Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA GA3 ĐẾN HÌNH THỨC NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT NHẰM BẢO TỒN LOÀI TRẮC DÂY (Dalbergia annamensis A. Chev.) Ở KHU VỰC SUỐI ĐÁ BÀN, TỈNH PHÚ YÊN NGUYỄN THỊ KIM TRIỂN - NGUYỄN KHOA LÂN Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trắc dây (Dalbergia annamensis A. Chev.) ở khu vực suối Đá Bàn, tỉnh Phú Yên, là loài trong chi Trắc thuộc họ Đậu. Đây là loài đặc hữu hẹp của Việt Nam (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) nằm trong sách Đỏ Việt Nam (1996) mức độ nguy cấp (EN), một loài gỗ quý thuộc nhóm IA, có giá trị sử dụng, giá trị về kinh tế rất cao. Cây ra hoa tháng 7 - tháng 8; quả chín tháng 2 - tháng 3và 15/3-20/3 là thời điểm quả phát tán nhiều nhất. Khi xử lý GA3 cho hạt nãy mầm ở các nồng độ khác nhau, chúng tôi thu được kết quả là ở nồng độ 70 ppm cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ nảy mầm đạt 81,11%; sau 6 tháng, chiều cao trung bình 85,73 cm; đường kính trung bình 6,38 mm. Từ khóa: Trắc dây, suối Đá Bàn 1. MỞ ĐẦU Tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú, là một thành phần không thể tách rời đối với sự sống của phần lớn động vật, con người và của cả xã hội chúng ta. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của con người ngày càng tăng cao, những nhu cầu này là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cánh rừng bạt ngàn lần lượt bị tàn phá không biết đến bao giờ mới có thể phục hồi như trước, để lại nhiều vùng đất trơ trụi, nguy cơ hạn hán trầm trọng vào mùa nắng cũng như xói lở, lũ lụt càn quét vào mùa mưa. Ở Việt Nam nói chung và khu vực suối Đá Bàn nói riêng, một số cánh rừng phòng hộ đầu nguồn cũng nằm trong số phận như vậy, nơi đây loài bị tàn phá nghiêm trọng là loài Trắc dây. Trắc dây (Dalbergia annamensis A.Chev.) thuộc họ Đậu [1] là cây đặc hữu hẹp của Nam Trung Bộ [2] phân bố phần lớn ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trắc dây là cây gỗ quý, gỗ thuộc nhóm gỗ IA, từ xa xưa người dân đã biết sử dụng gỗ của loài này đóng nhiều vật dụng trong gia đình như tủ, bàn, ghế,... có giá trị cao [3]. Gỗ chúng có hai màu, bên ngoài dác có màu vàng bóng, bên trong lõi có màu nâu th ẫm hoặc nâu tím, vân của phần lõi rất đẹp, đặc biệt gỗ rất bền không bị mối mọt [4] nên có giá trị về thẩm mỹ, thời gian sử dụng lâu bền. Là đối tượng bị săn lùng khai thác gỗ, khai thác cây cảnh, vì vậy số lượng cá thể Trắc dây bị suy giảm nghiêm trọng, mức độ nguy cấp: EN [2]. Những dẫn liệu sinh học, sinh sản của loài này hiện tại rất ít. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản của loài này là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo này chúng tôi trình bày đặc điểm sinh sản và một số kết quả nhân giống hữu tính bằng hạt của loài Trắc dây. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng - Trắc dây (Dalbergia annamensis A.Chev.) trên địa bàn xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 267-273
  2. 268 NGUYỄN THỊ KIM TRIỂN – NGUYỄN KHOA LÂN - Hóa chất thí nghiệm: GA3 (Acid gibberellic) 99% của hãng Merck - Đức. 2.2. Nội dung - Xác định đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản hữu tính: hoa, quả, hạt. - Theo dõi mùa ra hoa, quả chín, phát tán hạt. - Thăm dò ảnh hưởng của GA3 đến khả năng nhân giống hữu tính bằng hạt và sinh trưởng của cây con trong 6 tháng. 