Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU DƢ LƢỢNG NITRATE TÍCH LŨY TRONG CÂY RAU MUỐNG NƢỚC Ở MỘT SỐ HỒ THUỘC PHƢỜNG VỸ DẠ - THÀNH PHỐ HUẾ PHẠM THỊ THÚY TRINH – HỒ THỊ LƯU Khoa Sinh học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nông nghiệp, người dân chủ yếu sống dựa vào các cây nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa và các loại cây rau quả phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Vì vậy, việc khảo sát, phân tích chi tiết vấn đề tích lũy và ảnh hưởng của các chất độc từ môi trường xung quanh đến các cây lương thực thực phẩm là một vấn đề đáng quan tâm. Nitrate (NO3-) là chất đạm hiện diện trong rau. Sử dụng lượng nitrate ít hoặc vừa đủ giúp cho cây rau nhìn xanh, đẹp mắt. Lượng nitrate có thể tích lũy trong mỗi loại rau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liều lượng phân đạm sử dụng cho cây trồng được đặc biệt quan tâm. Sự có mặt của nitrate trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất. Hiện nay, các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy thực vật thủy sinh là nhóm có khả năng tích lũy các chất độc trong môi trường nước rất cao. Cây rau muống là cây sử dụng trong bữa ăn hàng ngày chủ yếu ở nước ta. Vì vậy, chúng tôi chon rau muống nước để nghiên cứu, phân tích dư lượng nitrate tích lũy trong cây tại khu vực phường Vỹ Dạ - Thành phố Huế. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế sự tồn dư nitrate trong rau muống nước. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng Các mẫu rau muống thu thập từ các hồ tại các địa điểm khác nhau thuộc phường Vỹ Dạ - Thành Phố Huế. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát các hồ trồng rau muống và hình thức chăm sóc rau muống của người dân ở khu vực phường Vỹ Dạ - Thành Phố Huế bằng phương pháp quan sát và điều tra nông hộ. 2.2.2. Tiến hành thu thập các mẫu rau muống ở các địa điểm ao, hồ khác nhau 2.2.2.1. Dụng cụ lấy mẫu - Dao, kéo, dụng cụ cắt cành tiệt trùng. - Túi nhựa mềm thông thường để đựng mẫu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015 Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 104-110
  2. NGHIÊN CỨU DƯ LƯỢNG NITRATE TÍCH LŨY TRONG CÂY RAU MUỐNG NƯỚC… 105 2.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu - Dụng cụ lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản mẫu phải đảm bảo không có bất kỳ tác động nào ảnh hưởng tới dư lượng các chất cần kiểm nghiệm ở mẫu rau. - Thời điểm lấy mẫu: các mẫu ở các vị trí khác nhau được lấy vào cùng một thời điểm. Mẫu được lấy hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi mẫu đơn được lấy từ một vị trí trên ruộng. 2.2.3. Phân tích, so sánh hình thái của các mẫu - Quan sát hình thái ngoài của các mẫu, bao gồm: màu sắc, hình dạng thân, lá. - Đo kích thước trung bình của lá, thân, cuống rau muống. - Xử lý số liệu, lập bảng so sánh kích thước các bộ phận của cây rau muống nước ở các khu vực khác nhau. 2.2.4. Xác định dư lượng nồng độ Nitrate trong rau muống nước Hàm lượng Nitrate có trong rau muống nước được phân tích tại trung tâm kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm Thừa thiên Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. Tình hình sử dụng phân bón, nƣớc tƣới cho rau muống của ngƣời dân trong phƣờng Vỹ Dạ Qua quá trình khảo sát, chúng tôi chọn ra ba địa điểm đại diện cho toàn bộ ao hồ ở phường Vỹ Dạ để thu mẫu rau muống nước, bao gồm: * Khu vực 1: hồ rau muống nằm trên đường Phạm Văn Đồng, đây là khu vực trồng rau muống lớn nhất của phường Vỹ Dạ. Rau muống được trồng và chăm sóc bởi người dân, chủ yếu được dùng để buôn bán. Nguồn nước để trồng rau chủ yếu là nước sông Như Ý và nước mưa. Rau muống được trồng quanh năm. * Khu vực 2: mẫu rau muống được lấy tại khu vực này đại diện cho các ao, hồ trồng rau muống thuộc cồn hến. Nguồn nước để trồng rau là nước mưa và nước từ sông Hương. Rau muống được trồng và chăm sóc bởi người dân. Tuy nhiên, rau muống ở đây chỉ được sử dụng trong gia đình, không buôn bán. * Khu vực 3: khu vực này bao gồm 5 hồ nhỏ nằm cạnh nhau nằm trên đường Lâm Hoằng. Nguồn nước để trồng rau muống là nước ao tù và nước thải sinh hoạt của người dân. Rau muống được người dân thả và sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động của phân bón. Mẫu rau muống được lấy ngẫu nhiên tại 1 trong 5 hồ. Qua điều tra 30 hộ tại các khu vực trồng rau, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 1.
