Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CHI GỪNG (ZINGIBER) THUỘC HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE) Ở BẮC TRUNG BỘ TRỊNH THỊ HƯƠNG1, NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG2, LÝ NGỌC SÂM3, LÊ THỊ HƯƠNG4 1 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Chi Gừng (Zingiber) có khoảng 190 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, hiện biết khoảng 34 loài. Kết quả nghiên cứu về đa dạng chi Gừng ở Bắc Trung Bộ đã xác định được 19 trong tổng số 34 loài hiện biết ở Việt Nam. Bổ sung phân bố cho khu vực Bắc Trung Bộ là 4 loài và 1 loài mới cho khoa học. Chi Gừng có giá trị sử dụng khác nhau có 19 loài cho tinh dầu, 10 loài làm thuốc, 3 loài cho giá trị sử dụng khác. Có 5 môi trường sống chính là dưới tán rừng, ven suối, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi. Các loài trong chi Gừng thuộc 2 yếu tố chính là yếu tố nhiệt đới (63,16%) và yếu tố đặc hữu (36,84%). Từ khóa: Đa dạng, chi Gừng, họ Gừng, Bắc Trung Bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Gừng (Zingiber) là một chi lớn của họ Gừng (Zingiberaceae) có khoảng 180 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chi Gừng có khoảng 34 loài [1], [5], [6], [7] . Các loài trong chi này được trồng hoặc sống dưới tán rừng, khe suối, nơi ẩm ướt,… Nhiều loài trong 2 chi này được sử dụng làm thuốc, làm gia vị hoặc tinh dầu chiết xuất ở các loài được ứng dụng trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm [19]. Bắc Trung Bộ được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam với hệ thực vật phong phú và đa dạng, có rất nhiều loài cây cho tinh dầu. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về thành phần loài của các loài trong chi Gừng ở Việt Nam nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng [1], [3], [9], [10]. Vì vậy, cần có những công trình nghiên cứu về thành phần loài trong chi Gừng nhằm bổ sung thêm thông tin về giá trị, phân bố có trong tự nhiên ở Bắc Trung Bộ. Bài báo này cung cấp tính đa dạng chi Gừng ở Bắc Trung Bộ, là cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu được thu từ tháng 10/2016-3/2019. 154 mẫu vật được thu chủ yếu ở các sinh cảnh hác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Hiên Huế). Định loại bằng phương pháp hình thái so sánh để phân tích các mẫu vật và các tài liệu chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước [1], [4], [13], [18]. Đánh giá số lượng loài có giá trị sử dụng theo các tài liệu và sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) tại các nơi thu mẫu trong các chuyến thực địa và các tài liệu của Nguyễn Quốc Bình (2011) [1], Võ Văn Chi (2012) [2], Triboun và cs. 2014 [18], Tushar và cs (2010) [19], Wongsatit (2003) [20]. Đánh giá về yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [17]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng về thành phần loài Kết quả điều tra ở các vùng sinh thái khác nhau ở Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đã thu thập được 154 mẫu tiêu bản, xác định được 19 loài (8 loài kế thừa từ các tài liệu đã công bố trước đó chưa thu lại được mẫu) (Bảng 1). 341
