Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THANH TRA GIÁM SÁT DỰA TRÊN RỦI RO – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Mai Thị Thanh Chung Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng ntmhanh.ntmh@gmail.com, maithithanhchung@gmail.com TÓM TẮT Bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết cho việc cải cách hệ thống thanh tra giám sát của mỗi quốc gia để có thể chống đỡ tốt hơn trước những rủi ro của hệ thống tài chính. Hiện nay, nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro để đáp ứng với tình hình mới cũng như tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Vì vậy, xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ở nước ta như thế nào cho hợp lý và hiệu quả đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trên cơ sở mô tả, phân tích kết hợp với nghiên cứu tình huống (Case study), bài viết tổng hợp những đặc điểm, quy trình cần thiết cho một hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro với các ví dụ minh họa từ các hệ thống thanh tra giám sát của Úc, Ấn Độ và Tanzania. Từ đó, dựa trên đặc điểm tình hình hệ thống TTGS của Việt Nam hiện tại, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro cho riêng mình. 1. Đặt vấn đề Vấn đề thanh tra giám sát (TTGS) hệ thống tài chính nói chung và các tổ chức tài chính (TCTC) nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách trong những năm gần đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo đó, ủy ban Basel cũng thực hiện điều chỉnh nhiều nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống tài chính hiệu quả nhằm tăng cường một hệ thống giám sát vững mạnh hơn. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng có những thay đổi, cải cách trong hệ thống TTGS của mình với những quy định, đòi hỏi thận trọng và khắt khe hơn. Không chỉ riêng những nền kinh tế phát triển quan tâm đến vấn đề thanh tra giám sát TCTC và hệ thống tài chính mà vấn đề này cũng là mối quan tâm hàng đầu ở các nước đang phát triển bởi tính đặc thù của các nền kinh tế này (Hà, Đoàn; Diễm, Phan, 2013). Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng ngày càng hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu hoá, do đó, hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng cũng đứng trước yêu cầu hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Vì vậy, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giám sát sao cho có hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế là vô cùng cần thiết. Trong những năm gần đây, hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày càng có những bước phát triển mới. Nhiều văn bản pháp luật, tài liệu chuyên ngành luật được điều chỉnh ngày một hoàn thiện để đáp ứng các hoạt động thực tiễn. Nổi bật gần đây là nghị định số 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành TCTC, trong đó đáng chú ý là sự thay đổi phương pháp thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang phương pháp thanh tra dựa trên rủi ro. Khung pháp lý thanh tra giám sát dựa trên rủi ro này đã được thực hiện ở nhiều quốc gia phát triển như OSFI ở Canada, APRA ở Úc, và PRA ở Anh... Do đó bài viết này nhằm mục tiêu nghiên cứu hệ thống thanh tra giám sát rủi ro của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện tổ chức, hoạt động thanh tra giám sát hướng tới việc thực hiện quy trình thanh tra giám sát dựa trên rủi ro này một cách hiệu quả và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. 114
  2. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các nguyên tắc thanh tra giám sát theo Basel Bảng 1. Tóm tắt các nguyên tắc Basel STT Tên nguyên tắc STT Tên nguyên tắc STT Tên nguyên tắc 1 Trách nhiệm, mục tiêu, 11 Quyền hạn trừng phạt và 21 Rủi ro quốc gia và quyền hạn khen thưởng của các thanh rủi ro chuyển đổi tra viên 2 Tính độc lập, trách nhiệm, 12 Giám sát hợp nhất 22 Rủi ro thị trường nguồn lực và bảo vệ pháp lí cho các thanh tra viên 3 Tính minh bạch và sự hợp 13 Quan hệ giữa cơ quan 23 Rủi ro lãi suất tác quản lý nhà nước nước sở trong sổ sách ngân tại và nước nguyên xứ hàng 4 Các hoạt động được phép 14 Bộ máy quản lí 24 Rủi ro thanh khoản 5 Tiêu chuẩn cấp phép 15 Quy trình quản trị rủi ro 25 Rủi ro hoạt động 6 Chuyển quyền sở hữu lớn 16 An toàn vốn tối thiểu 26 Kiểm tra và kiểm toán nội bộ 7 Giao dịch mua lại lớn 17 Rủi ro tín dụng 27 Báo cáo tài chính và kiểm toán độc lập 8 Phương pháp giám sát 18 Tài sản có rủi ro, dự phòng 28 Kế toán và công và dự trữ bố công khai 9 Kỹ thuật giám sát 19 Rủi