Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Ly, Bùi Quang Huy, Lê Thị Thúy Huyền, Bùi Minh Anh, Phạm Thị Tú Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Khoảng thời gian nhập học vào năm nhất có lẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với các tân sinh viên do lượng sinh viên đổ về TP.HCM rất nhiều dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà trọ không đủ cung cấp. Các chủ trọ nhân cơ hội đó đã tìm cách hét giá hoặc giở các chiêu trò lừa đảo các sinh viên khi lần đầu tìm kiếm thuê phòng. Nắm bắt được những khó khăn và các yếu tố quan trọng khi sinh viên tìm thuê nhà trọ nên nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố, từ đó phân tích, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên TP.HCM. Dựa trên thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, thuyết về sự lựa chọn trong tiêu dùng của Mankiw, thuyết vị thế - chất lượng của Hoàng Hữu Phê và Wakely, quá trình ra quyết định trong tiêu dùng của Kotler để xây dựng mô hình nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, kết quả thể hiện nhu cầu/mối quan tâm của sinh viên tại TP.HCM khi ra quyết định thuê nhà trọ. Qua đó nghiên cứu đưa ra các kiến nghị nhằm đưa ra các khuyến nghị và giải pháp thích hợp để giúp các bạn có thể tìm kiếm nhà trọ một cách dễ dàng để có thể yên tâm khi học tập và làm việc khi xa nhà hơn. Từ khóa: nhà trọ, sinh viên, tâm lý, xã hội, TP.HCM. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống con người tồn tại và phát triển dựa trên các thang bậc nhu cầu của học thuyết Maslow: ăn, mặc, nơi trú ngụ, an ninh, mối quan hệ, được tôn trọng và tự thể hiện. Trong đó, nhà ở là một trong những nền tảng quan trọng để các nhu cầu khác phát triển, từ đó giúp con người có cuộc sống an toàn, có thể tập trung làm việc hơn. Đối với sinh viên, chỗ ở là không gian cư trú đảm bảo môi trường sống để sinh viên học tập hoặc nghỉ ngơi sau những giờ học trên lớp. Sinh viên sống ở một nơi tạm bợ, mất trật tự an ninh không những gây ra tác động tiêu cực trong lối sống mà còn ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên đó. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc các sinh viên xa nhà lên các trung tâm hoặc thành phố lớn để học tập và làm việc đang rất phổ biến. Đi kèm đó là việc tìm kiếm một nơi ở thích hợp để nhằm ổn định khi sinh sống tại đây là vấn đề mà các bạn và các bậc phụ huynh đặt lên hàng. Đối với các sinh viên lần đầu còn bỡ ngỡ sẽ chưa thể có kinh nghiệm trong việc tìm nhà trọ hoặc quyết định ở ghép các chung cư, các bạn thường lựa chọn những nơi ở gần trường và ít quan tâm đến vấn đề giá cả (hoặc chưa nắm bắt được giá cả chung tại nơi đó); còn đối với sinh viên từ năm 2 trở lên xu hướng tìm kiếm việc làm thêm và tìm kiếm các 1609
  2. phòng trọ giá rẻ hơn để có thể tự chi trả, bên cạnh đó các yếu tố về an ninh, vật chất, vệ sinh,... cũng sẽ được lưu tâm lên hàng đầu. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow 5 đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của người tiêu dùng. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới, nghĩa là trước khi kích hoạt nhu cầu cao hơn thì nhu cầu thấp hơn phải được đáp ứng. Thuyết về sự lựa chọn trong tiêu dùng của Mankiw 6 cho rằng, quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế. Theo đó, với giả thuyết con người là duy lý và thông tin trên thị trường là hoàn hảo, hành vi của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản: sự giới hạn của ngân sách và mức hữu dụng cao nhất. Trong việc thuê chỗ ở, yếu tố có ảnh hưởng đến lý thuyết này là giá cả. Quá trình ra quyết định trong tiêu dùng của Kotler 8 cho rằng, quy trình ra quyết định của người tiêu dùng gồm 5 giai đoạn: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau mua. Sau khi mua, người tiêu dùng có thể cảm thấy hài lòng hay không hài lòng ở một mức độ nào đó về sản phẩm. Sau đó, họ sẽ có các hành động sau khi mua hay phản ứng nào đó về sản phẩm hay cách sử dụng sản phẩm. Nếu tính năng và công dụng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì hành vi mua sắm sẽ được lặp lại, hoặc giới thiệu cho người khác. Ngược lại, thì họ sẽ cảm thấy khó chịu và thiết lập sự mất cân bằng tâm lý bằng cách sẽ chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu khác. Trong việc thuê chỗ ở, yếu tố có ảnh hưởng đến lý thuyết này là quyết định ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ứng dụng tìm chỗ ở. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế; (2) Nghiên cứu định lượng: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên TP.HCM. Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để xác định có 5 nhân tố với 22 biến quan sát được cho là có tác động đến các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên TP.HCM. Nhóm tác giả sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Nhóm tác giả đã gửi 330 bảng câu hỏi từ tháng 09/2019 đến tháng 01/2020 cho các bạn sinh viên ở TP.HCM. Kết quả nhận được 298 phiếu khảo sát, trong đó có 18 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 280 phiếu thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu. 1610
  3. 3.2 Mô hình nghiên cứu và hương trình hồi quy Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. Hình 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: nhóm tác giả đ xuất Mô hình hồi quy: QDTT = β0 + β  GCNT + β2  ANNT + β3  CSVC + β4  MTXQ + β  DDVT + ε Trong đó: QDTT: biến phụ thuộc mô tả việc quyết định thuê nhà trọ của sinh viên tại TP.HCM. GCNT: giá cả nhà trọ; ANNT: an ninh nhà trọ; CSVC: cơ sở vật chất; MTXQ: môi trường xung quanh; DDVT: địa điểm vị trí nhà trọ. β , β2, β3, β4, β : là các hệ số hồi quy. ε: sai số ngẫu nhiên. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất ượng thang đ (C n ch’s Alpha) Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Số biến C n ch’s Hệ số ương qu n- Th ng đ Ghi chú quan sát Alpha biến tổng nhỏ nhất Giá cả nhà trọ 4 0.841 0.729 Chấp nhận An ninh nhà trọ 5 0.872 0.784 Chấp nhận Cơ sở vật chất nhà trọ 5 0.827 0.737 Chấp nhận i trường xung 4 0.838 0.716 Chấp nhận quanh Địa điểm vị trí nhà trọ 4 0.810 0.729 Chấp nhận 1611
  4. Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0,6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 22 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0,5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Kết quả cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 78,70% > 50% đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Kết quả phân tích yếu tố có hệ số KMO = 0,813 (nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa (sig = 0,000 0,5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0,3. Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần Hệ số KMO 0.813 Giá trị Chi-Square 2381.473 Mô hình kiểm tra Bậc tự do 276 Bartlett Sig (p - value) 0.000 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đ biến Bảng 3. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số chư chu n Hệ số Mức ý Thống kê đ cộng u ến hóa chu n hóa Mô hình Giá ịt nghĩ Sai số Sig. Hệ số Hệ số B Beta chu n Tolerance VIF (Constant) -2.016 0.296 -6.811 0.000 GCNT 0.191 0.041 0.197 4.652 0.000 0.789 1.268 ANNT 0.155 0.031 0.201 4.943 0.000 0.856 1.169 1 CSVC 0.319 0.050 0.251 6.347 0.000 0.902 1.108 MTXQ 0.164 0.043 0.164 3.848 0.000 0.776 1.289 DDVT 0.227 0.046 0.209 4.933 0.000 0.784 1.275 1612
