Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯƠNG THỊ MỸ LIỄU PHAN THỊ THANH HUYỀN – NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN Khoa Địa lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng đối với con người trong việc duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của Trái Đất. Do đó sự suy giảm về tài nguyên rừng là một trong những nguyên nhân gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, các hiện tượng nóng lên toàn cầu càng thể hiện rõ rệt và có xu hướng gia tăng. Ở Việt Nam, diện tích rừng giảm nhanh chóng (khoảng 5 triệu ha) trong giai đoạn 1943 - 1990 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong giai đoạn 1990 - 2005, diện tích rừng được cải thiện đáng kể, nhờ áp dụng các biện pháp và các chính sách phù hợp. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 45 xã miền núi chủ yếu thuộc 2 huyện vùng cao A lưới và Nam Đông, là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số như: PaCô, Tà ôi, Vân kiều, Ktu, Pahy. Miền núi Thừa Thiên Huế có diện tích đất nông nghiệp rất ít, diện tích đất lâm nghiệp có rừng và chưa có rừng chiếm tỉ lệ rất cao trên 70% nên việc duy trì, bảo vệ là hết sức cấp thiết. A Lưới là huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tổng diện tích tự nhiên là 1.229,02 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 73.561,6 ha, chiếm 65% tổng diện đất đất tự nhiên. Rừng và đất lâm nghiệp ở huyện A Lưới đang sử dụng thiếu hợp lý do nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của chất độc trong chiến tranh, khai thác không hợp lý cho tiêu dùng và sản xuất… Toàn huyện có 5.221,5 ha đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 4,6%. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Tổng dân số của huyện năm 2004 là 39.372 người, trong đó người dân tộc chiếm trên 90% Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã và đang là nguồn sống quan trọng của người dân trong huyện do đất nông nghiệp rất hạn chế. Với tập quán sản xuất chưa tiến bộ, vùng dân tộc thiểu số ở A Lưới có những tác động vào rừng theo chiều hướng bất lợi như: đốt nương làm rẫy, canh tác không đi đôi bảo vệ, không có những kỹ thuật khai thác đất dốc phù hợp. Do đó cần có những đánh giá đầy đủ về hoạt động rừng ở A Lưới để có hệ thống giải pháp nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên rừng. 2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG Ở HUYỆN A LƯỚI 2.1. Quy mô diện tích và chất lượng rừng 2.1.1. Quy mô và diện tích Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 228-233
  2. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ... 229 Dưới tác động của con người quy mô và diện tích rừng ở huyện A Lưới trong những năm trở lại có nhiều thay đổi. Sự thay đổi đó có ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên cũng như đối với hoạt động phát triển của huyện. Bảng 1. Biến động diện tích các loại rừng qua các năm ở huyện A Lưới [10], Đơn vị: ha Loại đất, loại Năm Năm Định hướng đến Định hướng Năm 2011 rừng 2003 2008 năm 2015 đến năm 2020 Lâm nghiệp 97.313,60 101.858,7 107.849,63 106.838,6 107.461,7 Đặc dụng 5.580,80 15.489,1 15.597,01 15.389,0 15.389,0 Phòng hộ 59.461,50 42.355,3 46.322,34 42.502,2 42.742,2 Sản xuất 32.271,30 44.014,3 45.930,28 48.947,4 49.330,5 (Theo Quyết định 204/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 01 năm 2010) Bảng 1 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng qua các năm từ 97313,6 ha năm 2003 tăng lên 107849,63 ha năm 2011. Trong đó các loại rừng có sự biến động theo thời gian. Rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn nhất và có xu hướng giảm dần diện tích, đến năm 2020 còn 42.742,2 ha, điều này gây nguy hại đến đất, nước và sinh