Xem mẫu

  1. 144 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XII - BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA ThS. Nguyễn Thị Ngọc Dung Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội Tóm tắt: Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và trở thành động lực quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của thành phần kinh tế này. Từ đó, Đảng có những đổi mới mạnh mẽ về tư duy phát triển kinh tế tư nhân, làm cho thành phần kinh tế này thực sự trở thành động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Bài báo trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về kinh tế tư nhân, sự đổi mới tư duy của Đảng qua các Đại hội, hội nghị Trung ương, đặc biệt là những quan điểm mới mang tính đột phá của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay. Đây là những quan điểm mới, táo bạo tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân ngày càng phát triển trong thời kỳ mới. Từ khóa: Nghị quyết trung ương 5 khóa XII; kinh tế tư nhân. CENTRAL DECISION 5 COURSE XII - INTERESTING STEPSTHE PARTY'S IDENTITY ON THE PRIVATE ECONOMY IN OUR COUNTRY Abstract: In the current stage, the private economy is increasingly developing and becoming an important driving force in the process of national construction and development. From the practice of revolutionary leadership, the Communist Party of Vietnam is increasingly aware of the role and importance of this economic sector. The Party has made strong innovations in thinking about developing the private economy which makes this economic sector to be a really important driving force for socio- economic development. The article aims to clarify some issues on the private economy, the renewal of the Party's thinking through the congresses and plenums, especially the new breakthrough points of the 5th plenum of the 12th party central committee on private economy in the current stage. These are strongly new views creating convenient conditions for the developing private economy in the new era. Keywords: Central Resolution 5, XII term; personal economic. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ N ước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò to lớn của mình trong việc tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. N hận thức được điều đó, ngày 3/6/2017, Hội nghị
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 145 lần thứ 5 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành N ghị quyết số 10 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. N ghị quyết 10 của Hội nghị Trung ương 5, khóa XII được khẳng định là kết quả của quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy, là một bước đột phá mới trong tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân. Vậy, bước đột phá đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế nước ta nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng, cần thiết phải làm rõ vấn đề này. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề về kinh tế tư nhân và quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân 2.1.1. Một số vấn đề về kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân xuất hiện từ khi chế độ công hữu cộng sản nguyên thủy tan rã và chế độ tư hữu hình thành. Ở nước ta, kinh tế tư nhân đã xuất hiện từ lâu, nhưng thời kỳ trước đổi mới không được công nhận là một thành phần kinh tế. Hiện nay, kinh tế tư nhân được xác định là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước (không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), bao gồm kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể. Trong vài năm gần đây, với chính sách cởi mở, thông thoáng, bình đẳng, kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển khá nhanh và mạnh, đóng góp khoảng 40% GDP của đất nước. Có được những kết quả như trên là do Đảng ta trong quá trình lãnh đạo đã có nhiều đổi mới trong chủ trương, quan điểm để kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định được vị thế của mình. 2.1.2.Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân Trong giai đoạn hiện nay, không thể phủ nhận vai trò động lực của kinh tế tư nhân. Thành phần kinh tế tư nhân được thừa nhận vị thế là một động lực quan trọng của nền kinh tế, nhưng để được khẳng định vị thế, vai trò đó, kinh tế tư nhân đã trải qua một chặng đường dài đầy “chông gai, thử thách”. Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Với đặc điểm như vậy, thời kỳ trước đổi mới (trước 1986), thành phần kinh tế tư nhân được coi là “phi xã hội chủ nghĩa”, không được thừa nhận. Phạm trù kinh tế tư nhân không tồn tại cả trong lý luận và thực tiễn. Với chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. N ói chính xác hơn, quan điểm của Đảng trong giai đoạn này là không thừa nhận vai trò động lực của kinh tế tư nhân. Cộng thêm những sai lầm trong tư duy về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dẫn đến khủng khoảng kinh tế - xã hội của đất nước vào cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế, Đảng đã từng bước đổi mới nhận thức về cơ cấu kinh tế, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế tư nhân từng bước được thừa nhận là một thành phần kinh tế. Từ năm 1986 đến nay, kinh tế tư nhân được phục hồi và không ngừng phát triển, vươn lên mạnh mẽ.