  3. 106 PHẠM THỊ THÚY TRINH – HỒ THỊ LƯU Bảng 1. Tình hình sử dụng phân bón tại các khu vực trồng rau Khu Loại phân sử dụng (%) Loại Lượng Thời gian cách li (%) vực phân bón điều Chỉ Chỉ Sử Không hóa học (kg/m2) 6-7 3–5 Không tra dùng dùng dụng cả sử sử dụng ngày ngày xác phân phân hai loại dụng định hóa học hữu cơ phân phân Khu 70 0 30 0 Phân 0,0013 70 20 10 vực I đạm, kali Khu 20 40 40 0 Phân 0,0010 50 10 40 vực đạm II Khu 0 0 0 100 vực III Nguồn: kết quả điều tra nông hộ Đối với rau muống nước trong các ao hồ được người dân trồng và chăm sóc, phân đạm là loại phân chủ yếu được người dân sử dụng để bón thúc cho rau (100%). Tuy nhiên, so với lượng phân đạm bón thúc cho rau muống theo quy định của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh trong quy trình kĩ thuật trồng rau muống nước an toàn (năm 2011) là 15-20 kg/1ha thì lượng phân đạm bón cho rau muống của người dân là ở mức an toàn. Phân kali được sử dụng rất ít. Ở các ao hồ trồng rau muống để sử dụng trong gia đình, lượng phân hóa học được dùng để bón rất thấp so với ngưỡng quy định. Tại khu vực II có 20% hộ gia đình không sử dụng phân hóa học. Phân hữu cơ rất ít được sử dụng. Chỉ có 40% hộ dân tại khu vực II là sử dụng phân hữu cơ đã được ủ để bón cho rau. Phần lớn các hộ trồng rau muống có thời gian cách ly đảm bảo. Có 60% hộ dân bón trước khi thu hoạch khoảng 1 tuần. 25% không xác định được. 15% hộ gia đình bón trước khi thu hoạch khoảng 3-5 ngày. Điều này là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng nitrate tích lũy trong rau. Nhìn chung, quá trình bón phân cho rau của các hộ dân còn phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm, thói quen của từng hộ gia đình, không xác định rõ thời gian, quy trình bón phân, khi nào thấy rau còi cọc thì mới bón. Nhưng đa số hộ dân đều bón với khối lượng và có thời gian cách ly đảm bảo. Trong các ao hồ rau muống mọc tự nhiên, hoàn toàn không có sự tác động của phân bón. Tuy nhiên rác thải lại được vứt trực tiếp xuống hồ và đổ ở khu vực xung quanh hồ gây nên tình trạng ô nhiễm của nước. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm tăng lượng nitrate tích lũy trong rau tại khu vực này.
