Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC MUA RAU AN TOÀN CỦA CƯ DÂN THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN A STUDY ON FACTORS EFFECTING THE PURCHASE INTENTION OF SAFE VEGETABLES OF CITIZENS IN TUY HOA CITY, PHU YEN PROVINCE Ngày nhận bài : 07/12/2021 ThS. Ngô Thị Hường Ngày nhận kết quả phản biện : 13/12/2021 Trường Cao Đẳng Công Thương Miền Trung Ngày duyệt đăng : 22/12/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố đến ý định mua rau an toàn (RAT) của cư dân thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu sử dụng bản câu hỏi Likert 5 mức độ để thu thập thông tin từ 170 người tiêu dùng (NTD). Nền tảng lý thuyết nghiên cứu là thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). Các phương pháp phân tích là: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến với công cụ SPSS. Kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua RAT của NTD thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần gồm: (1) Kiểm soát hành vi nhận thức; (2) Sự quan tâm về môi trường; (3) Giá cả; (4) Chuẩn chủ quan; (5) Thái độ; (6) Sự quan tâm về sức khỏe. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị đối với các doanh nghiệp sản suất rau an toàn để phát triển thị trường tiêu thụ RAT tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ khóa: Rau an toàn, ý định mua, nhân tố ảnh hưởng, Tp. Tuy Hòa. ABSTRACT The study was conducted to factors affecting the purchase intention of safe vegetables of citizens in Tuy Hoa City, Phu Yen province. The study used a questionnaire to interview 170 consumers. The analytical methods were: The method of Cronbachs Alpha analysis, EFA analysis and multiple regression analysis were used with the SPSS program. The result shows that the affects of the factors on the intention to buy safe vegetables of citizens in Tuy Hoa city, Phu Yen province, organized in the order of decreasing impact: (1) Consciousness control; (2) The concern of the environment; (3) The perception of price; (4) Subjective Norm; (5) Attitude;(6)The concern of health. The research suggests some solutions to the safe vegetables producers to develop the market to consume safe vegetables in Tuy Hoa City, Phu Yen province. Keywords: Safe vegetables, purchasing intention, factors affect, Tuy Hoa City. 1. Đặt vấn đề RAT là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật; bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép (Phạm Hải Vũ và cộng sự, 2016). Việc sử dụng RAT sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Hiện nay, tiêu chuẩn cuộc sống ngày càng cao nên sự quan tâm về chất lượng và an toàn thực phẩm của người dân cũng tăng. Chính điều này đã tạo ra những cơ hội rất lớn cho thị trường ngành hàng RAT phát triển. Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có dân số khoảng 202.030 người (Niên giám thống kê, 2020). Theo thống kê của Phòng Kinh tế Tp. Tuy Hòa năm 2020, lượng rau tiêu thụ của NTD thành phố trung bình là 40 tấn/ngày, trong khi đó lượng RAT tiêu thụ bình quân của NTD thành phố chỉ khoảng 2.000 kg/ngày, lượng RAT sản xuất tại Phú Yên được tiêu thụ bình quân của NTD thành 48
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN phố rất ít, chỉ khoảng 150 kg/ngày. Mặc dù mặt hàng RAT đã được bày bán tại siêu thị và một số cửa hàng trên địa bàn Tp. Tuy Hòa. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ RAT vẫn còn khá khiêm tốn và người tiêu dùng còn ít biết đến sản phẩm. Trước thực trạng này việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua RAT của cư dân Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này là hết sức cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm rau an toàn Theo Điều 2 Thông tư 59/2012/BNNPTNT ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012, quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn, giải thích thuật ngữ “Rau an toàn” tương ứng với các trường hợp sau: Rau đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; Hoặc rau được sản xuất theo quy trình được chứng nhận an toàn của các Sở NN&PTNT cấp tỉnh; Hoặc rau đạt tiêu chuẩn quy trình VietGAP hoặc tương đương. 2.1.2. Ý định tiêu dùng Ý định tiêu dùng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến chuỗi hành vi tiêu dùng (Ajzen và Fishbein, 1980). Theo Ajzen (1985), ý định tiêu dùng được mô tả như là một động lực cá nhân trong nhận thức kế hoạch/quyết định của người tiêu dùng để phát huy nỗ lực trong việc thực hiện một hành vi cụ thể. Ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi. Ý định hành vi ngụ ý sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi cho trước (Ajzen, 2002). 2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng lý thuyết của thuyết hành vi có kế hoạch TPB, kết hợp với các nghiên cứu trong tổng quan tài liệu và đặc điểm của địa bàn nghiên cứu để đưa ra mô hình nghiên cứu: Ý định tiếp tục mua RAT của cư dân Tp. Tuy Hòa = f(Thái độ, Chuẩn chủ quan, Kiểm soát hành vi nhận thức, Sự quan tâm đến môi trường, Sự quan tâm về sức khỏe, giá cả) Giả thuyết H1- Nhân tố thái độ: Thái độ là biểu hiện nhân tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với một sản phẩm nào đó. Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần được tổ chức qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng cá nhân hướng đến khách thể và tình huống nó quan hệ. Teng và Weng (2015) cho rằng thái độ tích cực đối với RAT là một tiền đề quan trọng thúc đẩy ý định mua RAT. Giả thuyết H2 - Nhân tố chuẩn chủ quan: Theo Teng Và Wang (2015), chuẩn chủ quan được hiểu là áp lực xã hội tác động lên nhận thức của cá nhân trong việc thực hiện hay không nên thực hiện hành vi. Theo Ajzen (1991), chuẩn chủ quan được xác định bởi niềm tin về việc những người hoặc các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến NTD (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông…) cho rằng cá nhân này nên thực hiện hành vi. Giả thuyết H3 - Nhân tố Kiểm soát hành vi nhận thức: Theo Ajzen (1991), người tiêu dùng nhận thấy rằng họ có thể kiểm soát hành vi của mình. Cũng theo Aertsens và cộng sự (2009), kiểm soát hành vi nhận thức phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi. Điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Kiểm soát hành vi nhận thức được kỳ vọng mang dấu (+), vì nếu người dân có điều kiện và các cơ hội để mua sản phẩm nào đó thì họ sẽ sẵn sàng mua. Giả thuyết H4 - Nhân tố Sự quan tâm về môi trường: Trong quá trình khai thác, con người đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng; chất thải, khí thải có ở mọi nơi, mọi lúc tác động đến sức khỏe, cuộc sống của con người. Việc sử dụng thực phẩm sạch là một trong những phương thức nhằm bảo 49
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN vệ môi trường sống của mình. Vì lợi ích của việc tiêu dùng thực phẩm sạch cụ thể là tiêu thụ RAT là giúp bảo vệ môi trường xung quanh, sức khỏe đời sống con người nên nó đã được đông đảo NTD ủng hộ. Một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh (trong đó có tiêu dùng RAT) là sự quan tâm về môi trường (Hoàng Trọng Hùng và cộng sự, 2018). Giả thuyết H5 - Nhân tố Sự quan tâm về sức khỏe: Trong thời đại ngày nay, khi mức sống càng được cải thiện thì sức khỏe đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Vì vậy, sức khỏe cũng là mối quan tâm và là động cơ của NTD trong việc lựa chọn RAT. NTD càng quan tâm tới sức khỏe thì càng có ý định mua RAT (Hà Nam Khánh Giao, 2017). Giả thuyết H6 - Nhân tố Giá cả: Giá cả thường được xem như là yếu tố cản trở việc hình thành ý định tiếp tục mua RAT (Radman, 2005). Tuy nhiên, người tiêu dùng có tâm lý cho rằng giá cao là biểu hiện của sản phẩm có chất lượng cao (Philip Kotler và cộng sự, 2011). Điều này cũng hợp lý với quan niệm của người tiêu dùng Việt Nam về mối tương quan giữa giá cả và chất lượng. Do đó, giá cả được kỳ vọng mang dấu (+), vì nhiều ý kiến cho rằng giá cao là rau có chất lượng tốt. Các nhân tố này cũng được tìm thấy ở các công trình có liên quan trước như sau: Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố từ các công trình nghiên cứu trước TT Yếu tố Các nghiên cứu trước Lê Thị Thùy Dung (2017); Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018); Aertsens và 1 Thái độ cộng sự (2009); Wang và cộng sự (2018), Secapramana&Katango (2019) Aertsens và cộng sự (2009); Lê Thùy Hương (2014); Hà Nam Khánh Giao và 2 Chuẩn chủ quan cộng sự (2017); Wang và cộng sự (2018), Secapramana&Katango (2019); Bùi Đức Hùng & Trần Quốc Hùng (2020) 3 Kiểm soát hành vi nhận thức Aertsens và cộng sự (2009) Lê Thị Thùy Dung (2017); Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018); Hà Nam 4 Sự quan tâm về môi trường Khánh Giao và cộng sự (2017), Bùi Đức Hùng & Trần Quốc Hùng (2020), Lê Thị Thùy Dung (2017); Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2017); Wang và 5 Sự quan tâm về sức khỏe cộng sự (2018); Bùi Đức Hùng & Trần Quốc Hùng (2020) Lê Thị Thùy Dung (2017); Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2017), Bùi Đức 6 Giá cả Hùng & Trần Quốc Hùng (2020) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Giả thuyết H1: Có mối tương quan thuận chiều giữa Thái độ và Ý định tiếp tục mua RAT. Giả thuyết H2: Có mối tương quan thuận chiều giữa Chuẩn chủ quan và Ý định tiếp tục mua RAT. Giả thuyết H3: Có mối tương quan thuận chiều giữa Kiểm soát hành vi nhận thức và Ý định tiếp tục mua RAT. Giả thuyết H4: Có mối tương quan thuận chiều giữa Sự quan tâm về môi trường và Ý định tiếp tục mua RAT. Giả thuyết H5: Có mối tương quan thuận chiều giữa Sự quan tâm về sức khỏe và Ý định tiếp tục mua RAT. Giả thuyết H6: Có mối tương quan thuận chiều giữa Giá cả và Ý định tiếp tục mua RAT. 3. Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu khảo sát Hair và cộng sự (2006) cho rằng kích cỡ mẫu tối thiểu để phân tích nhân tố là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1 nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Số quan sát 50
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ở đây là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết, biến đo lường là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Công thức xác định cỡ mẫu như sau: Trong đó: Pj: Số biến quan sát của thang đo thứ j (j=1 đến t) k: Tỉ lệ của số quan sát so với biến quan sát (5/1 hoặc 10/1). Chọn k = 5 n = (5x7) + (5 x 5) + (5x3)+ (5x6) + (5x5) + (5x4) + (5x4) = 170 Như vậy, cỡ mẫu yêu cầu tối thiểu là 170. Đối tượng khảo sát là cư dân Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 200 bản câu hỏi được phát ra, thu về 181 bảng. Sau khi kiểm tra có 11 bản không đạt yêu cầu, do đó có 170 bản được sử dụng để khảo sát đạt tỷ lệ 85%. 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách phỏng vấn sâu một số chuyên gia là các cán bộ khuyến nông, cán bộ của sở NN&PTNT tỉnh, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: + Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). + Đánh giá, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng công cụ SPSS. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thang đo Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất Thái độ 7 0,863 0,493 Chuẩn chủ quan 5 0,814 0,529 Kiểm soát hành vi nhận thức 3 0,823 0,516 Sự quan tâm về môi trường 6 0,859 0,617 Sự quan tâm về sức khỏe 5 0,754 0,473 Giá cả 4 0,794 0,576 Ý định mua RAT 4 0,607 0,473 (Nguồn: Kết xuất SPSS,2020) Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy cần thiết và được chấp nhận (hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng >0,3). Do đó, chúng đều được sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA - Kết quả kiểm định EFA cho các biến độc lập: Kiểm định Bartlett có giá trị sig. = 0.000 0,5, chứng tỏ phân tích nhân tố là phù hợp. Sau khi phân tích nhân tố thì có 6 nhân tố có giá trị Eigenvalues >1 và tổng phương sai trích là 51
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 63,345%, điều này chứng tỏ có 6 nhân tố có khả năng giải thích được 63,345% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Kết quả này trùng khớp với mô hình dự kiến được đưa ra. Ta lại tiếp tục xem tới kết quả xoay nhân tố. Kết quả ma trận nhân tố đã xoay sau 2 lần. Kết quả cũng cho thấy từ 30 biến quan sát thuộc các nhân tố độc lập có 3 biến quan sát là TD7, SK1, SK2 nhận trên 1 giá trị với các trọng số nhân tố chênh lệch nhỏ hơn 0,3 hoặc nhận giá trị âm và giá trị dương nên bị loại. Đồng thời, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các biến có trọng số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. - Kết quả kiểm định EFA cho các biến phụ thuộc: Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc cho thấy có 4 biến quan sát được nhóm thành 1 nhân tố. Các biến có trọng số tải nhân tố (Factor loading) đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong nhân tố biến phụ thuộc, chúng có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0,693 > 0,5 nên phân tích EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Giá trị Eigenvalue = 1,860 > 1 đạt yêu cầu, 5 biến quan sát được nhóm lại thành 1 nhân tố. Phương sai trích được bằng 54,041% >50% nên