ro tập trung và hạn 29 Lạm dụng các dịch chế tiếp xúc lớn vụ tài chính 10 Báo cáo giám sát 20 Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan Các nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả (gọi chung là nguyên tắc cơ bản) là tiêu chuẩn tối thiểu cho việc giám sát và quy định thận trọng an toàn cho các ngân hàng về hệ thống ngân hàng, được ban hành bởi ủy ban Basel về giám sát ngân hàng vào năm 1997. Các nguyên tắc này được sử dụng như là một chuẩn mực bởi các thanh tra viên để đánh giá chất lượng hệ thống giám sát của các ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, để tăng cường một hệ thống giám sát vững mạnh hơn, các nguyên tắc này được điều chỉnh lại gần đây nhất bởi ủy ban Basel vào tháng 10, năm 2006 với những quy định mới về nâng cao năng lực quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng (TCTD) và tăng cường giám sát trên cơ sở rủi ro đối với tập đoàn ngân hàng. Về cơ bản, một hệ thống giám sát ngân hàng của quốc gia thông thường phải đảm đương 4 nhóm nhiệm vụ chính như sau: một là, quy định và cấp phép thành lập; hai là, giám sát cẩn trọng vĩ mô; ba là, giám sát cẩn trọng vi mô: phân tích tác động và lợi ích – chi phí của cơ chế, chính sách quản lý hiện hành hoặc đang được đề xuất ban hành; phân tích, dự báo khuynh hướng phát triển của hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính trong cả nước, khu vực và quốc tế; quản lý rủi ro hệ thống; bốn là, phát triển hoạt động ngân hàng, bao gồm cả việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng. 115
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Các nguyên tắc cũng được sắp xếp lại: nguyên tắc 1-13 đề cập đến khả năng, trách nhiệm và chức năng giám sát, nguyên tắc 14-29 bao gồm những đòi hỏi thận trọng cần giám sát của ngân hàng, hệ thống quản trị, quản lí rủi ro cũng như sự tuân thủ các tiêu chuẩn, chỉ tiêu giám sát. 2.1.2. Giới thiệu chung về thanh tra giám sát dựa trên rủi ro Thanh tra giám sát dựa trên rủi ro (risk-based supervision, viết tắt RBS) là một quy trình thanh tra giám sát chủ động và mạnh mẽ đánh giá TCTC trên các mặt: Mức độ và xu hướng của rủi ro; hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro và khả năng tài chính (vốn) của TCTC để chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra. Mục tiêu chính của RBS là tập trung vào các hoạt động hoặc các định chế tài chính gây ra những rủi ro lớn nhất cho hệ thống tài chính, và việc đánh giá quy trình quản trị để nhận biết, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro. Do đó, nó cho phép các cơ quan TTGS đạt được mục tiêu và ưu tiên các nguồn lực sẵn có dựa trên mức độ rủi ro. Vì vậy, ưu điểm của hệ thống này là khả năng chủ động ứng phó với rủi ro, khả năng dự báo về chiều hướng rủi ro trong tương lai, khả năng thanh tra giám sát liên tục, khả năng tập trung, sử dụng hiệu quả nguồn lực. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp mô tả, phân tích kết hợp với nghiên cứu tình huống (Case study) hệ thống giám sát rủi ro của một vài nước trên thế giới. Hiện nay, khung pháp lí giám sát dựa trên rủi ro được áp dụng bởi các cơ quan thanh tra giám sát của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển như OSFI của Canada, APRA của Úc, cục dự trữ liên bang Mĩ, NHTW Hà Lan, NHTW Ai-len, NHTW Tanzania, NHTW Ấn Độ và PRA của Anh. Để có những đánh giá toàn diện, tác giả thực hiện nghiên cứu hệ thống RBS với các ví dụ minh họa từ NHTW Ấn Độ và Tanzania (hai quốc gia đang phát triển) cùng với hệ thống RBS của cơ quan quy tắc thận trọng APRA - Úc. 3. Thực trạng hệ thống thanh tra giám sát của Việt Nam 3.1. Cấu trúc Hiện nay, Việt Nam đang tổ chức mô hình giám sát tài chính theo cơ chế phân tán dựa trên thể chế. Trong đó, NHNN thực hiện thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện giám sát chứng khoán và Cục Bảo hiểm thực hiện giám sát các cơ quan bảo hiểm. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng còn chịu sự giám sát của cơ quan Bảo hiểm tiền gởi Việt Nam theo các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gởi. Cuối cùng, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia – cơ quan trực thuộc Chính phủ - thực hiện chức năng giám sát an toàn vĩ mô bằng cách kết nối thông tin từ các tổ chức giám sát chuyên ngành, tổng hợp báo cáo và tư vấn cho Chính phủ đối với các vấn đề liên quan đến ổn định hệ thống tài chính. CHÍNH PHỦ UBGSTC NHNN Bộ TC UBCKNN Cục BH BHTG TCTD CK BH Hình 1: Sơ đồ mô hình giám sát tài chính của Việt Nam 116
