Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG CHO XOAN TA VÀ TẾCH CÓ NĂNG SUẤT CAO Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Nguyễn Thị Thơm, Phan Quyền Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng TÓM TẮT Tếch là loài cây nhập nội có giá trị kinh tế cao và đã được gây trồng thành công trên một số vùng sinh thái chính trong cả nước. Bên cạnh đó, Xoan ta là loài cây bản địa, đa tác dụng, có sinh trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao, được trồng rộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên, do những điều kiện khó khăn nhất định mà cây Tếch và Xoan ta chưa được chú trọng để phát triển. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân và phát triển giống Tếch và Xoan ta có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn” do Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thực hiện, 60 cây trội Tếch và 79 cây trội Xoan ta đã được chọn lọc từ các lâm phần rừng trồng. Các khảo nghiệm hậu thế và dòng vô tính của nguồn giống này và một số nguồn giống Tếch nhập nội khác đã được xây dựng nhằm tạo nguồn vật liệu di truyền ban đầu cho các chương trình chọn giống Tếch tiếp theo. Các nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng cũng đã được tiến hành thành công cho các cây trội nhằm đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Từ khóa: Chọn giống, nhân giống, Xoan ta, Tếch ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng, có 3 triệu héc ta rừng sản xuất bao gồm 1 triệu héc ta cây công nghiệp dài ngày và 2 triệu héc ta cây lâm nghiệp, trong đó có tới 75% là các loài cây keo, bạch đàn, thông và tràm; một số loài nhập nội có triển vọng, cây gỗ lớn và cây bản địa chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng chưa được chú ý phát triển. Xoan ta (Melia azedarach) thuộc họ Xoan (Meliaceae) là loài cây gỗ lớn, có chiều cao 15-20m. Là loài cây đa tác dụng, gỗ có thể dùng làm đồ mộc gỗ xây dựng, lá làm phân xanh, hạt có thể ép lấy dầu, vỏ có thể làm thuốc,… và là loài cây bản địa phân bố rộng rãi ở nước ta suốt từ Bắc đến Nam. Đây là loài có gỗ nhẹ và mềm, dùng để xây dựng, đóng đồ mộc,… cũng là loài cây được trồng phân tán rất phổ biến, có tăng trưởng khá nhanh và có giá trị kinh tế nhưng cho đến nay chúng ta hầu như chưa có nghiên cứu chọn và nhân giống cho đối tượng này. Tếch (Tectona grandis) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), phân bố trong các khu rừng nhiệt đới ở Miến Điện, Nam và Trung Ấn Độ, Thái Lan, Lào và đã được gây trồng ở một số nước như Indonesia, Malaysia, Philippin, Cămphuchia và một số nước Châu Phi, Châu Mỹ,… Do có giá trị kinh tế rất cao nên Tếch trồng với diện tích lớn. Ở Java (Indonesia) diện tích trồng Tếch khoảng 1 triệu hecta chiếm tới 45% diện tích rừng trồng. Tính đến 2003 diện tích rừng Tếch ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên tới 25 triệu hecta (C.T.S. Nair., 2003). Trước nhu cầu về gỗ lớn, bao gồm gỗ xây dựng, gỗ nguyên liệu sản xuất đồ mộc, hàng xuất khẩu ngày càng tăng nhanh. Từ trước đến nay nguồn cung cấp các loại nguyên liệu này chủ yếu là từ rừng tự nhiên hoặc nhập khẩu, mặt khác các nghiên cứu chọn giống cây rừng gần đây chủ yếu tập trung vào một số đối tượng cây nhập nội, mọc nhanh phục vụ cho công nghiệp và ván nhân tạo,… các nghiên cứu về cây gỗ lớn và cây bản địa còn ít, mặt khác nhân giống bằng công nghệ mô-hom ngoài việc đảm bảo chất lượng di truyền, còn cung cấp được số lượng lớn cây giống có chất lượng cho trồng rừng. Do đó, nghiên cứu chọn giống, nhân giống cho các đối tượng Tếch và Xoan ta là việc làm cần thiết. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và địa điểm nghiên cứu - Đối với Xoan ta: các địa điểm được chọn lọc để chọn cây trội dự tuyển phải có độ tuổi từ 5 năm trở lên và có diện tích trồng tối thiểu từ 0,2ha hoặc có số lượng cây từ 30 cây trở nên (Tại một số tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Vĩnh Phúc Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Nai, Bình Phước). - Đối với Tếch: Địa điểm chọn cây trội dự tuyển cho Tếch: Các lâm phần rừng trồng có độ tuổi từ 20 năm trở lên, có diện tích tối thiểu 0,3ha (Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Châu (Sơn La), Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc Lắc). - Vật liệu nghiên cứu: các dòng cây trội của 2 loài đã được chọn lọc tại các lâm phần rừng trồng.
