Xem mẫu

  1. NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC GÓP Ý KIẾN, PHÊ BÌNH V19 ----------- 3100-2016 QĐND-2016
  2. NGUYỄN CỒNG HUY TO “S “Tc9 7 2 NGÀy DÀI KHÔNG CMlẾN í THU VIỆN I lCtíÔllG L - 1 NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hà Nội - 2016
  3. Luôn tưởng nhớ và kính cân nghiêng mình trước anh linh của các p h i công đã vĩnh viễn "xếp lại đôi cánh của m ìn h” trong những trận không chiến, dũng cảm hy sinh vì sự bình yên cho bầu trời và m ặt đất thăn yêu của T ổ quốc Việt Nam! 5
  4. j£ởi nẻ ỉ (tẩn Trong suốt cuộc chiến tranh chống Không quăn Mỹ đánh p h á ra miền B ắc Việt N am đã diễn ra rất nhiều cuộc không chiến giữa m áy bay của Không quản Việt N am và máy bay của Không quăn, Hải quân Mỹ. Trong những cuộc không chiến ác liệt ấy, có thắng, có thua và có cả những trận bất phân thắng bại... Nhưng ngày 10-5-1972 là ngày chiếm giữ nhiều kỷ lục nhất vì đó là ngày có nhiều trận không chiến nhất, kéo dài nhất, ngày m à cả hai bên có nhiều lực lượng tham chiến nhất, ngày có nhiều chủng loại máy bay tham g ia nhất, ngày ác liệt nhất, và theo thống kê của cả h ai p h ía thì là ngày có sô'máy bay bị bắn hạ trong các trận không chiến cũng nhiều nhất... Không quân Mỹ đã huy động 22 chủng loại với hàng trăm máy bay. Không quân ta củng sử dụng lực lượng của cả bốn Trung đoàn Không quân tiêm kích với tất cả các chủng loại máy bay tiêm kích đê nghênh chiến. Các tài liệu của p h ía Mỹ gọi ngày 7
  5. 10-5-1972 là "Một ngày trong cuộc chiến kéo dài" - cuộc chiến tranh trên khôn g ở m iền B ắc Việt N am (One day in a long w ar - May 10, 1972, Air War, North Vietnam). N goài ra, họ còn chiếu trên kênh truyền hình History C hannel (kênh chuyên về đ ề tài lịch sử) một loạt phim về các trận không chiến ngày 10-5-1972 vói tiêu đ ề "Ngày đ ẫm máu" (The Bloodiest Day). Tác giả cuốn sách này là một trong s ố các p h i công đã trực tiếp tham g ia chiến đấu trong ngày hôm đó. Sau hơn 40 năm k ề từ kh i cuộc chiến tranh kết thúc, nay có điều kiện nhìn nhận lại, tác g iả muốn trình bày đê các bạn đọc hiếu rõ thêm về cái ngày lịch sử ấy. Xúi kính cẩn nghiêng m ình trước anh linh của các p h i công đã "xếp lại đôi cánh của mình" trong những trận không chiến ngày 10-5-1972 vì sự bình yên của bầu trời và m ặt đ ấ t thân yêu của T ổ quốc Việt Nam. Xin cám ơn các đồng đội đã giúp đỡ, động viên tác giả triển khai và hoàn thành cuốn sách này. Có thê trong quá trình biên soạn còn có những thiếu sót. R ât mong được bạn đọc nhận xét, góp ý. Trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ 8
  6. CHUYỆN CỦA NGÀY HÔM TỈ2ƯỐC Tuy cường độ các trận đánh của Không quân và H ải quân Mỹ ra miền B ắc có giảm , song căn cứ vào những dấu hiệu căng thang từ cuối năm 1971 thì có th ể đoán được năm 1972 sẽ là một năm rất ác liệt, đặc hiệt là sau sự kiện "Mùa hè đỏ lửa" ở Quảng Trị. Có thể điểm qua tình hình năm 1972 như sau: Trên chính trường Mỹ, năm 1972 Tổng thông Mỹ Ních-xơn tái tranh cử, chịu nhiều sức ép lớn phải thực hiện lòi hứa trước cử tri Mỹ về việc rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam trong danh dự. Hơn ai hết Ních-Xơn (Nixon) hiểu rõ sức ép này và ngay từ khi ngồi vào Nhà Trắng, đã phải chuyển chiến lược can dự trực tiếp sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", thực chất là rút dần quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam trong danh dự, nhưng phải hỗ trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn đủ sức chông lại Quân giải phóng. 9