  4. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 3.2. Nội dung hoạt động thanh tra giám sát Đối với hệ thống các NHTM, hai phương pháp thanh tra giám sát chính được áp dụng là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trong đó, nội dung giám sát từ xa bao gồm việc thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát; xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh bảo về giám sát ngân hàng. Hoạt động quan trọng nhất của công tác giám sát từ xa là phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD, rủi ro mang tính hệ thống, thực hiện xếp hạng các TCTD hằng năm theo hệ thống các tiêu chí CAMELS; phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng TCTD, hệ thống các TCTD, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Trên cơ sở đó, bộ phận giám sát từ xa đưa ra các kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật. Các nội dung thanh tra tại chỗ bao gồm kiểm tra, đánh giá tổ chức của TCTD; kiểm tra kế toán và phân tích tài sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản; kiểm tra vốn của TCTD; kiểm tra kết quả tài chính; kiểm tra sự tuân thủ luật pháp; kiểm tra hoạt động quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo. Đây là cách thanh tra truyền thống - thanh tra tuân thủ - phần lớn tập trung vào việc quyết định điều kiện tài chính hiện tại của một ngân hàng, dựa trên dữ liệu tài chính quá khứ và định lượng các vấn đề hiện tại của ngân hàng thông qua việc sử dụng quy trình đánh giá giống như của kiểm toán. Đối với thị trường chứng khoán, UBCKNN thực hiện các hoạt động giám sát trực tiếp, thường xuyên theo dõi sát sao các diễn biến trên thị trường để kịp thời phát hiện một số hành vi vi phạm thao túng thị trường, từ đó, tạo lập được hệ thống hồ sơ giám sát. Trước những biến động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến thị trường chứng khoán, UBCKNN đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm tăng cường tính minh bạch hóa thông tin, góp phần ổn định thị trường. Đối với thị trường bảo hiểm, khi gia nhập WTO, các thể chế quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện. Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn cố gắng nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, củng cố bộ máy tổ chức thông qua cổ phần hóa, niêm yết và chuyển đổi mô hình công ty mẹ - công ty con, đặc biệt là mô hình tập đoàn tài chính. Khung pháp lý cho việc giám sát thị trường bảo hiểm thời gian qua cũng dần được hoàn thiện, thể hiện nhiều phương diện giám sát khác nhau như khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư, thu chi tài chính. 3.3. Một số bất cập của hệ thống giám sát tài chính hiện tại Về cơ cấu tổ chức, mô hình giám sát của Việt Nam chưa thể hiện rõ cấu trúc cụ thể, vừa có bóng dáng của cơ quan giám sát chuyên ngành vừa có bóng dáng của cơ quan giám sát hợp nhất (PGS.TS. Đoàn T. Hà, Phan T.T. Diễm, 2013). Mô hình thanh tra giám sát của nước ta vẫn còn mang nặng đặc tính phân tán theo chuyên ngành. Điều này sẽ gây khó cho việc giám sát chặt chẽ các định chế tài chính khi mà các định chế tài chính đang có xu hướng phát triển thành các tập đoàn tài chính. Thêm vào đó, cơ chế phối hợp giữa cơ quan Thanh tra, giám sát Trung ương với cơ quan Thanh tra địa phương vẫn còn chưa chặt chẽ và chưa đi theo cơ chế chiều dọc. TCTD vẫn còn phải đồng thời chịu nhiều sự quản lý từ nhiều cơ quan khác nhau, gây ra những vấn đề khó khăn cho việc thanh tra giám sát ngân hàng trên cơ sở hợp nhất. Về nội dung hoạt động thanh tra giám sát, thứ nhất, mặc dù công tác giám sát từ xa đã được chú trọng hơn và được sử dụng kết hợp với thanh tra tại chỗ nhưng vẫn chưa có cơ chế phối hợp giữa hai phương pháp này để gia tăng tính hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát và tối ưu hóa nguồn lực. Thứ hai, phương pháp thanh tra tuân thủ không giúp các thanh tra viên đánh giá, đo 117
