Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 130-140 NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÍ HỌC: TRƯỜNG HƠP TỈNH LÂM ĐỒNG Mai Hà Phương Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh E-mail: phuongncs06@yahoo.com Tóm tắt. Bài báo đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO trong nghiên cứu địa lí học phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (CCCT) ở Việt Nam trong giai đọan hiện nay. Tác giả bài báo đã trình bày tóm tắt kết quả công trình “Nghiên cứu sự biến động và chuyển đổi diện tích các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, trong đó thể hiện rõ việc vận dụng kết hợp phương pháp đánh giá đất của FAO với các phương pháp nghiên cứu truyền thống của địa lí học để có cơ sở đề xuất chuyển đổi diện tích các loại cây này một cách hợp lý trên địa bàn tỉnh. Đây là một minh chứng cụ thể cho khả năng đóng góp to lớn của địa lí học vào thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi CCCT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 1. Mở đầu Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một tất yếu khách quan, diễn ra trong suốt lịch sử phát triển của nền nông nghiệp thế giới. Xác định CCCT hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ trong các giai đoạn phát triển khác nhau luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc làm này càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, vấn đề chuyển đổi CCCT đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội và thu hút sự được chú ý của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các nhà nông học và kinh tế học. Trong lĩnh vực địa lí học, các kết quả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp, dù dưới góc độ chung (cơ cấu nông - công nghiệp trên một địa bàn) hoặc chỉ riêng đối với trồng và chế biến một loại cây công nghiệp nào đấy (cao su, chè, cà phê, sắn, cói, mía,...), ở mức độ nhất định, đã có giá trị tham khảo để điều chỉnh quy mô và cơ cấu cây trồng hợp lý hơn ở các địa bàn nghiên cứu. Có thể kể đến các luận án Tiến sĩ về trồng và chế biến cao su ở Đông Nam Bộ (Ông Thị Đan Thanh, 1986), trồng và chế biến mía ở Đồng bằng sông Cửu Long (Phạm Xuân Hậu, 130
  2. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới góc độ địa lí học:... 1993), trồng và chế biến sắn ở Đông Nam Bộ (Trịnh Thanh Sơn, 2004) và một số luận văn Thạc sĩ khác. Theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái, đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ sản xuất cây công nghiệp lâu năm, chẳng hạn như: Bước đầu nghiên cứu địa sinh thái và định hướng tổ chức sản xuất một số cây công nghiệp dài ngày ở Việt Nam (Phạm Quang Anh và nnk, 1996) [1]; Tiếp cận kinh tế sinh thái trong đánh giá và quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài ngày (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2000) [3]; Một số luận án Tiến sĩ địa lí có liên quan đến hướng tiếp cận kinh tế sinh thái phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây lâu năm như: “Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày” (Lê Văn Thăng, 1995) [8]; Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện địa lí phục vụ phát triển cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đak Lak (Nguyễn Xuân Độ, 2003) [2]; Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Phạm Quang Tuấn, 2003) [9]. . . Trong cuốn Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận sinh thái), Nguyễn Cao Huần đã trình bày một số ứng dụng phương pháp đánh giá kinh tế sinh thái cảnh quan cho cho mục đích phát triển cây trồng nông nghiệp vùng Sa Pa - tỉnh Lào Cai, cho quy hoạch phát triển cây công nghiệp lâu năm trên vùng cồn cát ven biển Mỹ Thắng (Phù Cát, Bình Định), cho đánh giá thích nghi các sinh thái cảnh khu vực Cư Jút (Đắc Lắc),... [4]. Bài báo này đề cập đến khả năng ứng dụng của địa lí học vào nghiên cứu và đề xuất chuyển đổi CCCT hợp lý theo lãnh thổ, góp phần giải quyết bài tóan về sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa lý học nghiên cứu và đề xuất chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng theo lãnh thổ Chuyển đổi CCCT là một vấn đề có nội dung rất rộng. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chuyển đổi CCCT là điều chỉnh quy mô diện tích các loại cây trồng phù hợp với tổng thể các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của mỗi vùng sản xuất. Dưới góc độ tổ chức lãnh thổ - sản xuất nông nghiệp, các nhà địa lí xem xét quy mô và vùng phân bố cụ thể của các loại cây trồng dựa trên sự đánh giá toàn diện cả điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến trồng và chế biến nông sản. Tuy nhiên, theo các phương pháp truyền thống, kết quả đánh giá các điều kiện tự nhiên phải được thể hiện bằng sự phân chia vùng sản xuất thành các vùng sinh thái nông nghiệp. Đối với đánh giá cho cấp tỉnh, các vùng sinh thái nông nghiệp thường có diện tích lớn hơn rất nhiều so với một đơn vị đất đai nếu sử dụng phương pháp đánh giá đất của FAO. Việc phân chia lãnh thổ 131
  3. Mai Hà Phương nghiên cứu thành các vùng sinh thái nông nghiệp cũng như đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO chỉ là bước đầu tiên, là cơ sở tự nhiên quan trọng để đề xuất quy mô và vùng phân bố cụ thể của từng loại cây trồng. Kết quả đề xuất có tính khả thi hay không còn phụ thuộc vào việc đánh giá tổng hợp và xem xét toàn diện các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất và chế biến nông sản, bao gồm: đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp; vốn đầu tư, khoa học công nghệ, công nghiệp chế biến, nguồn lao động,. . . và thị trường tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, việc chuyển đổi CCCT còn phải đảm bảo bền vững đồng thời về cả kinh tế, xã hội và môi trường. 2.1.1. Ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO trong nghiên cứu địa lí a/ Cơ sở khoa học của việc ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO trong nghiên cứu địa lí Đối với các nhà nông học, phương pháp đánh giá đất của FAO [10] được coi là một trong số các phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ năm 1985 trở lại đây. Tuy nhiên, trong nghiên cứu địa lí, việc sử dụng phương pháp này còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến. Theo các nhà khoa học, các đơn vị đất đai cũng được coi như những địa tổng thể (không đầy đủ) [4] và các vùng sinh thái nông nghiệp chính là những đơn vị đất đai trong đánh giá đất trên các vùng rộng lớn [5]. Nói cách khác, trong các nghiên cứu địa lí, có thể thực hiện đánh giá các đơn vị đất đai cho các loại hình sử dụng đất phục vụ quy họach trồng trọt cho các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện ở Việt Nam. Việc sử dụng phương pháp này cho phép đạt được độ tin cậy và giá trị thực tiễn cao, bởi nó cho phép đánh giá đất theo các khoanh vi có diện tích nhỏ hơn cấp cảnh quan hoặc vùng sinh thái nông nghiệp. Đối với một đơn vị hành chính, số lượng các đơn vị đất đai lại có thể rất cao nếu số chỉ tiêu được lựa chọn để xây dựng bản đồ đất đai nhiều và mức độ phân cấp của từng chỉ tiêu khá chi tiết. Chẳng hạn, đối với tỉnh Lâm Đồng, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai làm cơ sở cho đánh giá đất đối với 3 loại hình sử dụng đất cây lâu năm chủ yếu (cà phê, chè, điều) đã phân chia lãnh thổ toàn tỉnh thành 191 đơn vị đất đai [7]. Đơn vị đất đai được sử dụng làm cơ sở cho đánh giá đất đai. Đó là những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố của môi trường tự nhiên (gồm thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, địa mạo, thủy văn, lớp phủ thực vật,. . . ) tương đối đồng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng đất đai. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó thích hợp với một số loại hình sử dụng đất nhất định. Đánh giá thích nghi đất đai có hai loại là: đánh giá thích nghi tự nhiên và đánh giá thích nghi kinh tế, trong đó đánh giá thích nghi tự nhiên nhằm chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất đối với các điều kiện tự nhiên mà không xét đến các điều kiện kinh tế. Đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở để tiến hành đánh giá 132
  4. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới góc độ địa lí học:... thích nghi kinh tế. Việc đề xuất điều chỉnh quy mô phát triển và phân bố các loại cây trồng phải dựa trên cơ sở khoa học của bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý mà quan trọng trước hết là khả năng thích nghi của cây trồng đối với các điều kiện sinh thái của lãnh thổ. Đánh giá thích nghi đất đai là một trong những phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái cho phép xác định mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất trong các điều kiện cụ thể nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ. Vì thế, kết quả đánh giá đất là cơ sở quan trọng, là điều kiện tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất theo hướng bền vững trong các vùng lãnh thổ. b/ Các bước thực hiện đánh giá thích nghi đất đai * Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (Land Mapping Unit - LMU) Muốn xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai, trước hết phải lựa chọn các chỉ tiêu về các đặc trưng đất đai phù hợp. Việc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu này dựa vào bốn căn cứ: (1) Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu; (2) Yêu cầu sử dụng của các loại hình sử dụng đất; (3) Tỉ lệ bản đồ cần thể hiện; (4) Nguồn tài liệu có được về lãnh thổ nghiên cứu . Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được phân cấp, với mỗi chỉ tiêu sẽ xây dựng được một bản đồ đơn tính. Thực hiện chồng xếp các bản đồ đơn tính này sẽ được bản đồ các đơn vị đất đai của lãnh thổ nghiên cứu. Các khoanh đất có các đặc trưng giống nhau sẽ thuộc về một đơn vị đất đai nhất định. * Xác định yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirment - LUR) Mỗi loại hình sử dụng đất cần được đáp ứng nhiều yêu cầu về chất lượng đất đai, song để đánh giá đất đai trong nông nghiệp, chỉ lựa chọn những yêu cầu nào phản ánh các đặc trưng đất đai ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thích nghi của loại hình sử dụng đất dự kiến bố trí trong vùng sản xuất như: nhóm đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thời gian mưa, điều kiện tưới, thời gian ngập nước,... Có thể đánh giá đất đai của một lãnh thổ cho nhiều loại hình sử dụng đất (cho cả cây dài ngày và cây ngắn ngày). Tuy nhiên, đánh giá đất đai cho riêng từng nhóm loại hình sử dụng đất (cho cây dài ngày hoặc cây ngắn ngày) sẽ có giá trị thực tiễn cao hơn, bởi việc lựa chọn các yêu cầu sử dụng dụng đất sẽ chi tiết hơn và phân cấp phù hợp hơn. * Đánh giá đất đai (Land Evaluation) Thực hiện so sánh, đối chiếu giữa chất lượng đất đai với từng yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất. Dựa trên nguyên tắc xét điều kiện hạn chế (yếu tố có giới hạn cao nhất) để xác định mức độ thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất (4 cấp): S1 - thích nghi cao (Highly Suitable), S2 - thích nghi trung bình (Moderately Suitable), S3 - ít thích nghi (Marginally Suitable) và N - không thích nghi (Not Suitable). Kết quả đánh giá đất về tự nhiên sẽ cho biết giới hạn về tiềm năng sinh thái của lãnh thổ nghiên cứu đối với từng loại hình sử dụng đất cụ thể. Đó là cơ sở để đề xuất quy mô phát triển và vùng phân bố của các loại cây trồng 133
  5. Mai Hà Phương trên địa bàn. 2.1.2. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp lâu năm (CCNLN) ở tỉnh Lâm Đồng dưới góc độ địa lí * Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng, yêu cầu sử dụng của các loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm chủ yếu (cà phê, chè, điều) và yêu cầu xây dựng bản đồ ở tỷ lệ 1/100.000 (đối với cấp tỉnh), lựa chọn được 9 chỉ tiêu (Nhóm đất, độ dày tầng đất hữu hiệu, độ sâu xuất hiện kết von, độ cao, độ dốc, ngập lũ, điều kiện tưới, lượng mưa, thời gian mưa) và phân cấp các chỉ tiêu này để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Lâm Đồng [6]. Các bản đồ đơn tính được xây dựng trên phần mềm Mapinfo. Mỗi bản đồ đơn tính thể hiện cho một chỉ tiêu phân cấp đã được lựa chọn. Kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Lâm Đồng gồm 191 đơn vị đất đai. * Xác định yêu cầu sử dụng đất Đối với các loại hình sử dụng đất cà phê, chè và điều ở Lâm Đồng, đã lựa chọn 9 chỉ tiêu như trên và phân cấp thích nghi cho từng chỉ tiêu theo các mức từ N đến S3, S2, S1 đối với từng loại hình sử dụng đất này. * Đánh giá thích nghi đất đai Kết quả đánh giá đất đai tỉnh Lâm Đồng cho các loại hình sử dụng đất cà phê, chè, điều cho thấy tiềm năng đất đai thích nghi với các cây cà phê, chè là rất lớn. Chỉ tính những diện tích có mức thích nghi từ S2 trở lên, thì có 153.870 ha cho cà phê và 162.389 ha cho chè. Đối với cây điều chỉ có 2.588 ha ở mức thích nghi S2, còn lại diện tích thích nghi mức S3 là rất lớn. Yếu tố hạn chế lớn nhất của đất đai Lâm Đồng đối với tất cả các loại hình sử dụng đất cây lâu năm là độ dốc lớn. Ngoài ra, đối với đất cà phê còn là nhóm đất và tầng dày, đối với đất chè là độ sâu xuất hiện kết von và đá lẫn, còn đối với đất trồng điều lại là độ cao, lượng mưa và thời gian mưa. * Đề xuất quy mô phát triển và chuyển đổi diện tích các cây cà phê, chè, điều Căn cứ vào Đường lối và các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước; Chủ trương và định hướng phát triển CCNLN của vùng Tây Nguyên; Chủ trương và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn và CCNLN của tỉnh Lâm Đồng; Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và kết quả đánh giá đất đai cho phát triển các CCNLN chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng; Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê, chè và điều; Hiệu quả xã hội và môi trường của chuyển đổi diện tích các CCNLN chủ yếu; Các nhân tố kinh tế - xã hội khác ảnh hưởng đến sự chuyển đổi diện tích CCNLN;. . . đã đề xuất 3 mức khả thi điều chỉnh quy mô diện tích và chuyển đổi diện tích các CCNLN chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Bảng 1). 134
  6. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới góc độ địa lí học:... Trên cơ sở phân tích toàn diện các yếu tố tác động đến sản xuất các CCNLN chủ yếu, căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng Tây Nguyên cũng như của cả nước, đề xuất điều chỉnh quy mô diện tích cà phê, chè và điều theo mức 3 là hợp lý và có tính khả thi cao nhất. Bảng 1. Đề xuất qui mô diện tích cà phê, chè và điều ở tỉnh Lâm Đồng theo các mức khả thi đến năm 2020 (đơn vị: ngàn ha) [7] Các mức khả thi Loại hình Vùng Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 1 2 3 Cà Phê Tổng diện tích 117,5 78,2 86,8 86,8 S1 + S2 54,6 61,0 61,0 61,0 S3 20,4 17,2 25,8 25,8 N 42,6 0,0 0,0 0,0 Chè Tổng diện tích 25,5 21,7 21,9 25,1 S1 + S2 15,5 19,5 19,5 19,5 S3 2,5 2,2 2,4 2,4 N 7,5 0,0 0,0 3,2 Điều Tổng diện tích 11,8 3,6 13,9 14,0 S1 + S2 0,0 0,0 0,0 0,0 S3 4,8 3,6 9,8 9,8 N 7,0 0,0 4,1 4,2 Để đảm bảo bố trí các vùng trồng cà phê, chè và điều trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 theo đề xuất trên, phải chuyển 37,6 ngàn ha từ đất khác sang trồng các loại cây này, đồng thời chuyển 66,6 ngàn ha đất đang trồng các loại cây này tại thời điểm năm 2005 sang đất khác. Như vậy, nếu theo kế hoạch chuyển đổi này thì đến năm 2020 sẽ giảm 30,7 ngàn ha cà phê, giảm 0,5 ngàn ha chè và tăng 2,2 ngàn ha điều so với năm 2005 [7]. Sở dĩ phải thực hiện chu chuyển sử dụng đất như vậy là do sự mở rộng quy mô diện tích và vùng phân bố các loại các loại cây này trong giai đọan 1995-2005 không phù hợp với khả năng thích nghi đất đai và điều kiện kinh tế, xã hội của các vùng trong tỉnh. Việc chuyển đổi diện tích từng loại cây trồng được tính toán và đề xuất cụ thể cho từng xã và huyện của tỉnh. Kết quả đề xuất điều chỉnh quy mô và vùng phân bố các cây CNLN chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng được thể hiện trực quan trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 (các bản đồ trong bài báo này chỉ là trích mảnh để minh họa cho vùng tập trung chủ yếu cà phê, chè và điều). - Đề xuất quy mô diện tích và chuyển đổi cây cà phê: Căn cứ vào tiềm năng đất đai và các điều kiện cho sản xuất cà phê, đề xuất quy mô diện tích cà phê tối ưu ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 nên ở mức 86-87 ngàn ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng và Thị xã Bảo Lộc (Bảng 2). Để có thể bố trí sản xuất theo quy mô như trên, ngoài việc chuyển hơn 9 ngàn 135
  7. Mai Hà Phương ha cà phê trên các vùng thích nghi S1 và S2 cho các mục đích khác theo quy hoạch đã phê duyệt, đề nghị chuyển đổi diện tích cà phê đến năm 2020 như sau: + Chuyển toàn bộ 42,5 ngàn ha cà phê đang trồng trên vùng không thích nghi của năm 2005 sang đất khác, gồm: 12 ngàn ha ở Lâm Hà, hơn 10 ngàn ha ở Di Linh, 10 ngàn ha ở Bảo Lâm, 3 ngàn ha ở Đức Trọng, 2 ngàn ha ở Bảo Lộc và hơn 5 ngàn ha ở một số xã thuộc Đà Lạt, Lạc Dương, Đam Rông và Đơn Dương. Bảng 2. Đề xuất qui mô diện tích cà phê ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 theo đơn vị hành chính (đơn vị: ngàn ha) [7] Đơn vị hành chính Mức thích Diện nghi tích đất đai Đà Bảo Bảo Đạ Đam Đạ Di Đơn Đức Lâm Lạt Lộc Lâm Huoai Rông Tẻh Linh Dương Trọng Hà S1 + S2 61,0 0,1 3,1 9,0 1,5 0,9 17,0 0,8 5,9 22,7 S3 25,8 0,6 1,0 8,7 0,1 0,7 9,6 1,8 3,3 Tổng DT 86,8 0,7 4,1 17,7 0,1 2,2 0,9 26,6 0,8 7,7 26,0 + Trồng mới 15,6 ngàn ha cà phê trên các vùng thích nghi mức S1 và S2 từ đất khác chuyển sang thuộc các huyện Lâm Hà (hơn 8 ngàn ha), Đức Trọng (2,6 ngàn ha), Di Linh (2 ngàn ha), Đam Rông (1 ngàn ha) và khoảng 2 ngàn ha ở một số xã của Đạ Tẻh, Bảo Lâm và Đơn Dương. + Trồng mới thêm 8,6 ngàn ha trên các vùng ít thích nghi ở các huyện Bảo Lâm (4 ngàn ha), Di Linh (2,6 ngàn ha), và khoảng 2 ngàn ha ở các huyện Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông. - Đề xuất quy mô diện tích chè: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến năm 2020 chỉ nên ổn định diện tích chè khoảng 25 ngàn ha, tương đương với diện tích chè năm 2005. Vùng chè chuyên canh vẫn tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh và Lâm Hà (Bảng 3). Bảng 3. Đề xuất qui mô diện tích chè ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 theo đơn vị hành chính (đơn vị: ngàn ha) [7] Đơn vị hành chính Mức thích Diện nghi tích đất đai Đà Bảo Bảo Đạ Di Đức Lâm Lạt Lộc Lâm Tẻh Linh Trọng Hà S1 + S2 19,5 4,5 11,3 0,1 1,6 0,7 1,3 S3 2,4 0,5 0,7 1,1 0,1 N 3,2 3,2 Tổng DT 25,1 0,5 8,4 12,4 0,1 1,7 0,7 1,3 Để có thể bố trí địa bàn trồng chè hợp lý theo quy mô diện tích đã đề xuất, 136
  8. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới góc độ địa lí học:... Hình 1. Trích mảnh bản đồ định hướng phân bố cây cà phê và cây chè ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 [7] ngoài việc chuyển gần 3 ngàn ha chè trên vùng S1 và S2 cho các mục đích khác, phải chuyển đổi diện tích chè đến năm 2020 như sau: + Chuyển sang đất khác hơn 4 ngàn ha chè trên vùng không thích nghi. Diện tích này chủ yếu thuộc huyện Bảo Lâm (3,4 ngàn ha). + Chuyển 350 ha chè trên vùng ít thích nghi thuộc Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đà Lạt và Đức Trọng sang đất khác. + Trồng mới 6,8 ngàn ha chè trên các vùng thích nghi mức S1 và S2 từ đất khác chuyển sang thuộc các huyện Bảo Lâm (5,3 ngàn ha), Lâm Hà (0,9 ngàn ha), Đức Trọng (0,6 ngàn ha). Ngoài ra, mở rộng thêm khoảng 200 ha chè trên vùng ít thích nghi từ đất khác chuyển sang, thuộc Đà Lạt và Bảo Lâm. - Đề xuất quy mô diện tích điều: Qua nghiên cứu cho thấy, đến năm 2020, có thể mở rộng tối đa vùng điều lên khoảng 14 ngàn ha, nhưng trong đó có hơn 4 ngàn ha trên vùng không thích nghi của năm 2005 vẫn được giữ lại, không chuyển sang đất khác (Bảng 4). 137
  9. Mai Hà Phương Bảng 4. Đề xuất qui mô diện tích điều ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 theo đơn vị hành chính (đơn vị: ngàn ha) [7] Đơn vị hành chính Mức thích nghi Diện tích đất đai Cát Bảo Đạ Đam Đạ Tiên Lâm Huoai Rông Tẻh S3 9,8 2,5 0,9 4,1 1,3 1,0 N 4,2 0,7 0,1 2,1 0,6 0,7 Tổng DT 14,0 3,2 1,0 6,2 1,9 1,7 Hình 2. Trích mảnh bản đồ định hướng phân bố cây điều ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 [7] Để bố trí trồng điều theo quy mô diện tích đã đề xuất, cần phải chuyển đổi 138
  10. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới góc độ địa lí học:... diện tích điều trên các địa bàn như sau: - Chuyển 2,8 ngàn ha điều trên vùng không thích nghi cho các mục đích khác, bao gồm: 1,4 ngàn ha ở Đạ Huoai, 0,8 ngàn ha ở Đạ Tẻh, còn lại ở Cát Tiên, Đam Rông và Bảo Lâm. - Chuyển 1,2 ngàn ha điều trên vùng ít thích nghi sang trồng các cây lâu năm khác cho thu nhập cao hơn. Các diện tích này tập trung chủ yếu ở Đạ Huoai (0,6 ngàn ha) và Cát Tiên (0,5 ngàn ha), ngoài ra rải rác ở Đạ Tẻh, Đam Rông và Bảo Lâm. Về lâu dài, kiến nghị chuyển toàn bộ diện tích điều trên vùng không thích nghi sang đất lâm nghiệp hoặc các cây trồng khác cho HQKT cao hơn, chỉ mở rộng vùng điều tối đa khoảng 10 ngàn ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Đam Rông. 3. Kết luận 1. Chuyển đổi CCCT là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chuyển đổi CCCT là điều chỉnh quy mô diện tích các loại cây trồng phù hợp với tổng thể các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Vì thế, địa lí học với tư cách là khoa học về tổ chức lãnh thổ, sẽ có những thế mạnh nhất định trong việc tham gia nghiên cứu chuyển đổi CCCT trong các vùng sản xuất nông nghiệp. 