Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG PHẠM ĐỨC MINH 1, LÊ NĂM 2,* 1 Học viên cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: lenamdhsphue@gmail.com Tóm tắt: Krông Nô là huyện miền núi tỉnh Đắk Nông với diện tích tự nhiên 81.374,2 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 89,8%. Đặc điểm đất đai của huyện có sự phân hóa đa dạng tạo tiềm năng cho phát triển nhiều loại hình sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện trạng quản lý và sử dụng đất vẫn còn những bất cập, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp thường bị biến động. Trên cơ sơ sở nghiên cứu tiềm năng tài nguyên và hiện trạng sử dụng đất, bài viết đề xuất một số định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Krông Nô theo hướng bền vững. Từ khóa: Tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng đất, đất nông nghiệp, Krông Nô. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nông nghiệp là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất không thể thiếu được để bố trí các loại hình sử dụng. Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Krông Nô là huyện miền núi tỉnh Đắk Nông với diện tích tự nhiên 81.374,2 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 89,8% [7]. Lãnh thổ thuộc vùng Nam Tây Nguyên, Krông Nô là nơi có tiềm năng đất đai phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng và kinh doanh rừng sản xuất… Theo số liệu thống kê năm 2017 [1], hơn 80% cư dân trên địa bàn huyện sống ở khu vực nông thôn; tỷ lệ dân số tham gia trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm trên 70%; nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo, đóng góp trên 70% GDP của huyện [9]. Tuy nhiên, hiện trạng quản lý và sử dụng đất vẫn còn những bất cập, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp thường bị biến động mạnh do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực; điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đây là vấn đề đang được các cấp quản lý ở huyện Krông Nô quan tâm. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở dữ liệu Bao gồm các nguồn tài liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan về tài nguyên đất; hiệu quả sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp [2], [3], [6]; các thông tin về dân sinh; một số tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT-XH địa phương của Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông, Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND huyện Krông Nô [1], [7], [8], [9]. Nguồn tài liệu sơ cấp từ khảo sát thực địa tại địa bàn cung cấp thêm tư liệu để so sánh, đánh giá mang tính thực tiễn về hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp ở Krông Nô. Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ được tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. 80
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng phối hợp trong đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Krông Nô: Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu; phương pháp thống kê; so sánh địa lý; phương pháp khảo sát thực địa; điều tra xã hội học và phương pháp bản đồ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm tài nguyên đất huyện Krông Nô Lãnh thổ huyện Krông Nô thuộc vùng Nam Tây Nguyên, các loại đất của khu vực phân hóa đa dạng, chủ yếu có nguồn gốc bazan và trầm tích thuận lợi cho việc canh tác các loại cây trồng nông nhiệp. Tài nguyên đất ở Krông Nô được chia thành các nhóm đất chính [9]. - Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích lớn nhất: 61.280ha, chiếm 75,3% diện tích tự nhiên toàn huyện; phân bố ở dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình ở phía Bắc và trung tâm huyện. Nhóm này bao gồm 2 đơn vị đất: + Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) và đất nâu vàng trên đá bazan (Fu) có diện tích 11.869,0ha chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở xã Tân Thành, Nam Xuân và một số nơi ở xã Đắk Drô, Nam