  4. NGHIÊN CỨU DƯ LƯỢNG NITRATE TÍCH LŨY TRONG CÂY RAU MUỐNG NƯỚC… 107 3.2. Đặc điểm hình thái rau muống tại Phƣờng Vỹ Dạ - Thành phố Huế Sau khi quan sát, phân tích hình thái, đặc điểm của các mẫu rau muống, chúng tôi thu được kết quả như sau: * Tại khu vực I: nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng về hình thái của rau muống nước tương ứng với độ sâu khác nhau của lòng hồ. Khoảng 2/3 diện tích hồ có độ sâu trung bình hơn 1.5m vào các tháng nắng nóng (tháng 5 tới tháng 8). Tại phần diện tích này, các mẫu rau muống có phần thân, lá rất phát triển. Thân to, xốp. Lá có màu xanh đậm, diện tích lá lớn. Cuống lá rất dài. Dây rau muống vươn rất dài (trung bình 1,7m tính từ gốc), lan rộng, kết thành bè, phủ kín mặt nước. 1/3 diện tích hồ còn lại do có sự bồi đắp đất cát từ sông Như Ý nên độ sâu trung bình giảm (khoảng 40 cm). Tại phần diện tích này, thân rau muống nhỏ, cứng, ít vươn dài. Lá có màu xanh nhạt, diện tích lá nhỏ, hình mũi mác. Cuống lá ngắn. * Tại khu vực II: mực nước trung bình trong hồ là 1m. Thân rau muống to, xốp. Lá có diện tích trung bình, màu xanh nhạt. Cuống lá trung bình. * Tại khu vực III: mực nước trung bình trong hồ tại khu vực này là 0.7 m vào các tháng có mưa. Trong các tháng nắng nóng từ tháng 5 tới tháng 7, mực nước trong hồ giảm xuống thấp, từ 0.2 – 0.5m. Thân rau muống to, xốp, rất dài (trên 1,5 m). Lá rất to, màu xanh đậm. Kết quả phân tích, so sánh kích thước các mẫu rau muống được trình bày qua bảng 2 và bảng 3. Kích thước của các bộ phận rau muống là khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực. Điều này có liên quan mật thiết tới đặc điểm của môi trường ao hồ mà chúng sinh sống như: mực nước trong hồ, chất dinh dưỡng, nồng độ các chất có trong hồ… Chiều dài, đường kính trung bình của thân, lá, cuống tại các khu vực điều tra được sắp xếp theo thứ tự: Khu vực III > Khu vực II > khu vực I. Mực nước trong các hồ ở ba khu vực đều luôn ở mức cao (>0.5 m) quanh năm, do đó, thân rau muống xốp, đồng thời, để tận dụng hết chất dinh dưỡng trong hồ, chúng lan rộng, đẻ nhiều nhánh kết thành bè để nổi lên trên mặt nước. Kích thước các bộ phận của cây rau muống nước có liên quan trực tiếp tới nồng độ các chất có trong ao hồ, đặc biệt là nồng độ nitrate. Từ sự so sánh kích thước của các bộ phận rau muống, có thể dự đoán nồng độ nitrate tại ba khu vực là: Khu vực III > Khu vực II > khu vực I. Bảng 2. Chiều dài trung bình của lá, cuống, thân Cơ quan Địa điểm X m CV % m% Khu vực I 9,04  0,29 6.38 3.2 Chiều dài lá Khu vực II 13  1.11 15.6 8.5 Khu vực III 15.1  1.39 18.34 9.2
  5. 108 PHẠM THỊ THÚY TRINH – HỒ THỊ LƯU Khu vực I 15.1  1.65 21.8 10.9 Chiều dài cuống Khu vực II 9.2  0.78 16.84 17.88 Khu vực III 21.1  3.36 31.8 15.92 Khu vực I 178  15.5 17.51 8.7 Chiều dài thân Khu vực II 114  20.47 40.95 17.95 Khu vực III 164  17.5 21.38 10.67 Bảng 3. Đường kính trung bình của lá, cuống, thân Cơ quan Địa điểm X m CV % m% Khu vực I 7.24  0.88 24.31 12.15 Đường kính lá Khu vực II 5.9  0.12 25.70 2.03 Khu vực III 10.9  0.11 23.25 1.06 Khu vực I 0.73  0,11 30.13 15.23 0.46  0.05 Đường kính Khu vực II 21.7 10.86 cuống Khu vực III 0.61  0.06 19.67 9.83 Khu vực I 0.56  0.03 7.47 6.66 0.58  0.22 Đường kính thân Khu vực II 45.86 38.53 Khu vực III 0.74  0.11 29.98 20.26 3.5. Phân tích dƣ lƣợng nitrate trong rau muống nƣớc Bảng 4. Nồng độ Nitrate trong các mẫu thu ở các khu vực khác nhau STT Khu vực lấy mẫu Ký hiệu mẫu Đơn vị tính Kết quả Trung bình toàn mẫu 1 Rễ Mg/l 42.73 88.82 2 Lá Mg/l 104.87 3 Thân Mg/l 118.86 4 I Ngọn cây* Mg/l 83.32 5 Rễ Mg/l 17.25 36.32 6 II Lá Mg/l 57.61 7 Thân Mg/l 34.10 8 Ngọn cây* Mg/l 35.89 9 Rễ Mg/l 267.03 276.63 10 III Lá Mg/l 402.9 11 Thân Mg/l 578.98 12 Ngọn cây* Mg/l 159.97 13 Chợ Vỹ Dạ Ngọn cây* Mg/l 43.38 Ghi chú: (*) Ngọn cây: 30 cm tính từ ngọn trở về gốc.
