Xem mẫu

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 151-157
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0100

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHỈ THỊ SỐ 25-CT/TU
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY SƠN LA
ĐẾN CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THÀNH PHỐ SƠN LA
Lê Thị Vân Anh

Phòng Hành chính Tổng hợp, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt. Ngày 18 tháng 12 năm 2013, Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Chỉ thị
số 25-CT/TU về nêu cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong của cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức. Chỉ thị nêu rõ: cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ
chủ chốt nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời chấn chỉnh tác phong, thực hiện nghiêm
túc các quy định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc; không uống rượu, bia trước,
trong giờ làm việc. Từ khi ban hành cho đến nay, Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường
vụ tỉnh ủy tác động trực tiếp đến việc nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tác phong và
tính nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức Đảng bộ Thành phố Sơn La, qua
đó tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở.
Từ khóa: Chỉ thị số 25-CT/TU, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, Thành phố Sơn La.

1.

Mở đầu

Ý thức, tinh thần trách nhiệm và tính tiền phong, gương mẫu là những phẩm chất quan
trọng nhất của mỗi cán bộ, đảng viên trong mọi giai đoạn cách mạng. Để nâng cao ý thức, tinh
thần trách nhiệm và tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trong những năm gần
đây, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: Hà Nguyên
(2014), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm,
chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm: Hỏi và đáp, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (2014), Công tác cán bộ từ tầm nhìn chiến lược của Đảng, Tạp chí Quản
lí nhà nước, (216), tr. 17 - 20; Phan Hữu Tích (2015), Xây dựng phẩm chất, năng lực đội ngũ cán
bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Tạp chí Lí luận chính trị. . . Tuy nhiên, để đánh giá về
ý thức, tinh thần trách nhiệm, tác phong và tính nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức thông qua tác động của Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy trên địa
bàn tỉnh Sơn La thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Thành phố Sơn La, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh, có diện tích tự
nhiên 330 km2 , dân số trên 100 nghìn người với 12 dân tộc; có 12 đơn vị hành chính với 174 bản,
tiểu khu, tổ dân phố. Hiện nay thành phố Sơn La đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đạt các tiêu
chí đô thị loại II, tuy nhiên kinh tế phát triển chưa vững chắc, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu
Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày sửa bài: 11/6/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Lê Thị Vân Anh, e-mail: levananhtbu@gmail.com

151

Lê Thị Vân Anh

nhiệm vụ, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhất là các xã xa trung tâm; trình độ,
năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều mặt hạn chế, bất cập.
Do vậy, với việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đi sâu vào đánh giá kết quả triển khai và tác
động của Chỉ thị số 25-CT/TU Ban Thường vụ tỉnh ủy đến ý thức, tinh thần trách nhiệm, tác phong
và tính nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố.
Những vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đối với công tác cán bộ mà còn góp phần xây dựng, chỉnh
đốn và nâng cao sức chiến đấu, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, thực
hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh nhà.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Kết quả triển khai Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La

Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 18.12.2013 của Ban Thường vụ tỉnh
uỷ, Ban Tuyên giáo thành uỷ và các đơn vị liên quan đã tham mưu giúp Ban Thường vụ thành uỷ
triển khai và ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị, cụ thể: Hướng dẫn số
17-HD/TU ngày 10.01.2014 về hướng dẫn tuyên truyền Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 18.12.2013 của
Ban Thường vụ tỉnh uỷ; Chỉ thị 03-CT/TW ngày 09.9.2013 của Ban Thường vụ thành uỷ về việc
chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức thành phố.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các chi, đảng bộ cơ sở, các cơ quan, phòng, ban,
đoàn thể thành phố đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện. Đến nay 59/59 chi, đảng bộ cơ sở
(đạt 100%) đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức kí cam kết thực hiện Chỉ thị số
25-CT/TU ngày 18.12.2013 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ theo Hướng dẫn số 19-HD/BTCTU ngày
19.12.2013 của Ban Tổ chức tỉnh uỷ phù hợp với nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, đơn vị.

2.2.

Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La

2.2.1. Những vấn đề chung
Để đánh giá tác động của Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La đến ý
thức tinh thần trách nhiệm, tác phong và tính nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức
viên chức thành phố Sơn La, chúng tôi đã tiến hành một tổ hợp các phương pháp nghiên cứu, trong
đó quan trọng nhất vẫn là điều tra xã hội học.
Bộ công cụ điều tra được thiết kế theo mô hình đa diện, đa tầng, có độ tin cậy cao, có cấu
trúc phù hợp với những nội dung điều tra, đáp ứng mục tiêu điều tra nhằm đánh giá một cách khách
quan tác động hiệu quả của Chỉ thị số 25-CT/TU với nhiều tiêu chí lựa chọn. Các nội dung và các
tiêu chí đánh giá chủ yếu ở 5 mức độ: rất không đúng, đúng, nửa đúng-nửa sai, đúng, rất đúng;
hoặc chưa bao giờ, không thường xuyên, bình thường, thường xuyên, rất thường xuyên...
Về đối tượng điều tra: cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân địa phương,
trong đó, điều tra 70 phiếu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và 30 phiếu người dân địa
phương. Với 70 phiếu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chia ra 3 nhóm chủ yếu: Cơ quan
đảng, chính quyền, đoàn thể, tương ứng là 20, 37 và 13 phiếu. Trong nhóm cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức cơ quan đảng, điều tra khảo sát 3 đối tượng chủ yếu: cán bộ chủ chốt thành
ủy; Chuyên viên Ban Tuyên giáo và các ban đảng; Cán bộ chủ chốt đảng ủy phường tương ứng
với số phiếu là 5, 10 và 5. Đối với nhóm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cơ quan Nhà
nước, nhóm nghiên cứu, điều tra, khảo sát theo thành phần cụ thể: Cán bộ chủ chốt thành phố; Cán
bộ các phòng/trung tâm, chuyên viên; Cán bộ chủ chốt Ủy ban nhân dân phường; Cán bộ Ủy ban
152

Nghiên cứu, đánh giá tác động chỉ thị số 25-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La...

nhân dân phường tương ứng với số phiếu 5, 15, 5 và 12. Đối với nhóm cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức các cơ quan đoàn thể, nhóm đề tài đã phát 13 phiếu xin ý kiến lãnh đạo và chuyên
viên Mặt trận tổ quốc; Liên đoàn lao động; Hội Cựu chiến binh; Hội Phụ nữ; Hội Nông dân; Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Với người dân địa phương, chúng tôi tiến hành phát phiếu
điều tra 30 phiếu, chia ra 3 đối tượng: Đảng viên, cán bộ về hưu một phường hoặc một tiểu khu ở
thị trấn (10 phiếu); Đảng viên, cán bộ về hưu một xã khó khăn (10 phiếu); Người dân cưu trú trên
địa bàn một xã (10 phiếu).
Nội dung cần đánh giá của các mặt và các chỉ số:
Một là, đánh giá chung về các vấn đề ở nơi công tác nhằm cung cấp cái nhìn toàn cảnh bức
tranh về kinh tế-văn hóa-xã hội. Bởi vì, sự phát triển về mọi mặt của địa phương phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức thể hiện qua ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm, tác phong và tính nêu gương.
Phần 2 của bảng hỏi đi sâu vào đánh giá những vấn đề chung của Chỉ thị số 25-CT/TU với 5
câu hỏi, trên 30 phương án trả lời với các mức độ: chưa bao giờ, không thường xuyên, bình thường,
thường xuyên, rất thường xuyên; hoặc rất không kịp thời, không kịp thời, bình thường, kịp thời, rất
kịp thời. . . Đặc biệt, các câu hỏi trong phần này tập trung vào đánh giá về đội ngũ cán bộ của đơn
vị mình ở các khía cạnh: kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ, thái độ làm việc, thái độ phục
vụ nhân dân, trách nhiệm với công việc ở các mức độ: rất không tốt, không tốt, bình thường, tốt,
rất tốt trước khi có Chỉ thị số 25-CT/TU. So sánh khi có Chỉ thị số 25-CT/TU đơn vị đã làm những
công việc gì để thực hiện nội dung của chỉ thị. Từ đó đánh giá việc kí cam kết thực hiện cũng như
mức độ phù hợp và cần thiết khi ra chỉ thị Chỉ thị số 25-CT/TU.
Phần 3 của bảng hỏi là nội dung chính mà nhóm nghiên cứu muốn làm rõ khi đặt vấn đề:
đánh giá hiệu quả của Chỉ thị số 25-CT/TU. Phần này, nhóm nghiên cứu sử dụng 6 câu hỏi điều
tra với 44 phương án trả lời ở các mức độ khác nhau tập trung đánh giá tính hiệu quả của chỉ thị ở
các vấn đề chung như: hiệu quả làm việc của từng cá nhân, hiệu quả làm việc của từng đơn vị hay
nề nếp, không khí làm việc, kĩ năng làm việc, quản lí thời gian ở các mức độ: xấu đi, giữ nguyên,
tốt hơn, không đánh giá được. . . Đánh giá mức độ hiệu quả của Chỉ thị số 25-CT/TU ở các khía
cạnh: thay đổi nhận thức của cá nhân về công việc, ý thức làm việc, tác phong lề lối làm việc,
phương thức, hiệu quả làm việc ở các mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng
ý, rất đồng ý. Đánh giá về những lĩnh vực có sự thay đổi rõ về hiệu quả làm việc khi có Chỉ thị
số 25-CT/TU và mức độ thay đổi như thế nào ở tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh
nghiệp, người dân và đời sống khu dân cư với các mức độ rất không rõ ràng, không rõ ràng, bình
thường, rõ ràng và rất rõ ràng.
Phần cuối của bảng hỏi là những nội dung nhóm nghiên cứu muốn xin ý kiến của cán bộ,
công chức, viên chức và người dân địa phương về những giải pháp cần tập trung trong thời gian tới
để thực hiện có hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 25-CT/TU của ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La.