  2. Phương pháp nghiên cứu - Chọn lọc cây trội: Đo đếm số liệu về sinh trưởng, và các chỉ tiêu về chất lượng và đánh giá độ vượt trội về chỉ tiêu đo đếm của các cây trội chọn lọc so với các cây xung quanh theo Lê Đình Khả (2003). - Các thí nghiệm về nhân giống: Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom thực hiện tương tự như với một số loài cây rừng (Lê Đình Khả, 2003), nhân giống bằng nuôi cấy mô theo phương pháp nhân giống đã được thực hiện cho keo lai, bạch đàn (Đoàn Thị Mai, 2003). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu về Xoan ta Chọn lọc cây trội Qua khảo sát một số tỉnh/thành trên một số vùng sinh thái chính, 79 cây trội Xoan ta đã được chọn lọc, số liệu về độ vượt của các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (H), chiều cao dưới cành (Hdc) và đường kính ngang ngực (D1.3) được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1. Tổng hợp các khu vực điều tra và số lượng cây trội tại các điểm nghiên cứu Stt Tỉnh/Thành Số cây trội Độ vượt (lần độ lêch chuẩn) được chọn H Hdc D1.3 1 Hà Nội 4 1,59 - 1,88 1,7 - 1,97 1,74 - 1,85 2 Ba Vì (Hà Tây) 30 1,46 – 2,75 1,5 - 4,22 1,55 - 4,08 3 Hòa Bình 10 1,54 – 2,24 1,47 - 2,57 1,52 - 2,68 4 Nghệ An 5 1,53 - 2,19 1,59 - 2,21 1,82 - 2,13 5 Thanh Hóa 8 1,57 - 1,94 1,52 - 1,94 1,55 - 2,48 6 Quảng Trị 4 1,63 - 2,62 1,61 - 2,06 1,78 - 2,24 7 Phú Thọ 8 1,53 - 1,98 1,54 - 2,21 1,56 - 2,27 8 Đồng Nai 10 1,50 - 1,97 1,52 - 1,98 1,55 - 2,48 Tổng cộng 79 Từ các địa điểm chọn lọc cây trội tại Hà Nội, qua kết quả đo đếm đã chọn lọc được 4 cây trội dự tuyển. Các cây trội dự tuyển được chọn chỉ có độ vượt từ 1,59 đến 1,88 lần độ lệch chuẩn. Về chỉ tiêu chiều cao dưới cành các cây trội có độ vượt từ 1,79 đến 1,97 lần độ lệch chuẩn. Số liệu sinh trưởng đo được tại Ba Vì cũng cho thấy, khu vực này tương đối thích hợp để trồng Xoan ta, sau 6 năm chiều cao vút ngọn trung bình của các cây Xoan ta tại khu vực khảo sát đạt khoảng 12,6m với đường kính ngang ngực trung bình cũng đạt tới 18,5cm. Các cây trội dự tuyển tại Hòa Bình được chọn lọc có độ vượt về chiều cao đạt từ 1,54 đến 2,24 lần độ lệch chuẩn.