  7. Với mục tiêu đó, quân sô" từ hơn nửa triệu quân lúc cao nhất, cho đến mùa xuân năm 1972, Mỹ chỉ còn để lại 95.000 quân đóng ở miền Nam Việt Nam. Các đơn vị Không quân Mỹ đóng ở miền Nam Việt Nam cũng rút xuống chỉ còn ba phi đoàn F-4 và một phi đoàn A-37, với tổng số’ 76 chiếc máy bay. Lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Lan cũng chỉ còn 161 chiếc F-4, 52 chiếc "Pháo đài bay" B-52, 16 chiếc F-105. Tại căn cứ trên đảo Guam, có 31 chiếc B-52. Ngoài khơi trên Biển Đông, Hải quân Mỹ vẫn có hai tàu sân bay là ƯSS Coral Sea và uss Hancock, mỗi chiếc chở 70 máy bay. Tuy nhiên, chiến lược này của Mỹ bộc lộ một điều rằng, tất cả hoàn toàn không đạt được mục đích đã đặt ra vì các vị trí chiến lược của chính quyền miền Nam Việt Nam vẫn liên tục bị tấn công. Phía Quân giải phóng rõ ràng đã chuyển sang tổng tiến công cùng với sự chi viện rất lớn từ miền Bắc, thông qua "đường mòn Hồ Chí Minh". Trước nguy cơ mất miền Nam Việt Nam, các thế lực của "phái diều hâu" Mỹ đã gây áp lực cho Tổng thống Ních-xơn buộc phải có hành động mạnh mẽ để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc Việt Nam và bảo vệ chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng Tổng thống Mỹ đã trót hứa với cử tri về kê hoạch rút quân rồi! 10
  8. Tông thông Ních-xơn đau đầu trước sự đối mặt nghiệt ngã, cố tìm lấy một giải pháp. Trong cuốn hồi ký "No more Vietnam", Ních-Xơn đã viết: "Chỉ có hai đòn chiến lược may ra mới có thể cứu vãn được thất bại tại Việt Nam. Hoặc là ném bom tổng lực hệ thông đê điều ở Bắc Việt Nam, hành động có thể gây ra lũ lụt, giết chết hàng chục ngàn dân thường, hoặc là chúng ta phải sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật giống như Tổng thông Ai- xen-hao (Eisenhower) năm 1954 (khi ông ta phải cân nhắc sử dụng bom hạt nhân để cứu vãn sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ). Tôi không nghiêng về phương án sử dụng vũ khí hạt nhân và tôi cũng kiên quyết không oanh kích hệ thống đê điều, cả hai giải pháp ấy đều có thể gây ra phản ứng cả ở trong và ngoài nước, phá hỏng chính sách đốì ngoại của chúng ta trên tất cả các mặt trận... ". Giải pháp thứ ba được đưa ra là ném bom ồ ạt vào thành phô’ Hà Nội cũng bị Tổng thông Ních-Xơn bác bỏ. Vậy lối thoát là ở đâu? Có thể tìm thấy ánh sáng ở phía cuối đường hầm hay không? Câu hỏi đặt ra thật khó có câu trả lời thỏa đáng. Trong tình thế lúng túng, bế tắc như "gà mắc tóc" ấy, ngày 4 tháng 5 năm 1972, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Tô-mátx Mo (Thomas Moore) đã đưa ra kế hoạch 11
  9. "oanh kích các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam và phong tỏa bằng mìn tại các cảng biển của Bắc Việt Nam"... Cùng ngày 4 tháng 5 năm 1972, Cô" vấn An ninh Quốc gia Hen-ri Kít-xinh-giơ (Henry Kissinger) sau khi tạm kết thúc các cuộc hòa đàm cùng ông Lê Đức Thọ tại Pa-ri mà chưa đạt được kết quả như mong muôn, đã trở về Oa-sinh-tơn. Đồng thời, cuộc gặp gỡ giữa Tổng thông Ních-Xơn với Tổng Bí thư L. Bre-giơ-nhép (Brezhnev) tại Mát-xcơ-va cũng bị thất bại. Ních-Xơn đã bị các tướng lĩnh của "phái diều hâu" thuyết phục và đã chấp nhận phương án phong tỏa bằng mìn tất cả các cảng biển của Bắc Việt Nam nhằm ngăn chặn sự lưu thông qua lại và các hoạt động của Hải quân Bắc Việt Nam, cắt