  6. NGHIÊN CỨU DƯ LƯỢNG NITRATE TÍCH LŨY TRONG CÂY RAU MUỐNG NƯỚC… 109 Đánh giá mức độ an toàn của các mẫu rau muống thu được ở phường Vỹ Dạ Lượng nitrate thu được trong toàn mẫu tại ba khu vực ao, hồ khác nhau trong phương Vỹ Dạ nằm trong khoảng từ 36.32 – 276.63 mg/l. Căn cứ theo bảng quy định ngưỡng tồn dư nitrate của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (
  7. 110 PHẠM THỊ THÚY TRINH – HỒ THỊ LƯU Ngoài ra, ta thấy kích thước, màu sắc các cơ quan của cây có liên quan đến nồng độ nitrate tích lũy trong cây. Lượng nitrate tích lũy càng lớn thì kích thước các cơ quan càng lớn, màu sắc càng đậm. Điều này cho thấy rằng việc dự đoán nồng độ nitrate trong rau muống tại các khu vực là khu vực I < Khu vực II< Khu vực II sau khi khi phân tích, so sánh hình thái, màu sắc, kích thước của rau muống tại các khu vực là hoàn toàn chính xác. Do đó có thể đánh giá một phần nào đó dư lượng nitrate thông qua hình thái ngoài của rau. 4. KẾT LUẬN Ở cùng một cây, khả năng tích lũy nitrate ở các bộ phận khác nhau là khác nhau. Đối với các mẫu rau muống nước thu được, rễ là nơi chứ ít nitrate nhất. Trong khi đó, hàm lượng nitrate chủ yếu tập trung ở thân và lá. Từ các kết quả thu được, có thể sắp xếp mức độ tích lũy nitrate trong các bộ phận của cây rau muống nước theo thứ tự: Rễ < Lá < Thân. Các cơ quan có độ tuổi khác nhau thì mức độ tích lũy cũng khác nhau: lượng nitrate chủ yếu tập trung ở các cơ quan già. Lượng nitrate thu được ở phần ngọn của tất cả các mẫu rau muống đều có nồng độ nitrate rất thấp. Ngoài ra, ta thấy kích thước, màu sắc các cơ quan của cây có liên quan đến nồng độ nitrate tích lũy trong cây. Lượng nitrate tích lũy càng lớn thì kích thước các cơ quan càng lớn, màu sắc càng đậm. Do đó có thể đánh giá một phần nào đó dư lượng nitrate thông qua hình thái ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Bá Lộc, Lê Thị Trĩ (1995). Giáo trình sinh lý học thực vật, ĐHSP Huế. [2] Phan Thị Thu Hằng (2008). Nghiên cứu hàm lượng nitrate và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên. [3] Lê Phạm Phương Huyền (2008). Tìm hiểu sự hấp thu và tích lũy nitrate ở cây lục bình (Eichhorniacrassipes (Mart) Solms), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM. [4] Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hạnh Trinh, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Thị Hoàng Phương (2013). Khảo sát tình hình sản xuất và dư lượng nitrate trên một số sản phẩm rau xanh vụ xuân – hè tại hợp tác xã Hương Long, TP Huế, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, tr. 1679 – 1684. [5] Hoàng Quốc Trọng (2012). Xây dựng mô hình phù hợp để xử lý ô nhiễm nước mặt bằng thủy sinh thực vật tại đầm và đoạn chảy qua KCN Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. PHẠM THỊ THÚY TRINH, ĐT: 0167 591 7848, Email: thuytrinh810@gmail.com HỒ THỊ LƯU, ĐT: 0165 859 0674, Email: hothiluu.quangnam@gmail.com SV lớp Sinh 4, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn