Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA DẾ MÈN (Gryllus assimilis B.) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI HỘ GIA ĐÌNH LÊ PHƢƠNG NHẬT - PHẠM THỊ LÀNH Khoa Sinh học Tóm tắt: Đề tài tìm hiểu các đặc điểm sinh trƣởng của dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại hộ gia đình. Để làm rõ vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm hình thái và tập tính của dế mèn. Sau khi khảo sát và tiến hành nuôi, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả sau: từ lúc dế mới nở đến lúc trƣởng thành, ấu trùng dế trải qua 7 lần lột xác và 1 một lần vũ hóa để trở thành thành trùng trong khoảng 72,59 ngày (dế đực) và 65,72 ngày (dế cái), trọng lƣợng trung bình tăng khoảng 10,0246 lần, kích thƣớc trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài và 11,15 lần chiều rộng. Tỉ lệ sống sót của dế khá cao, chiếm khoảng 30 – 37% số cá thể đem nuôi ban đầu. 1. MỞ ĐẦU Từ lâu, ở nhiều nƣớc trên thế giới đã sử dụng nhiều loài côn trùng làm thức ăn. Đây là nguồn thực phẩm có triển vọng và có ý nghĩa trong tƣơng lai. Hiện nay ở Việt Nam, nghề nuôi côn trùng nói chung và nghề nuôi dế nói riêng rất phổ biến, đem lại thu nhập khá cao cho ngƣời dân. Trong cuốn “Nghề nuôi dế”, Nguyễn Lân Hùng nhận định nuôi dế là một trong 100 nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, thực trạng nuôi dế hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít dựa trên cơ sở khoa học nên khó có thể thành công. Ngƣời dân còn có quá ít tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về dế để tham khảo. Nhằm góp phần giúp bổ sung thêm kiến thức khoa học về con dế để việc nuôi dế có hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các đặc điểm sinh trƣởng dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại quy mô hộ gia đình”. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ðối tượng nghiên cứu Ðối tƣợng nghiên cứu là dế mèn đen thông thƣờng hay dế than (Gryllus assimilis B. hay Gryllus bimaculatus De Geer). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập tài liệu liên quan từ những bài báo khoa học, các trang web sinh học và 1 số ebook liên quan đề tài nghiên cứu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 76-82
  2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA DẾ MÈN... 77 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Từ những tài liệu đã thu thập, tiến hành tìm hiểu, phân tích và tổng hợp nội dung liên quan đến đề tài. 2.2.3. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu có sự góp ý, điều chỉnh từ thầy giáo hƣớng dẫn, các thầy cô trong khoa Sinh học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế và các anh, chị ở các Trang trại dế. 2.2.4. Phương pháp khảo sát đại trà Tiến hành khảo sát các mô hình nuôi dế ở các tỉnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh và thành phố Đà Nẵng… Sử dụng các phƣơng pháp thƣờng dùng trong nghiên cứu chăn nuôi. 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu tiến hành trên dế mèn Gryllus assimilis B. hay Gryllus bimaculatus De Geer) giai đoạn ấu trùng và thành trùng. 2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu. Sau khi thực hành, tiến hành xử lí số liệu thu đƣợc trên Excel 2007. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát đặc điểm hình thái của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Dế mèn giống mua từ Trại dế về, đem nuôi trong các thùng, chậu nhựa. Hàng ngày kiểm tra, quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thƣớc chiều dài, chiều rộng, cân trọng lƣợng của 30 cá thể dế (n=30) ngẫu nhiên qua từng tuổi của giai đoạn ấu trùng, thành trùng. Từ số liệu thu đƣợc của từng lứa tuổi, ta xử lí kết quả trên Excel 2007. Bảng 1. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Kích thƣớc thân (mm) Giai đoạn phát triển Trọng lƣợng (mg) Chiều dài Chiều rộng Tuổi 1 0,078 2,853 0,833 Tuổi 2 0,237 3,680 1,263 Tuổi 3 2,517 8,227 2,877 Ấu trùng Tuổi 4 16,680 14,67 4,073 (Dế non) Tuổi 5 81,330 17,763 5,900 Tuổi 6 262,440 21,090 6,777 Tuổi 7 379,250 22,777 7,780 Tuổi 8 495,850 27,893 9,290 Thành trùng (Dế trƣởng thành) 799,237 29,353 11,487
  3. 78 LÊ PHƢƠNG NHẬT – PHẠM THỊ LÀNH Theo nhƣ kết quả nghiên cứu thì vòng đời dế mèn phải trải qua tổng cộng 8 lần lột xác [ấu trùng (dế non) 7 lần lột xác và 1 một lần vũ hóa để trở thành thành trùng (dế trƣởng thành)]. Từ lúc mới nở đến lúc trƣởng thành, có sự sai khác rất lớn về kích thƣớc và trọng lƣợng cơ thể dế: trọng lƣợng cơ thể trung bình tăng khoảng 10.246 lần, kích thƣớc cơ thể trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài và 11,15 lần chiều rộng. 3.1.1. Giai đoạn ấu trùng a. Về hình thái Ấu trùng tuổi 1 cơ bản cũng giống nhƣ giai đoạn thành trùng song chƣa xuất hiện cánh, đến tuổi 7 – 8 mới xuất hiện mầm cánh. Ở giai đoạn này màu sắc cơ thể càng đậm sau mỗi lần lột xác. b. Về kích thƣớc Ở giai đoạn này, từ ấu trùng tuổi 1 đến ấu trùng tuổi 8, kích thƣớc cơ thể trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài và 13,79 lần chiều rộng; đặc biệt có sự sai khác ở 2 giai đoạn, tuổi 1 – 4 và tuổi 5 – 8, cụ thể nhƣ sau: - Ấu trùng các tuổi 1, 2, 3, 4 có kích thƣớc cơ thể bé: 2,853 mm x 0,833 mm ở tuổi 1; 3,680 mm x 1,263 mm ở tuổi 2; 8,227 mm x 2,877 mm ở tuổi 3; 14,670 mm x 4,073 mm ở tuổi 4. Sự khác biệt về kích thƣớc cơ thể giữa các độ tuổi này khá lớn, tuổi 4 gấp tuổi 3: 1,78 x 1,42 lần; tuổi 3 gấp tuổi 2: 2,24 x 2,28 lần; tuổi 2 gấp tuổi 1: 1.29 x 1,52 lần. - Ấu trùng tuổi 5, 6, 7, 8 kích thƣớc cơ thể tăng nhanh sau mỗi lần lột xác: 17,763 mm x 5,900 mm ở tuổi 5; 21,090 mm x 6,777 mm ở tuổi 6; 22,777 mm x 7,780 mm ở tuổi 7; 27,893 mm x 9,290 mm ở tuổi 8. Kích thƣớc cơ thể dế có sự sai khác không quá lớn ở các lứa tuổi, tuổi 8 gấp tuổi 7: 1,23 x 1,19 lần ; tuổi 7 gấp tuổi 6: 1,08 x 1,15 lần ; tuổi 6 gấp tuổi 5: 1,19 x 1,15 lần, tuổi 5 gấp tuổi 4: 1,21 x 1,44 lần. c. Về trọng lƣợng Trọng lƣợng cơ thể dế có sự khác biệt ở 2 giai đoạn: trọng lƣợng cơ thể tăng nhanh tuổi 1 - 4, tăng chậm ở tuổi 5 -8. Từ ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 2 trọng lƣợng cơ thể trung bình tăng khoảng 3,04 lần; từ tuổi 2 đến tuổi 3 tăng khoảng 10,62 lần; từ tuổi 3 đến tuổi 4 tăng khoảng 6,63 lần; từ tuổi 4 đến tuổi 5 tăng khoảng 4,87 lần; từ tuổi 5 đến tuổi 6 tăng khoảng 3,23 lần; từ tuổi 6 đến tuổi 7 tăng khoảng 1,45 lần; từ tuổi 7 đến tuổi 8 tăng 1,41 lần. Tuổi dế càng cao, thì sự sai khác trọng lƣợng sau mỗi lần lột xác càng giảm, và sự sai khác này giảm dần đều. Sở dĩ có sự sai khác về trọng lƣợng và kích thƣớc ở 2 giai đoạn là vì ở giai đoạn đầu, dế cần tích lũy nhiều dinh dƣỡng để hoàn thiện các hệ cơ quan sau mỗi lần lột xác nên trọng lƣợng, kích thƣớc tăng nhanh. Càng về sau, các cơ quan của dế dần hoàn thiện, không có sự sai khác nhiều về hình thái nên trọng lƣợng sau mỗi lần lột xác không có sự sai khác lớn.
