour le Le concours pour le mois de Kỳ thi vào tháng 2 này sẽ gồm mois de février consiste février consiste à composer 5 sáng tác một bài thơ nhân dịp lễ à faire un poème pour la (écrire, produire, rédiger) un Tình nhân. Saint-Valentin. poème pour la Saint-Valentin. Au festival des fêtes Au festival des fêtes gourmandes, gourmandes, les les cuisiniers en profitent pour Nhân dịp lễ hội ẩm thực, các 6 cuisiniers en profitent préparer (apprêter, đầu bếp sẽ chuẩn bị những món pour faire des plats confectionner, cuisiner, mitonner) ăn đặc trƣng của vùng miền. régionaux. des plats régionaux. Plusieurs villes ont profité des Plusieurs villes ont fusions pour adopter (établir, Nhiều thành phố đã tận dụng sự profité des fusions pour 7 instaurer, instituer, mettre en hợp nhất để thông qua nhiều qui faire de nouveaux place) de nouveaux règlements định mới của thành phố. règlements municipaux. municipaux. Mon patron m'a Mon patron m'a demandé Ông chủ đã yêu cầu tôi thực demandé de faire les d‘effectuer (réaliser) les 8 hiện các bước thủ tục cần thiết démarches nécessaires démarches nécessaires auprès des cho các nhà cung cấp. auprès des fournisseurs. fournisseurs. Ces couleurs forment Ces couleurs font un Những màu sắc này tạo nên một 9 (constituent) un ensemble ensemble harmonieux. tổng thể hài hòa harmonieux. L'inondation de son L'inondation de son appartement Nƣớc ngập trong căn hộ của anh appartement a fait de a occasionné (provoqué, causé) ấy đã gây ra những thiệt hại 10 sérieux dégâts, ça va lui de sérieux dégâts, ça va lui coûter nghiêm trọng, vì thế việc sửa coûter cher en travaux. cher en travaux. chữa sẽ rất tốn kém. Kết quả: Đúng dƣới 4 câu: 12 sinh viên (26%); đúng từ 4-6 câu: 22 sinh viên (48%); đúng từ 7-9 câu: 11 sinh viên (24%); chỉ có 1 sinh viên (2%) đúng hoàn toàn 10 câu. Đối với bài tập trên, sinh viên có trình độ ngôn ngữ tƣơng đối cao hơn, chúng tôi yêu cầu ngoài việc xác định nghĩa, sinh viên phải tìm từ đồng nghĩa phù hợp ngữ cảnh để thay thế động từ ―faire‖. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% sinh viên tìm đƣợc từ đồng nghĩa cho mỗi nghĩa. Điều này chứng tỏ vốn từ vựng của sinh viên vẫn còn hạn chế, dù họ biết rằng khi sử dụng từ đồng nghĩa, cấu trúc câu sẽ bớt nhàm chán, nghĩa cụ thể hơn và có tính biểu cảm nhiều hơn. 331
  10. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Nhận xét: Khi hoạt động độc lập trong câu, động từ ―faire‖ có khả năng kết hợp từ vựng và ngữ pháp rất rộng14. ―faire‖ có thể kết hợp bất kỳ với từ thuộc mọi lớp ngữ pháp và từ loại (danh từ, động từ, tính từ,…) trong các mô hình cấu trúc ngữ pháp. còn có nhiều khả năng kết hợp cố định hoặc Ngoài ra, động từ này bán cố định để biểu đạt nghĩa, tạo ra nhiều nghĩa hơn. Các kết hợp tạo nên các ngữ cố định / thành ngữ của động từ ―faire‖ thƣờng có cấu trúc: động từ faire + không có mạo từ (article Ø) + danh từ (substantif) hoặc động từ faire + mạo từ xác định (article défini) + danh từ (substantif). Ví dụ: faire front (đƣơng đầu với / front: cái trán), faire face (đối diện với / face: mặt), faire suite (theo sau, tiếp theo sau), faire le malin (khoe khoang), faire la lumière (làm sáng tỏ),… Trong các kết hợp từ vựng và ngữ pháp nêu trên, nghĩa của cả cụm từ không còn phụ thuộc vào động từ ―faire‖ (thƣờng mang nghĩa gốc) mà vào các từ đi với nó. Hơn nữa, nghĩa của cả cụm từ lại mang tính hình ảnh và trừu tƣợng (nghĩa bóng). Điều này làm cho việc xác định nghĩa của từ đa nghĩa không hề dễ dàng đối với ngƣời học ngoại ngữ. 5. Đề xuất Dạy học từ đa nghĩa là một vấn đề khó và phức tạp. Nắm vững các kiến thức về từ đa nghĩa góp phần quan trọng nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Pháp cho sinh viên, để từ đó có thể giúp sinh viên giao tiếp tốt. Từ kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi đƣa ra một số đề xuất sau: 1. Nghĩa của từ phụ thuộc vào vai trò của nó trong câu hay hoàn cảnh sử dụng câu. Vì vậy, sinh viên cần học thuộc nghĩa của từ trong ngữ cảnh sử dụng. Thông qua ngữ cảnh, họ có thể xác định đƣợc những yếu tố hạn chế phạm vi ý nghĩa của từ, từ đó, sẽ hiểu đúng ý nghĩa và sử dụng đúng từ đa nghĩa. 