Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BANCASSURANCE DƢỚI GÓC ĐỘ CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM Lê Hồng Sơn, Trƣơng Tấn Lộc, Huỳnh Triều Hán, Phạm Thị Thủy Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Với xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế dần được hợp nhất bởi các hoạt động sản xuất xuyên quốc gia, đầu tư tài chính, sự dịch chuyển của nguồn vốn, công nghệ, lao động, hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn quốc tế, hoạt động của các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng toàn cầu hóa. Sự hội nhập vào kinh tế trong khu vực và thế giới được minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng toàn cầu hóa khi Việt Nam tham gia vào các FTAs thế hệ mới, Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, Cộng đồng Kinh tế Asean, thị trường tài chính nói chung và lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm nói riêng ở Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh mẽ.. Trên thế giới, kênh phân phối bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đã được hình thành và phát triển hơn ba thập kỷ qua, hầu hết các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đều có hình thức hợp tác với các ngân hàng để triển khai loại hình dịch vụ này. Sự bắt tay giữa hai ngành kinh tế then chốt này đã đem lại lợi ích không chỉ cho ngân hàng và bảo hiểm mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho cả khách hàng. Bancassurance đã nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, vì hoạt động này được xem là một bước tiến lớn trong việc hình thành thị trường tài chính toàn cầu trong thế kỷ 21. Bài viết này tìm hiểu về thực trạng hoạt động Bancasurance ở Việt Nam, những nỗi bật các thành quả đạt được trong việc phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm liên kết với các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước, đồng thời chia sẻ một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bancassurance. Từ khóa: Bancassurance,, doanh nghiệp bảo hiểm. 1. GIỚI THIỆU BANCASSURANCE Bancassurance là từ ghép giữa “Bank” và “Assurance” xuất phát từ Pháp, chỉ hoạt động phát sinh do nhu cầu thực tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vào năm 1974, Crédit Lyonnais - một ngân hàng của Pháp hợp tác với Tập đoàn Médicales de France thành lập Assurances du Credit Mutuel (ACM) Vie et IARD – Công ty bảo hiểm hỗn hợp (kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ). Công ty Bảo hiểm hỗn hợp này hoạt động dựa vào cơ chế sử dụng lợi thế của Credit Lyonnais đối với các khách hàng của ngân hàng: Khi ngân hàng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng sẽ đồng thời cấp đơn bảo hiểm kèm theo để bảo hiểm cho các khách hàng đó mà không phải sử dụng một trung gian bảo hiểm khác. Hoạt động này chính là khởi đầu cho hoạt động bancassurance. Sau sự thành công của ACM, bancassurance đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và ngày càng trở nên quan trọng đối với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Theo tác giả Wong và Cheung (2002) chuyên gia của Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Thụy Sĩ (Swiss Re) khi nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã cho rằng: “Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhằm khai thác với phương thức ít nhiều tích hợp thị trường các dịch vụ tài chính”. Khái niệm này cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể khác nhau trên thị trường tài chính, được tác giả đưa ra dưới gốc độ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của các ngân hàng hay công ty bảo hiểm. 433
  2. Từ các khái niệm nêu trên và thực tế phát triển hoạt động Bancassurance của các nước trên thế giới có thể hiểu Bancassurance là sự liên kết, hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm nhằm tối đa hóa sản phẩm dịch vụ và tối ưu hóa lợi ích của các bên. Kết hợp với cơ sở lý thuyết, áp dụng doanh thu theo giai đoạn 2016-2018. Mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm 03 năm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm- ngân hàng nói riêng. 