  4. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA DẾ MÈN... 79 3.1.2. Giai đoạn thành trùng Về hình thái, giai đoạn này dế đã hoàn thiện các cơ quan, sau vũ hóa 3-5 ngày dế đã có khả năng sinh sản. Thành trùng có kích thƣớc trung bình 29,353 mm x 11,487 mm, trọng lƣợng trung bình 799,237 mg. Sự sai khác của thành trùng và ấu trùng tuổi 8 là không đáng kể: trọng lƣợng trung bình tăng khoảng 1,61 lần; kích thƣớc cơ thể tăng khoảng 1,05 lần chiều dài và 1,23 chiều rộng. Sự tăng trƣởng kích thƣớc thân chỉ diễn ra ở giai đoạn ấu trùng, sau khi vũ hóa, cá thể đạt đƣợc kích thƣớc tối đa. Còn trọng lƣợng cơ thể thì tăng nhẹ trƣớc giao phối, giảm khá đáng kể sau khi giao phối, đặc biệt con cái giảm nhanh khi đẻ trứng 3.2. Khảo sát thời gian sinh trưởng của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Dế mèn giống mua từ Trại dế về, đem nuôi trong các thùng, chậu nhựa. Hàng ngày kiểm tra, quan sát, theo dõi, ghi nhận lại thởi điểm các lần lột xác, số lần lột xác, thời gian phát triển từng tuổi ấu trùng của 15 cá thể dế (n=15) ngẫu nhiên qua từng tuổi của giai đoạn ấu trùng, thành trùng. Kết quả sau khi đã đƣợc xử lí, đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. Kết quả khảo sát thời gian sinh trƣởng của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Giai đoạn phát triển Thời gian sinh trƣởng (ngày) Tuổi 1 3,73 Tuổi 2 4,40 Tuổi 3 4,67 Ấu trùng Tuổi 4 4,80 (Dế non) Tuổi 5 5,07 Tuổi 6 5,46 Tuổi 7 5,86 Tuổi 8 6,40 Thành trùng Dế đực 32,2 (Dế trƣởng thành) Dế cái 25,33 Thời gian sinh trƣởng của các giai đoạn ấu trùng là 40,39 ngày, cụ thể nhƣ sau: 3,73 ngày đối với ấu trùng tuổi 1; 4,4 ngày ở tuổi 2; 4,67 ngày ở tuổi 3; 4,8 ngày ở tuổi 4; 5,07 ngày ở tuổi 5; 5,46 ngày ở tuổi 6; 6,4 ngày ở tuổi 7; 6,4 ngày ở tuổi 8. Ở giai đoạn thành trùng, thời gian sinh trƣởng của dế cái là 25,33 ngày; của dế đực là 32,2 ngày. Thời gian sinh trƣởng ở giai đoạn sau khi nở của dế là 72,59 ngày đối với dế đực và 65,72 đối với dế cái. Sở dĩ có sự sai khác này là do sau khi đẻ trứng, trọng lƣợng cơ thể dế giảm nhanh chóng, không thể bù đắp đƣợc (trong thời gian đẻ dế rất ít ăn) dẫn đến kiệt sức mà chết.