đạt yêu cầu. Vì vậy, về mặt nhân tố thang đo này là phù hợp. 4.3. Phân tích mô hình hồi quy đa biến Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố và Ý định tiếp tục mua RAT của người tiêu dùng Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có dạng như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 Trong đó: X1 : Thái độ X2 : Chuẩn chủ quan X3 : Kiểm soát hành vi nhận thức X4 : Sự quan tâm về môi trường X5 : Sự quan tâm về sức khỏe X6: Giá cả Y: Ý định tiếp tục mua RAT Hệ số b0: hệ số tung độ gốc; b1…bk: là các tham số hồi quy - Đánh giá sự phù hợp của mô hình Kết quả kết xuất từ phần mềm SPSS 20.0 cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0,740; điều này có nghĩa các biến độc lập giải thích được 74% biến thiên của biến phụ thuộc, hay có thể nói 74% sự thay đổi về ý định tiếp tục mua RAT của NTD Tp. Tuy Hòa được giải thích bởi 06 biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu. Kết quả từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F= 81,180 với Sig. = 0.000
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Giá cả 0,170 0,326 0,000 1,347 Chuẩn chủ quan 0,183 0,271 0,000 1,114 Thái độ 0,105 0,205 0,000 1,341 Sự quan tâm về sức khỏe 0,077 0,135 0,000 1,113 R2 hiệu chỉnh 74% Sig. của kiểm định F 0,000 Hệ số d của kiểm định Durbin-Watson 1,978 (Nguồn: Kết xuất SPSS, 2020) Kết quả thể hiện mức ý nghĩa Sig. của 5 biến độc lập đều
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN người), in mã vạch trên sản phẩm để quản lý nguồn gốc sản phẩm, sử dụng các biện pháp cơ giới, vật lý, hóa học trong bảo quản rau để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn với môi trường. - Nhân tố giá cả Nhân tố tác động mạnh thứ ba đến bến ý định tiếp tục mua RAT là giá cả có giá trị trung bình là 3,23 và hệ số β = 0,326. Nhiều người tiêu dùng cho rằng thực phẩm có giá cả cao là những thực phẩm an toàn vì giá tiền sẽ tương xứng với chất lượng của sản phẩm. Điều này chứng tỏ NTD cũng khá lưu ý đến vấn đề giá cả trong quyết định tiêu thụ RAT. Do vậy, DN cần thực hiện một chiến lược giá phù hợp để thúc đẩy ý định mua RAT của NTD. - Nhân tố chuẩn chủ quan Chuẩn chủ quan là nhân tố tác động mạnh thứ tư đến ý định tiếp tục mua RAT có giá trị trung bình là 3,72 và hệ số β = 0,271. Thông thường, thái độ của những người thân, bạn bè và người tham khảo chi phối quyết định của NTD. DN cần tổ chức những hoạt động hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng RAT đúng cách. Từ đó, sẽ có thể hình thành xu hướng làm tăng ý định mua rau an toàn của NTD. - Nhân tố thái độ Nhân tố tác động mạnh thứ năm đến Ý định tiếp tục mua RAT là nhân tố thái độ có giá trị trung bình là 3,16 và hệ số β = 0,205. Điều này có nghĩa là nếu NTD có thái độ tốt đối với RAT thì họ sẽ mua và tiêu dùng.Việc DN có thương hiệu mạnh, có uy tín là cơ sở giúp người tiêu dùng nhận diện RAT. Do vậy, DN cần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm RAT. - Nhân tố sự quan tâm về sức khỏe Sự quan tâm về sức khỏe là nhân tố tác động yếu nhất đến ý định tiếp tục mua RAT có giá trị trung bình là 3,48 và hệ số β = 0,135. Con người luôn cảnh giác với sự lựa chọn rau quả vì yếu tố an toàn và sức khỏe là một nhân tố mà NTD lưu ý trong quyết định mua RAT. Do vậy, các DN có thể thực hiện những chương trình hoạt động truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng để thông tin tới người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm có lợi cho sức khỏe. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Nam Khánh Giao và Hà Văn Thiện (2017), “Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công Thương. 2. Singh A. and Verma P., (2017), “Factors influencing Indian consumers’actual buying behavior towards organic food products”, Journal of Cleaner Production 167, 472 – 483. 3. Secapramana, L.V.H., and Katango, A.L.G. (2019), “Antecedents affecting organic food purchase intentions”, The International Journl of Organization Innovation, 12(2), 140-150. 4. Bùi Đức Hùng và Trần Quốc Hùng (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau sạch của người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Nam”, Thư viện số - Đại học Duy Tân. 5. Huỳnh Đình Lệ Thu, Nguyễn Thị Minh Thu và Hà Nam Khánh Giao (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên”, Tạp chí Khoa học Đại Học Đồng Tháp. 54
nguon tai.lieu . vn