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG lường và giảm thiểu rủi ro của các TCTD. NHNN cũng không thể đánh giá liên tục mà chỉ có thể đánh giá được tình hình của các TCTD theo thời điểm và chỉ xem xét được hiệu quả hoạt động trong quá khứ của các TCTD chứ không đánh giá được hiệu quả hoạt động trong tương lai. Trên cơ sở đó, phương pháp thanh tra tuân thủ tập trung vào việc né tránh rủi ro thay vì giảm thiểu bớt rủi ro cho hệ thống. Thứ ba, kế hoạch và quy trình thanh tra được chuẩn hóa cho toàn bộ các TCTD trong hệ thống, nên nguồn lực có hạn sẽ bị phân tán thay vì được sử dụng tập trung để giải quyết những lĩnh vực có khả năng gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Điều này gây lãng phí nguồn lực thanh tra. Cuối cùng, cơ chế giám sát từ xa hiện nay đã được sử dụng, tuy nhiên chỉ mới áp dụng cho các ngân hàng chứ chưa áp dụng đồng bộ cho các TCTC khác. Tình hình này có thể gây ra sự mất cân đối trong việc đánh giá rủi ro các TCTC trong hệ thống tài chính nước ta. Về khung pháp lý cho hoạt động thanh tra giám sát, một trong những khó khăn lớn nhất là hoạt động của TCTD được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, những văn bản này còn thiếu sự đồng bộ, dẫn đến những căn cứ cho các kết luận thanh tra giám sát đôi khi bị chồng chéo, không chặt chẽ. Bên cạnh đó, hiện nay, nước ta đang chuyển dần sang cơ chế thanh tra giám sát dựa trên rủi ro theo nghị định số 26/2014/NĐ-CP, nhưng cho đến nay, các quy định để hỗ trợ việc thực thi phương pháp này vẫn chưa được ban hành. Ngoài ra, quy định về kế toán của Việt Nam vẫn chưa thật phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, gây ra những khó khăn nhất định cho việc tính toán các tiêu chí trong thanh tra giám sát. Về chất lượng đội ngũ thanh tra viên, việc chuyển đổi sang cơ chế thanh tra giám sát dựa trên rủi ro mới chỉ được thực hiện ở những bước đầu, chưa có những quy chế, hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng phương pháp này, nên đội ngũ thanh tra viên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm về các nghiệp vụ thanh tra giám sát liên quan như là kỹ năng xác định rủi ro, kỹ năng lập ma trận rủi ro… 4. Kinh nghiệm thanh tra giám sát dựa trên rủi ro của một số nước trên thế giới Do đặc thù của mỗi quốc gia cũng như mức độ can thiệp của chính phủ, hệ thống thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro ở mỗi nước có những điểm khác nhau nhưng qua việc nghiên cứu, so sánh hệ thống thanh tra giám sát rủi ro của một số nước trên thế giới thì thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là một quy trình liên tục gồm 6 bước cơ bản sau: Bước một là thiết lập hồ sơ tổng quan về TCTC để thấu hiểu và có cái nhìn toàn diện về mặt tổ chức, cấu trúc quản trị, điểm mạnh, điểm yếu cũng như tình hình rủi ro của mỗi TCTC. Bước hai là đánh giá rủi ro của các TCTC thông qua việc phân tích và lượng hóa khả năng rủi ro vỡ nợ xảy ra, tác động của rủi ro và những thay đổi về mức độ rủi ro, từ đó thiết lập được ma trận rủi ro để đo lường và đánh giá. Đây là một trong những bước quan trọng nhất của quy trình thanh tra giám sát dựa trên rủi ro. Việc đánh giá chính xác và phù hợp rủi ro mà TCTC gặp phải hoặc có thể đối mặt là bước khởi đầu quan trọng cho một quy trình giám sát chặt chẽ và chính xác. Quá trình này được thực hiện bằng các hệ thống đánh giá rủi ro khác nhau của mỗi quốc gia nhằm xây dựng nên một ma trận rủi ro (risk matrix). Ở hầu hết các hệ thống RBS của các quốc gia, ma trận rủi ro bao gồm xác suất vỡ nợ (hay còn gọi là rủi ro thất bại) của TCTC và tác động của rủi ro vỡ nợ (hay tác động của thất bại) lên hệ thống tài chính. Rủi ro đối với đối tượng giám sát = xác suất vỡ nợ x tác động của vỡ nợ Trong đó, xác suất vỡ nợ được xác định như sau: Thứ nhất là xếp hạng các rủi ro nội tại (inhenrent risk) theo các cấp độ thông qua việc đánh giá tất cả các khía cạnh, phổ biến là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và đầu tư, rủi ro bảo hiểm, rủi ro quản lí, chiến lược và kế hoạch, vốn, lợi nhuận, khả năng 118
  6. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" tiếp cận vốn… Mỗi loại rủi ro nên được sắp xếp theo các hoạt động quan trọng để giúp thanh tra viên trong việc nhận dạng các rủi ro gắn liền trong mỗi hoạt động. Thứ hai là đánh giá chất lượng quản lí rủi ro cho TCTC theo mỗi nhóm rủi ro, từ đó đưa ra xếp hạng chất lượng quản lí rủi ro. Thứ ba là quyết định rủi ro ròng tống hợp: Rủi ro ròng tổng hợp được gắn với một trọng số có ý nghĩa dựa trên sự cân bằng giữa xếp hạng rủi ro nội tại và chất lượng hệ thống quản lí rủi ro của mỗi tổ chức tài chính. Thứ tư là quyết định mức độ rủi ro toàn diện cho TCTC dựa trên tổng các rủi ro ròng có trọng số. Tác động của vỡ nợ được xác định một cách thích hợp trên cơ sở quy mô (bảng cân đối kế toán trong và ngoài bảng) và cấu trúc của TCTC, mối quan hệ và sự liên kết của nó với các TCTC khác trong thị trường, mức độ thống trị trong hệ thống thanh toán… Đối với hệ thống RBS của NHTW Ấn Độ (Reserve Bank of India – RBI), ma trận rủi ro bao gồm rủi ro vỡ nợ của TCTC và tác động của việc