Xem mẫu

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGHIÊN CỨU CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CHÍNH CỦA VIỆT NAM GVHD: ThS. Đỗ Minh Sơn SVTH: Trần.T.Kim Cúc, Nguyễn Hà Linh, Phạm.T.Bảo Ngân, Nguyễn.T.Thêm, Phạm.T.Song Thư Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trankimcuc1112@gmail.com TÓM TẮT Để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng những ưu đãi trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, dệt may đang ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam nào cũng có thể hiểu biết và áp dụng đầy đủ những quy định về quy tắc xuất xứ để tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan. Trên cơ sở phân tích các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cho Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Từ khóa: Quy tắc xuất xứ, FTA, xuất khẩu, dệt may ABSTRACT In order to penetrate the world market, boost exports and improve competitiveness, Vietnamese enterprises must take advantage of preferences in international trade. Besides, textile and garment industry has been increasingly playing an important role in the development of the country. In fact, not all Vietnamese garment exporters can understand and apply fully the rules of origin to make full use of tariff preferences. On the basis of analyzing the rules of origin in the free trade agreements of Vietnam's major textile and garment export markets, authors propose solutions to the Government and Vietnamese enterprises to accelerate textile and garment export. Keyword: Rules of origin, FTA, export, textile and garment 1. Giới thiệu Trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, các quốc gia có xu hướng gia tăng các mối quan hệ thương mại với nhau thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi gần đây, nước ta đã tham gia và ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác trên thế giới với tư cách độc lập hoăc là thành viên của ASEAN. Hiện nay, 11 hiệp định thương mại tự do đã được Việt Nam ký kết và có hiệu lực thực thi. Các khu vực thương mại tự do sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các nước thành viên thông qua việc giảm thuế cho những mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên để hưởng được thuế quan ưu đãi, các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào việc đáp ứng quy tắc xuất xứ. Và trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không vận dụng được các ưu đãi khi xuất khẩu do không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Trong 5 năm qua, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong cả nước với giá trị xuất khẩu chiếm 15% GDP, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, một vấn đề rất được quan tâm là nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang “bỏ quên” nhiều ưu đãi từ các ưu 170
  2. Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 đãi thuế quan mà các đối tác của Việt Nam mang lại. Theo số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ tận dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của ngành dệt may trong năm 2016 chỉ chiếm hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đồng nghĩa với việc gần 43% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị áp thuế thông thường kể cả xuất khẩu đến các quốc gia mà Việt Nam đã có FTA. Các nguyên nhân có thể kể đến: Thứ nhất, sự chênh lệch giữa lợi ích từ thuế quan mang lại và chi phí bỏ ra để đáp ứng các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ là không hấp dẫn đối với doanh nghiệp; Thứ hai, các yêu cầu của quy tắc xuất xứ quá khắc khe, các doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Tuy nhiên, muốn nghiên cứu theo hai lí do trên đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải có số liệu nghiên cứu thực tế từ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhưng điều đó vượt quá khả năng của nhóm. Bên cạnh đó, một lí do chủ quan khác là có thể các doanh nghiệp chưa nắm bắt được các tiêu chí đáp ứng về quy tắc xuất xứ của các FTA. Thêm vào đó, nhà nước chưa có sự hỗ trợ rõ ràng về quy tắc xuất xứ. Trong bối cảnh như vậy, rất cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy tắc về xuất xứ cho hàng dệt may trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như là một tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp để đáp ứng quy tắc xuất xứ của FTA. 2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ở các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN. Nghiên cứu các quy tắc xuất xứ được áp dụng phân theo từng thị trường mà Việt Nam có hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang và so sánh kết quả thu thập được để đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp dệt may cũng như đưa ra cân nhắc khi quyết định lựa chọn sử dụng quy tắc xuất xứ nào để được hưởng ưu đãi thuế quan từ thị trường đó. Đề xuất giải pháp cho nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp thống kê: 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam, có một nghiên cứu của MUTRAP III "Đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam". Nghiên cứu này tập trung vào việc làm rõ các chức năng chính của quy tắc xuất xứ trong FTA của Việt Nam, đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm xuất khẩu chính từ khía cạnh của Việt Nam đối với các nước trong các hiệp định. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị cho công tác đàm phán và quản lý việc thực hiện quy tắc xuất xứ tại Việt Nam. (Stefano Inama, Hồ Quang Trung, Trần Bá Cường, Phan Sinh, 2011). Ngoài ra, trong năm 2014, một nghiên cứu “Áp dụng hiệu quả RoO vào xuất khẩu hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam" do Nguyễn Hoàng Tuấn và Thái Bùi Hải An thực hiện đã đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ hiện tại ở Việt Nam đối với thương mại. Dựa trên phân tích và chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng quy tắc xuất xứ, tác giả đã đề xuất một số biện pháp tăng cường áp dụng quy tắc xuất xứ tại Việt Nam (Nguyen Hoang Tuan and Thai Bui Hai An, 2014). Đối với nhóm nghiên cứu trực tiếp về tình hình hiện tại của ngành may mặc Việt Nam, năm 2017, bà Đặng Phương Dung đã có bài viết “Ngành Dệt may Việt Nam với các Hiệp định thương mại tự do”. Nghiên cứu này đã làm rõ tình hình hiện tại của ngành may mặc Việt Nam, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hàng may mặc trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như các cơ hội và thách thức của ngành dệt may trong khi Việt Nam đang thực hiện hội nhập ngày càng sâu rộng (Dung, 2017). 171
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Về khía cạnh thực trạng kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam, có bài tiểu luận "Hoàn thiện chính sách kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam" - do bà Phan Thị Thu Hiền thực hiện năm 2014 – tập trung sâu vào các quy định trên kiểm tra xuất xứ hàng hóa áp dụng cho cơ quan hải quan Việt Nam trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu (Hien, 2014 ) và báo cáo "Báo cáo hỗ trợ Bộ Công thương về tự chứng nhận xuất xứ" đánh giá tình hình hiện tại của hệ thống chứng nhận nguồn gốc của Việt Nam, thông lệ quốc tế và khu vực về tự chứng nhận nguồn gốc, ưu điểm và nhược điểm, và đưa ra khuyến nghị tự chứng nhận hệ thống xuất xứ tại Việt Nam của Brian Staples (Staples, 2015). 3.2. Khoảng trống nghiên cứu Các bài nghiên cứu có liên quan trước đây chỉ dừng lại ở mức làm rõ những khái niệm cơ bản có liên quan đến quy tắc xuất xứ và khái quát các quy định trong hiệp định mà chưa có sự rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, chưa tập trung vào những hiệp định đối với các thị trường mà Việt Nam ta có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn. 4. Cơ sở lý thuyết Quy tắc xuất xứ được sử dụng để xác định quốc gia nào sản xuất ra hàng hóa, nhất là khi hàng hóa được sản xuất bởi nhiều quốc gia khác nhau. Việc xác định xuất xứ của hàng hóa là rất quan trọng. Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ: 4.1. Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO) WO là tiêu chí cơ bản chặt chẽ nhất trong hệ thống quy tắc xuất xứ. Tiêu chí xuất xứ thuần túy được hiểu là hàng hóa sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ thuần túy tại lãnh thổ một nước thành viên xuất khẩu. 4.2. Tiêu chí xuất xứ không thuần túy Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực: RVC là một giới hạn thấp nhất – được tính theo tỷ lệ phần trăm – mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Tùy từng hiệp định FTA sẽ quy định một tỷ lệ RCV khác nhau. Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa: Tiêu chí CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ. Để đáp ứng tiêu chí này, nguyên liệu hoặc phụ tùng không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải khác mã số hàng hóa (mã HS) của sản phẩm cuối cùng. Tiêu chí CTC được đưa ra nhằm đảm bảo các nguyên liệu không có xuất xứ trải qua công đoạn chuyển đổi trên lãnh thổ FTA để chứng minh hàng hóa được sản xuất trong lãnh thổ FTA. Các tiêu chí đặc biệt PSRs Quy tắc cụ thể mặt hàng, quy tắc yêu cầu nguyên vật liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá hoặc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá, hoặc phải đáp ứng tiêu chí RVC hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên. CTH Chuyển đổi bất kỳ nhóm nào đến 1 chương, nhóm hoặc phân nhóm, nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sửdụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm). CTSH Chuyển đổi bất kỳ phân nhóm nào đến 1 chương, nhóm hoặc phân nhóm, nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 06 số (chuyển đổi Phân nhóm) Cộng gộp Hàng hoá được cộng gộp từng phần nếu ít nhất 20% RVC của hàng hoá có nguồn gốc từ nước từng phần thành viên nơi diễn ra quá trình sản xuất hoặc gia công hàng hoá đó 172
  4. Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 De- Quy tắc này được áp dụng cho mọi hàng hóa áp dụng tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số HS Minimis (CTC). Theo đó, một sản phẩm không đạt được sự chuyển đổi mã số HS sẽ vẫn được coi là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng để sản xuất ra sản phẩm đó không vượt quá 10 % của tổng giá trị hàng hoá đó tính theo giá FOB. Ngưỡng 10% được gọi là ngưỡng De-minimis. Quy định này được các nước tham gia đàm phán đưa vào nhằm làm giảm bớt sự khó khăn cho việc đạt tiêu chí xuất xứ, hoặc để giải quyết khi hàng hóa có “sự cố” không đạt được xuất xứ 5. Kết quả nghiên cứu Sau khi tổng hợp và phân tích các quy định về quy tắc xuất xứ ở các thị trường chính của dệt may Việt Nam, bài nghiên cứu đã có được kết quả sau: Sự giống nhau của các thị trường: Giá trị hàm lượng khu vực RVC đều không nhỏ hơn 40%. Bảng dưới đây thể hiện sự khác nhau về các quy tắc xuất xứ ở các thị trường: Thị Ưu đãi Tiêu chí xuất xứ đặc biệt Form chứng trường thuế quan nhận xuất xứ EU GSP Quy tắc cộng gộp: Hàm lượng xuất xứ nguyên phụ liệu nhập Form A khẩu không < 50% Các nước được cộng gộp: Các nước cùng được hưởng GSP của EU. Các nước ASEAN trừ Singapore, Malaysia Các nước có FTA với EU: Hàn Quốc Hàn Quốc VKFTA Quy định về quy tắc xuất xứ của mặt hàng dệt may là khâu Form VK cắt, may, hoàn thiện sản phẩm. Quy tắc tối thiểu: < 10% trọng lượng hoặc giá trị. Quy tắc cộng gộp: Hàn Quốc. AKFTA Giống với hiệp định VKFTA nhưng: Form AK Quy tắc tối thiểu :
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng được sản xuất tại Việt Nam hoặc Nhật Bản Quy tắc cộng gộp : Nhật Bản. Trung ACFTA Quy tắc chủ đạo là cắt may khâu hoàn thiện sản phẩm (CMT) Form E Quốc Tiêu chí gia công nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt, nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ: • Xơ và Sợi Việc sản xuất thông qua quá trình tạo xơ (pô-li-me hóa, đa trùng ngưng và đùn) xe sợi, vặn xoắn, dệt, hoặc viền từ một hỗn hợp hoặc từ một trong những loại sau: Lụa; Len, lông động vật mịn hoặc thô; Xơ cô-tông; Xơ dệt có nguồn gốc thực vật; Xơ filament tổng hợp hoặc nhân tạo/tái tạo; Xơ staple tổng hợp hoặc nhân tạo tái tạo • Vải, thảm và các loại vải để trải nền khác; Sợi đặc biệt, dây bện, dây gai, dây thừng, dây cáp và các vật phẩm làm từ chúng. Sản xuất từ: Pô-li-me (không dệt); Xơ (không dệt); Sợi (vải); Vải thô hoặc chưa tẩy trắng (vải thành phẩm); Qua một trong các quá trình chuyển đổi cơ bản sau: Khâu kim/kết sợi/liên kết bằng phương pháp hóa học; Dệt hoặc đan; Móc hoặc lót hoặc trần hoặc; Nhuộm hoặc in và hoàn thành; hoặc nhúng ướt, bọc ngoài, phủ ngoài hoặc tráng. • Quần áo, hàng may mặc phụ trợ và những sản phẩm may sẵn khác. Việc sản xuất thông qua quá trình cắt và ráp các bộ phận thành một sản phẩm hoàn chỉnh (đối với quần áo và lều bạt) cùng với việc thêu, trang trí hoặc in (đối với hàng may sẵn) từ: - Vải thô hoặc chưa tẩy trắng; Vải thành phẩm. ASEAN ASEAN Quy tắc đặc biệt, quy định quá trình chuyển đổi hợp lệ đối Form D, gồm 1 với nguyên vật liệu để được công nhận xuất xứ - Phụ lục 3 bản gốc và 3 Quy tắc tối thiểu:
  6. Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 Nam tham gia ký kết đều sử dụng quy tắc RVC>40% hoặc chuyển đổi mã số HS cấp 4 số với các quy tăc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, hiện trạng về quy tắc xuất xứ cũng mang lại cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam không ít khó khăn, sở dĩ là do các quy định về quy tắc xuất xứ quá phức tạp, chồng chéo lẫn nhau, điểu này khiến doanh nghiệp khó có thể nhận diện và lựa chọn được hiệp định phù hợp để đáp ứng. Nếu việc tuân thủ từng bộ quy tắc xuất xứ làm phát sinh một khoản chi phí đối với doanh nghiệp thì việc nhân lên các bộ quy tắc xuất xứ sẽ khiên họ phải gánh chịu chi phí rất lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp các doanh nghiệp không đảm bảo hàng hóa có xuất xứ, sẽ không nhận được ưu đãi thuế quan và hàng hóa nước ta khó có thể duy trì và phát triển xuất khẩu lâu dài. Dệt may là một ngành nhạy cảm và khá phức tạp, việc đáp ứng được các quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may không hề dễ dàng. Chính vì