2.2.2. Đánh giá tác động của Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy đến ý thức,
tinh thần trách nhiệm, tác phong và tính nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức đảng bộ thành phố Sơn La
Để có tư liệu đánh giá hiệu quả của Chỉ thị số 25-CT/TU, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý
kiến của cán bộ và nhân dân thành phố Sơn La trong việc đánh giá như thế nào về đội ngũ cán bộ
của thành phố mình trước khi có Chỉ thị. Với nội dung này chúng tôi thu được kết quả như sau:
Đánh giá về kiến thức chuyên môn, có 10% người được hỏi đánh giá không tốt, 23% người được
hỏi cho rằng ở mức độ bình thường, 71% đánh giá tốt. Đánh giá về kĩ năng nghiệp vụ, 5% người
được hỏi đánh giá không tốt, 25% đánh giá bình thường, 70% đánh giá tốt. Đánh giá về thái độ làm
việc: 12% người được hỏi cho rằng ở mức độ không tốt, 16% đánh giá bình thường, 72% người
153

Lê Thị Vân Anh

được hỏi đánh giá tốt. Thái độ phục vụ nhân dân: 9% người được hỏi đánh giá không tốt, 21%
đánh giá bình thường, 70% đánh giá tốt. Về trách nhiệm với công việc: có 18% người được hỏi cho
rằng ở mức độ bình thường, 75% đánh giá tốt. Về sử dụng thời gian làm việc: 10% đánh giá bình
thường, 20% đánh giá bình thường, 70% đánh giá tốt. Những con số này thể hiện chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên một địa bàn có nhiều thuận lợi như thành phố
Sơn La.
Sau khi Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU, qua gần 4 năm triển khai
thực hiện, đánh giá chung về các khía cạnh sau trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
thành phố Sơn La được thể hiện như sau:
Bảng 1. Đánh giá các khía cạnh chung các vấn đề sau khi ban hành Chỉ thị

Các khía cạnh

Xấu đi
1. Đánh giá chung
2. Hiệu quả làm việc của từng cá nhân
3. Hiệu quả làm việc của đơn vị
4. Nề nếp, không khí làm việc
5. Kĩ năng làm việc, quản lí thời gian
6. Cán bộ lãnh đạo đã nâng cao ý thức gương mẫu
7. Uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc

Đánh giá (%)
Giữ
Tốt
nguyên
hơn
2
98
2
98
3
97
4
96
4
95
99
1
99

Không đánh
giá được

1
1
1

Theo đó 98% người được hỏi cho rằng đánh giá chung các vấn đề xung quanh nội dung Chỉ
thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La tại thành phố Sơn La có tốt hơn, trong đó
Hiệu quả làm việc của từng cá nhân cũng được nâng cao (98% đánh giá tốt hơn); Hiệu quả làm
việc của đơn vị được tăng cường (97% người được hỏi cho rằng tốt hơn); 96% người được hỏi cho
rằng nề nếp, không khí làm việc tốt hơn; Kĩ năng làm việc, quản lí thời gian có hiệu quả (95%
người được hỏi cho rằng tốt hơn); 99% người được hỏi đánh giá cán bộ lãnh đạo đã nâng cao ý
thức gương mẫu. Đây là một con số khá cao khi đánh giá sự thay đổi cuả tổ chức, cá nhân về hiệu
quả làm việc sau khi thực hiện Chỉ thị. Điều đó một lần nữa khẳng định, chỉ thị 25-CT/TU có sức
lan tỏa mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống của người dân, ai cũng biết, cũng hiểu Chỉ thị. Vì vậy, họ
tạm bằng lòng với sự chuyển biến trong kĩ năng làm việc, quản lí thời gian, hiệu quả làm việc của
tổ chức và cá nhân cán bộ. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả, tỉ suất làm việc, đánh giá con người
trong từng hoàn cảnh không phải là việc đơn giản, những sự thay đổi từ nội tại bên trong không
phải lúc nào cũng thấy, kể cả rất nhiều cá nhân nói rất thuyết phục nhưng làm không như nói. Vì
vậy, đây là điều khó đánh giá nhưng nếu có biểu hiện thay đổi thì người được đánh giá cũng khá
chấp nhận.
Còn với biểu hiện uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc, đây là thắng lợi lớn của Chỉ
thị số 25-CT/TU, nhiều người còn nhầm với việc đây là chỉ thị cấm uống rượu và không thể phủ
nhận hiệu quả của Chỉ thị này. Vậy nên, tác động đến việc uống rượu bia quả thực là có giảm, có
đến 99% người dân được hỏi trả lời vấn đề này có tốt lên.
Đánh giá riêng về đội ngũ cán bộ sau khi thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ở việc chấp hành
lề lối, hiệu quả làm việc, ý thức trách nhiệm, giao tiếp ứng xử, giảm hình thức, ý thức trong rèn
luyện đạo đức, tác phong. . . nhìn chung là tốt hơn trước. Điều này cũng là tương đồng với đánh
giá trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ XVII trình Đại hội
đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, khóa 2015-2020: chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước
được nâng lên, đại đa số cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách
154