vỡ nợ này lên hệ thống tài chính, được xác định thông qua chỉ số rủi ro – tác động: Chỉ số rủi ro – tác động = (xếp hạng rủi ro vỡ nợ toàn diện của TCTC x xếp hạng tác động của vỡ nợ)2 Bảng 2. Ma trận đánh giá để xếp hạng rủi ro vỡ nợ toàn diện của NHTW Ấn Độ Ma trận đánh giá rủi ro Rủi ro ròng tổng hợp Rủi ro giám sát Rủi ro ròng Trọng và quản trị số (85%) (15%) Giám sát và quản trị Rủi ro nội tại Rủi ro quản lí Nhóm rủi Rủi ro tín dụng 30% 70% 30% ro Rủi ro thị trường 20% 70% 30% Rủi ro hoạt động 20% 70% 30% Rủi ro thanh khoản 20% 70% 30% Rủi ro trụ cột 2 10% 70% 30% Cụ thể: Rủi ro ròng tổng hợp sẽ được đánh giá trên thang đo liên tục từ 0 – 4 dựa trên cơ sở tính toán sau: Rủi ro ròng tổng hợp = 0.85 (0.3 Rủi ro ròng (tín dụng) + 0.2 Rủi ro ròng (thị trường) + 0.2 Rủi ro ròng (hoạt động) + 0.2 Rủi ro ròng (thanh khoản) + 0.1 Rủi ro ròng (trụ cột 2) ) + 0.15 Rủi ro giám sát và quản trị Trong đó, rủi ro ròng của mỗi nhóm được xác định như sau: Rủi ro ròng = 70% Rủi ro nội tại + 30% Rủi ro quản lí Từ đó, ta có được rủi ro vỡ nợ của TCTC được xếp hạng từ 0 - 4 như sau: Rủi ro vỡ nợ toàn diện (0 – 4) = 0.2 (rủi ro ròng tổng hợp^2 + sự có sẵn của vốn) 119
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 3: Đánh giá tác động của vỡ nợ ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG Các thông số Các chỉ báo Thang Trọng đo số Các hoạt động chéo về thẩm quyền Các tuyên bố chéo về thẩm 0-4 10% (cross-jurisdictional activity) quyền Các khoản nợ chéo về thẩm quyền Quy mô Tổng các khoản mục được sử 0-4 20% dụng để tính tỷ lệ đòn bẩy theo Basel III Sự liên kết lẫn nhau Các tài sản của hệ thống tài chính 0-4 25% nội bộ Các khoản nợ hệ thống tài chính nội bộ Tỷ lệ tài trợ bán buôn Thiếu khả năng thay thế về cơ sở hạ tầng Các khoản thanh toán được bù 0-4 25% (hệ thống thanh toán…) của tổ chức tài trừ và thanh toán thông qua hệ chính thống thanh toán Sự phức tạp Giá trị danh nghĩa của các chứng 0-4 20% khoán phái sinh trên thị trường OTC Các chứng khoán kinh doanh và 0-4 20% chứng khoán sẵn sàng bán Đánh giá mức độ tác động 0-4 100% Bảng 4: Ma trận chỉ số rủi ro - tác động của RBI Ma trận chỉ số tác động của rủi ro Rủi ro vỡ nợ Đánh giá tác động 16 64 144 256 9 36 81 144 4 16 36 64 1 4 9 16 Giám sát cơ bản Giám sát chặt chẽ Giám sát chủ động Hành động điều chỉnh Đối với hệ thống RBS của NHTW Tanzania (Bank Of Tanzania - BOT), ma trận rủi ro được thiết lập thông qua hệ thống đánh giá rủi ro giám sát SRAF (Supervisory risk assessment framework). Theo SRAF, có 4 mức độ cho xếp hạng rủi ro nội tại là rất nhỏ, vừa, có ý nghĩa và cao 120
  8. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" tương ứng với xếp hạng 1, 2, 3, 4. Chất lượng quản lí rủi ro sẽ được xếp hạng: mạnh, đầy đủ, không đầy đủ và yếu tương ứng với xếp hạng 1, 2, 3 và 4. Từ đó, quyết định rủi ro ròng tổng hợp dựa trên xếp hạng rủi ro nội tại và chất lượng quản lí rủi ro. Cũng có 4 mức độ xếp hạng rủi ro ròng tổng hợp là rất nhỏ, vừa, có ý nghĩa và cao. Bảng 5: Quyết định xếp hạng rủi ro ròng tổng hợp của BOT Xếp hạng rủi ro nội tại Chất lượng quản lí rủi ro Mạnh Đủ Không đủ Yếu Rất nhỏ Rất nhỏ Vừa Vừa Có ý nghĩa Vừa Vừa Vừa Có ý nghĩa Có ý nghĩa Có ý nghĩa Vừa Có ý nghĩa Có ý nghĩa Cao Cao Có ý nghĩa Có ý nghĩa Cao Cao Sau đó, rủi ro được dự báo cho 12 tháng tiếp theo với mức độ tăng lên, giảm xuống hay ổn định. Một khi rủi ro ròng tổng hợp cho mỗi nhóm được quyết định, đánh giá rủi ro toàn diện cho TCTC được thực hiện. Đây là bước cuối cùng trong quá trình tạo ra ma trận rủi ro. Xếp hạng rủi ro tòan diện dựa trên trung bình trọng số của các rủi ro tổng hợp, trong đó, trọng số trần là 40% và trọng số sàn là 5%. Bảng 6: Ma trận rủi ro của hệ thống RBS từ NHTW Tanzania Hệ số chất Hệ số rủi Hệ số rủi ro Hệ số rủi Trọng Dự báo Loại rủi ro lượng quản lí ro tổng tổng hợp có ro cố hữu số rủi ro rủi ro hợp trọng số 3 (có ý 3 (có ý Rủi ro tín dụng 2 (đủ) 25% 0.75 Tăng nghĩa) nghĩa) Rủi ro thanh 1 (thấp 2 (vừa) 1 (mạnh) 40% 0.40 ổn định khoản nhất) 3 (có ý 3 (có ý Rủi ro thị trường 2 (Đủ) 10% 0.2 Giảm nghĩa) nghĩa) 1 (thấp Rủi ro hoạt động 15% 0.15 ổn định nhất) Rủi ro chiến ổn định 2 (Vừa) 5% 0.10 lược Rủi ro tuân thủ 2 (vừa) 5% 0.10 ổn định Tổng 100% 2 Xếp hạng rủi ro toàn diện và dự Vừa ổn định báo Đối với hệ thống RBS của cơ quan APRA – Úc, đánh giá rủi ro của TCTC được vận hành dựa trên Hệ thống Xếp hạng Xác xuất thất bại và Xếp hạng tác động (Probability of Affect and Impact risk system - PAIRS). PAIRS bao gồm 2 phần chính: rủi ro vỡ nợ (probability of failure) và tác động của vỡ nợ (impact of failure). 121