  5. Trong bảng số liệu, các biến độc GCNT, ANNT, CSVC, MTXQ, DDVT đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0,05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều > 0,5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đ biến Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0,780 > 0,5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0,627. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 62,7%. Điều này cho biết khoảng 62,7% sự biến thiên về quyết định thuê nhà trọ của sinh viên tại TP.HCM được giải thích bởi 5 biến độc lập, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.625 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Phương trình hồi quy QDTT = CSVC  0,251 + DDVT  209 + ANNT  0,201 + GCNN  0,197 + MTXQ  0,164 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ hảo sát trên là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên tại khu vực TP.HCM. Khi chúng ta quyết định thuê nhà trọ đó cũng chính là ngôi nhà thứ hai có thể sẽ gắn kết lâu dài trong suốt quá trình học tập và sinh sống xa nhà. Do đó, trước khi quyết định thuê một nơi ở mới, các bạn nên xem xét nhiều khía cạnh và lưu ý các vấn đề lừa đảo dễ mắc phải để quá trình tìm kiếm một căn phòng mới trở nên dễ dàng hơn. Xuất phát từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp quyết định thuê nhà trọ của sinh viên tại TP.HCM như sau: Cơ sở vật chất nhà trọ: có thể thấy các phiếu khảo sát đều đồng ý với nhân tố này, điều đó cho thấy ngày nay yếu tố về chất lượng đời sống xung quanh ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi thuê phòng trọ. Tiêu chí này được ưu tiên hàng đầu bởi lẽ không ai muốn sống tại một nơi ẩm thấp, nóng nực hoặc phòng hôi hám. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng, không phải nhà trọ nào cũng giữ nguyên được chất lượng như ban đầu, các bạn cần quan sát cả bên trong lẫn bên ngoài nơi mình sinh sống để có cái nhìn tổng quan hơn về chất lượng của nơi ở. Địa điểm vị trí nhà trọ: khi mà việc học tập ngày càng bận rộn, có những trường bắt đầu học từ rất sớm hoặc các trường ở trung tâm rất dễ xảy ra tình trạng k t xe, do đó các bạn lựa chọn nơi ở gần trường học hoặc nơi làm thêm dễ tiện đi lại, có thể sử dụng xe bus hoặc đi bộ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời không làm trì trệ việc đến trường hơn. An ninh nhà trọ: TP.HCM có thể coi là một trong những nơi có dân từ các vùng khác chuyển đến làm việc và sinh sống nhiều nhất, do đó việc an ninh trật tự cũng được đặt lên hàng đầu. Tuy rằng đ thị ngày một phát triển thì lớp tri thức sẽ đi lên, nhưng các thành phần tệ nạn của xã hội vẫn còn, việc các bạn sinh viên và các bậc phụ huynh xem yếu tố an ninh trật tự nơi con em mình sinh sống vẫn là vấn đề cần đáng lưu tâm nhất. Giá cả, giá dịch vụ nhà trọ: sinh viên hiện nay đi học đa phần là do cha m chu cấp tiền hàng tháng khi mới vào TP.HCM nhập học, đến năm 2 năm 3 khi đã quen với việc làm thêm các bạn có thể tự chủ một chút về tài chính. Do đó dẫn đến việc giá cả khi thuê phòng cũng có 1613
  6. phần bớt nặng nề hơn như trước đây, tuy nhiên vấn đề này có rất nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét, nếu như giá tiền cao đi kèm với đó là những tiện ích và đời sống cũng được cải thiện hơn. Giá tiền thấp các bạn vẫn phải lựa chọn ở các nơi xa trường học hoặc các trung tâm thành phố để tiện di chuyển. Qua quan sát và tìm hiểu về cách thức để tìm được một phòng trọ khi còn là sinh viên hoặc ngay khi bạn quyết định đi làm và sinh sống tại TP.HCM. Có 3 vấn đề cần lưu ý (hay còn gọi là Tam giác thuê/mua nhà) chúng ta chỉ có thể chọn 2 trong 3 tiêu chí trên để xem xét khi thuê phòng, chẳng hạn như: Giá cả + Chất lượng: khi một căn phòng có giá cả và chất lượng tốt (rẻ, rộng rãi và sạch sẽ,…) thì chắc chắn sẽ rất khó ở một vị trí đ p như ở trung tâm thành phố hoặc gần trường học. Chất lượng + Vị trí: chọn