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Bảng 1. Danh lục các loài của chi Gừng (Zingiber) ở Bắc Trung Bộ Yếu tố Nơi Giá trị Phân TT Tên khoa học Tên Việt Nam địa lý sống sử dụng bố 1. Zingiber acuminatum Val.* Gừng lá nhọn 4.1 a,b E II 2. Zingiber eberhardtii Gagnep.* Gừng hoang 6 a,b E II 3. Zingiber castaneum Škorničk. & Gừng trung bộ 6 a,b,c,d,e E II,III Q.B. Nguyễn 4. Zingiber cochinchinensis Gagnep.* Gừng nam bộ 4.5 b,c E V 5. Zingiber collinsii Mood &Theilade Gừng collin 4.1 b,c E VI 6. Zingiber gramineum Blume* Gừng lúa 4.1 a,b M,E II,VI 7. Zingiber laoticum Gagnep.* Gừng lào 4.5 a,b M,E IV 8. Zingiber mekongense Gagnep. Gừng mê kông 4.5 a,b M,E I,II 9. Zingiber montanum (Koenig) Gừng núi 4 c,e M,E I,II,III, Dietrich IV,V,VI 10. Zingiber neotruncatum T.L. Wu, Gừng lông 6.1 a,b,c E II K. Larsen & Turland 11. Zingiber nitens M.F. Mewnam Gừng lá sáng 6.1 a,b,c,d E II,III bóng 12. Zingiber nudicarpum D.Fang Gừng 6.1 a,b,c,d E II,III, nudicarpum IV,V 13. Zingiber officinale Rosc. Gừng 4 a,c,e M,E,S I,II,III, IV,V,VI 14. Zingiber ottensii Valeton Gừng otten 4.1 a,e M,E II 15. Zingiber purpureum Rosc* Gừng tía 4 a,b M,E,F I,II,V 16. Zingiber rubens Roxb* Gừng đỏ 4.2 a,b M,E,Or I,II 17. Zingiber rufopilosum Gagnep.* Gừng lông hung 6 a,b E II 18. Zingiber vuquangensis Lý N.S., Gừng vũ quang 6 a,b,e M,E I,II,III, Lê T.H., Trịnh T.H., Nguyễn V.H., IV Đỗ N.Đ. 19. Zingiber zerumbet Sm. Gừng gió 4 a,b,e M,E,Or I,II,III, IV,V,VI Ghi chú: * Loài kế thừa từ các tài liệu ghi nhận có ở Bắc Trung Bộ; 4. Nhiệt đới châu Á: 4.1. Đông Dương - Malêzi; 4.2. Lục địa châu Á nhiệt đới; 4.5. Đông Dương; 6. Đặc hữu; 6.1. Gần đặc hữu; Nơi sống: a. Dưới tán rừng, b. ven suối, c. rừng thứ sinh; d. rừng nguyên sinh; e. trảng cây bụi. GTSD (Giá trị sử dụng): M: Cây làm thuốc, F: Cây ăn được; cây cho tinh dầu (E), cây làm gia vị: S. Phân bố: I: Thanh hóa, II: Nghệ An, III: Hà Tĩnh, IV: Quảng Bình, V: Quảng Trị, VI: Thừa Thiên Huế. Kết quả bảng 1 cho thấy, các loài trong chi Gừng ở Bắc Trung Bộ so với Việt Nam cũng khá đa dạng có 19/34 loài hiện biết chiếm 55,88% tổng số loài của Việt Nam. Tuy có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với cả nước nhưng do diện tích rừng đang còn nhiều cũng như đặc điểm của khí hậu gió mùa và là nơi giao thoa của hệ thực vật từ Bắc vào và Nam ra nên các loài trong chi Gừng được phát hiện ở đây khá cao. Ngoài ra, trong thời gian từ 2015 đến nay đã phát hiện 1 loài mới cho khoa học là Zingiber vuquangense [7], 4 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam là Zingiber nudicarpun [15], Zingiber nitens [11], Zingiber ottensii [16], Zingiber mekongense [5], Zingiber neotruncatum [6]. Và 1 loài mới phát hiện ở Việt Nam trước đây chỉ phân bố ở VQG Cúc Phương là Zingiber castaneum [14]. 342
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 3.2. Phân bố của các loài trong chi Gừng ở khu vực Bắc Trung Bộ Kết quả nghiên cứu đã thống kê được các loài trong chi Gừng phân bổ ở các tỉnh khác nhau của Bắc Trung Bộ (Bảng 2). Bảng 2. Phân bố của các loài trong chi Gừng ở Bắc Trung Bộ Địa điểm Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Số loài 8 16 6 6 5 5 Tỷ lệ % 42,11 84,21 31,58 31,58 26,32 26,32 Từ kết quả bảng 2 cho thấy các loài trong chi Gừng được phát hiện ở Nghệ An là nhiều nhất với 16 loài chiếm 84,21%; Thanh Hóa có 8 loài chiếm 42,11% tổng