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 7: Xác định rủi ro vỡ nợ toàn diện theo PAIRS Nhóm Rủi ro Quản lí và Rủi ro ròng Trọng số có ý nội tại kiểm soát nghĩa Ban giám đốc (0-4) % Ban quản lí (0-4) % Rủi ro quản trị (0-4) % Chiến lược và kế hoạch (0-4) (0-4) (0-4) % Rủi ro thanh khoản (0-4) (0-4) (0-4) % Rủi ro hoạt động (0-4) (0-4) (0-4) % Rủi ro tín dụng (0-4) (0-4) (0-4) % Rủi ro thị trường và đầu tư (0-4) (0-4) (0-4) % Rủi ro bảo hiểm (0-4) (0-4) (0-4) % Tổng rủi ro ròng (0-4) 100% Thặng dư vốn (0-4) % Lợi nhuận (0-4) % Tiếp cận vốn thêm vào (0-4) % Tổng nhóm hỗ trợ vốn (0-4) 100% Rủi ro vỡ nợ toàn diện (0-4) Từ kết quả xếp hạng rủi ro nội tại, đánh giá chất lượng và trọng số ý nghĩa của các nhóm khác nhau, ta có được rủi ro vỡ nợ toàn diện được xếp hạng từ 0 – 4 với 5 cấp độ: thấp (0-1), trung bình thấp (1.1-1.5), trung bình cao (1.51-2), cao (2.1-3), rất cao (3.1-4). Trong khi đó, tác động của thất bại bao gồm 2 yếu tố: Xếp hạng tác động: là một sự đánh giá mô tả các hậu quả tiêu cực tiềm tàng bởi sự thất bại của tổ chức tài chính. Thang đo của xếp hạng tác động gồm thấp, vừa, cao và rất cao. Chỉ số tác động: được rút ra chiếu theo tổng tài sản của mỗi tổ chức. Nó được tính toán để tạo ra một chỉ số tương đối tương tư như chỉ số xác suất. Bước ba là lên kế hoạch và cụ thể hóa các hoạt động thanh tra giám sát. Ma trận rủi ro là cơ sở để đề ra kế hoạch TTGS cho mỗi tổ chức tài chính. Các đánh giá rủi ro khác nhau sẽ quyết định mức độ TTGS khác nhau cho các đối tượng thanh tra và mỗi mức độ tương ứng với các hành động TTGS khác nhau. Đối với hệ thống RBS của NHTW Ấn Độ (Reserve Bank of India – RBI), có 4 cấp độ can thiệp tùy theo mức độ đánh giá rủi ro của mỗi TCTC (Xem bảng 4). Mỗi cấp độ tương ứng với các hành động TTGS khác nhau. Một là, giám sát cơ bản áp dụng cho TCTC có ít rủi ro cũng như sự vỡ nợ của chúng chỉ có những tác động có giới hạn đến hệ thống tài chính. RBI sẽ chỉ thực hiện duy nhất 1 chuyến thanh tra tại chỗ mỗi năm, bên cạnh những cuộc viếng thăm thời gian ngắn. Hai là, giám sát chặt chẽ: áp dụng cho các TCTC có khả năng gây ra rủi ro cao hơn và sự vỡ nợ của nó cũng gây ra những tác động lớn hơn đối với sự ổn định tài chính. Các hoạt động TTGS bao gồm tăng cường giám sát từ xa với việc tăng tần số các yêu cầu báo cáo, thanh tra tại chỗ có thể là 2 năm một lần, các cuộc viếng thăm một hoặc nhiều lần để xem xét các lĩnh vực rủi ro cụ thể. Ba là, giám sát chủ động áp dụng cho các TCTC dễ bị tổn thưởng bởi tình hình kinh tế và kinh doanh bất lợi và gây ra mối quan ngại lớn về độ an toàn và lành mạnh. Những hoạt động 122
  10. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" TTGS bao gồm thanh tra tại chỗ thường niên để đánh giá các lĩnh vực rủi ro có mức độ cao và trung bình, mở rộng phạm vi kiểm toán độc lập, mở rộng việc kiểm tra các giao dịch, xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro, thực hiện những cuộc viếng thăm trong thời gian ngắn. Cuối cùng, hoạt động điều chỉnh áp dụng cho những TCTC gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với mục tiêu TTGS của RBI và sự vỡ nợ của chúng là vô cùng nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính. Những TCTC này luôn được đặt dưới chế độ theo dõi liên tục. Các hoạt động bao gồm các chuyên gia độc lập đánh giá triệt để và kỹ lưỡng chất lượng của các khoản vay, chứng khoán, giá trị tài sản, mức dự trữ v.v… và có thể yêu cầu các nhà quản trị và ban giám đốc của TCTC xem xét các giải pháp như là tái cấu trúc hoặc tìm kiếm một đối tác tiềm năng để sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại. Thanh tra tại chỗ được tiến hành trên cơ sở hàng năm với phạm vi rộng bao quát các lĩnh vực rủi ro quan trọng, kiểm tra các giao dịch. Đối với hệ thống RBS của NHTW Tanzania (BOT), một kế hoạch giám sát hàng năm được chuẩn bị cho mỗi tổ chức. Tùy thuộc vào mức độ đánh giá rủi ro của mỗi tổ chức mà tất cả các kĩ thuật giám sát có được áp dụng hay không. Nhưng với mức độ cơ bản nhất, tất cả các TCTC đều phải chịu giám sát từ xa và các buổi họp, làm việc được lên kế hoạch. Các kĩ thuật giám sát khác nhau được sử dụng bao gồm thanh tra tại chỗ trên phạm vi toàn hệ thống của mỗi TCTC dựa trên việc đánh giá các yếu tố CAMELS của tổ chức và hệ thống quản lí rủi ro, được thực hiện ít nhất 18 tháng/lần; thanh tra có mục tiêu: không bao phủ hết toàn bộ các yếu tố CAMELS mà chỉ tập trung vào những bộ phận cụ thể, hoặc chỉ tập trung vào rủi ro, chẳng hạn như chỉ thanh tra các khoản cho vay, hay rủi ro hoạt động; các buổi họp và làm việc thường xuyên với ban quản trị của tổ chức về hiệu quả tài chính, hồ sơ rủi ro, chiến lược, cạnh tranh thị trường…; thanh tra bất thường; liên lạc với kiểm toán nội bộ để có thêm thông tin, thảo luận các vấn đề đáng lưu tâm hay những hành động cần được thực hiện trong quá trình giám sát; họp và làm việc với kiểm toán độc lập; giám sát từ xa. Bảng 8: Mối quan hệ giữa xếp hạng rủi ro và thủ tục thanh tra được áp dụng tại BOT Xếp hạng rủi ro thấp nhất Xếp hạng rủi ro trung Xếp hạng rủi ro cao nhất bình-cao Đánh giá trung tâm phạm Đánh giá trung tâm chuẩn Đánh giá trung tâm chuẩn kết hợp với vi hẹp xem xét kiểm tra lại chi tiết hơn Đối với hệ thống RBS của cơ quan APRA – Úc, hệ thống phản ứng và giám sát SOARS (Supervisory Oversight and Response System) được sử dụng để quyết định mức độ mà những hoạt động giám sát nên được thực hiện dựa theo đánh giá rủi ro PAIRS. SOARS bao gồm 4 quan điểm giám sát theo cấp độ nghiêm trọng tăng dần dựa trên sự kết hợp xác suất thất bại và tác động thất bại từ PAIRS như sau: Bảng 8: Cấp độ giám sát theo SOARS - Úc Xác suất thất bại Thấp TB thấp TB cao Cao Rất cao Rất cao Tác động thất bại Cao TB Thấp 0 1 1.5 1.75 2 2.5 3 4 Giám sát bình thường Giám sát chặt chẽ Cải thiện ủy thác Tái cấu trúc 123
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bước 4 là thực hiện thanh tra tại chỗ. Đối với hệ thống RBS của NHTW Ấn Độ (RBI), thanh tra tại chỗ tập trung vào những lĩnh vực gây quan ngại cụ thể trong một TCTC và xem xét toàn diện về hệ thống quản trị rủi ro nội bộ TCTC, việc quản trị trong lĩnh vực đó và việc kiểm tra các giao dịch với một mức độ phù hợp, tương xứng với các loại rủi ro khác nhau. Việc phân phối các nguồn lực thanh tra giám sát bao gồm thành phần đội thanh tra, các yêu cầu về chuyên gia rủi ro, thời gian thanh tra, v.v… sẽ được quyết định dựa trên các mục tiêu của thanh tra tại chỗ. Đối với hệ thống RBS của NHTW Tanzania (BOT), ban thanh tra chịu trách nhiệm chuẩn bị một bản kế hoạch thanh tra dựa trên rủi ro nhằm nhận dạng phạm vi, mục tiêu và các hoạt động cốt lõi của việc thanh tra. Thanh tra tại chỗ được thực hiện theo phương pháp Top-down, bao gồm việc điểm lại hệ thống quản lý rủi ro nội bộ và kiểm tra các giao dịch. Bản kế hoạch này cần được thực hiện tương thích với quy mô, sự phức tạp và xếp hạng hiện thời của mỗi TCTC. Bước 5 là báo cáo kết luận thanh tra, cập nhật lại vào hồ sơ của TCTC. Cuối cùng, bước 6 là bảo đảm chất lượng giám sát sau thanh tra. Bước này nhất thiết phải được thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra giám sát cũng như theo dõi việc thực thi các giải pháp TTGS của mỗi TCTC sau thanh tra. Sự tuân thủ các kế hoạch thanh tra được cơ quan TTGS kiểm soát liên tục để đảm bảo kế hoạch thanh tra được các đối tượng thực hiện đúng tiến độ và đúng hướng dẫn. Báo cáo thanh tra hàng quý cần phải gởi đến NHTW đúng thời gian quy định. Trong trường hợp của RBI, người ta đã phát triển cơ chế đánh giá chất lượng của quá trình thanh tra bằng quy trình đánh giá và xem xét lại (Supervision Review and Evaluation Process – SREP) 5. Kiến nghị Từ thực trạng hệ thống TTGS của Việt Nam và quá trình nghiên cứu hệ thống RBS của một số nước trên thế giới, một số kiến nghị được đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình xây dựng hệ thống TTGS dựa trên rủi ro (RBS) cho Việt Nam. Thứ nhất là hoàn thiện cơ cấu tổ chức cơ quan TTGS. Thay vì duy trì cấu trúc như hiện tại (NHNN giám sát các NHTM, Cơ quan giám sát chứng khoán giám sát các công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán, Cơ quan giám sát bảo hiểm giám sát các công ty bảo hiểm), nên xây dựng một cơ quan giám sát hợp nhất để phù hợp với xu hướng tăng lên của các tập đoàn tài chính, sự xuất hiện của các tập đoàn TCTC, tạo sự linh hoạt trong quản lý, tăng tính hiệu quả trong điều tiết, nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo tiền đề để phát triển đội ngũ thanh tra viên chuyên nghiệp và là cơ sở để nâng cao giám sát xuyên biên giới. Thay đổi cơ cấu của cơ quan TTGS dần dần cho phù hợp với phương thức thanh tra mới, tăng cường việc kết hợp hai bộ phận thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa để nâng cao hiệu quả TTGS. Thứ hai là đảm bảo cơ sở pháp lý. NHNN và cơ quan TTGS cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với phương thức thanh tra mới nhằm đảm bảo về mặt pháp lý khi thúc đẩy hệ thống RBS. Đề ra lộ trình thay đổi phương pháp thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang phương pháp thanh tra dựa trên rủi ro. Thứ ba là xây dựng mô hình RBS phù hợp với Việt Nam. Cần phải xác định rõ các thông tin cần thiết cho việc thiết lập hồ sơ TCTC sao cho đáp ứng đầy đủ nhu cầu giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; xác định rõ các rủi ro mang bản chất của hệ thống tài chính Việt Nam và trọng số cho các rủi ro đó đối với từng loại tổ chức tài chính, trên cơ sở đó thiết lập ma trận đánh giá rủi ro phù hợp. Xác định rõ các mức độ chuyên sâu trong công tác TTGS tương ứng với từng mức độ rủi ro, có cơ chế phân công thanh tra viên thích hợp để tối ưu hóa nguồn lực có hạn và đạt được hiệu quả trong công tác thanh tra. Xây dựng quy trình cụ thể cho công tác thanh tra tại chỗ theo phương pháp thanh tra mới, cơ chế đánh giá sau thanh tra nhằm đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra giám sát cũng như theo dõi việc thực thi các giải pháp TTGS của mỗi TCTC. 124
  12. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Thứ tư là nâng cao hiệu quả tập hợp dữ liệu thông qua việc đảm bảo có đầy đủ quy định pháp lý để tập hợp dữ liệu từ tổ chức tài chính. Giải thích cho các bên liên quan hiểu rõ tại sao cần thiết để thu thập dữ liệu này và thu thập để làm gì. Mở rộng các kênh thu thập dữ liệu: từ kiểm toán độc lập, phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo giám sát từ xa, các cuộc họp và thảo luận thường xuyên với ban quản trị, ban kiểm tóan nội bộ của TCTC…Cùng với đó là xây dựng hệ thống thông tin cho giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ: kho lưu trữ dữ liệu và thông tin, phân tích dữ liệu, kho lưu trữ các đánh giá… Thứ năm là triển khai cung cấp thông tin tới các tổ chức tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn việc thực thi RBS và các quy định yêu cầu đối với các TCTC khi áp dụng RBS. Thực hiện trao đổi liên tục với các TCTC, để các TCTC hiểu rõ hơn về mối quan hệ mới với cơ quan TTGS cũng như hiểu về yêu cầu cung cấp thông tin nhưng đảm bảo thông tin được cung cấp dưới luật bảo mật. Cuối cùng là tăng cường đào tạo nhân lực thanh tra nhằm đảm bảo việc đào tạo các thanh tra viên từ nguyên lý RBS đến quy trình thực hiện. Sử dụng nhân viên hiện có của cơ quan TTGS nhằm tối thiểu hóa chi phí kếp hợp với việc sử dụng chuyên gia quốc tế và yêu cầu những sự hỗ trợ đào tạo quốc tế từ World Bank, IMF… 6. Kết luận Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro là sự cải cách cần thiết cho công tác thanh tra giám sát tài chính ở nước ta. Để có thể có hướng đi đúng đắn trong việc thiết lập hệ thống này, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước là cần thiết. Dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu về các hệ thống RBS, bài viết đã tổng kết được những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống RBS, rút ra những kinh nghiệm và đề xuất những khuyến nghị cho ngân hàng, góp phần xây dựng hệ thống RBS thích hợp và hiệu quả cho Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] The APRA Supervision Blueprint, 2010. Available at www.apra.gov.au [2] Risk- based supervision framework, NHTW Tanzania, tháng 8, 2010. [3] Core Principles for Effective Banking Supervision, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, tháng 9, 2012. [4] ThS. Nguyễn Thanh Nghị, ThS. Nguyễn Hữu Mạnh (2013), Hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí Ngân hàng, số 19, tr. 29-34. [5] PGS.TS. Đoàn Thanh Hà, Phan Thị Thúy Diễm (2013), Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng – Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10, tr. 22 – 31. [6] PGS.TS. Đoàn Thanh Hà (2013), Giám sát ngân hàng sau khủng hoảng tài chính và khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 11, tr. 17 – 24. [7] Lê Ngọc Lân, Bùi Thị Thanh Tình (2011), Đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng, số 110. [8] Phan Đại Thích (2013), Thanh tra trên cơ sở rủi ro: phân tích ma trận rủi ro và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 20, tr. 40 – 45. [9] Phạm Đỗ Nhật Vinh (2013), Triển khai Basel II: Khi nào và tiếp cận như thế nào?, Tạp chí Ngân hàng, số 17, tr. 24 – 26. [10] Nghị định 26/2014/NĐ-CP ban hành ngày 07 tháng 04 năm 2014, về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, [11] http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1507&catid=43&Itemid=90 125
nguon tai.lieu . vn