  3. 146 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Từ Hội nghị Trung ương 2 (khóa VII), kinh tế tư nhân được coi trọng và khuyến khích phát triển. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đánh dấu chặng đường 10 năm đổi mới đã có chủ trương tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi với điểm nhấn là: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài”(1). Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, Đảng đã ban hành nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Đây là một bước tiến trong nhận thức của Đảng về quan điểm, đường lối kinh tế nói chung, tạo thêm động lực cho thành phần kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, ngày càng đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội X (2006), Đảng làm rõ các hình thức của kinh tế tư nhân bao gồm cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân và tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, một trong những động lực của nền kinh tế. Lần đầu tiên tại Đại hội X, vai trò động lực của kinh tế tư nhân mới được khẳng định sau đúng 20 năm đổi mới. Phát triển bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác là quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân tại Đại hội XI (2011) và được tạo thuận lợi phát triển mạnh ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế (quan điểm tại Đại hội Đảng lần thứ XII) Vai trò của kinh tế tư nhân không chỉ được khẳng định trong các văn bản của Đảng mà còn được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013: “N hà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”(2). Với chủ trương đúng đắn của Đảng từ Đại hội VI đến nay, kinh tế tư nhân đạt được nhiều thành tựu về tốc độ tăng trưởng, quy mô, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. N hiều doanh nghiệp tư nhân đã góp phần đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới, phong trào khởi nghiệp sôi động trong giới trẻ, sự nỗ lực, chí tiến thủ của nhiều doanh nhân trẻ. Kinh tế tư nhân đóng góp 40% GDP cho nền kinh tế (trong khi đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước liên tục giảm sút: hiện nay còn khoảng 30% GDP); góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm; cải thiện đời sống nhân dân; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, mạnh dạn đột phá và đi đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Thành phần kinh tế tư nhân hiện nay với hơn 600.000 doanh nghiệp tư nhân, thu hút 85% lực lượng lao động cả nước. Đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng liên tục. Với những đóng góp to lớn như vậy, kinh tế tư nhân đang dần trở thành trụ cột của nền kinh tế. Việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển cũng chính là tạo điều kiện để giải phóng các nguồn lực phát triển trong xã hội, để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ (1) Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội, 2010, tr. 677-678. (2) Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt N am, Chương III, Điều 51.
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 147 nghĩa phát huy tối đa các tiềm năng to lớn của nó. N hững thành tựu đạt được nêu trên cho thấy kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Điều này không chỉ thể hiện sự đổi mới trong chủ trương của Đảng, mà còn thể hiện sự tiến bộ trong quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về kinh tế tư nhân đang từng bước được hoàn thiện. Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức được thể chế hóa và được pháp luật bảo vệ. Phương thức quản lý của nhà nước đối với kinh tế tư nhân được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính được đNy mạnh; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thông thoáng, thuận lợi hơn, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân đạt được những thành tựu lớn. N hư vậy, sau hơn 30 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân ngày càng rõ nét. Trước những đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân, N ghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khóa XII) của Đảng khẳng định: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế đất nước và kinh tế tư nhân được coi là một động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước. Đây là một bước đột phá trong tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân. 2.2 . Bước đột phá trong tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân N gày 3/6/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành N ghị quyết số 10- N Q/TW, Hội nghị Trung ương 5, khóa XII “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. N hìn lại quá khứ, chúng ta đã từng có N ghị quyết số 10 về khoán trong nông nghiệp, nghị quyết đã mở đầu cho những đổi mới trong tư duy của Đảng về kinh tế. Với N ghị quyết số 10 lần này, chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng về tương lai của nền kinh tế Việt N am, về những đột phá trong thực tiễn như khoán 10 trong nông nghiệp. Xét về mặt lý luận, N ghị quyết 10, Hội nghị Trung ương 5 – khóa XII, thể hiện bước đột phá trong tư duy của Đảng về kinh tế như nhân như sau: 2.2.1. Đột phá trong nhận thức của Đảng về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân N ghị quyết số 10 khóa XII về kinh tế tư nhân ra đời trong