Xem mẫu

  1. Thông tin chung Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới Thời gian thực hiện: 11/2015 đến 03/2017 Cơ quan chủ trì: Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Hồ Xuân Hùng ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề: Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010. Chương trình đã tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường ở nông thôn, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chương trình ra đời nhằm mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KTXH) hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sau 5 năm triển khai, Chương trình đã đạt được nhiều thành tựu lớn: diện mạo nông thôn biến chuyển tích cực; nhiều hình thức tổ chức sản xuất được hình thành mang lại hiệu quả cao; các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, cải thiện; thay đổi đáng kể nhận thức về xây dựng NTM của đại bộ phận cán bộ NTM các cấp cũng như người dân; tạo động lực thúc đẩy cộng đồng dân cư nông thôn phấn đấu thi đua để cải thiện và phát triển đời sống KT - XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2015 cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế: vấn đề như nợ đọng xây dựng cơ bản; chạy đua thành tích; tư duy nhiệm kỳ; thiếu cân bằng trong đầu tư, chênh lệch vùng miền, thiếu bền vững trong các tiêu chí đạt được v.v đã và đang nảy sinh trong thực tiễn xây dựng NTM và cần sớm có giải pháp khắc phục để phát huy đúng bản chất của mục tiêu xây dựng NTM trong giai đoạn tới. Những hạn chế, tồn tại trong xây dựng NTM (giai đoạn 2010 – 2015) ở nước ta do nguyên nhân chủ yếu là chưa có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn để XD NTM bền vững. Vì lẽ đó, việc triển khai đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung 10
  2. Hoàn thiện được cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Việt Nam đến năm 2020 và tiếp đến năm 2030 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hoàn thiện được cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM; - Phân tích được thực trạng phát triển nông thôn và xây dựng NTM: mô hình NTM, chính sách sách phát triển nông thôn ở Việt Nam thời gian qua; - Đề xuất được các giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đến năm 2020 và tiếp đến đến năm 2030; - Đề xuất áp dụng cụ thể 3 mô hình nông thôn mới cho 3 vùng (đồng bằng phía Nam, miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung). 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM a) Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới: - Nông thôn mới: được thể hiện qua những nội dung cơ bản: + Một nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị; + Một nông thôn có làng xã khang trang, văn minh với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, phát triển theo qui hoạch đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân nông thôn, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; + Một nông thôn có cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển toàn diện, các lĩnh vực kinh tế được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới; + Một nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, các hủ tục lạc hậu bị bãi bỏ; cảnh quan môi trường sạch đẹp, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. - Xây dựng nông thôn mới: về bản chất không phải phá nông thôn cũ làm NTM, mà là một hoạt động PTNT có tính chiến lược. Việc xây dựng mô hình phát triển NTM là một quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ hướng cung sang hướng vào nhu cầu thị trường và xã hội. Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho việc phát triển. - Vai trò và vị trí của xây dựng nông thôn mới trong phát triển nông thôn: - Sản xuất ra những sản phẩm lương thực, thực phẩm thiết yếu cho đời sống con người, mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế được; đồng thời, nông thôn 11
  3. còn sản xuất ra những nguyên liệu phục vụ phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; - Là nguồn cung lao động cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ và an ninh quốc phòng; - Là thị trường lớn về tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng thông dụng, mỗi hộ gia đình ở nông thôn là một đơn vị tiêu dùng; - Nông thôn là không gian chứa đựng đa số tài nguyên đất đai, khoáng sản, động, thực vật của nền kinh tế và duy trì, tái tạo, phát triển môi trường sinh thái, các nguồn tài nguyên của đất nước; - Nông thôn miền núi còn là địa bàn sinh sống của 54 dân tộc khác nhau với nhiều tầng lớp, cộng đồng; đồng thời là nơi giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. b) Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới - Bài học kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, chúng ta rút ra bài học cho quá trình XD NTM ở Việt Nam: + Cần củng cố các tổ chức xã hội thực sự của người dân, đặc biệt là các tổ chức xã hội nghề nghiệp; + Thúc đẩy sự nỗ lực, tự nguyện, của người dân; + Vai trò của nhà nước: lựa chọn và tập trung đầu tư; có cơ chế chính sách khuyến khích những địa phương thực hiện tốt Chương trình; + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải tập trung phát triển làng nghề, có chính sách thu hút doanh nghiệp về NT và xây dựng doanh nghiệp đầu đàn đầu tư vào NN, NT. 3.2. Thực trạng phát triển nông thôn và xây dựng NTM, chính sách sách phát triển nông thôn ở Việt Nam thời gian qua - Giai đoạn 2001-2004 (Xây dựng NTM thí điểm cấp xã): Chương trình phát triển nông thôn cấp xã thực hiện 05 nội dung cơ bản gồm: (i) phát triển kinh tế hàng hoá với một cơ chế phù hợp, khai thác được lợi thế của địa phương, có thị trường tiêu thụ; (ii) phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) phù hợp với nền nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa; (iii) xây dựng khu dân cư văn minh; (iv) tăng cường công tác văn hoá, y tế, giáo dục trong nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ; (v) tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tập trung dân chủ. Bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình phát triển nông thôn cấp xã đã bộc lộ một số tồn tại: - Kế hoạch xây dựng mô hình đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn lại không có nguồn lực đảm bảo nên hầu hết các mô hình cấp xã đều không có tính khả thi; 12
  4. - Mô hình được xây dựng theo dạng dự án đầu tư phát triển nên cán bộ và người dân ở " xã điểm" có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước mà chưa huy động được nguồn lực của người dân và cộng đồng; - Việc xây dựng dự án phát triển nông thôn cần đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau. Nhưng, một số xã đã quá chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng và mong đợi sự trợ giúp từ bên ngoài là chưa đúng với chủ trương xây dựng mô hình; - Các dự án phát triển sản xuất còn nặng về nông nghiệp mà chưa quan tâm thỏa đáng vào phát triển ngành nghề, công nghiệp nông thôn, dịch vụ và các vấn đề VHXH. - Đội ngũ cán bộ xã tuy có được đào tạo, nhưng nội dung đào tạo chưa phù hợp, tình trạng phổ biến là chưa nắm vững yêu cầu và phương pháp triển khai; - Bộ máy tổ chức chỉ đạo triển khai chương trình không được hình thành thống nhất, đồng bộ từ cấp trung ương xuống các địa phương, không phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền trong việc tổ chức chỉ đạo, triển khai, theo dõi và đánh giá chương trình nên rời rạc và hiệu quả thấp. - Giai đoạn 2007- 2009 (Xây dựng NTM thí điểm cấp thôn): Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2614/QĐ/BNN- HTX, ngày 08/9/2006 về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn. Ngày 09/4/2007, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 985/BNN-HTX về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản. Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn thử nghiệm tại 15 thôn thuộc 14 tỉnh, thành phố. Năm 2010, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đánh giá kết quả triển khai chương trình, kết quả chính đạt được là: đã hình thành được những mô hình thực tiễn về xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới từ cộng đồng; bước đầu thay đổi được nhận thức của cán bộ cơ sở và người dân; đã khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo của người dân trong phát huy nội lực xây dựng NTM, không ỷ lại vào trợ giúp bên ngoài... Tuy nhiên, còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc trong triển khai thực hiện: - Nhận thức của các ngành, các cấp ở một số địa phương về xây dựng NTM còn chưa đầy đủ, chưa đúng với chủ trương của đề án; - Chưa có tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM nên việc xác định mục tiêu để xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khái niệm, nội hàm NTM còn hiểu theo nhiều cách khác nhau ở cán bộ các cấp và người dân ở các thôn, bản được chọn điểm; Lực lượng cán bộ xây dựng NTM chưa được đào tạo theo phương pháp tiếp cận mới nên khi thực hiện hầu hết các cán bộ và người dân đều rất lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng; Các nội dung thí điểm tập trung nhiều đến xây dựng CSHT. Các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội chưa được thử nghiệm nhiều trong thời gian thí điểm. 13
  5. - Chương trình xây dựng thí điểm mô hình xã NTM (2009-2011) nhằm triển khai nghị quyết TW 7 khóa 10: + Đề án chọn 11 xã để chỉ đạo điểm, là những xã trung bình khá, đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá trong cả nước. + Đề án đề ra 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình xã NTM là: Dựa vào nội lực cộng đồng là chính, nhà nước các cấp hỗ trợ, giúp đỡ; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, các nội dung cụ thể của chương trình trên địa bàn do người dân dân chủ, bàn bạc quyết định; kế thừa, phối hợp, phát huy kết quả của các chương trình, dự án trên địa bàn, tạo sự thống nhất và sức mạnh chung; xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và trong triển khai thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới được phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù. 3.3. Đề xuất được các giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đến năm 2020 và tiếp đến năm 2030: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; - Chỉ đạo chặt chẽ quá trình tái cơ cấu NN gắn với XD NTM; - Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuỗi giá trị sản phẩm mà ở đó doanh nghiệp giữ vai trò quyết định, nhất là trong liên kết với HTX, Tổ hợp tác, trang trại và hộ dân. - Quan tâm chỉ đạo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở nông thôn; - Quan tâm chỉ đạo xây dựng NTM gắn với quá trình đô thị hóa; - Cần có chính sách khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia xây dựng NTM; - Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã, huyện đã được công nhận đạt chuẩn; - Khẩn trương xây dựng, bổ sung hoàn thiện, sớm ban hành một số cơ chế, chính sách đảm bảo các xã, huyện NTM phát triển bền vững; - Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình; - Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới để tạo thêm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; - Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho các tập thể làm tốt, các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả cho Chương trình. 3.4. Đề xuất 3 mô hình nông thôn mới cho 3 vùng (đồng bằng phía Nam, miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung). 14
  6. 3.4.1. Mô hình “giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc” ở xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (vùng miền núi trung du phía Bắc) Thôn Giếng Đõ (xã Mỹ Bằng) người dân tộc Cao Lan chiếm trên 80% dân số. Tuy cuộc sống của người Cao Lan còn khó khăn, vất vả nhưng làn điệu hát Sình Ca luôn được bà con trong thôn có ý thức bảo tồn phát triển. Giếng Đõ là thôn đầu tiên thành lập câu lạc bộ hát Sình Ca ở xã Mỹ Bằng. Việc thành lập Câu lạc bộ hát Sình Ca đã tác động mạnh thúc đẩy lòng đam mê, mong muốn khai thác kho tàng văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc Cao Lan. Câu lạc bộ đã thu hút được đông đảo người tham gia với đủ các lứa tuổi. Bà con tự nguyện góp mua trang phục, dụng cụ để giúp câu lạc bộ hoạt động ổn định. Không chỉ tập hát, múa những bài Sình Ca truyền thống quen thuộc, câu lạc bộ còn khuyến khích các thành viên sáng tác những ca khúc mới phù hợp với cuộc sống hiện tại của bà con. Điều mới nhất là trước đây hát Sình Ca chỉ có người già, trung tuổi thì nay số thanh thiếu niên tham gia ngày càng nhiều. Người lớn tuổi nhất năm nay đã 80 tuổi còn người trẻ nhất là 14 tuổi. Một trong những “đột phá” của câu lạc bộ chính là sự góp mặt của các cô gái trong những bài múa truyền thống và chiếc trống sành trên sân khấu. Bởi xưa kia, trong quan niệm của người Cao Lan, các cô gái tối kỵ không được tham gia vào nghi lễ, cứ mỗi khi tiếng trống sành vang lên thì dân bản sẽ mất đi một người. Giờ đây, người Cao Lan nghe thấy tiếng trống sành không còn rùng mình sợ hãi nữa, những quan niệm lạc hậu đã được bà con xóa bỏ. 3.4.2. Mô hình “kết hợp phát triển kinh tế kết hợp với du lịch nông thôn” ở xã Tam Đại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam (vùng ven biển miền Trung) - Đảng ủy, UBND xã Tam Đại giao Hội LHPN xã phát động xây dựng mô hình thu gom rác thải đến các chi hội cơ sở. Mỗi chi hội thành lập tổ thu gom rác thải tại địa bàn dân cư; - Hội LHPN xã Tam Đại tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về nông thôn mới; chuyển tải những kiến thức về bảo vệ môi trường đến hội viên bằng nhiều hình thức như tập huấn, tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội, cổ động trực quan có nội dung gắn với việc thu gom rác thải; - Đến nay, 5/6 thôn trên địa bàn xã đã thành lập tổ phụ nữ thu gom rác thải (trừ thôn Trung Đàn do Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam quản lý); - Đã thực hiện phân loại, tạo điều kiện cho việc tiêu hủy, xử lý rác thuận lợi, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe con người; 15
  7. - Đã có 1.213 hộ dân (chiếm tỷ lệ gần 70% hộ dân) tham gia thu gom rác thải trên địa bàn, công việc này đã trở thành thói quen của các chị em trong thôn, xóm; - Ngoài việc thành lập "Tổ thu gom rác", Hội LHPN phụ nữ xã Tam Đại cũng tích cực tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và hàng xóm thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, tổ chức cho chị em tham gia các lớp tập huấn nâng cao hiểu biết về Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường; ký cam kết thực hiện xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch", các tiêu chuẩn của phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc". 3.4.3. Mô hình "Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản" tại xã Hòa An, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (vùng đồng bằng sông Cửu Long) - Quy mô liên kết ngày càng tăng: Từ năm 2011 đến nay, quy mô làm liên kết sản xuất cây ăn trái (xoài) và cây rau (ớt cay) đã tăng nhanh ở Hòa An. Đặc biệt sau khi tổ công tác triển khai đề tài tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao hiểu biết và trình độ cho cán bộ và người nông dân trên địa bàn xã. Năm 2016, toàn xã đã tổ chức thực hiện liên kết được 800 hecta, quy mô doanh nghiệp thu mua xoài, ớt khoảng 1.200 tấn. - Các doanh nghiệp điển hình: Công ty Bảo vệ thực vật An Giang giúp nông dân liên kết bằng hình thức đầu tư và tiêu thụ, được 200 hecta, với số tiền đầu tư hơn 57 tỷ đồng. Công ty cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ nông dân, đầu tư 100% thuốc bảo vệ thực vật, 50% phân bón và tổ chức phương tiện vận chuyển sản phẩm. Công ty TNHH XNK Võ Thị Thu Hà thực hiện cánh đồng liên kết với 9 HTX và tổ hợp tác, bao tiêu xoài với diện tích 150ha, sản lượng hơn 450 tấn. Bên cạnh đó, còn có Công ty Tân Hồng cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá thấp hơn so với giá thị trường cho bà con nông dân. - Lợi ích thiết thực cho người nông dân: Lợi ích thiết thực mà phương thức sản xuất liên kết mang lại là nông dân sản xuất yên tâm hơn và lợi ích mang lại nhiều hơn; người nông dân được tham gia cổ phần với doanh nghiệp để chia sẻ lợi ích trong chuỗi giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ. Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng qua quá trình thực hiện, hiệu quả từ CĐLK ở Hòa An đã góp phần xây dựng mối liên kết chặt chẽ đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định giữa các xã viên Hợp tác xã và các doanh nghiệp. 4. Kết luận Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Giai đoạn 2010 16
  8. – 2015, Chương trình MTQG XD NTM đạt được những kết quả như: kinh tế tăng trưởng; hệ thống kết cấu hạ tầng - xã hội được cải thiện, nâng cấp; thu nhập bình quân đạt tỷ lệ cao; đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới” đã hoàn thiện và làm rõ một số nội dung: - Hoàn thiện được cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM: những khái niệm có liên quan về nông thôn, nông thôn mới, phát triển nông thôn, kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; vai trò của nông thôn trong nền kinh tế; đặc điểm nông thôn Việt Nam qua các giai đoạn. - Tổng kết được kinh nghiệm của một số nước trên thế giới: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và kinh nghiệm xây dựng NTM của Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó rút ra được bài học cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. - Phân tích thực trạng phát triển nông thôn, XD NTM và các yếu tố ảnh hưởng tới XD NTM từ sau đổi mới (1986) tới nay, trọng tâm giai đoạn 2010 đến nay): - Vận dụng thử nghiệm xây dựng xã NTM tại 3 vùng sinh thái (vùng núi phía Bắc, vùng ven biển miền Trung, vùng đồng bằng phía Nam) - Đề xuất được các giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đến năm 2020 và tiếp đến năm 2030 - Đề xuất thực hiện lộ trình xây dựng NTM: a) Đến năm 2020: - Sửa đổi, điều chỉnh Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 đúng với tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008; - Kiểm tra giám sát thực hiện các tiêu chí, đặc biệt là các tiêu chí hạ tầng cơ sở mà Thủ tướng ủy quyền cho địa phương như: thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông...; - Ban hành chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp và nông dân; - Tiếp tục hoàn chỉnh quy trình đánh giá và xét công nhận xã, huyện, thị xã và tỉnh đạt chuẩn NTM. Cần có quy định để các tổ chức khoa học, nghề nghiệp tham gia thẩm định, đánh giá công nhận NTM ở các cấp; - Sớm sửa đổi ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thay thế nghị định 210/NĐ-CP của Chính phủ. b) Sau năm 2020 đến năm 2030: - Tiếp tục kiên trì thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM; - Tiếp tục tổng kết hoàn thiện Bộ tiêu chí Quốc gia cấp xã, huyện, tỉnh phù hợp yêu cầu của CNH, HĐH đất nước; 17
  9. - Tiếp tục tổng kết, đánh giá lựa chọn các mô hình xã NTM phát triển bền vững phù hợp cho các vùng, miền, kết hợp hài hòa các mô hình lý thuyết đã nêu để nhân rộng. 5. Kiến nghị 5.1. Đối với Nhà nước (Chính phủ, Bộ Ngành) - Đề nghị Bộ Chính trị chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện NQ TW 7 khóa X về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn, từ đó định hướng rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho XD NTM đến năm 2020 - 2030. - Cần có Khoa (hoặc Bộ môn) chuyên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ của Đảng và nhà nước ở các cấp về XD NTM trong hệ thống Trường Đảng ở các cấp. - Hoàn thiện lý luận và thực tiễn để xây dựng NTM là vấn đề rộng lớn và mới, cần phải tiếp tục tổng kết, đánh giá thực tiễn xây dựng, phát triển NTM ở nước ta để không ngừng hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng NTM cấp xã, huyện, tỉnh phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - Đề nghị Bộ NN và PTNT cần có Trường đào tạo cán bộ chỉ đạo XD NTM. - Cần tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân tiếp tục nghiên cứu một số đề tài khoa học phục vụ kịp thời cho quá trình xây dựng NTM, như: + Nghiên cứ giải pháp thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trong xây dựng nông thôn mới; + Nghiên cứu đề xuất chính sách giảm nghèo theo đa chiều trong xây dựng nông thôn mới; + Nghiên cứu cơ chế chính sách thúc đẩy chương trình mỗi làng, xã một sản phẩm trong xây dựng NTM; + Nghiên cứu cơ chế chính sách đảm bảo vệ sinh, môi trường sinh thái nông thôn trong quá trình xây dựng NTM v.v; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nông thôn. - Kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khắc phục những hạn chế vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. - Sớm có cơ chế, chính sách đảm bảo cho người nông dân và cộng đồng cư dân nông thôn thực sự là chủ trong xây dựng NTM và phát triển NTM bền vững. - Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn đối với cán bộ cơ sở trong việc phát huy quyền làm chủ của người dân trong xây dựng NTM. 5.2. Kiến nghị giải pháp triển khai nhân rộng mô hình xã NTM: - Tiếp tục theo dõi, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các mô hình, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình xã NTM. 18
  10. - Tuyên truyền kết quả các mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông. - Các địa phương cần có chính sách phù hợp để khai thác lợi thế của từng xã, thôn (bản) để lựa chọn mô hình phù hợp (gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa - phát triển sản phẩm làng nghề - phát triển sản phẩm về du lịch – liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi sản phẩm v.v) - Cần bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách: chính sách đào tạo, chính sách đặc thù cho các xã khó khăn (tiêu chí riêng cho nhóm xã khó khăn, ưu tiên bố trí nguồn lực cho xây dựng NTM, hỗ trợ phát triển sản xuất và giảm nghèo…); cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách đảm bảo vệ sinh, môi trường nông thôn; chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; qui chế quản lý qui hoạch và quản lý xây dựng dân cư; chính sách đất đai và chính sách an sinh xã hội nông thôn. - Hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu; coi trọng đầu tư phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. - Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho chương trình NTM; có cơ chế hợp lý trong phân bổ, giám sát và theo dõi việc phân bổ và sử dụng nguồn lực ở các cấp. - Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng và nhận thức cho lao động nông thôn. - Phải chú trọng đến bảo về môi trường sinh thái, văn hóa, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng việt 1. AECI, AIDA, MARD, (2007), Cơ sở cho phát triển nông thôn theo vùng ở Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, 2007. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008). Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình nông thôn mới (2015). Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020. Hà Nội, ngày 08/12/2015. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005). Chương trình phát triển nông thôn làng xã mới giai đoạn 2006 – 2010. Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Quyết định 2614/QĐ-BNN-HTX ngày 08/9/2006 về ban hành Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Hà Nội. 19
  11. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/3/2013 về Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (2011). Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020. Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (2013). Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Hà Nội. 9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015). 20 mô hình hai trong xây dựng nông thôn mới. Ẩn phẩm phục vụ hội nghị toàn quốc. Tổng kết năm năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2010-2015). 10. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Hà Nội. 11. Cao Anh Đô (2015). Mối tương quan giữa hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư và thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở. Tạp chí tổ chức nhà nước. Bộ nội vụ 12. Chiến lược Phát triển ngành NN & PTNT đến năm 2020, Bộ NN và PTNT; 13. Chính phủ (2003), Điều 17, chương VI, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ. 14. Chu Tiến Quang, 2012. Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn 15. Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (2005). Báo cáo điều tra khảo sát một số mô hình nông thôn phát triển khá và xây dựng cơ chế chính sách phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa, Hà Nội 16. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương, Hội nghị lần thứ Bảy BCH TƯ (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Hà Nội, 2008. 17. Đặng Kim Sơn (2008). Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20
  12. 18. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và ngày mai. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đặng Kim Sơn, Phan Sỹ Hiếu. 2001. Phát triển nông thôn bằng phong trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc 20. Đặng Văn Cường (2013). Lập quy hoạch “3 trong 1” xây dựng nông thôn mới, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Truy cập ngày 20/02/2016 tại http://www.nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/hdtw/View_Detail.aspx?ItemID=1 4. 21. Đào Thế Anh, 2016. Kinh nghiệm Đài Loan: xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái 22. Đào Trí Úc (GS.TSKH.) (2003), Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đỗ Tiến Sâm (2008). Trung Quốc với việc giải quyết vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nông dân (Tam nông), Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Bộ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Hà Nội. 24. Dower, M. (2001), Bộ cẩm nang về đào tạo và thông tin về Phát triển nông thôn toàn diện, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001. 25. Frans Ellits, (1994), Chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1994. 26. Hồ Văn Thông (2005). Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 27. Hồ Xuân Hùng (2010). Những vấn đề quan tâm khi xây dựng nông thôn mới. Bản tin ISG, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Vụ Hợp tác quốc tế. 28. Hoàng Vũ Quang, (2013), Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013. 29. Hội đồng lý luận trung ương (2013), Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2013 30. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/item/1363-nhung-dac-trung-co-ban-cua- van-hoa-viet-nam.html. 31. Lê Nghiêm và cộng sự, (1975), Kinh tế nông thôn, NXB Nông nghiệp, 1975. 32. Mai Thanh Cúc và cộng sự, (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 33. Ngân hàng Thế giới (1997), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. Báo cáo về tình hình thế giới 1997, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21