2. LỢI ÍCH CÁC BÊN KHI THAM GIA BANCASSURANCE Bancassurance mang lại lợi ích cho ngân hàng, cho các DNBH, cho cả khách hàng và cho các cơ quan quản lý nhà nước. Đối với công ty bảo hiểm: Thứ nhất: Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Thứ hai: Các ngân hàng sẽ cung cấp cho công ty bảo hiểm hạn mức tín dụng vào từng thời điểm để hỗ trợ vốn lưu động cho công ty. Ngoài ra, dựa trên hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch có sẵn rộng khắp của ngân hàng, công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí, nguồn lực trong việc mở rộng thị phần. Thứ ba: Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường trong việc sử dụng uy tín và thương hiệu của ngân hàng, vì trên thực tế hệ thống ngân hàng thường có uy tín rất lớn trong trong đời sống kinh tế -xã hội. Đối với ngân hàng: Thứ nhất, Bancassuarrce giúp các NHTM Việt Nam đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ theo đúng qui định của Luật các TCTD cũng như xu hướng phát triển của thế giới và thông lệ quốc tế. Việc ngân hàng liên kết với các công ty bảo hiểm để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng giúp ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ là một trong những chính sách cạnh tranh giúp các ngân hàng tiếp tục phát triển. Thứ hai, việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng giúp các NHTM gia tăng tỷ suất sinh lợi (ROA) bởi vì chi phí hoạt động thấp nhưng doanh thu các khoản tiền thưởng và hoa hồng từ các hợp đồng bảo hiểm tương đối cao. . . Thứ ba, gắn kết khách hàng với ngân hàng một cách lâu dài thông qua việc khách hàng thực hiện các hợp đồng bảo hiểm với thời hạn trung và dài hạn tại ngân hàng. Đây là cơ sở để duy trì và gia tăng những khách hàng trung thành với NHTM. NHTM giúp khách hàng bảo hiểm rủi ro về nhân thọ và phi nhân thọ để đảm bảo về khả năng tài chính, tài sản của mình trong tương lai, nhằm đảm bảo hoàn trả các khoản nợ vay của NHTM. Đối với khách hàng: Thứ nhất: Khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn, mua sản phẩm với giá thấp hơn, do tiêu dùng nhiều sản phẩm và người cung cấp sản phẩm tiết kiệm được chi phí phân phối. Thứ hai: Việc chi trả phí bảo hiểm định kỳ cũng thuận tiện hơn. Khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn. Đồng thời, khách hàng có thể được hưởng các dịch vụ gia tăng khác. Thứ ba: Khi mua bảo hiểm tại ngân hàng, khách hàng có thể có thêm niềm tin vì có thêm một người nữa để “bảo lãnh uy tín” cho Công ty bảo hiểm.Khách hàng cũng có thể được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước. Một khía cạnh đáng kể đối với cả ngân hàng và công ty bảo hiểm là Bancassurance cũng có thể góp phần giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian khi khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và ngành bảo hiểm biến động không theo cùng một chu kỳ. 434
  3. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc: Còn đối với cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm (ở nước ta hiện nay là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính) thì việc các DNBH và các NHTM thực hiện mô hình Bancassurance sẽ giúp cho các cơ quan này thuận lợi hơn trong việc quản lý đối với: Các tổ chức, đơn vị thực hiện kinh doanh bảo hiểm vì có đơn vị đầu mối triển khai; Danh mục các sản phẩm bảo hiểm khai thác; Doanh thu khai thác bảo hiểm; Quản lý được nguồn thu thuế (giá trị gia tăng, thu nhập...), phí (đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề...) với loại hình kinh doanh bảo hiểm này... Quan trọng nhất theo định hướng vĩ mô thì hiện nay kênh phân phối Bancassurance là kênh phân phối giúp cho thị trường bảo hiểm nói riêng và thị trường tài chính nói chung ngày càng phát triển. Bancassurance tạo ra nguồn khách hàng mới, cơ hội cho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ qui mô lớn. Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Có thể thấy, những khách hàng của ngân hàng là những khách hàng tiềm năng lớn đối với công ty bảo hiểm vì họ thường có thu nhập từ trung bình khá trở lên và ít nhiều có thói quen sử dụng dịch vụ tài chính. Sử dụng hệ thống dịch vụ của ngân hàng giúp công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm đượcchi phí hoạt động, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận. Công ty bảo hiểm có thể giảm chi phí đào tạo(vì nhân viên ngân hàng có chuyên môn cao) và có thể sử dụng cơ sở dữ liệukhách hàng, quan hệ của ngân hàng để làm bảo hiểm 3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN BAANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM Mặt thuận lợi khi phát triển nhƣ sau: Bancassurance giúp các NHTM Việt Nam đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ theo đúng quy định của Luật các TCTD cũng như xu hướng phát triển của TG và thông lệ quốc tế. Như theo điều 74 Luật các TCTD, các ngân hàng được phép thành lập các công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm và cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật Hiện nay, các ngân hàng chưa cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng như cầu cần được bảo hiểm hợp lý của khách hàng. Do vậy, việc ngân hàng liên kết với các công ty bảo