đứt mọi nguồn viện trợ từ Bấc vào Nam. Các đường giao thông trên bộ cũng sẽ bị đánh phá, cắt đứt với những khả năng lớn nhất. Không quân và Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục oanh kích các mục tiêu quân sự trên đất Bắc Việt Nam. Thực chất, đây chính là sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và cùng với sự lúng túng, Mỹ bắt buộc phải triển khai chiến lược "tái Mỹ hóa một phần chiến tranh Việt Nam" một cách bị động. Để thực hiện ý đồ dùng lực lượng Không quân và Hải quân bao vây, cô lập miền Bắc và chặn đứng sự viện trợ từ ngoài vào cùng sự chi viện cho 12
  10. miên Nam, Mỹ đã điểu động thêm hai tàu sân bay cùng 58 tàu chiến thuộc Hạm đội 7 vào Vịnh Bắc Bộ, nâng tổng sô" tàu sân bay của Mỹ ỏ khu vực này lên sáu chiếc. Máy bay chiến thuật, ngoài hơn 100 chiếc F-4 thế hệ mới đã đóng quân sẵn tại Thái Lan, Không quân Mỹ còn điều động hơn 350 chiếc F-4E từ căn cứ Bắc Ca-rô-li-na và toàn bộ Không đoàn chiến thuật số’ 49 với 72 chiếc F-4D từ căn cứ Niu Mê-hi-cô (New Mexico) đến căn cứ Ta-khơ-li (Takhli). Vậy là tổng số máy bay chiến thuật đã được huy động tới 1.077 chiếc và 200 máy bay chiến lược B-52 (gồm 150 chiếc đóng tại căn cứ Guam và 50 chiếc điều đến Thái Lan)... Để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần này, Mỹ có những thay đổi về trang bị và thủ đoạn tác chiến so vối cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, trong đó nổi bật là sử dụng đồng nhất chủng loại máy bay chiến thuật tham gia tiến công F-4 các loại c, B, J , R của Không quân và F-8, A-7 của Không quân Hải quân, vũ khí không đối đất, không đối không cũng được cải tiến, nhất là đưa loại vũ khí chính xác đánh vào một loạt cầu công, nhà máy, kho tàng chiến lược của ta. Tàu tên lửa cũng được đưa lên rất cao, ngang với cửa biến Diêm Điền, Thái Bình để từ đó không chế các máy bay MiG ra hướng biển. Có những quả tên lửa từ hạm tàu bắn vào tới gần Hải Dương khi máy bay MiG 13
  11. cất cánh lên độ cao 4.000 mét. Đồng thời, Mỹ cũng dùng biện pháp chế áp điện tử mạnh trên các tần sô" hoạt động của ra-đa cảnh giối, dẫn đường, ra-đa trên máy bay của MiG, ra-đa điều khiển tên lửa và cả các tần sô”liên lạc đôi không của máy bay ta. Về phía ta, tất cả đã sẵn sàng cùng với quyết tâm giành thắng lợi trong những chiến dịch mang tính chất quyết định. Sự chỉ đạo chiến lược cùng các yêu cầu của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao đôi với các lực lượng trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân làm nòng cốt, phải chuẩn bị tốt tâm thế, lực lượng và thế trận để sẵn sàng đánh bại mọi đợt đánh phá của Không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các đợt đánh phá bằng máy bay B-52. Các cơ quan, trường học, trẻ em lại tiếp tục sơ tán khỏi Hà Nội và Hải Phòng (khoảng 50 vạn người dân rời khỏi Hà Nội và 21 vạn người rời khỏi Hải Phòng). Ngay từ cuối năm 1971, các máy bay MỈG-21MF đã được lắp ráp và các phi công của Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 cơ bản đã hoàn thành chương trình bay chuyển loại sử dụng loại máy bay này, sau đó, Trung đoàn cơ động vào sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa với nhiệm vụ chính là đánh máy bay Mỹ ở vùng trời khu Bôn, đồng thời còn bổ sung thêm nhiệm vụ đánh đêm. 14