vật rất lớn. Tiếp theo là rừng sản xuất và có xu hướng tăng lên từ 32271,3 ha năm 2003 tăng lên 45930,28 năm 2011 và định hướng đến năm 2020 tăng lên 49.330,5 ha. Rừng đặc dụng có diện tích nhỏ nhất và tăng nhanh từ năm 2003 với 5580,80 ha đến 15597,01 năm 2008, định hướng đến năm 2020 ở mức 15.389 ha. 2.1.2. Chất lượng rừng Chất lượng rừng được đánh giá bằng trữ lượng rừng. Theo Ban Chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương quy định có 5 cấp trữ lượng: Bảng 2. Tiêu chuẩn các cấp rừng [2] STT Các cấp trữ lượng Khối lượng gỗ 1 Rừng có trữ lượng cấp I > 300 (m3/ha) 2 Rừng có trữ lượng cấp II 223 – 300 (m3/ha) 3 Rừng có trữ lượng cấp III 151 – 225 (m3/ha) 4 Rừng có trữ lượng cấp IV 75 – 150 (m3/ha) 5 Rừng có trữ lượng cấp V < 75 (m3/ha) Bảng 3. Trữ lượng rừng ở huyện A Lưới – tỉnh Thừa Thiên Huế [8] Loại rừng Diện tích ( ha) Trữ lượng m3 1. Rừng tự nhiên 68.840,7 11.431.026 - Cấp trữ lượng II 17.809,2 4.016.731 - Cấp trữ lượng III 44.439,34 7.076.860 - Cấp trữ lượng IV 1.339,2 153.472 - Rừng non có trữ lượng 4.717,0 183.963 2. Rừng trồng 3.553,5 47.712 - Rừng gỗ có trữ lượng 595,1 47.712 - Rừng gỗ chưa có trữ lượng 1.144 -
  3. 230 TRƯƠNG THỊ MỸ LIỄU và cs. Như vậy, theo bảng 2 và bảng 3 cho thấy chất lượng rừng ở huyện A Lưới nằm ở mức trung bình, không có rừng trữ lượng cấp I, một phần diện tích rừng (17.809,2 ha) có trữ lượng cấp II, 1.339,2 ha trữ lượng cáp IV, còn phần lớn diện tích (44.439,34 ha) có trữ lượng cấp 3. 2.2. Nguyên nhân biến động quy mô và chất lượng rừng huyện A Lưới 2.2.1. Nguyên nhân tăng diện tích rừng - Chính sách đầu tư cho trồng rừng, hỗ trợ vốn, đầu tư kỹ thuật đã làm tăng đáng kể diện tích trồng rừng qua các giai đoạn. Với cơ cấu cây trồng là các loại mọc nhanh, thích ghi rộng với các điều kiện khác nhau, rừng trồng đã tăng lên nhanh chống. - Với hiệu quả của rừng trồng đem lại phần nào đã chuyển đổi nhận thức của người dân từ thói quen chỉ biết khai thác sản phẩm từ rừng tự nhiên sang khai thác có hiệu quả từ rừng trồng, từ quỹ đất trống gần nhà. - Sự phát triển của kinh tế xã hội và việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã làm thay đổi thói quen canh tác của một bộ phận người dân. Các vụ cháy thảm thực vật ngày càng giảm đi, việc du canh du cư, phá nương làm rẫy cũng được hạn chế. - Công tác quản lý, bảo về rừng ngày được chú trọng nhờ có nguồn vốn đầu tư và nổ lực của chính quyền các cấp kết hợp với đơn vị quản lý rừng. - Ngoài ra nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi nên đã góp phần đẩy nhanh tiến trình phục hồi rừng trên địa bàn. 2.2.2. Nguyên nhân giảm diện tích rừng - Do việc mở mang hệ thống đường, đường dây điện. Việc xây dựng các tuyến đường đã lấn chiếm không nhỏ diện tích rừng, đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường liên thôn, liên xã, các tuyến đường nối với cửa khẩu. - Việc phá rừng để khai hoang trồng một số cây công nghiệp như: cà phê, cao su… Một mặt nó làm giảm quỹ đất rừng, đất trồng cho các loài cây này. Mặt khác việc làm giảm diện tích nương rẫy của người dân thì người dân lại phá rừng để mở rộng nương rẫy của mình. - Xây dựng các khu làng định canh định cư là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của nhà nước, một mặt làm tăng dân trí của người dân. Thay đổi tập quán sản xuất, việc hướng dẫn sản xuất thiếu hệ thống, thường xuyên nên tình trạng phá rừng dễ tái diễn. - Do quy hoạch sử dụng đất thiếu bền vững: việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích rừng. - Do một bộ phận người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của rừng, cũng như vì lợi ích trước mắt, đảm bảo cuộc sống hiện tại nên việc đốt nương làm rẫy, khai thác quá mức tài nguyên rừng vẫn đang diễn ra.