2. Đối với ngƣời học ngoại ngữ, ở giai đoạn đầu, khi học từ vựng, cần học thuộc nghĩa và cách dùng của một hoặc một vài nghĩa phổ biến của từ, do tần suất sử dụng của các nghĩa trong từ đa nghĩa không đồng đều, một số nghĩa ít đƣợc sử dụng. Vì vậy, sinh viên nên nắm vững từ 2-4 nghĩa thông dụng nhất của các từ đa nghĩa đã học. Các nghĩa phái sinh và/hoặc nghĩa bóng sẽ học dần sau ở mức độ ngôn ngữ cao hơn. 3. Từ đa nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau. Có thể đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh xuất hiện. Tuy nhiên, nếu ngữ cảnh không đủ rõ ràng để đoán nghĩa, cần sử dụng từ điển để tra cứu. Không nên võ đoán, nhất là đối với các ngữ/thành ngữ (mang tính hình tƣợng và tính khái quát cao), có thể hiểu nhầm, hiểu sai nghĩa của từ, dẫn đến hiểu sai cả phát ngôn và văn bản. 4. Để sử dụng đúng nghĩa, cần học thuộc cấu trúc ngữ pháp của từ đa nghĩa, học thuộc các ngữ cố định hoặc thành ngữ, không học các từ riêng lẻ. 14 Khả năng kết hợp ngữ pháp của từ là khả năng nó có thể đứng vào một vị trí nhất định trong những cấu trúc nhất định nào đó. Nói khác đi, đó là khả năng từ có thể tham gia vào những cấu trúc ngữ pháp nào đó. 332
  11. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 5. Nên thay thế các từ đa nghĩa bằng các từ đồng nghĩa trong giao tiếp, nếu ngữ cảnh cho phép. Khi thay thế, ý nghĩa của cả phát ngôn không bị ảnh hƣởng, tuy nhiên từ đồng nghĩa luôn mang đến sắc thái ngữ nghĩa và/hoặc sắc thái phong cách nhiều hơn. Hơn nữa, điều này thể hiện sự giàu có về từ vựng, am hiểu ngôn ngữ nƣớc ngoài của ngƣời học. 6. Kết luận Từ đa nghĩa là những từ có tần số xuất hiện cao, đƣợc sử dụng nhiều nhất trong đời sống. Theo Nguyễn Thiện Giáp (2014), đa nghĩa là một trong những biểu hiện của quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ, dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn 15. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho ngƣời học ngoại ngữ, ngay cả khi gặp một tình huống ngôn ngữ đơn giản. Vì vậy, để xác định chính xác nghĩa của một từ đa nghĩa, ngƣời học phải thực hiện phân tích ngữ cảnh để tránh những lỗi sai có thể xảy ra trong giao tiếp. Ngoài ra, khi diễn đạt, chúng ta không nên sử dụng nhiều lần từ đa nghĩa trong cùng một văn bản vì sẽ gây nhàm chán cho ngƣời đọc. Trong quá trình dạy/học ngoại ngữ, chúng tôi luôn khuyến khích sinh viên sử dụng các từ đồng nghĩa để thay thế từ đa nghĩa khi ngữ cảnh cho phép. Tài liệu tham khảo Đƣờng Công Minh (2007). Cours de Lexicologie du français. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàng Phê (1988). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội. Lê Quang Thiêm (2004). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, và Hoàng Trọng Phiến (1997). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Nguyễn Thiện Giáp (2014). Nghĩa học Việt ngữ. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam. Rey Alain (2016). Từ điển Le petit Robert de la langue française. Paris: Le Robert. Từ điển trực tuyến Le Robert https://dictionnaire.lerobert.com/definition/faire. A STUDY ON THE RECEPTION OF POLYSEMY IN FRENCH (THE VERB "FAIRE - DO") - A CASE STUDY OF FRENCH STUDENTS AT UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES, HUE UNIVERSITY Abstract Polysemy is a common phenomenon of language that can show the heterogeneity between the two sides of linguistic symbols. French is a language logic in structures and diverse in meanings. Therefore, understanding the meaning of a word in a context and using it correctly in different situations requires learners to understand the meaning of that word and the word combinations in a sentence. We find that polysemy in French often causes many difficulties for learners. In the article, we show the research results on the student's ability to perceive polysemy, find out difficulties in understanding and using polysemantic words through analysis of different meanings of the verbs "Faire" (do). 15 Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt nhiều nội dung khác nhau. 333
  12. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Then, we suggest a number of solutions to help students improve their language performance in studying French at university. Keywords verb, faire verb, French students 334
nguon tai.lieu . vn