số loài; Hà Tĩnh có 6 loài chiếm 31,58%; Quảng Bình có 6 loài chiếm 31,58%; Quảng Trị có 5 loài chiếm 26,32% và Thừa Thiên Huế có 5 loài chiếm 26,32%. Có 3 loài phân bố ở tất cả các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ là Gừng núi (Zingiber montanum (Koenig) Dietrich), Gừng gió (Zingiber zerumbet Sm.) và Gừng (Zingiber officinale Rosc.) 3.3. Đa dạng về môi trường sống Trong quá trình nghiên tính đa dạng chi Gừng thuộc họ Gừng ở Bắc Trung Bộ cho thấy các loài chủ yếu sinh sống trong 5 môi trường chính là dưới tán rừng (a); ven suối (b); rừng thứ sinh (c); rừng nguyên sinh (d); trảng cây bụi (e). Kết quả được thống kê ở bảng 3. Bảng 3. Môi trường sống của các loài trong chi Gừng ở Bắc Trung Bộ Môi trường Dưới tán rừng Ven suối Rừng thứ sinh Rừng nguyên sinh Trảng cây bụi Số loài* 19 16 7 3 5 Tỷ lệ % 100 84,21 36,84 15,79 26,32 Ghi chú: * 1 loài có thể sống ở 1 hoặc nhiều môi trường khác nhau. Như vậy, môi trường sống của các loài trong chi Gừng thì tất cả các loài đều gặp sống dưới tán rừng; sống ở ven suối có 16 loài chiếm 84,21%; sống ở rừng thứ sinh với 7 loài chiếm 36,84%; sống ở rừng nguyên sinh với 3 loài chiếm 15,79% và sống ở trảng cây bụi với 5 loài chiếm 26,32% tổng số loài. 3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của các loài thực vật trong chi Gừng thuộc họ Gừng được xác định bằng phương pháp phỏng vấn cộng đồng có sự tham gia (PRA), dựa theo các tài liệu trong và ngoài nước [9], [10]. Trong 19 loài được nghiên cứu thì đều cho các giá trị sử dụng khác nhau thuộc 5 nhóm. Nhóm cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 19 loài chiếm 100%; tiếp theo là nhóm làm thuốc với 10 loài chiếm 52,63% so với tổng số loài nghiên cứu; nhóm cây cho giá trị khác (làm cảnh, gia vị, ăn được) với 4 loài chiếm 21,05%. - Nhóm cây cho tinh dầu: Hầu như tất cả các loài trong họ Gừng nói chung và chi Gừng nói riêng đều có chứa tinh dầu. Tuy nhiên, tùy vào từng loài mà sự tích lũy hàm lượng tinh dầu khác nhau. Tinh dầu của các loài trong 2 chi này có giá trị cao nên được ứng dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm, y học,... [13]. Với 100% tổng số loài được nghiên cứu đều cho tinh dầu, hiện nay, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phân tích được 32 mẫu tinh dầu của chi này với một số loài điển hình như: Gừng vũ quang (Z. vuquangense), Gừng mê kông (Z. mekongense), Gừng núi (Z. montanum), Gừng gió (Z. zerumbet), Gừng lá sáng bóng (Z. nitens), Gừng Pù Hoạt (Z. neotruncatum), Gừng colin (Z. collinsii),... 343
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 - Nhóm cây làm thuốc: Với 10 loài điển hình như: Gừng lúa (Z. gramineum Blume), Gừng (Z. officinale Rosc.), Gừng vũ quang (Z. vuquangense), Gừng Mê Kông (Z. mekongense), Gừng núi (Z. montanum), Gừng gió (Z. zerumbet), Gừng lá sáng bóng (Z. nitens), Gừng pù hoạt (Z. neotruncatum), Gừng colin (Z. collinsii). - Nhóm cây cho giá trị khác (ăn được, làm gia vị và làm cảnh): Với 4 loài như Gừng (Z. officinale Rosc.), Gừng tía (Z purpureum Rosc), Gừng đỏ (Z. rubens Roxb.) và Gừng gió (Z. zerumbet). 