được một căn phòng có chất lượng tốt và ở trung tâm thành phố gần trường học thì đương nhiên vấn đề giá cả phải được lưu tâm hàng đầu vì chi phí thuê nhà tại các nơi này rất đắt đỏ (có những căn phòng lên tới .000.000đ/tháng). Giá cả + Vị trí: một nơi gần trường học và có giá tốt đi kèm với đó là chất lượng phòng không được như ý muốn, trên các trang mạng cho thuê phòng trọ những nơi này thường là dạng sleepbox (chỉ đủ chỗ ngủ và tủ đồ cá nhân) hoặc diện tích phòng rất nhỏ dẫn đến sinh hoạt bất tiện. Tuy nhiên lại ở gần trường và tiết kiệm được kha khá các khoản tiền đi lại. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các app, các trang web, hội nhóm tìm và thuê nhà trọ được xây dụng nhằm thuận tiện cho mọi người hơn. Có thể kể đến một số tiêu biểu như: các trang web (chotot.vn, batdongsan.com.vn, mogi.vn…); các app tìm nhà trọ (Ohana, Thuê nhà, Chợ tốt, Nhà trọ 3 0…). Các hội nhóm trên facebook (Phòng trọ Bình Thạnh, Phòng trọ sinh viên TP.HCM, Nhà trọ - Phòng trọ Thủ Đức, quận 2, quận 9…). Lưu ý khi lựa chọn một tin để quyết định đến xem phòng, điều đầu tiên là thời gian đăng bài đã lâu hay chưa, các bạn hãy yêu cầu người đăng tin cho xem hình ảnh của phòng chi tiết nhất có thể để có cái nhìn tổng quát trước khi đến tận nơi xem xét. Thông tin của chủ nhà hoặc người xem cần được xác thực bằng các m o nhỏ để kiểm tra xem có phải môi giới hay lừa đảo bằng cách: nhập số điện thoại vào zalo để kiểm tra xem có đúng họ tên, nhập số điện thoại kiểm tra trên google xem các bài đăng tương tự lừa đảo hay không, hoặc đơn giản nhất là thường xuyên cập nhật tình hình trong các hội nhóm về các hành vi lừa đảo của các đối tượng này trong quá trình tìm hiểu (tìm các từ khóa: lừa đảo, phốt,… trong nhóm) nơi ở mới cần thuê. Ngoài ra, với sự giới thiệu từ bạn bè, người thân hoặc thầy cô quen biết là cách thức dễ dàng và đáng tin cậy nhất khi chính họ là người đã có kinh nghiệm đi trước. Khi cần tìm thuê phòng trọ nên hạn chế tìm qua các môi giới trung gian vì độ tin tưởng và xác thực không cao, dẫn đến phiền toái và mất tiền bạc, thời gian. Một vấn đề quan trọng nhất chính là Hợp đồng thuê, do các bạn có ý nghĩ sẽ đọc lướt hoặc được chủ nhà giới thiệu sơ sài trước đó và ký tên thật nhanh nên sẽ ít khi đọc kỹ các điều khoản này. Chính vì vậy, các bạn nên xin chủ nhà chút thời gian để đọc và xem xét các quy định có phù hợp với bản thân hay không trước khi quyết định ký kết một bản hợp đồng nào đó. 1614
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Phước Âu (2010). Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số 4. [2] Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (2010). Quản lý chất lư ng, NXB. Thống kê. [3] Bách khoa toàn thư (2017).“N à trọ”, www. vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_trọ. [4] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Cổng thông tin điện tử www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx. [5] Nguyễn Thị Cành (2009). Giáo trình ươ pháp và ươ pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [6] Phạm Ngọc Linh (2009). Tìm hiểu thực trạng nhà ở của sinh viên hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 2. [7] Lê Thị Mai (2013). Giáo trình Xã hội học kinh tế, NXB. Khoa học xã hội. [8] Nguyễn Mai Phương, Phạm Quỳnh Linh Dương, Nguyễn Thị Hoài Anh, Nguyễn Hải Phong, Trần Ánh Nguyệt (2011). Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 24. [9] Huỳnh Văn Tân (2016). Đ giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lư ng dịch vụ phòng trọ ký túc xá Trường Đại học Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Trà Vinh. [10] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Giáo trình Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 1615
nguon tai.lieu . vn