Nung, trên các địa hình lượn sóng. Đây là nhóm đất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng mùn tầng mặt cao (3 - 4%), đạm tổng số khá (0,15 - 0,20%), giàu lân tổng số (0,10 - 0,15%), nghèo kali. Thành phần cơ giới nặng, cấu trúc viên khá tơi xốp, khả năng giữ nước và phân tốt. + Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): diện tích 49.411,0ha, chiếm 60,7% tổng diện tích tự nhiên; phân bố phổ biến trên địa bàn huyện; được hình thành trên 3 loại đá mẹ là phiến sét, gơnai, phiến mica, có thành phần cơ giới thịt trung bình; loại đất này hình thành trên địa hình đồi núi thấp. - Nhóm đất dốc tụ thung lũng (D): Diện tích 652,0ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung ở các xã Đắk Drô, Nâm Nung; đất được hình thành ở chân các thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Đất có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. - Nhóm đất đen: Chủ yếu là loại đất nâu thẫm trên đá bọt và đá bazan; diện tích 1.811ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên. Đất đen có độ phì khá cao (mùn tổng số 2 - 3%, lân tổng số 0,25%), dung tích hấp thu cao, cấu trúc đoàn lạp, viên hạt tơi xốp, khả năng giữ nước và phân tốt. - Nhóm đất xám (X): Diện tích 3.272ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên tòan huyện. Loại đất xám chủ yếu phát triển trên đá macma acid, đá cát và phù sa cổ. Phân bố trên các dạng địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800 - 1.200m, thuộc lãnh thổ phía Tây và Nam huyện, chủ yếu ở các xã Đắk Nang, Đức Xuyên, Nâm Nung, Nâm N’Đir, khu bảo tồn Nam Nung. Đất xám nghèo chất dinh dưỡng (mùn tầng mặt
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Gồm đất mùn đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs), diện tích 2.100,0 ha, chiếm 2,6% tổng diện tích tự nhiên; phân bố ở các xã Nâm Nung, Nâm N’Đir, Đức Xuyên. Đất hình thành trên tàn tích sa thạch, là loại đá trầm tích hạt thô, cấu tạo khối đặc, địa hình khá dốc 80 đến 150; độ phì nhiêu thấp, thành phần cơ giới nhẹ, phù hợp với cây lâm nghiệp. - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích 5.953,7 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Buôn Choah. Đây là loại đất có nhiều hạn chế do tầng mỏng và lẫn nhiều đá cứng và kết von, đá ong. Trên đất xói mòn trơ sỏi đá thường có lớp thực vật thưa thớt và đang bị tác động mạnh của xói mòn. 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Krông Nô 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Nô Huyện Krông Nô có tổng diện tích tự nhiên 81.374,2 ha. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện giai đoạn 2015 - 2017 được phân bố cụ thể ở bảng 1. - Theo tài liệu thống kê năm 2018 [7], diện tích đất nông nghiệp Krông Nô: 73.068,01 ha, chiếm 89,8% diện tích đất tự nhiên, giảm 29,49 ha so với năm 2015. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đã làm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, đất phi nông nghiệp tăng lên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình công cộng, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực. Bảng 1. Diện tích, cơ cấu các loại hình sử dụng đất huyện Krông Nô giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: ha Diện tích STT Loại hình sử dụng Tăng (+), giảm (-) 2015 2017 TỔNG SỐ 81.374,2 81.374,2 0 1 Đất nông nghiệp 73.097,5 73.068,01 - 29,49 2 Đất phi nông nghiệp 7.232,6 7.262,33 + 29,73 3 Đất chưa sử dụng 1.044,1 1.043,86 - 0,24 Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Krông Nô - Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chậm, chỉ tăng 29,73 ha so với năm 2015; trong đó phần tăng thuộc đất chuyên dùng: 27,1 ha; do dành đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và sử dụng vào mục đích công cộng trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực. - Đất chưa sử dụng 1.043,86 ha, chiếm 1,27% diện tích tự nhiên toàn huyện, chỉ giảm 0,24 ha so với năm 2015, phần lớn là đất đồi núi, đất ven các sông suối chưa sử dụng, hoặc đất không được tưới tiêu nên ít mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Theo thống kê hiện trạng sử dụng đất của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Krông Nô, diễn biến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện ở bảng 2. * Đất sản xuất nông nghiệp - Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2017 là 73.068,01 ha (chiếm 89,8% DTTN). Nông nghiệp là ngành kinh tế sử dụng tỷ lệ đất lớn nhất; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 52.763,24 ha, đất lâm nghiệp 19.799,33 ha, đất nuôi thủy sản 430,33 ha. 82