bối cảnh chặng đường đổi mới của đất nước với nền kinh tế nhiều thành phần đã trải qua hơn 30 năm, đạt được một số thành tựu nhất định. Đây chính là thành quả của quá trình tổng kết những thành tựu và bài học kinh nghiệm sau hơn 30 năm đổi mới đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. N ghị quyết chứng tỏ Đảng luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển. Thực tế từ sau khi N ghị quyết số 14-N Q/TƯ, ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân" ra đời, kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, trở thành lực lượng quan trọng đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên phải đến khi N ghị quyết số 10, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, kinh tế tư nhân mới thực sự được khẳng định, trả về đúng vị trí vốn có là: một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  5. 148 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM N hận thức đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân là một bước tiến mới, đột phá, tạo động lực thúc đNy khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trong tiến trình hơn 30 năm, từ chỗ coi nhẹ đến thừa nhận kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần, rồi “là một trong những động lực” và đến nay “là một động lực quan trọng” để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân được nhận thức, đối xử “bình đẳng” với các thành phần kinh tế khác. 2.2.2. Đột phá trong xác định mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế tư nhân N ghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII xác định mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(1). Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả là nhiệm vụ điều kiện cơ bản để nước ta tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy hiệu quả, tối đa mọi nguồn lực kinh tế để xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60-65%. Các mục tiêu cụ thể nêu trên được Đảng đưa ra dựa trên cơ sở từ thành tựu đạt được của kinh tế tư nhân, tiềm năng phát triển của thành phần kinh tế này thời gian qua. Việc huy động các nguồn lực xã hội, trong đó có kinh tế tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Đặt các mục tiêu cụ thể nêu trên nhằm mở rộng quy mô kinh tế tư nhân, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Các mục tiêu cụ thể là thống nhất, đồng bộ với mục tiêu chung của nền kinh tế, hoàn toàn không áp đặt. Về quan điểm chỉ đạo, Đảng khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ”(2). Quan điểm này không những khẳng định vị thế, vai trò của kinh tế tư nhân, cùng với kinh tế nhà nước là “nòng cốt” để cơ cấu lại nền kinh tế nhằm đNy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ. N ghị quyết đã mang đến sự bứt phá toàn diện cho khu vực kinh tế tư nhân, chấm dứt thời kỳ phân biệt đối xử đối với khu vực kinh tế này về tạo lập môi (1) Vietnamnet.vn (2017): Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, truy cập ngày 17/9/2019, từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nghi-quyet-hoi-nghi-tu5-ve-phat-trien-kinh-te-tu- nhan-376923.html (2) Vietnamnet.vn (2017): Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, truy cập ngày 17/9/2019, từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nghi-quyet-hoi-nghi-tu5-ve-phat-trien-kinh-te-tu- nhan-376923.html
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 149 trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Quan điểm nhất quán của Đảng ta là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Với nghị quyết Trung ương 5 lần này, lần đầu tiên Đảng ta xác định, kinh tế tư nhân cùng với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Quan điểm chỉ đạo chung là: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển”(1). Quan điểm này nhằm tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn nhận thức, tư duy liên tục phát triển của Đảng đối với kinh tế tư nhân. Có thể nói, các quan điểm nêu trong N ghị quyết là rất mới và mang tính đột phá. N ghị quyết ra đời đã xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. 2.2.3. Đột phá trong đề ra các nhóm giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Thực tế, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế tư nhân cũng chưa thực sự phát huy được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân phần lớn vẫn là quy mô nhỏ, năng lực tài chính, chất lượng sản phNm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý. N hiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm. Trong quá trình thực hiện chủ trương, một số chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của N hà nước về phát triển kinh tế tư nhân vẫn chưa được hoàn thiện. Vì vậy, N ghị quyết 10, Hội nghị Trung ương 5, khóa XII đã mạnh dạn đưa ra nhóm các giải pháp cho kinh tế tư nhân, trong đó 2 nhóm giải pháp lớn được đánh giá là mới, mang tính đột phá. Cụ thể như sau: Thứ nhất: “Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường”(2). Ổn định kinh tế vĩ mô có ý rất quan trọng trong quá trình chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội, bởi có ổn định kinh tế vĩ mô mới duy trì được sự ổn định của nền kinh tế từ đó thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân. Giải pháp mà N ghị quyết nêu ra là để khắc phục, xử lý, tháo gỡ những điểm “tắc nghẽn” trong phát triển kinh tế tư nhân từ trước đến nay, nhằm đưa kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, vững chắc và ổn định. (1) Vietnamnet.vn (2017): Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, truy cập ngày 17/9/2019, từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nghi-quyet-hoi-nghi-tu5-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan- 376923.html (2) Vietnamnet.vn (2017): Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, truy cập ngày 17/9/2019, từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nghi-quyet-hoi-nghi-tu5-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan- 376923.html