2.3. Phương pháp - Đo kích thước cơ quan sinh sản theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, mỗi kích thước đo 30 mẫu và lập lại 3 lần, lấy giá trị trung bình [7] . - Theo dõi, quan sát và ghi chép hiện tượng của loài 2 lần/ tháng trong vòng 1 năm (trong thời gian nghiên cứu). - Theo dõi thời gian ra nụ, hoa nở, hình thành quả, quả chín và phát tán quả. - GA3 được thăm dò ở các nồng độ 0ppm (ĐC), CT1(30 ppm), CT2(50 ppm), CT3(70 ppm), CT4(90 ppm) [6]. - Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phối ngẫu nhiên, nhắc lại 3 lần [5]. - Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel 2007 và Statixtic 10.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản Hình 1. Cành mang hoa, quả Hình 2. Cành mang quả, hạt chín 3.1.1. Phát hoa Phát hoa mọc ở đỉnh nhánh, màu xanh phủ lớp lông mịn màu trắng phần dưới gắn với cành có bì khổng màu trắng, phát hoa phân nhánh nhiều cấp bậc, dạng chùm tụ tán hay còn gọi là chùm kép, dạng zích zắc hình tháp gồm các chùm sắp xếp ngắn dần từ gốc tới ngọn như hình tháp. 3.1.2. Hoa Công thức hoa: ↑ K5C5A(5)+(5)G1. Hoa lưỡng tính đối xứng hai bên, có cuống hoa, một lá chét, hai lá bắc, đài 5, tràng 5, kích thước hoa trung bình dài (3,8500,017) mm luôn cả cuống hoa,
  3. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA GA3... 269 rộng khoảng (0,9320,011) mm, dày khoảng (0,8460,009) mm, có nhiều lông tơ bao phủ. Kiểu tiền khai hoa cờ. Bầu một ô, bầu trên chứa từ 1-3 noãn đính bên. 3.1.3. Nhị Nhị 10, hai vòng nhị mỗi vòng 5 nhị (5+5). Nhị gồm có 2 phần là chỉ nhị và bao phấn. - Chỉ nhị dính với nhau thành hai vòng và mỗi vòng 5 chỉ nhị. Phần dưới gốc chỉ nhị phình to màu xanh hai gốc ăn khớp với nhau. - Bao phấn gồm có hai ô phấn ngăn cách với nhau bởi trung đới, đính gốc mở bằng lỗ đỉnh. - Hạt phấn: Hạt phấn 3 rãnh, 3 lỗ. 3.1.4. Cấu tạo bộ nhụy Nhụy gồm có 3 phần: - Đầu nhụy (núm nhụy) là nơi tiếp nhận hạt phấn, được phủ bởi mô dẫn dắt, tiếp liền vào trong rãnh của vòi nhụy. Mô dẫn dắt thực hiện vai trò tiết ra chất nhầy giúp hạt phấn nảy mầm và sự phát triển của ống phấn ở đầu nhụy. Đầu nhụy màu trắng kem ngã vàng. Đường kính đầu nhụy khoảng: 0,138  0,031 mm. - Vòi nhụy: ngắn khoảng 0,335  0,016 mm; đường kính khoảng 0,174  0,005 mm. - Bầu nhụy 1 ô, bầu trên, bầu có cuống dài. Bầu nhụy chứa 1 - 3 noãn màu lục, noãn cong đính một bên. Bầu có nhiều lông phủ bên ngoài, lông có cấu tạo đa bào thường có 2 tế bào, chiều dài lông khoảng 0,052  0,001 mm. - Noãn hình hạt đậu có kích thước 2 cực khoảng 0,200  0,011 mm, chiều ngang khoảng 0,119  0,005 mm. Kiểu noãn đảo. 3.1.5. Quả Mọc thành chùm từ 5 - 20 cụm quả, hình tháp. Khi còn non màu lục, khi già màu xanh đậm sau đó chuyển sang màu vàng chanh, lúc chín màu nâu đậm, quả khô màu nâu xám, có mạng nổi rõ nơi có chứa hạt giảm dần xung quanh, không tự khai, dẹp mỏng, vỏ quả hóa gỗ rất rắn chắc. Hình dạng quả có đáy nhọn, đầu tà hoặc nhọn, trong đó 73,33% tà và 26,67% nhọn. Một quả từ 1 - 3 hạt trong đó quả 1 hạt chiếm đa số (89,62%) sau đó đến quả 2 hạt (10,06%) và quả 3 hạt rất ít (0,32%) Quả có kích thước trung bình dài (4,153 ± 0,816) cm; rộng (1,217 ± 0,075) cm; khối lượng khoảng (0,083 ± 0,031) g/ quả. Số lượng quả rất nhiều. Đây cũng là một chiến lược của loài này để duy trì thế hệ sau. Điều đặc biệt là quả hóa gỗ rất rắn chắc có mạng lưới nổi rõ tại vị trí hạt, bảo vệ hạt tránh tác hại của nắng nóng của mùa khô hạn, chờ tới mùa mưa, độ ẩm cao, hệ vi sinh sẽ phân hủy lớp gỗ tạo điều kiện cho hạt nảy mầm. Đồng thời quả mỏng nhẹ, tăng khả năng phát tán quả nhờ gió, cũng như phát tán nhờ nước. 3.1.6. Hạt Hình thận, màu nâu có kích thước trung bình dài (8,133 ± 0,703) mm; rộng (5,443 ± 0,668) mm; nặng (0,022 ± 0,008) g.