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 - Theo số liệu thống kê [1], tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 51.825 ha; trong đó diện tích gieo trồng cây hàng năm 24.093,40 ha, tập trung ở trên địa bàn các xã Nam Đà, Đắk Drô, Nâm N’Đir, Đức Xuyên. Hệ số quay vòng đất sản xuất nông nghiệp là 1,63 lần; cây hàng năm 2 lần. Đối với một huyện nông nghiệp trọng điểm, chỉ tiêu này là còn thấp (tiềm năng tối đa của vùng này có thể lên đến 2,5 - 2,8 lần đối với cây hàng năm); ở Krông Nô, khả năng tăng diện tích gieo trồng (bằng tăng vụ) cây hàng năm còn khoảng 0,2 - 0,4 lần đất canh tác cây hàng năm. - Trong tổng diện tích gieo trồng 51.825 ha, phân bố về tỷ trọng diện tích các loại cây trồng: quy mô lớn nhất vẫn luôn là cây cà phê 16.764 ha, chiếm 32,34% diện tích; kế đến là cây ngô 12.723 ha, chiếm 24,54%; cây cao su 5.859 ha, chiếm 11,30%; cây lúa 4.729 ha, chiếm 9,12%; cây sắn 3.771 ha, chiếm 7,27%; cây điều 3.589 ha, chiếm 6,92%; rau đậu các loại 1.653 ha, chiếm 3,18%; hồ tiêu 1.172 ha, chiếm 2,26%; cây ăn quả 608 ha, chiếm 1,17%; các loại cây trồng khác có diện tích không đáng kể. Trên địa bàn huyện có 8 loại cây trồng có quy mô diện tích khá lớn gồm: cà phê, cao su, ngô, hồ tiêu, lúa, điều, cây sắn và rau đậu các loại. Đây là một trong những căn cứ để xác định cây trồng chủ lực đề xuất định hướng quy hoạch cho khu vực. - Trong những năm gần đây đã xuất hiện một số loại cơ cấu cây trồng mới: các loại rau, hoa, cây cảnh, trồng cỏ chăn nuôi… Mặc dù quy mô diện tích chưa lớn nhưng đã khẳng định được xu thế mới trong phát triển nông nghiệp ở Krông Nô là xu thế phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao. - Những cây trồng có xu thế tăng cả diện tích, năng suất và sản lượng gồm rau các loại, cà phê, cao su, hồ tiêu và cây ăn quả; những cây trồng có xu thế giảm diện tích gồm sắn, ngô và đậu các loại; đây là xu thế đúng, phù hợp với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng nhanh tỷ trọng cây trồng có mức thích nghi và hiệu quả kinh tế cao, giảm tỷ trọng các loại cây trồng kém hiệu quả. * Đất lâm nghiệp Tổng diện tích đất lâm nghiệp ở Krông Nô: 19.799,33 ha, chiếm 24,22% diện tích tự nhiên toàn huyện; trong đó, đất rừng sản xuất: 6.891,59 ha; đất rừng phòng hộ: 2.867,21 ha; đất rừng đặc dụng: 10.040,54 ha (Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung) [7]. Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện do Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh, Hạt Kiểm lâm, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung và UBND các xã Quảng Phú, Đăk Nang, Nâm Nung, Nâm N’Dir và Nam Đà quản lý. Ban Quản lý rừng phòng hộ đã giao khoán rừng và đất rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc nên chất lượng rừng khá tốt. Đến cuối năm 2017, độ che phủ trên địa bàn huyện đạt 32,9 % [7]. * Đất nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017 là 430,33 ha. Các xã có quy mô diện tích nuôi thủy sản khá lớn gồm: xã Đắk Drô (với diện 30,59 ha), Đức Xuyên, Quảng Phú và thị trấn Đắk Mâm. Các xã còn lại có quy mô nhỏ chiếm