  3. Ảnh 1. Cây trội Xoan ta Ở Nghệ An, qua kết quả đo đếm đã chọn lọc được 4 cây trội dự tuyển. Các cây trội dự tuyển được chọn chỉ có độ vượt từ 1,59 đến 1,88 lần độ lệch chuẩn. Về chỉ tiêu chiều cao dưới cành các cây trội có độ vượt từ 1,79 đến 1,97 lần độ lệch chuẩn. Tại các đại điểm chọn lọc cây trội tại Thanh Hóa, qua kết quả đo đếm đã chọn lọc được 8 cây trội dự tuyển. Các cây trội dự tuyển được chọn chỉ có độ vượt từ 1,57 đến 1,94 lần độ lệch chuẩn. Trong toàn bộ điểm được chọn tại Quảng Trị, qua kết quả đo đếm đã chọn lọc được 4 cây trội dự tuyển. Các cây trội dự tuyển được chọn chỉ có độ vượt từ 1,57 đến 1,63 lần độ lệch chuẩn. Về chỉ tiêu chiều cao dưới cành các cây trội có độ vượt từ 1,52 đến 1,88 lần độ lệch chuẩn. Trong các điểm chọn lọc cây trội tại Phú Thọ đã chọn lọc được 8 cây trội dự tuyển. Các cây trội dự tuyển được chọn chỉ có độ vượt từ 1,53 đến 1,98 lần độ lệch chuẩn. Về chỉ tiêu chiều cao dưới cành các cây trội có độ vượt từ 1,54 đến 2,21 lần độ lệch chuẩn. Từ các kết quả chọn giống cho Xoan ta ở Đồng Nai đề tài đã chọn lọc được 10 cây trội dự tuyển. Các cây trội dự tuyển được chọn chỉ có độ vượt từ 1,50 đến 1,97 lần độ lệch chuẩn. Về chỉ tiêu chiều cao dưới cành các cây trội có độ vượt từ 1,52 đến 1,98 lần độ lệch chuẩn. Kết quả nhân giống vô tính cho các cây trội dự tuyển Xoan ta đã được chọn lọc Nhân giống sinh dưỡng Xoan ta bằng giâm hom Kết quả thí nghiệm bước đầu cho thấy với Xoan ta loại hóa chất thích hợp cho ra rễ trong giâm hom là IBA nồng độ 0,75% với tỷ lệ ra rễ đạt trên 60%. Như vậy, tỷ lệ sống và ra rễ của Xoan ta nếu so với các loại cây rừng khác như Keo lai, Bạch đàn cho dù thấp hơn nhưng có thể chấp nhận được trong nghiên cứu.
  4. Ảnh 2. Hom Xoan ta đã ra rễ Nhân giống Xoan ta bằng nuôi cấy mô - Ảnh hưởng của hoá chất khử trùng đến khả năng bật chồi của mẫu vật Các thí nghiệm khử trùng cho Xoan ta được tiến hành trên 2 loại hoá chất khử trùng cơ bản được sử dụng rộng rãi cho nghiên cứu nuôi vấy mô các loài cây rừng là HgCl2 và Ca(OCl)2. Tương tự như với các loài cây rừng khác, thuỷ ngân clorua 0,1% có tác dụng tốt hơn các loại hóa chất khử trùng khác khi khử trùng mẫu vật cho Xoan ta. Khi sử dụng hóa chất này cho thí nghiệm khử trùng, với thời gian khử trùng 15 phút tỷ lệ bật chồi đạt 13,33% đến 17,78% và tỷ lệ nhiễm từ 37,78% - 46,67%. - Ảnh hưởng thời vụ đến khả năng bật chồi Xoan ta Kết quả thí nghiệm khử trùng theo mùa vụ cho thấy: mẫu vật lấy vào thời gian tháng 4 đến tháng 9 cho tỷ lệ nảy chồi cao và thích hợp cho việc vào mẫu Xoan ta. - Ảnh hưởng các loại môi trường đến khả năng nhân chồi của Xoan ta Môi trường nuôi cấy MS* có tác dụng rõ rệt làm tăng hệ số nhân chồi, chiều dài chồi cũng như số lá trên chồi của Xoan ta. - Ảnh hưởng Cytokinine đến khả năng nhân chồi của Xoan ta Các thí nghiệm nhân chồi cho Xoan ta được thực hiện với môi trường nuôi cấy là MS cải tiến (kí hiệu MS*) được bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng riêng rẽ và phối hợp. Kết quả thí nghiệm với các dòng cây trội Xoan ta cho thấy môi trường nhân chồi thích hợp cho các dòng Xoan ta nghiên cứu là môi trường MS* có bổ sung 0,5 - 1,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l NAA. Khi sử dụng môi trường này để kích thích tạo chồi, hệ số nhân chồi đạt từ 5,9 đến 6,4 chồi/cụm chồi. Các chồi tạo được có chiều cao trung bình từ 2,7 đến 3,5cm sau 20-25 ngày nuôi cấy.
  5. Ảnh 3. Cụm chồi Xoan ta - Sự hình thành rễ Nghiên cứu ra rễ của Xoan ta đã được thực hiện ở giai đoạn khi các chồi có chiều cao 2,5 - 3cm được tách ra cấy vào môi trường MS* có bổ sung một số chất Auxin để tạo rễ. Kết quả thí nghiệm cho thấy với công thức môi trường MS* + IBA 0,5 ml/l cho tỷ lệ ra rễ các dòng Xoan ta nghiên cứu là cao nhất, đạt trung bình 87,26%, với số rễ trung bình 4,56 rễ/chồi thí nghiệm. Nhân giống Xoan ta bằng phương pháp ghép Kết quả thí nghiệm ghép Xoan ta cho thấy: - Tỷ lệ sống của cây ghép có chồi lấy từ cây hom cao nhất đạt 95,0% hơn hẳn so với cây ghép chồi lấy từ mô. - Tuổi gốc ghép thích hợp là 30 - 40 ngày tuổi, tỷ lệ sống đạt trên 80%. - Chiều dài gốc ghép 10cm ở 30 ngày tuổi có tỷ lệ sống cây ghép cao nhất đạt 95,5%. - Tuổi chồi ghép tốt nhất là 3 tuần tuổi đạt trên 77,3% . - Chiều dài chồi ghép ở 10cm cho tỷ lệ sống cao nhất 96,6%. Các kết quả nghiên cứu về Tếch Chọn lọc cây trội Qua điều tra khảo sát đã chọn được 60 cây trội tại 5 khu vực khác nhau là Thanh Sơn, Định Quán, Xuyên Mộc, Mã Đà, Bình Phước. Bảng 2. Tổng hợp kết quả chọn lọc cây trội Tếch Stt Tỉnh/Thành Số cây trội Độ vượt (ϭ) được chọn Hvn Hdc D1.3 1 Thanh Sơn 14 1,46 - 2,76 1,44 - 2,52 1,95 - 5,35 2 Định Quán 14 0,63 – 4,39 0,30 - 1,53 1,50 - 1,95 3 Xuyên Mộc 10 1,61 - 2,86 1,33 - 2,14 1,02 - 3,61 4 Mã Đà 13 1,54 - 2,44 1,58 - 2,86 1,66 - 2,68 5 Bình Phước 9 0,59 - 1,96 1,15 - 2,54 0,69 - 1,98 Tổng cộng 60 Tại Định Quán, qua quá trình chọn lọc và so sánh dựa vào các chỉ tiêu chọn giống, 14 cây trội dự tuyển đã được chọn lọc, các cây này có độ vượt về đường kính theo độ lệch chuẩn là 1,5 - 1,95 Sd. Tại Xuyên Mộc, đã chọn được 10 cây trội dự tuyển, các cây này có chỉ tiêu chất lượng đều đạt yêu cầu chọn giống cho kinh doanh gỗ lớn với số điểm từ 51 - 58, và cao hơn nhiều so với các cây so sánh cùng lâm phần. Cũng tại Đồng Nai, 13 cây trội dự tuyển đã được chọn lọc tại Mã Đà, các cây này có hệ số biến động về đường kính ngang ngực tính theo độ lệch chuẩn (Sd) nằm trong khoảng từ 1,66 đến 2,68 Sd. Chỉ tiêu chất lượng của 9 cây trội dự tuyển, cao hơn các cây so sánh với độ vượt dao động từ 15,96 - 26,3%. Như vậy, qua kết quả phân tích ở trên có thể nhận thấy cả 9 cây trội dự tuyển này đều đạt yêu cầu đặt ra cho chọn lọc cây trội.