  5. 80 LÊ PHƢƠNG NHẬT – PHẠM THỊ LÀNH Thời gian sinh trƣởng của dế tăng dần qua các lứa tuổi, điều này là do ở tuổi càng cao, cơ thể dế càng hoàn thiện thì thời gian hồi phục và tích lũy năng lƣợng cho lần lột xác kế tiếp càng dài. 3.3. Khảo sát tỷ lệ sống sót của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Ghi chép số liệu ban đầu về số lƣợng dế nuôi qua các đợt mua giống (N=50, 100, 150) trong quá trình thí nghiệm. Sau khi dế mèn thành trùng, kiểm tra, ghi chép kết quả và xử lý thống kê các dữ liệu thu nhận đƣợc rồi rút ra nhận xét. Bảng 3. Kết quả khảo sát số cá thể sống sót của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt TT Ấu trùng Thành trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Dế đực Dế cái 1 50 44 38 33 27 24 19 6 10 2 100 88 80 68 59 50 45 15 22 3 150 127 111 100 82 68 49 19 26 Bảng 4. Kết quả khảo sát tỷ lệ sống sót (%) của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt TT Ấu trùng (%) Thành trùng (%) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Dế đực Dế cái 1 100 88 76 66 54 48 28 12 20 2 100 88 80 68 59 50 45 15 22 3 100 84,6 74 66,7 54,7 45,3 32,7 12,7 17,3 Trong 3 đợt nuôi tỉ lệ sống sót của dế khá cao, chiếm khoảng 30 – 37% số cá thể đem nuôi ban đầu. Số lƣợng cá thể đực sống sót ở mỗi đợt khoảng 37,5 – 42,5% thấp hơn rất nhiều so với cá thể cái khoảng 57,8 – 62,5% (37,5% so với 62,5%; 40,5% so với 59,5%; 42,2% so với 57,8%). Điều này có thể giải thích là do dế đực rất hung hăng, hay xảy ra “đánh nhau” gây gãy, rụng càng, râu, thậm chí là chết. Con cái “hiền” hơn, ít xảy ra “đánh nhau” nên ít bị tổn thƣơng. Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ sống sót giảm nhanh từ tuổi 1 đến tuổi 5, lần lƣợt là 46 – 41 – 45,3% cá thể đem nuôi ban đầu. Từ tuổi 5 đến khi thành trùng, tỉ lệ này giảm xuống còn 22 – 22 – 24,7%. Có thể giải thích kết quả này là do ở giai đoạn ấu trùng dế từ tuổi 1 đến tuổi 5, cá thể dế còn yếu, chậm chạp, khả năng thích nghi và chống chọi lại điều kiện bất lợi kém nên dế dễ chết. Ở các tuổi sau, khả năng này tăng lên, dế ít chết hơn. 3.4. Khảo sát ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống sót của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Mua ấu trùng dế tuổi 1 ở các trang trại dế, nuôi trong thùng nhựa 45cm x 35cm x 35cm với số lƣợng khác nhau: N=20, N=40, N=60, N=80. Nuôi trong điều kiện thích hợp đến khi thành trùng, ghi nhận số lƣợng dế vũ hoá thành trùng.
  6. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA DẾ MÈN... 81 Ghi nhận kết quả và xử lý thống kê các dữ liệu thu nhận đƣợc để kết luận mật độ nuôi hợp lý cho quy trình. Bảng 5. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống sót của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt TT Ấu trùng Thành trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Dế đực Dế cái 1 20 17 14 11 9 8 6 2 3 2 40 33 27 23 19 16 14 5 8 3 60 50 43 37 32 29 26 9 12 4 80 69 61 52 44 38 32 12 16 5 100 85 76 66 57 46 37 13 17 Tỉ lệ sống sót của dế mèn trong các mật độ nuôi khác nhau vào khoảng 25 – 36,7%, trong đó ở 2 mật độ 60 và 80 cá thể tỉ lệ sống sót khá cao, lần lƣợt là 36,7% và 35%. Ở mật độ 20 và 100 cá thể dế, tỉ lệ sống sót rất thấp, lần lƣợt là 25% và 30%. Ở mật độ 40 cá thể trong thùng nhựa 45cm x 35cm x 35cm, tỉ lệ sống sót khá thấp, chiếm 32,5%. Nhƣ vậy, có thể khẳng định mật độ thích hợp để nuôi dế trong thùng nhựa 45cm x 35cm x 35cm là 60 – 80 cá thể