Nghiên cứu, đánh giá tác động chỉ thị số 25-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La...

mạng của Đảng, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị, kĩ
năng quản lí, điều hành và tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn. Quy hoạch cán bộ được triển khai
thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm. Việc tuyển chọn,
bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử cơ bản đảm bảo nguyên tắc tập trung dân
chủ, đa số phát huy được năng lực, sở trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong bức tranh chung của sự chuyển biến tích cực từ việc vận dụng, triển khai linh hoạt
chủ trương, đường lối, Nghị quyết Chỉ thị của Đảng, nhất là khi Chỉ thị 25-CT/TU được ban hành,
nhiều lĩnh vực có sự thay đổi rõ rệt trong hiệu quả công tác. Đánh giá về những lĩnh vực có sự thay
đổi rõ về hiệu quả làm việc của Chỉ thị 25-CT/TU chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu 1. Những lĩnh vực có sự thay đổi rõ về hiệu quả làm việc khi có Chỉ thị số 25-CT/TU
Trong 100 phiếu điều tra, khảo sát cán bộ và nhân dân thành phố Sơn La, có đến 97% người
được hỏi nhận định: Lĩnh vực có sự thay đổi rõ về hiệu quả làm việc khi có Chỉ thị số 25-CT/TU
là tổ chức cơ sở Đảng. Đây là đánh giá khách quan và phù hợp, bởi lẽ: Lí luận và thực tiễn đã
chứng minh rằng, dù ở giai đoạn nào trên con đường phát triển cách mạng do Đảng lãnh đạo, các
tổ chức cơ sở Đảng luôn có vị trí, tầm quan trọng là gốc rễ, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính
trị lãnh đạo ở cơ sở, đảm bảo cho đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, đồng thời là cấp tổ chức
trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Do vậy, có thể khẳng định tổ chức cơ sở
Đảng là nền tảng đóng vai trò quan trọng quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,
quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Vậy nên, việc triển khai thực hiện đưa Chỉ thị
25-CT/TU vào cuộc sống gắn liền với vai trò của tổ chức cơ sở đảng. Bằng những biện pháp của
mình, tổ chức cơ sở Đảng tuyền truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, động viên cán bộ và nhân
dân thực hiện dẫn đến những kết quả trong công tác xây dựng đảng gắn liền với tổ chức cơ sở đảng
mà chi bộ và đảng viên là hạt nhân.
Lĩnh vực tiếp theo có sự thay đổi rõ rệt về hiệu quả làm việc là tổ chức chính quyền và đoàn
thể địa phương/ nơi công tác với mức độ rõ ràng và rất rõ ràng chiếm tỉ lệ 98% và 96%. Đây cũng
là những tổ chức hạt nhân của hệ thống chính trị, góp phần đưa Chỉ thị 25-CT/TU đi vào cuộc
sống. Đánh giá về vai trò của tổ chức này, Báo cáo chính trị đại hội đảng bộ huyện chỉ rõ: chính
quyền các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội đã cụ thể hóa nội dung chỉ đạo, gắn với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với thực tế địa phương, cơ quan, đơn vị, với các phong trào, xây
dựng kế hoạch, lộ trình để tập trung chỉ đạo góp phần thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Những lĩnh vực cũng có sự thay đổi rõ rệt như các doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương
tỉ lệ 83%, các doanh nghiệp khác ở địa phương chiếm tỉ lệ 76%. Riêng đời sống khu dân cư được
đánh giá có sự thay đổi rõ rệt chiếm tỉ lệ 91% trong số 100 người được hỏi. Sự lan tỏa của Chỉ thị
155

nguon tai.lieu . vn