2. Trong nghiên cứu địa lí, các đơn vị đất đai được coi như những địa tổng thể. Vì vậy, có thể phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị đất đai làm cơ sở để xác định mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất trong các điều kiện cụ thể nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ. 3. Phương pháp đánh giá đất của FAO (1976) có thể được sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu địa lí để đánh giá khả năng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất, phục vụ quy hoạch nông nghiệp nói chung và chuyển đổi CCCT nói riêng trong mỗi vùng lãnh thổ. 4. Trên cơ sở kết quả đánh giá thích nghi đất đai, cần đánh giá đầy đủ tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội đến sản xuất các loại cây trồng trong vùng để đề xuất quy mô diện tích và vùng phân bố của từng loại cây trồng trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả đề xuất này góp phần quan trọng vào thực hiện định hướng chuyển đổi CCC ở các địa phương hiện nay. Công trình nghiên cứu đề xuất chuyển đổi diện tích các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là một minh chứng cho điều này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 1. Phạm Quang Anh và nnk, 1996. Bước đầu nghiên cứu địa sinh thái và định hướng tổ chức sản xuất một số cây công nghiệp dài ngày ở Việt Nam. Đề tài B93-05-09, Hà Nội. 139
  11. Mai Hà Phương [2] Nguyễn Xuân Độ, 2003. Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện địa lí phục vụ phát triển cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đak Lak. Luận án Tiến sĩ Địa lí Tự nhiên, Viện Địa lý, Hà Nội. [3] Nguyễn Cao Huần và nnk, 2000. Tiếp cận kinh tế sinh thái trong đánh giá và quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài ngày. Tuyển tập báo cáo Khoa học Địa lí - Địa chính, Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Cao Huần, 2005. Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận sinh thái). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Trần An Phong (chủ biên), 1995. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Đề tài KT 02-09). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Mai Hà Phương, 2007. Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học - Trường ĐHSP Hà Nội, số 6/2007, tr. 144 - 152. [7] Mai Hà Phương, 2009. Nghiên cứu sự biến động và chuyển đổi diện tích các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội. [8] Lê Văn Thăng, 1995. Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho cây công nghiệp dài ngày. Luận án PTS Địa lí, Hà Nội. [9] Phạm Quang Tuấn, 2003. Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định huớng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn. Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội. [10] FAO, 1976. A Framework for Land Evaluation. Soils Bulletin 32, Rome, Italy. ABSTRACT Research of crop structure transition from the standpont of geography: a case study of Lamdong province The article is about analyzing the theoretical basis and practice of applying the land evaluation method of FAO to geography research which supports crop structure change in Vietnam these days. The author briefly presents the results of the project "Research in the fluctuation and changing of major perennial industrial plants’ areas in Lam Dong province," in which the land evaluation method of FAO is properly combined with traditional geographical research methods so as to propose a reasonable change of those plant areas in the province. This is a specific illustration for the significant contribution of geography to crop structure change in Vietnam. 140
nguon tai.lieu . vn