  4. 270 NGUYỄN THỊ KIM TRIỂN – NGUYỄN KHOA LÂN 3.2. Thời gian ra hoa, tạo quả, quả chín, phát tán quả Qua thời gian theo dõi 1 năm, chúng tôi đã thu được số liệu về mùa hoa, quả và quả chín, phát tán hạt của Trắc dây: Hình 3. Thời gian ra hoa, tạo quả, quả chín, phát tán quả Qua hình, chúng tôi nhận xét, Trắc dây là loài cây lâu năm, mỗi một năm cây ra hoa, hình thành quả chỉ có một lần. Thời gian ra nụ, hoa nở và quả hình thành hoàn toàn rơi vào cuối mùa khô (tháng 7&8). Mùa qủa chín bắt đầu từ tháng 2, cao điểm quả chín bắt đầu từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Từ khoảng 15/3-20/3 là thời điểm quả phát tán nhiều nhất. 3.3. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng nhân giống bằng hạt của Trắc dây 3.3.1. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng nảy mầm của hạt Trắc dây Bảng 1. Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm TN Số lượng Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Tổng số Tỷ lệ nảy Tăng, giảm hạt nảy mầm nảy mầm ngày nảy mầm (%) so với ĐC mầm (%) ĐC 30x3 5 20 15 43,33f 0,00 TN1 30x3 4 16 12 70,00c +61,55 TN2 30x3 4 13 9 74,44b +71,80 TN3 30x3 3 10 7 81,11a +87,20 TN4 30x3 4 16 12 53,33e +23,08 p 0,0000 CV% 3,70% Ghi chú: các số hàng dọc có số mũ khác nhau thì sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p ≤ 0,05) Qua kết quả được phân tích ở bảng 1 với hệ số biến động CV% = 3,70% ≤ 5% thể hiện mức độ biến động thấp, P= 0,0000 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa với xác suất 99,9%. Các công thức có xử lý GA3 đều có tác động thúc đẩy quá trình nảy mầm của hạt Trắc dây, tăng hơn ĐC từ 23,08 - 87,20%, trong đó nồng độ GA3 tốt nhất để xử lý hạt nảy mầm hiệu quả là 70 ppm với tỷ lệ nảy mầm đạt 81,11 % tăng 87,20% so với đối chứng, mức độ nảy mầm đồng loạt (3 - 10 ngày).