3.5. Đa dạng về yếu tố địa lý Áp dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [3]. Phân bố của các loài trong chi Gừng ở Bắc Trung Bộ thuộc 2 nhóm yếu tố chính là yếu tố nhiệt đới châu Á và yếu tố đặc hữu. Yếu tố nhiệt đới châu Á với 12 loài chiếm 63,16%; yếu tố đặc hữu với 7 loài chiếm 36,84%. Xét trên mối quan hệ gần gũi của các yếu tố thì yếu tố Đông Dương – Malaysia và Đặc hữu Việt Nam cùng với 4 loài chiếm 21,05% tổng số loài; yếu tố Đông Dương - Ấn Độ với 1 loài chiếm 5,26%; yếu tố Đông Dương với 3 loài chiếm 15,79% và yếu tố gần đặc hữu với 3 loài chiếm 15,79%. Như vậy, trong các yếu tố trên thì yếu tố đặc hữu và gần đặc hữu chiếm tỷ lệ khá cao trên 36,84%, điều này thể hiện được tính đa dạng của họ Gừng nói chung và chi Gừng nói riêng ở Việt Nam. 4. KẾT LUẬN Qua điều tra chi Gừng thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ, đã xác định được 19 loài trong tổng số 34 loài hiện biết ở Việt Nam. Bổ sung 4 loài cho vùng Bắc Trung Bộ và một loài mới cho Việt Nam. Giá trị sử dụng trong hai chi được nghiên cứu ở Bắc Trung Bộ, cây cho tinh dầu có số loài cao nhất với 19 loài, cây làm thuốc với 10 loài, cây cho giá trị khác với 4 loài. Trong các môi trường sống thì các loài sống ở sống dưới tán rừng với 19 loài; sống ở ven suối có 16 loài; sống ở rừng thứ sinh với 7 loài; sống ở rừng nguyên sinh với 3 loài và sống ở trảng cây bụi với 5 loài. Sự phân bố của các loài của chi Gừng (Zingiber) ở Bắc Trung Bộ thuộc 2 yếu tố chính. yếu tố Nhiệt đới châu Á chiếm 63,16% và yếu tố đặc hữu chiếm 36,84%. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHI GỪNG Ở BẮC TRUNG BỘ Gừng Vũ Quang (Zingiber vuquangensis Lý N.S., Gừng Trung Bộ (Zingiber castaneum Škorničk. Lê T.H., Trịnh T.H., Nguyễn V.H., Đỗ N.Đ.) & Q.B. Nguyễn) 344
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Gừng Mê Kông (Zingiber mekongense Gagnep.) Gừng lông (Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland) Gừng otten (Zingiber ottensii Valeton) Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens M.F. Mewnam) Gừng collinsii (Zingiber collinsi Mood Gừng nudiacrpum (Zingiber nudicarpum D.Fang) &Theilade) Gừng núi (Zingiber montanum (Koenig) Gừng gió (Zingiber zerumbet Sm.) Dietrich) 345
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số: 106.03-2017.238. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Quốc Bình (2011). Nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội. [2] Võ Văn Chi (2012). Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Tập 1-2. NXB Y học, Hà Nội. [3] Đỗ Ngọc Đài, Đặng Trung Thông, Phạm Hồng Ban, Lê Duy Linh (2016). Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, Báo cáo Khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ 2, Đà Nẵng, 20/5/2016, 123-128. [4] Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 3. NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. [5] Lê Thị Hương, Trịnh Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Lý Ngọc Sâm (2019). Zingiber mekongense Gagnep. (Zingiberaceae) ghi nhận vùng phân bố cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nhận đăng). [6] Nguyễn Danh Hùng, Trần Minh Hợi, Lý Ngọc Sâm, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài (2019). Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland, mô tả loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nhận đăng). [7] Le Thi Huong, Trinh Thi Huong, Do Ngoc Dai, Nguyen Viet Hung, Ly Ngoc Sam (2019). Zingiber vuquangense (Sect. Cryptanthium: Zingiberaceae), a new species from North Central coast region in Vietnam, Phytotaxa, 338(4): 295-300 [8] Le T. Huong, Trinh T. Huong, Nguyen T. T. Huong, Dao T.M. Chau, Ly N. Sam, Isiaka A. Ogunwande (2018). Essential oil of Zingiber vuquangense and Zingiber castaneum (Zingiberaceae) from Vietnam, Natural Product Communications, 13(6): 763-766. [9] Lê Thị Hương, Trịnh Thị Hương, Đào Thị Minh Châu, Đậu Bá Thìn, Đào Thị Thoan (2018). Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 34(1): 84-89. [10] Nguyễn Danh Hùng, Đặng Văn Sáu, Lê Thị Hương (2018). Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 18: 109-114. [11] Nguyễn Viết Hùng, Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài, Lý Ngọc Sâm, Nguyễn Trung Thành (2017). Bổ sung loài Gừng sáng bóng (Zingiber nitens M. F. Newman) (Zingiberaceae) cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 33(2): 46-50. [12] Nguyen V. Hung, Do N. Dai, Tran H. Thai, Nguyen D. San, Isiaka A. Ogunwande (2017). Zingiber nitens M.F. Newman: A new species and its essential oil constituent, Journal of Essential Oil Bearing Plants, 20(1): 69-75. [13] Jiang K., Wu D., Larsen K. (2000). Zingiberaceae, Flora of China 24: 322–377. [14] Leong-Škorničková J. et al. (2015). Nine new Zingiber species (Zingiberaceae) from Vietnam. – Phytotaxa 219: 201–220. [15] Ly Ngoc Sam, Dang Van Son, Do Dang Giap, Truong Ba Vuong, Do Ngoc Dai, Nguyen D. Hung (2017). Zingiber nudicarpum D. Fang (Zingiberaceae) a new record for Vietnam, Bioscience Discovery, 8(1): 01-05. [16] Lý N. S., Trương B.V., Lê T.H. (2016). Zingiber ottensii Valeton (Zingiberaceae) – a newly recorded species for Vietnam. – Bioscience Discovery 7: 93–96. [17] Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [18] Triboun P. et al. (2014). A key to the genus Zingiber (Zingiberaceae) in Thailand with description of 10 new taxa. – Thai Journal of Botany 6: 53–77. [19] Tushar B. S., Sarma G.C., Rangan L. (2010). Ethnomedical uses of Zingiberaceous plants of Northeast India, J Ethnopharmacol,132(1):286-296. [20] Wongsatit C. (2003). Ampol Boonpleng, Ethnomedical uses of Thai Zingiberaceous plant, Thai J Phytophar 10(1); 25-32. 346
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Title: STUDY OF DIVERSITY OF GENUS ZINGIBER (ZINGIBERACEAE) IN NORTH CENTRAL VIETNAM Abstract: The genus Zingiber has about 190 species. They are distributed in the tropics and subtropics. In Vietnam genus Zingiber about 34 species. Study result of diversity of genera Zingiber (Zingiberaceae) in North Centre of Viet Nam reported, 19 species among more than 34 reported species. There are 4 species new record for list of North Center Vietnam and 1 species new sciencetific. These plants are used to treat different diseases that we grouped into: 10 species for medicinal plants, 3 species for other, 19 species for essential oils plants. There are 5 major habitats: forest, light forest, subforest, along streams. The distribution of Zingiber species in North Center of Vietnam are mainly comprised of the tropical Asia element (63.16%) and endemic element (36.84%). Keywords: Diversity, Zingiber, Zingiberaceae, North Central. 347
nguon tai.lieu . vn