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Bảng 2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Krông Nô giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: ha Số Diện tích So sánh: Loại hình sử dụng đất TT 2015 2017 Tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích đất nông nghiệp 73.097,5 73.068,01 - 29,49 1 Đất sản xuất nông nghiệp 52.813,5 52.763,24 -50,26 1.1 Đất trồng cây hàng năm 24.135,6 24.093,40 - 42,20 1.2 Đất trồng cây lâu năm 28.677,8 28.669,84 - 7,96 2 Đất lâm nghiệp 19.852,6 19.799,33 - 53,27 3 Đất nuôi trồng thủy sản 431,5 430,33 - 1,17 4 Đất nông nghiệp khác - 75,11 + 75,11 Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Krông Nô 3.2.3. Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Krông Nô giai đoạn 2015-2017 * Đất sản xuất nông nghiệp - Giai đoạn 2015 - 2017, đất sản xuất nông nghiệp giảm 50,26 ha; trong đó đất cây hàng năm giảm mạnh (giảm 42,20 ha), đất trồng cây lâu năm chỉ giảm 7,96 ha. Đất trồng cây hàng năm giảm do nhiều nguyên nhân; trong đó có nguyên nhân chính là do kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm sang cây lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su và một số loại cây ăn quả. Đất cây lâu năm giảm chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Trong nhóm đất nông nghiệp cũng có biến động chuyển sang đất nông nghiệp khác 75,1 ha tại xã Quảng Phú (đất xây dựng trang trại chăn nuôi bò công nghệ cao của Công ty Cổ phần Đức Long Gia Lai). - Cây trồng hàng năm phân bố đều trên các địa phương trong huyện với tổng diện tích 24.093,40 ha (2017). Những cây trồng hàng năm chủ yếu có diện tích lớn: ngô, lúa, sắn và rau đậu các loại. Diện tích trồng cây hằng năm phân bố chủ yếu tại các xã Nâm N’Đir, Buôn Choah, Đức Xuyên, Đắk Nang, Quảng Phú. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích một số cây hằng năm có xu hướng giảm do giá thành thấp, thị trường có nhiều biến động, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mang lại không cao; riêng rau các loại có xu hướng tăng nhằm phục vụ cho nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong huyện và khu vực Tây Nguyên. - Diện tích cây lâu năm là 28.669,84 ha (2017). Những cây trồng lâu năm chủ yếu có diện tích lớn: cà phê, cao su, điều. Đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao, được xác định là cây trồng chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích trồng cây lâu có xu hướng giảm; giai đoạn 2015 - 2017, giảm 7,96 ha chủ yếu do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa khu vực (chuyển sang đất ở và đất cụm công nghiệp thuộc 02 xã Đăk Drô và Nam Đà). - Cây ăn quả các loại trên địa bàn huyện bước đầu đã được hình thành, tuy có diện tích nhỏ nhưng đây là một trong những loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như: mít, bơ, xoài. Một số cây ăn trái bước đầu đã mang lại hiệu quả và thu nhập cao, người dân đầu tư và phát triển diện tích như sầu riêng, quýt ngọt, xoài, ổi... * Đất lâm nghiệp Trong giai đoạn 2015 - 2017, đất lâm nghiệp Krông Nô ít có sự biến động mạnh do huyện đã rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số 38/CT-CP của Chính phủ; quản lý, bảo vệ rừng theo Nghị Quyết số 11- NQ/TU ngày 06/5/2013 của Tỉnh ủy Đắk Nông về ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững [9]; tăng cường công tác trồng rừng ở khu vực đất chưa có rừng thuộc 84
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 xã Buôn Choah, xã Nam Đà nhằm đảm bảo các chức năng phòng hộ và bảo tồn ở khu vực có địa hình cao của huyện. * Đất nuôi trồng thủy sản Đất nuôi trồng thủy sản giảm 1,17 ha; từ 431,5 ha (năm 2015) còn 430,33 ha (năm 2017). Diện tích nuôi trồng thủy sản giảm do một số hạn chế: nguồn cung cấp nước ngọt cho các ao nuôi ở xã Đắk Drô và thị trấn Đắk Mâm gặp khó khăn, chưa có công trình dẫn nước trực tiếp từ hồ chứa nước nên chỉ sử dụng nuôi trong mùa mưa nhờ nước tự nhiên; do kỹ thuật nuôi còn nhiều bất cập nên nhiều diện tích nuôi thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là ở các hồ thủy lợi, ảnh hưởng không chỉ đến quy mô, năng suất và chất lượng thủy sản nuôi mà còn ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng; việc nuôi thủy sản trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển mang tính tự phát và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; ngoài ra còn do tác động của quá trình biến đổi khí hậu ở khu vực. 3.3. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Krông Nô Trong giai đoạn mới, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch của các ngành kinh tế khác thì diện tích đất nông nghiệp của huyện Krông Nô có xu hướng biến động; nhất là tác động của đô thị hóa, vấn đề di dân tự do và việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng... Đây thực sự là thách thức lớn của ngành nông nghiệp huyện. Do đó, cần có định hướng và giải pháp sử dụng đất hợp lý. 3.3.1. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp theo nhóm đất chính Nhìn chung, tài nguyên đất huyện Krông Nô có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp so với các huyện khác ở tỉnh Đắk Nông. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần bố trí các loại hình sử dụng nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của các nhóm đất của khu vực. - Nhóm đất đỏ vàng: Ở Krông Nô, đất đỏ vàng chiếm tỷ lệ diện tích lớn, phân bố ở hầu khắp các xã phía Bắc và vùng trung tâm huyện. Đất đỏ vàng là loại đất địa thành có độ phì tương đối cao; phần lớn diện tích lãnh thổ có địa hình thoải thuận lợi cho việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong sản xuất nông nghiệp. Trên nhóm đất này, hiện đang được sử dụng trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây lúa và hoa màu. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngoài cố định diện tích cây công nghiệp lâu năm hiện có; cần chuyển đổi diện tích lúa, ngô, đậu, sắn có hiệu suất thấp trên nhóm đất này sang trồng cây dài ngày; đặc biệt tăng diện tích các loại hình sử dụng cây lâu năm như hồ tiêu, cà phê, cao su; đồng thời cần bảo vệ diện tích rừng hiện có phân bố ở khu vực địa hình núi cao. - Nhóm đất dốc tụ thung lũng: Nhóm này có diện tích tương đối khá, diện phân bố rộng. Đất hình thành và phát triển từ các sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của vùng bazan nên có độ phì khá; hiện được sử dụng trồng lúa 1 - 2 vụ với năng suất và hiệu quả thấp. Trong tương lai, hướng sử dụng của loại đất này là xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm chuyển sang luân canh lúa - màu (1 lúa - 2 màu, 2 lúa - 1 màu) hoặc đào ao nuôi thủy sản, trồng cỏ nuôi bò, xây dựng mô hình VAC. - Nhóm đất đen: Chủ yếu là loại đất nâu thẫm trên đá bọt và đá bazan. Đất đen có độ phì khá cao; hạn chế lớn nhất của nhóm đất đen là tầng đất mỏng, tỷ lệ đá lẫn cao, gây trở ngại cho khâu làm đất. Hướng sử dụng của loại đất này ở Krông Nô thích hợp cho ngô, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả các loại. - Nhóm đất xám: Do đất xám phát triển trên đá macma acid, đá cát và phù sa cổ nên nghèo chất dinh dưỡng, thành phần cơ giới là cát, khả năng giữ nước và phân kém. Để đạt năng suất khá cần bón bổ sung thêm nhiều loại phân bón, đặc biệt là chất hữu cơ; do đó, mức đầu tư sẽ 85
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 cao cho cây trồng trên đất xám. Do phần lớn diện tích đất phân bố ở địa hình khá cao lại thiếu nguồn nước tưới nên đất xám ở Krông Nô hiện tại chủ yếu trồng 1 vụ lúa và 1 vụ màu ở vùng địa hình thấp. Hướng sử dụng loại đất này nên chuyển sang trồng một số loại cây lâu năm như điều, cây ăn quả và trồng rừng sản xuất với loại hình cây keo các loại; đồng thời cần bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung. - Nhóm đất phù sa: Ở Krông Nô, chủ yếu là đất phù sa ngòi suối, đất có độ phì khá. Hướng sử dụng trồng lúa 2 - 3 vụ/năm; đất còn thích hợp cho loại hình luân canh lúa + rau màu, ngô, đậu các loại, trồng cỏ làm thức ăn gia súc… Ngoài ra, còn có thể xây dựng mô hình VAC; đặc biệt, ở những nơi địa hình thấp, có thể lợi dụng nguồn nước để phát triển nuôi thủy sản nước ngọt. - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Đất hình thành trên tàn tích sa thạch, nơi địa hình có độ cao và độ dốc lớn thuộc vùng núi cao huyện Krông Nô; độ phì nhiêu thấp, thành phần cơ giới nhẹ, phù hợp với cây lâm nghiệp. Vì vậy, cần khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện có ở lâm phận phòng hộ và đặc dụng; tiến hành trồng và kinh doanh nghề rừng ở lâm phận sản xuất. - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Do đây là loại đất bị xói mạnh, lớp thực vật thưa thớt; để đảm bảo an toàn sinh thái môi trường, cần tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc cho khu vực này. 3.3.