  5. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA GA3... 271 3.3.2. Ảnh hưởng của GA3 lên tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây Trắc dây ở 6 tháng đầu tiên Bảng 2. Ảnh hưởng của GA3 lên tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây con Trắc dây gieo từ hạt ở 6 tháng đầu tiên Chiều cao cây con (cm) (  m) p CV% ĐC TN1 TN2 TN3 TN4 Tháng 1 h1 2,05e 2,34cd 2,57b 3,12a 2,25cde 0,0000 4,98% e c b a de Tháng 2 h2 4,56 5,95 7,81 9,57 4,81 0,0000 3,86% h2 +2,51 +3,61 +5,24 +6,45 +2,56 Tháng 3 h3 8,13g 10,22cd 13,38b 17,58a 9,01ef 0,0000 4,36% h3 +3,57 +4,27 +5,57 +8,01 +4,20 Tháng 4 h4 16,15f 20,95cd 24,70b 31,24a 17,42e 0,0000 3,18% h4 +8,02 +10,73 +11,32 +13,66 +8,41 Tháng 5 h5 28,74f 35,76c 40,17b 54,52a 32,83d 0,0000 3,31% h5 +12,59 +14,81 +15,47 +23,28 +15,41 Tháng 6 h6 43,59h 53,54d 61,95b 85,73a 48,73ef 0,0000 1,24% h6 +14,85 +17,78 +21,78 +31,21 +15,90 Tăng, giảm % so 0,00 +22,83 +42,12 +96,67 +11,79 với ĐC (%) Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi quan sát hình thái, màu sắc và đo chiều cao của thân cây từ khi hạt nảy mầm, tiến hành đo chiều cao định kỳ hàng tháng. - Về hình thái và màu sắc: Hạt Trắc dây sau khi gieo hạt, độ ẩm thích hợp sau 3-20 ngày nảy mầm. Ở các công thức thí nghiệm thân Trắc dây có dạng tròn, khi còn non có màu lục, phần gần gốc có màu xám, có nhiều lỗ vỏ. - Về sự sinh trưởng của thân: Sự sinh trưởng của thân là sự tăng lên về chiều cao của thân theo thời gian. Nghiên cứu sự tăng trưởng chiều cao của Trắc dây được thực hiện theo chu kỳ 1 lần/1 tháng. Chúng tôi tiến hành đo chiều cao vào ngày 28 hàng tháng (từ tháng 1 – tháng 6). Kết quả theo dõi thí nghiệm từng tháng từ tháng thứ nhất đến tháng thứ sáu, trong mỗi tháng, CT3 (GA3 70 ppm) đều có tăng trưởng chiều cao vượt trội so với các nồng độ khác và cao hơn so với ĐC. Vì vậy chúng tôi kết luận nồng độ GA3 70 ppm thích hợp nhất cho sự tăng trưởng chiều cao cây con Trắc dây 6 tháng đầu tiên, chiều cao đạt 85,73 cm với tốc độ tăng trưởng từ tháng 5 đến tháng 6 cao nhất tăng 31,21 cm, tăng 96,67% so với ĐC. 3.3.3. Ảnh hưởng của GA3 lên đường kính cây Trắc dây Bảng 3. Ảnh hưởng của GA3 lên đường kính cây Trắc dây Chiều cao cây con (mm) (  m) p CV% ĐC TN1 TN2 TN3 TN4 Tháng 1 d1 1,00e 1,09bcd 1,13b 1,30a 1,07cd 0,0000 2,12 Tháng 2 d2 1,19g 1,40cd 1,50b 1,70a 1,38de 0,0000 1,20 d2 +0,19 +0,31 +0,37 +0,40 +0,31 Tháng 3 d3 1,85f 2,14cd 2,28b 2,50a 2,07de 0,0000 2,56 d3 +0,66 +0,74 +0,78 +0,80 +0,69
  6. 272 NGUYỄN THỊ KIM TRIỂN – NGUYỄN KHOA LÂN Tháng 4 d4 2,65f 3,00c 3,20b 3,50a 2,89de 0,0000 1,60 d4 +0,80 +0,86 +0,92 +1,00 +0,82 Tháng 5 d5 3,70g 4,18d 4,45b 4,80a 3,97ef 0,0000 1,26 d5 +1,05 +1,18 +1,25 +1,30 +1,08 Tháng 6 d6 5,00h 5,60d 6,00b 6,38a 5,37ef 0,0000 0,96 d6 +1,30 +1,42 +1,55 +1,58 +1,40 Tăng, giảm % 0,00 +9,23 +19,23 +21,54 +7,69 so với ĐC (%) Kết quả sau 6 tháng với các thông số thống kê có ý nghĩa (P = 0,0000 ≤ 0,05 và CV% = 0,96% ≤ 5%) qua kết quả bảng 3.1 đường kính gốc tăng trưởng theo thời gian, ở ĐC đạt 5.000 mm, ở các công thức thí nghiệm có xử lý GA3 đều có tăng trưởng về đường kính gốc so với ĐC tăng 21,54% (CT GA3 70 ppm). Trong các công thức thí nghiệm, công thức nồng độ GA3 70 ppm cho kết quả cao nhất đạt 6,38 mm tăng 21,54% so với ĐC, với tốc độ tăng trưởng đường kính cao nhất đạt 1,58 mm. 4. KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu từ tháng 7/2013 đến 7/2014, chúng tôi rút ra một