  7. 150 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Thứ hai: “Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động”(1). Chính là thúc đNy thành phần kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động. Về phía quản lý, N hà nước cũng phải hoàn thiện khung pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu. Bên cạnh đó là khuyến khích, lan toả tinh thần, ý chí khởi nghiệp, kinh doanh và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. N goài ra, để thực hiện được những mục tiêu đề ra về phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cần phải quyết liệt thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên. Tư tưởng và hành động phải thống nhất, trong sự quản lý của N hà nước cần có sự công khai, minh bạch, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, tạo niềm tin cho khu vực kinh tế tư nhân trong việc đầu tư, sản xuất kinh doanh. N ghị quyết Trung ương 5, khóa XII đã nhìn nhận đánh giá đúng vai trò vị trí của kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân. Chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta là phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần và các thành phần kinh tế đều bình đẳng. Chủ trương thì đã có, tuy nhiên, để kinh tế tư nhân lớn mạnh hơn nữa, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực sự trở thành động lực quan trọng phát triển kinh tế, đồng thời với phát triển kinh tế tư nhân phải đi đôi với cải cách thể chế nhà nước, giảm bớt các can thiệp của N hà nước vào doanh nghiệp tư nhân, từ đó kinh tế tư nhân mới có “không gian” phát triển. Để kinh tế tư nhân tiếp tục vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, cần nhiều giải pháp tổng thể như: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của N hà nước, chính quyền các cấp cũng như sự nỗ lực vươn lên của các chủ thể kinh tế, trao thêm nhiều cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân. Với các giải pháp này, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng, kinh tế tư nhân sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. KẾT LUẬN Trải qua hơn 30 năm đổi mới, với rất nhiều kỳ Đại hội và Hội nghị Trung ương, tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân ngày càng được nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn. Đặc biệt, N ghị quyết 10 của Hội nghị Trung ương 5, khóa XII về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, là một bước đột phá lớn. N ghị quyết là sự kết tinh trí tuệ của Đảng, nhân dân ta, tổng hợp những bài học kinh nghiệm của hơn 30 năm đổi mới đất nước, kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế của nhân loại. Với việc đánh giá đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, N ghị quyết đã đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp lớn mang tính đột phá, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với những nhận thức đột phá, sau hơn (1) Vietnamnet.vn (2017): Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, truy cập ngày 17/9/2019, từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nghi-quyet-hoi-nghi-tu5-ve-phat-trien-kinh-te-tu- nhan-376923.html
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 151 hai năm nghị quyết đi vào đời sống, đã tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục bứt phá, làm cho kinh tế tư nhân trở thành khu vực kinh tế năng động, sáng tạo, có năng lực cạnh tranh cao, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt N am (2006): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, 51, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội 2. Đảng Cộng sản Việt N am (2010): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội 3. Đảng Cộng sản Việt N am (2016): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội 4. Võ Văn Lợi (2019): Phát triển kinh tế tư nhân và một số vấn đề đặt ra, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam-va-mot-so- van-de-dat-ra-302117.html 5. N guyễn Hồng Sơn (2017), “Phát triển khu vực KTTN ở Việt N am: N hững rào cản và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 22, tháng 6- 2017. 6. Thông tấn xã Việt N am/Tin tức (2017): N ghị quyết Trung ương 5, khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân. https://baotintuc.vn/chinh-tri/nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-5-khoa-xii-ve-phat- trien-kinh-te-tu-nhan-20170606120529775.htm 7. Vietnamnet.vn (2017): Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, truy cập ngày 17/9/2019, từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nghi-quyet-hoi-nghi-tu5-ve- phat-trien-kinh-te-tu-nhan-376923.html
nguon tai.lieu . vn