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng hợp lý đất nông nghiệp Việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp cần được định hướng theo không gian nhằm sử dụng tối ưu tiềm năng sinh thái lãnh thổ. Qua điều tra khảo sát, phân tích tổng hợp các đặc điểm đặc thù, sự phân hóa lãnh thổ và căn cứ vào các yếu tố: nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, đặc điểm lý, hóa tính và phân bố các loại đất trên địa bàn; nguồn nước, quy mô đồng ruộng và loại hình tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp phổ biến; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp; có thể phân chia lãnh thổ Krông Nô thành 3 tiểu vùng; mỗi tiểu vùng có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với nguồn lực lãnh thổ; đồng thời loại bỏ dần các mô hình sử dụng đất kém hiệu quả. * Tiểu vùng 1: Chiếm khoảng 39% diện tích tự nhiên; phân bố ở dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình ở phía Bắc và trung tâm huyện, nơi tập trung cư dân và các hoạt động nông nghiệp. - Đặc điểm đất đai: Có các loại đất chính: đất đỏ vàng, đất đen, đất dốc tụ, đất phù sa. Vùng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh; cả hiện tại và tương lai đều có định hướng phát triển đô thị, là trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện. Vùng có ưu thế phát triển cây công nghiệp lâu năm. - Hiện trạng sản xuất nông nghiệp: Phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm chủ yếu là lúa, rau màu các loại. - Định hướng sử dụng đất: Tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm với 4 cây chủ lực là cà phê, cao su, điều và hồ tiêu theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thật để thâm canh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; chuyển đổi cây hàng năm theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; bao gồm các loại cây: rau, hoa, cây cảnh; nuôi sinh vật cảnh, tạo cảnh quan môi trường nhằm thu hút khách du lịch; chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao đảm bảo tránh ô nhiễm môi trường; phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ nhu cầu của các khu đô thị và du lịch. * Tiểu vùng 2: Chiếm khoảng 51% diện tích tự nhiên; phân bố ở dạng địa hình núi trung bình và núi cao ở phía Nam và Tây Nam huyện. Vùng ít có ưu thế phát triển cây công nghiệp lâu năm. 86
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 - Đặc điểm đất đai: Có các loại đất chính: đất xám, đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi và đất xói mòn trơ sỏi đá. Hệ thống cơ sở hạ tầng của vùng còn nhiều bất cập, là nơi phân bố diện tích rừng phòng hộ lớn và có Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung; cả hiện tại và tương lai đều có định hướng là các hoạt động lâm nghiệp. - Hiện trạng sản xuất nông nghiệp: Loại hình sử dụng đất chính là trồng cây hàng năm, chăn nuôi và nghề rừng. - Định hướng sử dụng đất: Ổn định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiện có; thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng; trồng và kinh doanh rừng trồng ở lâm phận rừng sản xuất. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp ở tiểu vùng 2 không nhằm đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế mà chủ yếu là mục tiêu phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó góp phần gián tiếp vào phát triển kinh tế thông qua việc tạo cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường; đồng thời cần quan tâm công tác trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho cư dân ở vùng đất ít thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. * Tiểu vùng 3: Chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên; phân bố ở dạng địa hình đồi xen thung lũng dọc sông Krông Nô thuộc địa phận các xã Đức Xuyên, Buôn Chóah, Đắk Nang, Nâm Đ’Nir. - Đặc điểm đất đai: Có các loại đất chính: đất phù sa, đất dốc tụ thung lũng, đất đen và đất đỏ vàng. - Hiện trạng sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu trồng cây hàng năm như ngô, lúa, cây ăn quả các loại. - Định hướng sử dụng đất: Tiếp tục ổn định diện tích lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực khu vực; phát triển cây ngô, cây ăn quả, trồng cỏ nuôi bò; phát triển các vùng chăn nuôi tập trung với vật nuôi chủ yếu là bò và gia cầm. Đồng thời, việc bảo vệ diện tích rừng hiện có ở khu vực là vấn đề cần được quan tâm. 4. KẾT LUẬN Krông Nô là huyện có tiềm năng đất đai, trong đó nhóm đất đỏ vàng có nguồn gốc bazan (đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu vàng trên đá bazan) và đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất chiếm diện tích lớn, độ phì cao thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất nông lâm nhiệp, nhất là đối với loại hình sử dụng cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn cùng với sự gia tăng dân số và tác động của di dân tự do ở khu vực đã gây áp lực mạnh mẽ đến quá trình sử dụng đất. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và các loại hình sử dụng khác đã làm cho diện tích đất nông nghiệp huyện có nhiều biến động, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành sản xuất nông nghiệp địa phương. Để góp phần sử dụng hợp lý bền vững đất nông nghiệp huyện Krông Nô, bên cạnh những giải pháp chung và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp địa phương, cần có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo tiềm năng, đặc điểm tài nguyên đất và theo đặc điểm đặc thù của các tiểu vùng sinh thái khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2018). Niên giám thống kê năm 2017, Đắk Nông. [2] Hà Văn Hành, Nguyễn Hữu Ngữ (2016). Quy hoạch vùng và quy hoạch sử dụng đất, NXB Đại học Huế, Huế. 87
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 [3] Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Lê Văn Khoa (1995). Hệ sinh thái nông nghiệp với các vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [5] Lê Năm (2004). Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông- lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. [6] Trần An Phong (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho mục đích phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [7] UBND huyện Krông Nô (2018). Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai huyện Krông Nô năm 2017, Krông Nô. [8] UBND huyện Krông Nô (2015). Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2015 - 2020. [9] UBND huyện Krông Nô (2018). Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2017. [10] Nhiệm vụ, giải pháp năm 2018, Krông Nô. Title: RESEARCH ON CURRENT STATUS AND ORIENTATING PROPOSAL OF RATIONAL USE OF AGRICULTURAL LAND IN KRONG NO DISTRICT, DAK NONG PROVINCE Abstract: Krong No is a mountainous district of Dak Nong province covering an area of 81.374,2 hectas of which agricultural land occupies 89,8% particularlly. Its land is well-diversified and potential for the development of multiple types of agricultural use. However, there are still some disadvantages remained in the current status of land use and management, especially the frequent and significant change in agricultural area. On base of reseaching the potential land resources and the current usage status, this paper focuses on proposing orientation of rational use of agricultural land in Krong No district in the direction of sustainable development. Keywords: land resources, current status of land use, agricultural land, Krong No. 88
nguon tai.lieu . vn