Xem mẫu

  1. Nghề báo châu Á và những bất trắc
  2. Thiết lập từ năm 1991, ngày 3-5 được UNESCO lấy làm ngày Tự do báo chí thế giới (World Press Freedom). Trong bài diễn văn đọc nhân sự kiện năm nay, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan viết: "Thông tin, chắc chắn, là nguồn gốc của sức mạnh. Những ai được tiếp cận với phương tiện truyền thông tự do và độc lập có nhiều lựa chọn hơn, có được thông tin họ cần để tận dụng chúng." "Ngày Tự do báo chí thế giới là sự nhắc nhở quan trọng về cống hiến của các phóng viên trong thời đại thông tin, đặc biệt trong việc bảo vệ nhân quyền và khuyến khích phát triển." Tại châu Á, theo đánh giá của Freedom House, tổ chức hoạt động vì dân chủ có trụ sở ở Washington, chỉ có 7% dân số vùng châu Á Thái Bình Dương được tiếp cận với ''báo chí tự do''. Trong 39 nước châu Á được khảo sát, có 17 nước được cho là có báo chí tự do, nhưng đa số lại là các nước nhỏ như Palau, Tuvalu, Samoa. Nói về các nước lớn hơn, chỉ có Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Australia và New Zealand được xếp hạng có báo chí tự do. Đây là đánh giá dựa trên các sức ép pháp lý, chính trị và kinh tế đối với truyền thông. Philippines Kể từ sự sụp đổ của chế độ Marcos, đã có 44 nhà báo bị giết. Đây là số liệu của Trung tâm vì tự do và trách nhiệm truyền thông, đặt trụ sở ở Manila.
  3. Freedom House xếp hạng tự do báo chí Brunei - 161 Campuchia - 127 Indonesia - 117 Lào - 179 Malaysia - 154 Miến Điện - 190 Philippines - 75 Singapore - 135 Thái Lan - 88 Việt Nam - 179 Năm ngoái, tổng thống Gloria Arroyo ra giải thưởng một triệu peso cho việc bắt giữ những kẻ giết nhà báo từ năm 1998 đến 2003, nhưng đến nay chưa có ai nhận tiền thưởng. Nếu trong thời Marcos, bất kì ai chỉ trích chế độ đều là mục tiêu nguy hiểm, thì nay các phóng viên cấp tỉnh lại dễ bị uy hiếp. Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP, Jose Abueva, giám đốc trung tâm vì tự do và trách nhiệm truyền thông, nói con số phóng viên thiệt mạng từ khi sự ra đi của Macos thật ''gây sốc.''
  4. "Nhưng chúng ta cần đặt điều này trong văn cảnh rộng hơn. Có một sự khác biệt lớn giữa hôm nay và thời Marcos." "Dưới thời Marcos, không có tự do báo chí...Ngày nay, chúng tôi có một đất nước trong gọng kìm nổi dậy ở thôn quê, nơi các phóng viên có thể bị uy hiếp bởi các chính trị gia địa phương, lãnh chúa, người cộng sản và Hồi giáo." Indonesia Sự chấm dứt 32 năm cầm quyền của tổng thống Suharto năm 1998 mở đường cho truyền thông tự do hơn. Nhưng những hạn chế gần đây tại tỉnh Aceh gây nên lo ngại. Tình hình Aceh tạo nên hạn chế cho nhà báo Tháng Năm 2003, chính phủ áp đặt thiết quân luật ở Aceh và tấn công quân nổi dậy. Theo quy định, các phóng viên nước ngoài chỉ có thể tự do đi lại trong các thành phố chính. Các phóng viên địa phương cũng chịu quy định của thiết quân luật cấm phóng viên trích dẫn từ quân nổi dậy. Campuchia Mặc dù luật lệ ở đây có vẻ dần dần nới lỏng cho các phóng viên, nhiều người vẫn thấy thực thi tự kiểm duyệt là cần thiết. Tháng Mười năm ngoái, Hiệp hội quốc tế các nhà báo cáo buộc thủ tướng Hun Sen tạo nên ''không khí sợ hãi'' sau việc xảy ra án mạng với một phóng viên thân đảng FUNCINPEC.
  5. Các phóng viên Mom Sonando và In Chan Sivutha bị bắt vì khích động các cuộc hỗn loạn bài Thái năm 2003. Việc bắt giữ bị các nhóm nhân quyền lên án, trong lúc đài phát thanh độc lập duy nhất ở Campuchia bị đóng cửa
nguon tai.lieu . vn