  12. Đầu năm 1972, thêm một Trung đoàn Không quân tiêm kích nữa ra đòi. Đó là Trung đoàn Không quân tiêm kích 927, căn cứ chính đóng tại sân bay Đa Phúc. Vậy là đến năm 1972, Không quân nhân dân Việt Nam đã có bốn Trung đoàn Không quân tiêm kích với ba loại máy bay tiêm kích chiến đấu là MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Đó là chưa kể đến lực lượng Không quân ném bom, vận tải quân sự và trực thăng... Bố" trí vị trí đóng quân của các Trung đoàn Không quân tiêm kích như sau: Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 sử dụng máy bay MiG-21, đóng tại sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa với nhiệm vụ đánh địch ở khu Bốn và làm nhiệm vụ đánh đêm. Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 lấy sân bay Kép làm căn cứ, sử dụng máy bay MiG-17 làm nhiệm vụ đánh địch, bảo vệ vùng tròi phía Đông và Đông Bắc. Trung đoàn Không quân tiêm kích 925 đóng quân tại Yên Bái, sử dụng máy bay MiG-19, có nhiệm vụ đánh địch, bảo vệ vùng tròi phía Tây và Tây Bắc. Trung đoàn Không quân tiêm kích 927 sử dụng máy bay MiG-21, lấy căn cứ chính là sân bay Đa Phúc, phôi hợp đánh địch cùng các Trung đoàn Không quân tiêm kích bạn, bảo vệ vùng trời Thủ đô. 15
  13. Một sô" tác giả Mỹ cho rằng, đến thòi điểm đầu năm 1972, Không quân Việt Nam có 85 chiếc MiG-15 và MiG-17, 32 chiếc MiG-19, 75 chiếc MiG-21 (trong đó có một sô" là MiG-21 đời mới - loại MiG-2lF96 mà phía NATO gọi là Fishbed J). Một tài liệu khác lại cho rằng, Không quân Việt Nam có 265 chiếc MiG, với 140 chiếc MiG-17, 31 chiếc MỈG-19 và 94 chiếc MiG-21. Lực lượng Phòng không cũng được bổ sung thêm tên lửa SAM-2. Các sô" liệu do tình báo Mỹ cung cấp cho rằng, tại thời điểm đầu năm 1972, lực lượng tên lửa của miền Bắc Việt Nam có hơn 200 bộ khí tài tên lửa SAM, với 35 trận địa lớn cùng hàng ngàn trận địa pháo Phòng không các loại bô" trí xung quanh thành phô" Hà Nội và Hải Phòng. Sau khi Tổng thông Mỹ Giôn-xơn (Johnson) buộc phải tuyên bô" kết thúc "Chiến dịch Sấm Rền" và ném bom Hạn chê" từ vĩ tuyến 20 trỏ vào (giai đoạn này được gọi là "Giai đoạn ném bom hạn chế") thì Không quân ta tranh thủ những ngày yên tĩnh ít ỏi trong chiến tranh, tăng cường huấn luyện để nâng cao trình độ bay ngày, bay đêm, trình độ đánh chặn trong thời tiết phức tạp... cho các phi công, luyện tập các phương án dẫn dắt, công tác hiệp đồng chiến đấu cho các thành phần trực ở sỏ chỉ huy. Như vậy, bưốc sang năm 1972, Không quân Việt Nam đã sẵn sàng ở trình độ tô chức và kỹ năng 16
  14. chiến đấu cao hơn hẳn những năm trước. Lớp phi công chúng tôi, tuy tuổi đời chỉ từ 24 đến 26 tuổi với số giờ bay của mỗi người trên MiG-21 chưa quá 250 giờ nhưng cũng đã chuẩn bị trong tư thế như những mũi tên đặt trên dây cung, chỉ chờ thòi điểm lao về phía trước, lao vào những nơi hiểm nguy với những trận không chiến ác liệt sẽ xảy ra trong năm 1972, năm có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến tranh Việt Nam. Tuy cường độ các trận đánh của Không quân và Hải quân Mỹ ra miền Bắc có giảm, song căn cứ vào những dấu hiệu căng thẳng từ cuốĩ năm 1971 thì có thể đoán được năm 1972 sẽ là một năm rất ác liệt, đặc biệt là sau sự kiện "Mùa hè đỏ lửa" ở Quảng Trị. Để giải tỏa áp lực tấn công của Quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch hè năm 1972, Hoa Kỳ quyết định mở "Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ", ném bom miền Bắc Việt Nam, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng nhằm làm kiệt quệ miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam, làm lung lay ý chí chiến đấu của các cấp lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ. Tổng thông Mỹ Ních-Xơn đã lên truyền hình tuyên bô" về tình hình chiến sự tại Đông Nam A, đưa ra các giải pháp cho.ịCUỘ