vậy, việc đầu tư cho việc nghiên cứu quy tắc xuất xứ là một điều cần thiết cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nói riêng. Ở một khía cạnh khác, khi so sánh giữa quy tắc xuất xứ trong các FTA với quy tắc xuất xứ trong GSP, quy tắc xuất xứ trong hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP có sự khắt khe hơn khi hàm lượng nội địa được yêu cầu lên tới 50%. Điều này khiến cho việc được hưởng ưu đãi trở nên hết sức khó khăn nếu nước được hưởng ưu đãi không sử dụng nguyên vật liệu, bán thành phẩm của nước cho hưởng. Mặt khác, tương tự trong cả các FTA và GSP cũng đưa ra những yêu cầu rất phức tạp về vận chuyển thẳng cũng như hồ sơ chứng từ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành các thủ tục xin hưởng ưu đãi. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sẵn sàng từ bỏ ưu đãi về thuế quan, lựa chọn mức thuế MFN để tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan đến xuất xứ hàng hóa. 7. Đề xuất Các doanh nghiệp dệt may cần phải chủ động tìm hiểu về các quy định để hàng hóa đảm bảo xuất xứ thông qua tham khảo các bài nghiên cứu trên các trang mạng cũng như các bộ luật có liên quan, thường xuyên cập nhật thông tin có liên quan đến ngành cũng như các thông tin về thị trường đó để có thể kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp trong quá trình sản xuất và quá trình làm thủ tục chứng nhận xuất xứ. Trên cơ sở chính sách xây dựng vùng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu của Chính phủ, hướng tới mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp cần thực hiện chương trình đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu để thay thế nhập khẩu. Một ví dụ điển hình là hiện nay, Vinatex đã làm mẫu 3 trang trại trồng bông với diện tích 50 ha/trang trại; đồng thời, thành lập xong hợp đồng phát triển cây nguyên liệu tập trung vào bông và một số cây nguyên liệu cho ngành dệt. Bên cạnh đó, Vinatex đã phối hợp cùng Petro Việt Nam khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp có công suất 150 nghìn tấn/năm tại Hải Phòng. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên có chiến lược hợp tác với các quốc gia chủ yếu xuất khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may như Campuchia để trồng bông. Các đồn điền trồng bông trước kia ở các vùng Tây Nguyên, Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai cần được khôi phục với các hệ thống tưới tiêu được trang bị đầy đủ và kỹ thuật trồng bông thâm canh được áp dụng. Vinatex cũng đang chuẩn bị khởi công hai khu công nghiệp dệt nhuộm tại hai tỉnh Trà Vinh và Thái Bình với năng suất dự kiến tổng sản lượng vải dệt mỗi năm đạt khoảng 200 triệu m2 /năm, đồng thời được trang bị đầy đủ các công trình xử lý nước thải và chất thải rắn độc hại, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Từ đó, ngành dệt may của Việt Nam có thể phát triển toàn diện hơn, tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, thay vì phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài. Nâng cao vị thế hàng hóa Việt Nam nói chung, cũng như hàng dệt may nói riêng trên thị trường thế giới. Bên cạnh việc có được nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ của các doanh nghiệp dệt may còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Khác biệt về quy tắc xuất xứ đồng nghĩa với cản trở việc vận dụng FTA. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thiết lập và vận hành các hệ thống khác nhau về định nghĩa khái niệm, tài khoản, tính chính xác và kiểm soát từ các quy định pháp lý nội bộ. Hệ thống phải cung cấp được thông tin chi phí và thay đổi mã số hàng hóa để tuân thủ quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu, kiểm tra hàm lượng giá trị của đầu vào nội địa và nhập khẩu trong giá trị hàng hóa xuất khẩu., xác định nhóm thuế cho các đầu vào không có xuất xứ,… Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải có kỹ thuật xử lý dữ liệu và chuyên môn hải quan cao. 175
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dung, D. P., 2017. Vietnamese Textile and Garment Industry with Free Trade Agreements, s.l.: s.n. [2] Hien, P. T. T., 2014 . Completing the policy checking the origin of goods imported by the General Department of Vietnam Customs, s.l.: s.n. [3] Nguyen Hoang Tuan and Thai Bui Hai An, 2014. Effective application of RoO on the export of goods in free trade agreements of Vietnam, s.l.: s.n. [4] Staples, B., 2015. Report to support the Ministry of Industry and Trade on self-certification of origin, s.l.: s.n. [5] Stefano Inama, Hồ Quang Trung, Trần Bá Cường, Phan Sinh, 2011. Impact assessment of rules of origin in Vietnam's free trade agreements, s.l.: s.n 176
nguon tai.lieu . vn