hiểm cho khách hàng giúp ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ - đây cũng là một trong những chính sách cạnh tranh giúp các ngân hàng tiếp tục phát triển. Mặt khó khăn – thách thức Một trong những khó khăn và thách thức lớn nhất của ngân hàng khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam là hầu như không quen làm việc với rủi ro (tử vong và thương tật) và những tổn thất. Nhận thức được điều đó, các ngân hàng đã khôn khéo vượt qua thách thức này bằng việc phải thuê, tuyển dụng một số các chuyên gia bảo hiểm. Do hoạt động Bancassurance mới ở giai đoạn đầu nên các ngân hàng và các công ty bảo hiểm chưa nhận thức đầy đủ lợi ích từ Bancassurance, chưa có cam kết song phương mạnh mẽ, cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn cách làm phù hợp. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chưa sẵn sàng thay đổi phương thức quản lý, kinh doanh, do vậy có thể gặp nhiều thách thức khó phù hợp với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm. 4 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Với nền kinh tế phát triển mạnh trong những năm gần đây, Việt Nam đangchứng kiến sự ra đời và phát triển của nhiều NHTM cùng các dịch vụ tài chính ngânhàng nhằm mang lại sự phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Đây là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bancassurance Việt Nam. Bancassurance sẽ tăng trưởng với đại lý vẫn là kênh phân phối quan trọng, chủ yếu nhưng áp lực về gia tăng chi phí và yêu cầu cho phân đoạn khách hàng tinh tế sẽ đẩy mạnh bancassurance. Các tổ chức xã hội từ thiện sẽ ảnh hưởng mạnh tới bancassurance để tiến sâu hơn vào lựa chọn của khách hàng. Các rủi ro cố hữu của việc thiết lập một hình ảnh tương đối thấp đang khuyến khích công ty bảo hiểm đi thăm dò những vùng đất mới. Công ty bảo hiểm nước ngoài đang cạnh tranh trong việc đặt các mối quan hệ độc quyền với các Ngân hàng châu Á. Các công ty bảo hiểm đang duy trì sự đổi mới các sản phẩm hàng 435
  4. đầu bằng việc giải phóng mạng lưới khách hàng của ngân hàng và vươn tới mô hình dành cho những khách hàng có hiểu biết và có ảnh hưởng. Bacassurance chỉ thành công thực sự và bền vững khi chiến lược hợp tác của mỗi bên đã tính đến các cách phòng ngừa, giảm thiểu những hệ quả bất lợi mà những khiếm khuyết trong chiến lược và vận hành “bancassurance” có thể mang lại. Từ sự nhìn nhận và nghiên cứu sự phát triển Bancassurance tại các nước châu cũng như những khu vực khác trên Thế giới có thể nhìn ra được những ưu nhược điểm của Bancassurance tại Việt Nam. Do vậy, nhóm xin có một số khuyến nghị chung như sau: Thứ nhất, các NHTM cần phải nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích mà Bancassurance mang lại để thắt chặt hơn nữa sự hợp tác giữa ngân hàng với các DNBH. Theo Tổ chức LIMRA, (2006) thì có tới 5 trên 7 nước châu Á (Trung Quốc; Hồng Kông; Ấn Ðộ; Nhật Bản; Malaysia) tham gia khảo sát đều xác định sự hợp tác từ phía ngân hàng với các DNBH không chặt chẽ là một thách thức lớn trong việc phát triển mô hình Bancassurance. Chính sự hợp tác không chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng thiếu sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho phát triển Bancassurance. Thứ hai, các ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược phân phối các sản phẩm Bancassurance trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá xu thế thị trường; phân loại đối tượng khách hàng để cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu, sở trường và thói quen của họ, tạo điều kiện thuận lợi, hài lòng nhất cho khách hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm ngân hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm. Thứ ba, ngân hàng và các DNBH phải cùng nhau thiết kế những sản phẩm bảo hiểm phù hợp, chú ý phát triển những sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm tới phân khúc nhóm khách hàng cao cấp, khách hàng có thu nhập cao, thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài Chính, "Thị trường bảo hiểm Việt Nam (từ 2010 đến 2016)," Nhà xuất bản Tài chính, 2017. [2] Võ Tường Oanh, 2017, Hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm (bancassurance) của các công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng thương mại Việt Nam, nhà xuất bản Hutech. [3] Tổng cục thống kê. [4] (IAV) Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. [5] R. Bhateja, "Bancassurance in India: An Industry outlook of life insurance," International Journal of research in Commerce, Economics & Management, vol. 4, no. 11, pp. 95-100, 2014. [6] Các doanh nghiệp bảo hiểm vừa và nhỏ tại Việt Nam. 436
nguon tai.lieu . vn