  15. phải đi đến một tính toán mà tôi sẽ nói ngay sau đây. Tất cả các cảng biển của Bắc Việt Nam sẽ bị phong tỏa bằng mìn để ngăn chặn lưu thông qua lại và các hoạt động của Hải quân Bắc Việt Nam. Các lực lượng Hoa Kỳ sẽ hoạt động trong vùng thềm lục địa và vùng biển của Bắc Việt Nam để cắt đứt mọi nguồn viện trợ... Mọi đường tàu hỏa và giao thông sẽ bị cắt đứt bằng những khả năng lớn nhất có thể, Không quân và Hải quân tiếp tục oanh kích các mục tiêu quân sự trên đất Bắc Việt Nam... ". Chỉ 47 phút sau bài phát biểu của Tổng thông Ních-xơn, Lầu Năm Góc đã ban bố bắt đầu "Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ" (lúc đầu, nó được gọi là "Chiến dịch Rolling Thunder Alpha, nhưng sau đó đổi thành Lai-nơ-bếch-cơ 1). Lai-nơ-bếch-cơ theo tiếng Anh là tên gọi các cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ. Đấy là những cầu thủ đóng vai trò rất quan trọng, đứng ngay sau các cầu thủ ở vạch giữa sân, khi nhận được bóng là lập tức tổ chức tấn công về phía sân đối phương. Vì Ních-Xơn là fan hâm mộ sô' một của bóng đá Mỹ nên ông ta đã đặt tên Lai-nơ-bếch-cơ cho chiến dịch có ý nghĩa chiên lược quan trọng vối mong muôn các Không đoàn máy bay Mỹ sẽ có những đòn đánh lớn vào sâu lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và kết thúc chiến tranh có lợi cho cầ haỊ »ú ĩpĩỉíà. 18
  16. "Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 1" (còn gọi là "Cuộc hành quân Lai-nơ-bếch-cơ 1") mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (6-4-1972 - 15-1-1973) được chia thành hai bưốc: Bước một: (6-4 - 8-5) leo thang nhanh, đánh phá ồ ạt bằng Không quân và Hải quân, Bước hai: (9-5 - 22-10) phong tỏa toàn bộ các cảng sông, vùng ven biển miền Bắc Việt Nam bằng thủy lôi, bom từ trường, kết hợp với đánh phá bằng Không quân và Hải quân. Trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 1, Mỹ đã huy động số lượng lớn vũ khí, kỹ thuật hiện đại (máy bay ném bom chiến lược B-52, pháo hạm, bom la-de, thủy lôi MK-52... ), tiến hành 44.000 phi vụ, ném 137.000 tấn bom xuống các mục tiêu quân sự và dân sự, phá hủy nhiều khu dân cư, đường giao thông, kho tàng, sân bay, bến cảng... theo các đợt: đợt một mang tên "Chiến thuật nhảy cóc", đợt hai là "Vùng 6", đợt ba là "Không kích mở rộng" và đợt bốn là "Kéo giãn đối phương". Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 1 chính thức kéo dài từ ngày 9 tháng 5 năm 1972 đến ngày 23 tháng 10 năm 1972 vói lực lượng tham gia chính là các phi đoàn máy bay thuộc Bộ Tư lệnh Không quân sô" 7 và Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm 77 của Hải quân Mỹ. Tham gia chiến dịch còn có máy bay ném bom chiến lược B-52 của Bộ Tư lệnh Không quân chiến'lược. 19
  17. Có thể điểm lại sơ bộ từng đợt trong chiến dịch này như sau: "Chiến thuật nhảy cóc" mở đầu chiến dịch vào ngày 6 tháng 4. Không lực Hoa Kỳ huy động hơn 150 lần chiếc máy bay, trong đó có 18 lần chiếc máy bay B-52 phôi hợp với các pháo hạm ném bom, bắn phá các kho tàng, chân hàng và trận địa tên lửa của ta tại Quảng Bình, Vĩnh Linh... Sang ngày 7 tháng 4, Không lực Hoa Kỳ tổ chức nhiều trận không kích lớn vào các đơn vị Phòng không của ta tại Vĩnh Linh và Quảng Bình. Đợt tấn công đầu tiên của Không lực Hoa Kỳ kêt thúc vào ngày 10 tháng 4. Đêm mồng 9 rạng ngày 10 tháng 4, 50 lần chiếc máy bay trong đó có 12 chiếc B-52 ném bom khu vực Vinh - Bến Thủy. Ngày 13 tháng 4, 64 lần chiếc máy bay cường kích và sáu chiếc B-52 đánh cầu Hàm Rồng và sân bay Thọ Xuân. 3 giờ sáng ngày 16 tháng 4, Không lực Hoa Kỳ tổ chức một trận đánh quy mô vào Hải Phòng, sử dụng 261 phi vụ chiến thuật và chín phi vụ B-52 giội bom xuống thành phô". Trong các trận đánh vào tháng 4 năm 1972 ở miền Bắc, Không quân Mỹ sử dụng phổ biến các loại máy gây nhiễu điện tử có công suất lớn: ALQ gây nhiễu ra-đa điều khiển tên lửa đất đối không, ALR-18 gây nhiễu ra-đa của MiG-21, ALQ-76 và 20
  18. QTR-13 gây nhiễu ra-đa pháo Phòng không... Các máy bay thế hệ mới được sử dụng có F-4D và E thay cho F-4C, F-105G thay cho F-105F, Ạ-6 và A-7 thay cho A-4. Các kỹ thuật điều khiển vũ khí hiện đại có hệ thông điều khiển ném bom bằng la-de ZOT và KNIGHT. Các loại tên lửa chống ra-đa mới cũng được đưa vào sử dụng như AGM-78, AGM-88. Về chiến thuật, Không quân Mỹ không leo thang theo từng địa điểm từ Nam ra Bắc mà đánh theo lối "nhảy cóc" từ Quảng Bình ra Vinh, Thanh Hóa ( bỏ qua Hà Tĩnh) đến Hải Phòng, Hà Nội (bỏ qua đồng bằng Bắc Bộ). Từ ngày 6 tháng 4 đến 8 tháng 5, Không quân và Hải quân Mỹ đã không kích 857 điểm trên miền Bắc, trong đó có 345 mục tiêu giao thông, 215 mục tiêu dân sự, 85 mục tiêu quân sự. Sáng ngày 9 tháng 5, Phân hạm đội tuần dương và khu trục sô" 11 thuộc Hạm đội 7 bắt đầu chiến dịch rải thủy lôi ngăn chặn, cô lập bờ biển miền Bắc Việt Nam với 7.963 quả ở 43 khu vực bến cảng, cửa sông và mười tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến .Quảng Ninh, tập trung nhiều nhất ở các khu vực Hải Phòng, Cửa Hội, Hòn La và cửa sông Gianh. Về "vùng 6" - đó là mật danh của Không quân Mỹ chỉ không phận Hà Nội và các vùng lân cận có bán kính 50 dặm. Ngày 10 và 11 tháng 5, Không quân Mỹ tổ chức các trận đánh quy mô lớn vào Hà Nội và các vùng lân cận quanh Hà Nội. 21
  19. Song song vối cuộc không kích vào Hà Nội, Không quân Mỹ còn tổ chức các đợt tấn công vào các đầu mối giao thông quan trọng ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Đầu tháng 7 năm 1972, Không quân và Hải quân Mỹ tổ chức sáu trận đánh lớn vào Hà Nội. Về đợt "không kích mở rộng": Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1972, Không quân Mỹ giảm bớt cường độ và các đợt đánh phá vào "vùng 6" và mở rộng đánh phá các tuyến giao thông quan trọng ở phía Bắc, phía Nam của Hà Nội (Quốc lộ 1) và phía Đông (Quốc lộ 5, Quốc lộ 10). Trọng điểm không kích trong thời gian này là các cầu, phà đầu môi (sông Hóa, Bắc Giang, Đáp Cầu, Tân Đệ, Phú Lương, Ninh Bình, Hàm Rồng... ), các chân hàng, kho hàng (Hải Phòng, Đồng Mỏ, Đông Anh), các trận địa tên lửa Phòng không, các sân bay, các nhà ga đầu mối trên các tuyến đường sắt Hà Nội - Thanh Hóa - Vinh, Hà Nội - Đồng Đăn£, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Yên Bái và các kho xăng dầu. Trong đợt không kích "mở rộng" này, vào cuối tháng 9, Không quân Mỹ điều hai Đại đội gồm 48 máy bay cường kích F-111A thuộc Liên đội Không quân chiến thuật số’ 47 đến căn cứ Ta-khơ-li (Thái Lan) có nhiệm vụ phôi hợp với các máy bay tầm thấp A-6, A-7 của Hải quân để tiêu diệt các trận địa tên lửa Phòng không SAM... 22
nguon tai.lieu . vn