  4. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ... 231 - Ngoài ra còn do tác động của khí hậu đã làm mất đi một lượng rừng: mưa lớn dẫn đến sạt lỡ, xói mòn đất và thảm thực vật. 2.3. Hệ thống giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ở huyện A Lưới 2.3.1. Cơ sở khoa học của đề xuất giải pháp - Kết quả nghiên cứu hiện trạng rừng A Lưới cho thấy quy mô, diện tích rừng huyện A Lưới tăng chậm, chất lượng rừng giảm sút. - Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện A Lưới là phát triển lâm nghiệp 2.3.2. Hệ thống giải pháp 2.3.2.1. Giải pháp chung - Giải pháp về chính sách: Chính sách đất đai: + Quy hoạch ổn định diện tích đất nương rẫy; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên diện tích đất nương rẫy. + Giao đất, giao rừng: Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có chủ quản lý. [10] Chính sách về vốn: + Áp dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giống cây trồng, phân bón, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho những hộ trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản. + Làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách giao đất giao rừng, thực hiện chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi. + Tạo công an việc làm, đào tạo nghề, năng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho người dan tộc thiểu số, tạo đầu ra cho sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản.. + Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. + Chấm dứt tình trạng tự do du canh du cư một cách bừa bãi bằng cáh quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du cư từ trước đến nay của địa phương. [2] - Về phía chính quyền: Các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thục phục vụ sản xuất, hướng dẫn để người dân sử dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Giải pháp về tổ chức thực hiện:
  5. 232 TRƯƠNG THỊ MỸ LIỄU và cs. + Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên địa bàn. + Chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiệt bị có khả năng bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp bảo vệ hiệu quả đối với diện tích rừng được giao. [2] + Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. - Giải pháp về bảo vệ, phát triển rừng và khoa học công nghệ + Rút ngắn thời gian phục hồi rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng, nhằm tăng tác dụng phòng hộ và khả năng cung cấp lâm, đặc sản của rừng. + Lợi dụng rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững. + Tăng cường đầu tư và quản lý chất lượng về giống cây lâm nghiệp. + Xây dựng hệ thống vườn ươm, vườn giâm hom. + Ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống có năng suất và chất lượng cao. - Giải pháp thu hút vốn đầu tư + Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản của người dân sản xuất ra. - Giải pháp nguồn nhân lực: Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lâm nghiệp giỏi về chuyên môn, quản lý; chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp đến từng hộ gia đình; uu tiên sử dụng cán bộ tại chỗ, đặc biệt cán bộ là người dân tộc tham gia thực hiện các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp. [10] 2.3.2.2. Giải pháp cụ thể cho từng loại rừng Ngoài các giải pháp chung trên cần có những giải pháp cụ thể cho tùng loại rừng, để sử dụng tài nguyên rừng huyện A Lưới một cách hợp lý nhất. - Đối với rừng sản xuất: Khai thác rừng một cách hợp lý, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng mới rừng. Cần có những quy hoạch trồng rừng hợp lý. - Đối với rừng phòng hộ: tăng cường, đẩy mạnh công tác trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ diện tích rừng đang có và phát triển rừng mới. - Đối với rừng đặc dụng; duy trì, bảo vệ diện tích rừng đang có, có các chính sách bảo vệ rừng hợp lý. Cần đưa ra các định hướng để điều chỉnh các loại rừng phù hợp, nhằm phát huy một cách tốt nhất phát triển nền kinh tế của huyện.
  6. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ... 233 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Huy Bá (chủ biên), Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2002). Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật. [2] Nguyễn Văn Cư (2007). Điều tra cơ bản có định hướng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện A Lưới, Hà Nội. [3] Lê Văn Khoa (chủ biên) (2001). Khoa học và môi trường, NXB Giáo dục. [4] Phạm Minh Thảo (chủ biên) (2005). Rừng Việt Nam, NXB Lao Động. [5] Bộ Tài nguyên và Tổng cục Môi trường (2009). Thế nào là sự phát triển bền vững?, số ra ngày 15/9/2009. [6] Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế (2008). Báo cáo số liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2007, Huế. [7] Luật Bảo vệ và phát triển rừng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004). [8] Niên giám thống kê năm 2010 – Aluoi.thuathienhue.gov.vn [9] Tạp chí gỗ Việt, số 23 t-12/2010. [10] Quyết định 204/ QĐ - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 01 năm 2010. [11] UBND Thừa Thiên Huế (2005). Đề án định canh định cư 2006 - 2010, Huế. [12] UBND huyện A Lưới (2005). Chiến lược phát triển nông lâm nghiệp 2006 - 2010, A Lưới. TRƯƠNG THỊ MỸ LIỄU PHAN THỊ THANH HUYỀN NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN SV lớp Địa 3A, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0166 732 4696, Email: mylieu20491@gmail.com
nguon tai.lieu . vn