  13. 34. Nguyễn An Ninh (2016). Các kibbutz của Israel: Mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 35. Nguyễn Danh Sơn (2010). Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Nguyễn Phượng Vỹ (2014). Điểm lại các thí điểm xây dựng nông thôn mới. Tham luận. Hội thảo khoa học “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới cho thành phố Hồ Chí Minh” 37. Phạm Vân Đình (1998). Phát triển xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 38. Phạm Vân Đình (2009). Một vài suy nghĩ về mô hình thí điểm nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hội thảo các Trường Đại học Việt Nam - Trung Quốc, Vấn đề Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tháng 12 năm 2009, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 39. Phạm Xuân Nam, (1997), Phát triển nông thôn, NXB Khoa học xã hội, 1997. 40. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Hà Nội. 41. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội, 2010. 42. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 về Sử đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Hà Nội. 43. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/2013/QĐ-TTg về Sửa đổi một số tiêu chí tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới. 44. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về Phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Hà Nội. 45. Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Các chuyên đề của đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới” (2016) 46. Trần Tiến Khai (2015), Phát triển nông thôn bèn vững cho Việt Nam: Nhìn từ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2015. 47. Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002). Phát triển nông nghiệp bằng phong trào nông thôn mới (Saemaul) ở Hàn Quốc. Hà Nội. 22
  14. 48. Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội (2004). Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông thôn theo vùng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 49. Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng và Phạm Bích Hợp (2003). Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh thời đại. TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu tiếng Anh 1. ADB. (2007), Proposed Asian Development Fund Grants (Nepal: Rural Raconstrucctision and Rehabilititation Sector Development program. 2. Alexander Day and Matthew A. Hale (eds.), Chinese Sociology and Anthropology issue on the Central China School of Rural Studies, 41.1 (Fall 2008). 3. Alexander Day and Matthew A. Hale, “Guest Editors’ Introduction.” Chinese Socilogy and Anthropology issue on New Rural Reconstruction, 39,4 (Summer 2007). 4. Alexander Day. “the and of the peasant?” New Rural Reconstruction in China,” 5. Boundayry 2, 45.2 (Sumemer 2008): 49-73. 6. Castells, M. (1996) The Rise of Network Society (Blackwell: Oxford). 7. Dale W Adams. The case for volunstary savings mobilizatision: Why rural capitai markets flounder. 8. Granovetter, M, (2005), The Impact of Social Structure on Economic Outcomes. Journal of Economic Perspectives. 9. Kneafsey, M. (2001) Rural economy. Tourism and relations. Annals of Tourism Research, 28 (3). 10. Mateo Ambrosio-Albalá and Johan Bastiaensen. (2010), The new territorial paradigm of rural development: Theoretical foundations from systems and institutional theories. 11. Matthew A. Hale, “Alterlnative Globalization and China’s New Rural Reconstruction Movement,” Poanel on New Rural Reconstruction at Association for Asian Studies Annualo Meeting, April 5, 2008. 12. Murdoch, J. (2000) Networks; A newparadigm for rual development? Journal of Rural Studies 16. 13. OECD. (2006) Investing for Growth: Bilding Innovative Regions. OECD. (2006) The new rurai paradigm: Policies and Governance. 14. Wen Tiejun, “Deconstructing Modernization,” an Chinese Sociology ans Anthropology issue on New Rural Reconstruction, 39.4 (summer 2007). 23
nguon tai.lieu . vn