số kết luận: - Công thức hoa: ↑ K5C5A(5)+(5)G1 . Hoa lưỡng tính đối xứng hai bên, có cuống hoa, một lá chét, hai lá bắc, đài 5, tràng 5, kích thước hoa trung bình dài (3,8500,017) mm luôn cả cuống hoa, rộng khoảng (0,9320,011) mm, dày khoảng (0,8460,009) mm. - Quả có kích thước trung bình dài (4,153±0,816) cm; rộng (1,217±0,075) cm; khối lượng khoảng (0,0825±0,0311) g/ quả. Qủa 1-3 hạt, trong đó 1 hạt chiếm đa số. - Hạt dạng hình thận, màu nâu có kích thước trung bình dài (8,133±0,703) mm; rộng (5,443±0,668) mm; nặng (0,022±0,008) g/hạt. - Trắc dây ra hoa vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, quả chín và phát tán vào tháng 2 và tháng 3. - Nồng độ GA3 tác động tích cực đến khả năng nhân giống từ hạt, ở nồng độ GA3 70 ppm tỷ lệ nảy mầm đạt 81,11% (tăng 87,20% so ĐC). Sau 6 tháng theo dõi, chiều cao trung bình của cây đạt 85,73 cm (tăng +96,67% so ĐC); đường kính trung bình của cây đạt 6,38 mm (tăng 21,54 % so với ĐC). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Từ điển Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2003). Từ điển bách khoa Sinh học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1888. [2] Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996). Sách đỏ Việt Nam phần thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 109-110 [3] Nguyễn Hồng Đảng (2009). 230 loài gỗ thường gặp trong sản xuất kinh doanh, NXB Nông nghiệp, tr. 21. [4] Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam quyển 1, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, tr. 878-889. [5] Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006). Giáo trình phương pháp thí nghiệm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Nguyễn Bá Lộc (2006). Giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật, NXB Đại học Huế. [7] Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. [8] UICN (2014). “The IUCN Red List of Threatened Species”, iucnredlist.org, 2/8/2014.
  7. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA GA3... 273 Title: A RESEARCH ON THE REPRODUCTIVE CHARACTERISTICS AND THE EXPLORATION ABOUT THE INFLUENCE OF GA3 ON PROPOSED SEXUAL PROPAGATION MEASURES BY SEED TO CONSERVE SPECIES DALBERGIA ANNAMENSIS (Dalbergia annamensis A.Chev.) AT DA BAN SPRING, PHU YEN PROVINCE Abstract: Dalbergia annamensis (Dalbergia annamensis A. Chev.) at Da Ban Spring, Phu Yen province, is a species of the genus Dalbergia L. It belongs to the Fabaceae family.This is an endemic species in Vietnam (at Binh Dinh province, Phu Yen province and Khanh Hoa province), endangered level is EN in the Vietnam Red Data Book (1996), a rare wood species of group IA, with very high use and economic value . Flowering from July to August, ripening from February to March and seed dispersal from March 15 to March 20. In the concentration process, GA3 with concentration of 70ppm give best results. It shows the highest germination percentage of 81,11 %. After 6 months, the average height was 85,73 cm, and the average diameter was 6,38 mm Keywords: Dalbergia annamensis (Dalbergia annamensis A. Chev.), Da Ban Spring NGUYỄN THỊ KIM TRIỂN Đơn vị công tác: Đại học Phú Yên, tỉnh Phú Yên Học viên Cao học, chuyên ngành Thực vật học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0986 853 386, Đại chỉ email: kimtriendhpy@gmail.com PGS. TS. NGUYỄN KHOA LÂN Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0914 078 514
nguon tai.lieu . vn