  6. Qua khảo sát điều tra, đã chọn được 14 cây trội dự tuyển tại rừng Tếch Thanh Sơn, mặc dù độ biến động của lâm phần là khá cao, xong các cây trội dự tuyển ở đây có độ vượt về đường kính ngang ngực đều tương đối cao. Ảnh 4. Đo đếm số liệu cây trội Tếch tại Định Quán - Đồng Nai Nhân giống sinh dưỡng Tếch bằng nuôi cấy mô Khử trùng mẫu vật Kết quả cho thấy, đối với Tếch thì công thức khử trùng tốt nhất là HgCl2 0,05% trong khoảng thời gian 10 phút, mặc dù tỷ lệ nhiễm là tương đối cao 74,8% nhưng tỷ lệ mẫu bật chồi lại cao (18,51%) so với các công thức thí nghiệm còn lại. Kết quả thí nghiệm khử trùng theo mùa vụ cũng cho thấy: thời điểm lấy mẫu thích hợp của Tếch là vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Xác định môi trường tái sinh ban đầu Hệ số nhân của Tếch trong môi trường WPM đạt cao nhất là 2,27 lần, sau đó là ở môi trường MS hệ số nhân là 1,93 và cuối cùng là môi trường B5 với hệ số nhân chồi là 1,53. Nhân chồi cho các dòng cây trội Tếch Kết quả thử nghiệm môi trường nhân chồi Tếch cho thấy: trong các công thức thí nghiệm thì công thức môi trường có bổ sung BAP 0,5mg/l và NAA 0,1mg/l cho hệ số nhân đạt 1,99 lần, chiều cao chồi là 2,38cm và số lá bình quân trên chồi là 7,57 lá các chồi sinh trưởng tốt hơn hẳn so với các công thức thí nghiệm còn lại. Ra rễ Tếch - Ảnh hưởng của NAA và IBA đến khả năng tạo rễ của chồi Tếch In-vitro Qua các thí nghiệm nhân giống đã chọn được công thức thí nghiệm tốt nhất vừa cho tỷ lệ ra rễ cao, số rễ trung bình trên chồi nhiều, chiều dài trung bình của rễ cũng cao đó chính là công thức MS* + 1,5 mg/l IBA. Với công thức này tỷ lệ ra rễ là 91,73%, số rễ trung bình trên chồi là 2,22 rễ/cây, chiều dài trung bình của rễ là 1,58 cm/rễ và chiều dài chồi là 2,5cm. - Ảnh hưởng của NAA và IBA đến khả năng tạo rễ của chồi Tếch ngoài phòng thí nghiệm Để rút ngắn thời gian trong quy trình nhân giống cho Tếch, thí nghiệm giâm hom cho các chồi từ nuôi cấy Invitro trong điều kiện vườn ươm đã được tiến hành. Trong thí nghiệm này, các chồi thu được sau quá trình nhân chồi, được tách ra, chấm gốc bằng thuốc kích thích ra rễ thương phẩm dạng bột (TTG) rồi được chăm sóc như với phương pháp giâm hom thông thường. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thuốc kích thích ra rễ dạng bột, có gốc là IBA với nồng độ 1% là thích hợp nhất cho quá trình ra rễ trực tiếp cho các dòng Tếch nghiên cứu, với tỷ lệ ra rễ đạt trên 85%. Áp dụng thành công phương pháp này,
  7. thời gian nhân giống cho Tếch rút ngắn được 10-15 ngày so với phương pháp thông thường, từ đó tiết kiệm được các chi phí đầu vào: hóa chất, nhân công,... và hạ giá thành sản phẩm. Kết quả thí nghiệm về mụa vụ cho ra rễ chồi Invitro trực tiếp trong điều kiện vườn ươm cho thấy: về mùa Xuân và mùa thu thì tỷ lệ chồi sống cao và tỷ lệ ra rễ cũng cao. Còn mùa hè thì tỷ lệ sống thấp, nhìn vào biểu đồ có thể thấy về mùa hè thì tỷ lệ chồi sống và tỷ lệ chồi ra rễ tương đương hay những chồi sống được đều ra rễ. Còn về mùa Đông thì tỷ lệ sống cũng như tỷ lệ ra rễ là thấp nhất, các chỉ tiêu về số rễ trung bình và chiều dài rễ trung bình cũng thấp nhất. KẾT LUẬN - Đã chọn lọc được 79 cây trội cho Xoan và 60 cây trội cho Tếch tại các lâm phần rừng trồng trên một số vùng sinh thái chính. - Phương pháp dẫn dòng/giống cho các cây trội Xoan ta có hiệu quả nhất là sử dụng hom rễ. - Phương pháp ghép là phương pháp thích hợp nhất cho dẫn dòng cho các cây trội Tếch đã chọn lọc được. - Với Xoan ta phương pháp nhân giống vô tính thích hợp nhất là ghép chồi non, khi áp dụng phương pháp này có tỷ lệ sống chồi ghép đạt trên 90% - Đối với Tếch, phương pháp nhân giống thích hợp là nuôi cấy mô, môi trường nhân chồi được sử dụng là MS* + BAP 0,5mg/l + NAA 0,1mg/l - Tếch có thể được kích thích ra rễ theo 2 phương pháp: phương pháp ra rễ Invitro thông thường với môi trường 1/2MS* + 1,5mg/l IBA và phương pháp ra rễ trực tiếp trong điều kiện với ươm với thuốc kích thích ra rễ bột dạng thương phẩm có gốc là IBA nồng độ 1% với tỷ lệ ra rễ đạt trên 90%. Ảnh 5. Ra rễ Tếch tại vườn ươm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đình Khả và cộng sự, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003. Giống cây rừng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đoàn Thị Mai và cộng sự, 2003. Nhân giống cho một số giống cây rừng mới chọn tạo bằng nuôi cấy mô. Hội nghị CNSH toàn quốc. Hà Nội - tháng 11 năm 2003. 4. K.K.N. Nair, K.V. Bhat, E. M. Muralidharan, 2003. Quality Timber Products of Teak from
  8. Sustainable Forest Management. TEAKNET, 2 - 5 December 2003, Peechi, Kerala, India. RESEARCH ON SELECTION AND PROPAGATION OF MELIA AZEDARACH AND TECHTONA GRANDIS FOR HIGH YEILD Doan Thi Mai, Le Son , Nguyen Thi Thom and Phan Quyen Forest Tree Improvement Research Centre, FSIV SUMMARY Teak (Tectona grandis) is a high value forest tree introduced into Vietnam in 1930s. Currently there are about 7000ha of Teak in Viet Nam. Melia azedarach is a native tree species, which has a high value and potential as an economic plantation species. However, the genetic attributes of these two species are poorly developed and require suitable genetic improvement programs to identify desirable traits and characteristics so as to improve the genetic quality of the current resource. The Forest Tree Improvement Research Centre (FSIV) has selected 60 and 79 trees of plus trees of Teak and of Melia azedarach, respectively, from a series of plantations. Progeny and clonal trials have been established in some of the main climatic zones to compare tree performance in order to further improve the genetic resources of Teak and Melia azedarach in Vietnam. Propagation studies are carried out sucessfuly for the plus trees in order to quickly introduce the researches in to production. Keywords: Breeding selection, propagation, Tectona grandis, Melia azedarach.
nguon tai.lieu . vn