dế. Không nên nuôi ở mật độ quá thấp (20 cá thể) hay quá cao (100 cá thể) vì có tỉ lệ sống sót rất thấp (25% và 30%). Kết quả cũng cho thấy rằng, tỉ lệ sống sót đến giai đoạn thành trùng của cá thể đực (38,5 – 43,3%) thấp hơn tỉ lệ sống sót đến giai đoạn thành trùng của cá thể cái (56,7 – 61,5%), phù hợp với kết quả của thí nghiệm khảo sát tỷ lệ sống sót của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt. 4. KẾT LUẬN Từ lúc dế mới nở đến lúc trƣởng thành, có sự sai khác rất lớn về kích thƣớc và trọng lƣợng cơ thể: trọng lƣợng cơ thể trung bình tăng khoảng 10.246 lần, kích thƣớc cơ thể trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài và 11,15 lần chiều rộng. Từ ấu trùng tuổi 1 đến ấu trùng tuổi 8, kích thƣớc cơ thể trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài và 13,79 lần chiều rộng; trọng lƣợng cơ thể dế tăng đột biến tuổi 1 - 4, tăng chậm ở tuổi 5 -8. Từ ấu trùng tuổi 8 đến thành trùng: trọng lƣợng trung bình tăng khoảng 1,61 lần; kích thƣớc cơ thể tăng khoảng 1,05 lần chiều dài và 1,23 chiều rộng. Vòng đời dế mèn Gryllus phải trải qua tổng cộng 8 lần lột xác, ấu trùng (dế non) 7 lần lột xác và 1 một lần vũ hóa để trở thành thành trùng (dế trƣởng thành). Thời gian sinh trƣởng ở giai đoạn sau khi nở của dế có sự sai khác giữa dế đực và dế cái, đó là 72,59 ngày đối với dế đực và 65,72 đối với dế cái. Thời gian sinh trƣởng của các giai đoạn ấu trùng là 40,39 ngày, thời gian sinh trƣởng ở giai đoạn thành trùng của dế cái là 25,33 ngày; của dế đực là 32,2 ngày. Tỉ lệ sống sót của dế khá cao, chiếm khoảng 30 – 37% số cá thể đem nuôi ban đầu. Số lƣợng cá thể đực và cái sống sót ở mỗi đợt khác nhau, chiếm khoảng 37,5 – 42,5% và
  7. 82 LÊ PHƢƠNG NHẬT – PHẠM THỊ LÀNH 57,8 – 62,5% số cá thể thành trùng. Tỉ lệ sống sót giảm mạnh từ tuổi 1 đến tuổi 5, ít biến đổi ở tuổi 5 đến khi thành trùng. Mật độ thích hợp để nuôi ấu trùng dế tuổi 1 trong thùng nhựa 45cm x 35cm x 35cm là 60 – 80 cá thể dế. Không nên nuôi ở mật độ quá thấp (20 cá thể) hay quá cao (100 cá thể). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Lân Hùng, Vũ Bá Sơn, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Văn Khang (2009). Nghề nuôi dế, NXB Nông Nghiệp. [2] Nguyễn Văn Thuận, Lê Trọng Sơn (2006). Giáo trình Động vật học không xƣơng sống, NXB Đại học Huế. [3] Phạm Bình Quyền (2007). Sinh thái học côn trùng, NXB Giáo dục. [4] Từ Văn Dững, Nguyễn Văn Huỳnh (2009). Khảo sát một số đặc điểm về tập tính sinh sống, khả năng sinh sản, phát triển và chu kỳ sinh trƣởng của dế than Gryllus bimaculatus De Geer, Trƣờng Đại học Cần Thơ. [5] Việt Chƣơng, Phúc Quyên (2010). Phƣơng pháp nuôi dế, NXB Mỹ thuật. [6] Trƣơng Văn Trí (2011). Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Dế than (Gryllus bimaculatus De Geer) trong điều kiện nuôi, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. [7] http://thegioicontrung.info/?thamso=chitiet_tintuc&id=230#ixzz3HLZFMlio (21/10/2014). [8] http://www.agritrade.com.vn/(S(wi3rm5mmgnf52f55fyviahzw))/UploadFiles/Nghe- nuoi-de.pdf (22/10/2014). [9] http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/4988/2/Tomtat.pdf (25/10/2014). [10] http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi- VN&langpair=en%7Cvi&u=http://insects.about.com/od/insectfolklore/a/crickets- temperature.htm (29/10/2014). LÊ PHƢƠNG NHẬT PHẠM THỊ LÀNH SV lớp Sinh 3, khoa Sinh học, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn