Xem mẫu

  1. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC NGƯỠNG CỬA HỘI NHẬP Phạm Sỹ An Viện Kinh tế Việt Nam Tóm tắt Trong thời gian sắp tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ tham gia một số hiệp định thương mại quan trọng như TPP, RCEP, FTA với EU. Đây không phải là các mốc hội nhập đầu tiên và chắc chắn cũng không phải là các mốc hội nhập cuối cùng của Việt Nam. Tham gia các hiệp định sắp tới nằm trong quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại như TPP hay RCEP được đánh giá có thể tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta vì đây thuộc các hiệp định thế hệ mới, bao quát rất nhiều các lĩnh vực phi truyền thống như sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mua sắm công, môi trường, lao động,… Các hiệp định đem lại cơ hội to lớn cho nền kinh tế nhưng mặt khác cũng đem lại cả những thách thức. Bài viết này xem xét tình trạng nền kinh tế Việt Nam trước các mốc hội nhập sắp tới để có một cái nhìn sơ bộ với tình trạng như thế, nền kinh tế đứng trước các cơ hội và thách thức gì trong quá trình hội nhập. 1. Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Nền kinh tế nước ta là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Thông qua kênh thương mại và đầu tư, các cú sốc từ nền kinh tế thế giới có thể truyền tải vào nền kinh tế trong nước. Do đó, để có cái nhìn về nền kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa của nhiều mốc hội nhập quan trọng sắp tới, chúng tôi sẽ lướt qua quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam và xem xét nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập trước đây. Trong giai đoạn 2001-2014, nước ta tham gia rất nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực. Các mốc hội nhập được thể hiện trong bảng dưới đây theo trình tự thời gian và hiện trạng của các Hiệp định. 223
  2. Bảng 1. Tóm tắt các mốc hội nhập chính của nền kinh tế Việt Nam Các mốc Thành viên Hiện trạng Ký năm 1992 (ASEAN-6), Việt Nam tham gia năm AFTA 10 nước ASEAN 1995, các nước còn lại tham gia những năm sau. Ký kết năm 2000 và thực Việt Nam - Mỹ Việt Nam và Mỹ hiện năm 2001 10 nước ASEAN và Trung ASEAN-Trung Quốc Ký năm 2004 Quốc WTO Trở thành thành viên thứ 150 Gia nhập năm 2007 ASEAN-Nhật Bản 10 nước ASEAN và Nhật Bản Ký năm 2008 Ký năm 2006; riêng Thái ASEAN-Hàn Quốc 10 nước ASEAN và Hàn Quốc Lan ký năm 2009 ASEAN-Ấn Độ 10 nước ASEAN và Ấn Độ Ký năm 2009 10 nước ASEAN và Úc, Niu ASEAN-Úc-Niu Di-lân Ký năm 2009 Di-lân Việt Nam - Nhật Bản Việt Nam và Nhật Bản Ký năm 2008 Việt Nam - EU Việt Nam và khối EU Chuẩn bị đàm phán Việt Nam - Chi lê Việt Nam và Chi lê Đã hoàn tất Niu-Di-lân, Xinh-ga-po, Chi Hiệp định kinh tế xuyên Lê, Bru-nây, (Việt Nam, Úc, Đã hoàn thành cuối năm Thái Bình Dương (TPP) Peru và Hoa Kỳ đang đàm 2015 phán gia nhập) 10 nước ASEAN, Trung Quốc, EAFTA (ASEAN+3) Đang nghiên cứu Nhật Bản, Hàn Quốc Dự kiến hoàn thành cuối FTA Việt Nam - EU năm 2015 FTA Việt Nam - Hàn Quốc AEC Dự kiến cuối năm 2015 Ghi chú: Các nước ASEAN-6 gồm: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh- ga-po, và Thái Lan. Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011) và tổng hợp của tác giả những năm sau đó. 224
  3. Phân tích định tính tác động của các hiệp định đến tăng trưởng của nền kinh tế được thể hiện trong công trình nghiên cứu của Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). Trong các mốc hội nhập thì Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2001 được coi là có tác động mạnh mẽ và tích cực nhất. Thế nhưng, tận dụng cơ hội từ thị trường rộng lớn Hoa Kỳ chủ yếu ở việc mở rộng thị trường xuất khẩu chứ chưa coi đó là cơ hội để thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng tích cực. Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ngay sau khi có Hiệp định Thương mại song phương phần lớn là các sản phẩm gia công không có tính kinh tế theo quy mô và quy trình sản xuất thâm dụng lao động thiếu kỹ năng, không có độ lan tỏa về mặt công nghệ lớn. Hơn nữa, vì nguyên phụ liệu cho sản xuất sản phẩm may mặc phải nhập khẩu từ Trung Quốc nên xuất khẩu mạnh sang Mỹ cũng đồng thời với việc nhập khẩu mạnh từ Trung Quốc, làm cho cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn và rủi ro hơn cho nền kinh tế nước ta. Mốc hội nhập quan trọng thứ hai là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007. Nhiều nhà kinh tế coi đây là cơ hội để thực hiện Đổi mới II, tuy nhiên, trong thời điểm nước ta gia nhập WTO, nền kinh tế thế giới, bắt đầu từ Mỹ đã bộc lộ những vấn đề trong thị trường tài chính và những rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế nước ta cũng bắt đầu lộ rõ. Kết hợp với việc tận dụng không tốt cơ hội của hội nhập khi dòng vốn FDI và FII vào lớn, lạm phát trong nước tăng cao và xuất hiện những bất ổn kinh tế vĩ mô vào cuối năm 2007 và nửa đầu 2008. Trong giai đoạn 2001-2014, giai đoạn mà nền kinh tế có 2 mốc hội nhập quan trọng là ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2001 và tham gia WTO năm 2007, nền kinh tế có những biến động liên quan đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát phản ánh khả năng tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro từ các thách thức của hội nhập. Kể từ năm 2001 cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra (đây cũng là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO) và tác động đến nền kinh tế trong nước, tăng trưởng của nền kinh tế đạt khá, trung bình 7,74%/năm. Nhưng sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra và biến thành cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, cộng với những vấn đề nội tại của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng sụt giảm và trung bình từ năm 2008-2014 chỉ đạt 5,85%/năm. 225
  4. Hình 1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2014 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014 diễn ra một số sự kiện có khả năng định hình môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ nhất là Việt Nam đến thời hạn hoàn thành AFTA vào năm 2006 và ngay sau đó là gia nhập WTO năm 2007. Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động đến kỳ vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm gia tăng dòng đầu tư từ nước ngoài. Khối lượng lớn ngoại tệ chảy vào Việt Nam năm 2007 gây sức ép tăng giá đồng nội tệ, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Vì thế để giải tỏa sức ép này, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện biện pháp mua vào đồng ngoại tệ và bán ra đồng nội tệ, chính sách này làm tăng lượng cung ứng tiền trong nền kinh tế và tạo ra rủi ro lạm phát. Đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện biện pháp mua bán đồng nội tệ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để giảm áp lực cung tiền nhưng chính sách tiền tệ thực hiện thiếu hiệu quả đã làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao vào năm 2007. Cùng với giá dầu thế giới tăng mạnh vào năm 2007 và các tháng đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát trong nước bị đẩy lên ở mức rất cao vào năm 2008 (lên tới 20%). 226
  5. Hình 2. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2001-2014 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê. Và ngay nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ bùng nổ, làm cho nền kinh tế thế giới suy thoái và tác động đến nền kinh tế nước ta thông qua kênh thương mại và đầu tư. Đứng trước tình hình tốc độ tăng trưởng suy giảm, Chính phủ Việt Nam - cũng giống chính phủ nhiều nước trong thời gian này - đã thực hiện gói kích thích kinh tế năm 2009 với mục tiêu chống suy giảm, ổn định nền kinh tế, và bảo đảm an sinh xã hội. Gói kích cầu năm 2009 đã thúc đẩy tăng trưởng cao hơn vào năm 2010 nhưng cũng có hiệu ứng phụ là lạm phát gia tăng và bong bóng giá tài sản lên cao vào năm 2011. Đứng trước tình hình này, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho lãi suất tăng cao (lãi suất huy động và lãi suất cho vay nói chung) và đồng thời gây nên sự đổ vỡ cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước (số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể và tạm ngừng hoạt động sản xuất cao hơn so với số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh). Cũng vào năm 2011, Đảng, Nhà nước và Chính phủ quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế1 và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tăng năng suất và sức cạnh 1 Các nhà kinh tế đã có các cuộc tranh luận về thuật ngữ “tái cơ cấu”, “tái cấu trúc” hay “cơ cấu lại” nền kinh tế. Ở đây, các từ này sẽ được sử dụng thay thế lẫn nhau với nội hàm theo đúng chương trình tái cơ cấu nền kinh tế với 3 trọng tâm được đề ra. 227
  6. tranh của nền kinh tế. Tái cấu trúc nền kinh tế với 3 trọng tâm chính là tái cấu trúc khu vực DNNN, tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Đến năm 2012, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao đe dọa an toàn của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, với quyết tâm giảm nợ xấu thông qua các biện pháp như thành lập Công ty Quản lý Tài sản (VAMC), sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng mạnh hơn, tái cơ cấu lại nợ và nhiều biện pháp khác. Kết quả thể hiện qua các con số tương đối tích cực, đó là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang có xu hướng giảm. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đưa ra định hướng chính sách từ đầu năm với nội dung hướng tới đổi mới thể chế nhấn mạnh tới việc tạo lập thể chế chất lượng, quản trị quốc gia hiện đại, nhà nước pháp quyền, Nhà nước kiến tạo phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Cũng trong năm này, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 2015, định hướng chính sách đầu năm của Thủ tướng Chính phủ là phục vụ doanh nghiệp: “Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao sức cạnh tranh, môi trường cạnh tranh”. Tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết số 19 nhằm giảm thời gian và chi phí làm thủ tục hành chính (Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.) Qua một thời kỳ dài hội nhập, có thể thấy, không phải lúc nào nền kinh tế cũng tận dụng được tốt cơ hội. Hay nói cách khác, hội nhập không tự động đem lại lợi ích cho nền kinh tế nếu nền kinh tế không có năng lực tận dụng cơ hội cũng như năng lực giảm thiểu các thách thức từ quá trình hội nhập. Năm 2001, ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ đã đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta sang thị trường nước này, góp phần đáng kể vào tăng trưởng và ổn định nền kinh tế những năm dài sau đó. Để tận dụng tốt cơ hội này, nền kinh tế trong năm 2001 tương đối ổn định. Tuy nhiên, đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ ở các mặt hàng dệt may kéo theo nhập khẩu mạnh nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, tạo ra thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa nước ta và Trung Quốc, và gây ra những rủi ro nhất định cho nền kinh tế. Còn với việc gia nhập WTO đúng vào thời điểm nền kinh tế trong nước bất ổn đã không thể tận dụng tốt cơ hội từ mốc hội nhập này. 228
  7. Như vậy, để có thể tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập và giảm thiểu các thách thức thì trước hết nền kinh tế cần ổn định, sau đó là phát huy các khía cạnh liên quan đến năng lực cạnh tranh như thể chế kinh tế, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực,... Từ các khía cạnh này, phần dưới xem xét nền kinh tế năm 2015 trước ngưỡng cửa của các mốc hội nhập quan trọng và đánh giá với thực trạng như vào năm 2015 thì nền kinh tế đứng trước những cơ hội và thách thức gì. 2. Nền kinh tế trước ngưỡng cửa hội nhập Năm 2015 - năm trước ngưỡng cửa của nhiều mốc hội nhập quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU - nền kinh tế đã đạt được điều kiện cơ bản bước đầu cho việc tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,68%, cao hơn so với năm 2014 (5,98%). Như vậy, với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong những năm gần đây, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tương đối rõ ràng. Kỳ vọng tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế vì biến tăng trưởng kinh tế kỳ vọng được coi là biến số quan trọng tác động tích cực đến hoạt động đầu tư và tiêu dùng. Thứ hai, tỷ lệ lạm phát năm 2015 ở mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Tỷ lệ lạm phát giảm dần từ năm 2012 đi cùng với tốc độ tăng trưởng GDP tăng dần phần nào cho thấy tỷ lệ lạm phát ở mức thấp không phải do tổng cầu suy giảm. Tỷ lệ lạm phát thấp có sự đóng góp rất lớn từ giá dầu thế giới giảm mạnh và ở mức thấp trong nhiều năm qua. Xu hướng giá dầu ở mức thấp sẽ còn kéo dài trong những năm tiếp theo khi mà các nước phương Tây bỏ cấm vận đối với Iran và Mỹ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu của nước này. Nền kinh tế đã cải thiện hơn dưới khía cạnh ổn định. Tuy nhiên, để cạnh tranh thành công trong hội nhập, ổn định vĩ mô nền kinh tế chưa đủ mà đòi hỏi nhiều điều kiện hơn nữa như môi trường kinh doanh và đầu tư, năng lực cạnh tranh nền kinh tế. Môi trường kinh doanh - đầu tư tạo đà cho tăng trưởng có rất nhiều vấn đề. Môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự bình đẳng và lành mạnh trong hơn 10 năm qua. Vào đầu giai đoạn 2001-2014, Perkins (2002) nhận xét “rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam… đã ứng xử theo các quy tắc của thị trường. Nhưng các doanh 229
  8. nghiệp lớn và trung bình thuộc sở hữu nhà nước, cùng với các ngân hàng quốc doanh, vẫn còn nhập nhằng trong vùng tranh tối tranh sáng giữa hệ thống mệnh lệnh và hệ thống thị trường” (trang 312) thì cho đến nay bức tranh, sau quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, chưa có những thay đổi đáng kể. Hình 3. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với trung bình ASEAN 6 năm 2014 Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2014-2015. Còn về năng lực cạnh tranh quốc gia, theo đánh giá từ Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu, trong các thành phần tạo nên năng lực cạnh tranh của nước ta, Việt Nam chỉ ngang bằng với trung bình của ASEAN 6 ở khía cạnh quy mô thị trường, hiệu quả thị trường lao động và giáo dục sơ cấp và y tế; trong khi đó, những nhân tố quan trọng cho tăng trưởng và cạnh tranh như thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô, tính sẵn sàng về công nghệ, cơ sở hạ tầng và tính hiệu quả của thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính hay giáo dục và đào tạo bậc cao thì còn thua xa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nhân tố phản ánh năng lực cạnh tranh của nước ta thua kém các nước trong khu vực đều là những nhân tố rất khó để cải thiện trong ngắn hạn và trung hạn (chẳng hạn như giáo dục và đào tạo bậc cao hay cơ sở hạ tầng và nhất là thể chế cũng như sự phát triển thị trường tài chính). Đặt trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong thời gian sắp tới Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, RCEP, hay các 230
  9. FTA giữa ASEAN và các nước/nhóm nước, cạnh tranh hàng hóa giữa các quốc gia ASEAN với cơ cấu thương mại vốn dĩ đã có sự tương đồng cao sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và quan trọng hơn nền kinh tế nước ta sẽ phải cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc thu hút dòng vốn FDI hoặc FII - vốn dĩ được kỳ vọng sẽ đem lại công nghệ và độ lan tỏa về công nghệ vào nền kinh tế. Nói chung, mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta thua kém với các nước trong khu vực, sức cạnh tranh của hàng hóa sẽ yếu hơn không chỉ ở thị trường nước ngoài mà còn ở thị trường trong nước cùng với việc rào cản cạnh tranh trong nước đang thấp dần và tiến tới biến mất khi một loạt các tiến trình hội nhập và các cam kết hội nhập phải thực hiện. Năng lực cạnh tranh yếu cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu giảm sút về sản lượng và rủi ro hơn nữa là mức độ đa dạng trong xuất khẩu cũng bị thu hẹp dần. 3. Cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập Cơ hội từ quá trình hội nhập: Cơ hội thu được lợi ích tĩnh: mở cửa nền kinh tế cũng có nghĩa không gian cho hoạt động thương mại được mở rộng, làm nguồn lực trong nền kinh tế phân bổ hiệu quả hơn. Các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh sẽ mở rộng hoạt động sản xuất, ngược lại các ngành hàng không có lợi thế cạnh tranh sẽ buộc phải thu hẹp sản xuất. Nguồn lực sản xuất (vốn, công nghệ, lao động) sẽ được phân phối từ nơi kém hiệu quả đến nơi có hiệu quả cao hơn, do đó làm tăng năng suất và sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, phân phối nguồn lực hiệu quả chỉ đem lại lợi ích tĩnh, nghĩa là lợi ích thu được một lần sau khi mở cửa (tham gia các Hiệp định thương mại). Để tăng trưởng kinh tế bền vững thì nền kinh tế phải thu được lợi ích động, nghĩa là lợi ích liên quan đến tính kinh tế theo quy mô, công nghệ,… Để thu được lợi ích động từ hội nhập cần các chính sách thương mại và công nghiệp của Chính phủ, nghĩa là cần vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu: sau khi tham gia TPP, RCEP, AEC hay FTA với EU, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của nước ta rất lớn, nhất là thông qua TPP, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường khổng lồ tiềm năng của Mỹ và Nhật Bản mà các Hiệp định Thương mại song phương giữa nước ta với các nước này chưa thể tận dụng hết được. 231
  10. Với AEC hay một số đối tác thương mại trong TPP, cơ cấu nền kinh tế và cấu trúc thương mại có sự tương đồng sẽ chỉ đem lại sự cạnh tranh thay vì bổ sung nhau. Tuy nhiên, với những đối tác thương mại như Mỹ, Nhật hay Canada, nước ta có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang các nước này vì cấu trúc thương mại có tính bổ trợ cao. Tăng trưởng kinh tế (tăng GDP hay năng suất của nền kinh tế) và tăng trưởng xuất khẩu thường có tương quan cùng chiều với nhau, tuy nhiên tương quan chưa phải là mối quan hệ nhân quả. Xuất khẩu có thể tác động đến năng suất của nền kinh tế bởi vì nhiều lý do như tăng tính kinh tế theo quy mô, phân bổ nguồn lực hợp lý, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút đầu tư FDI,… Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế hay tăng năng suất của nền kinh tế cũng có thể làm tăng xuất khẩu. Nền kinh tế có năng suất được cải thiện sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và do đó sẽ thúc đẩy xuất khẩu. Một loạt các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng số liệu mảng (panel data) và ở cấp độ doanh nghiệp cho thấy đối với các quốc gia phát triển và thu nhập trung bình, chiều tác động đi từ năng suất đến xuất khẩu nhưng ở các quốc gia chậm phát triển thì chiều tác động từ xuất khẩu cho đến năng suất và tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ làm cho các nước đang phát triển hay chậm phát triển như Việt Nam thu được lợi ích để từ đó thúc đẩy tăng năng suất và tăng trưởng của nền kinh tế. Ở tại các nước đang phát triển, tham gia xuất khẩu sẽ là cơ hội để học tập cung cách quản lý, học tập sự đổi mới công nghệ từ các đối tác nước ngoài (xem Bigsten và cộng sự (2000) cho việc nghiên cứu hãng tại châu Phi và Kraay (1999) nghiên cứu các hãng tại Trung Quốc). Thậm chí, trước khi tham gia hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp đã phải tăng năng suất, bởi vì các doanh nghiệp nỗ lực để thâm nhập thị trường xuất khẩu và tìm mọi cách như sử dụng công nghệ và đầu vào nhập khẩu để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó có thể tiếp cận được thị trường xuất khẩu (xem Hallward-Driemeier và cộng sự (2000) cho nghiên cứu các quốc gia Đông Á). Bernard và Jensen (1999) trong một nghiên cứu với trường hợp nước Mỹ cho thấy cơ chế quan trọng mà các doanh nghiệp xuất khẩu có năng suất tương đối cao là do các doanh nghiệp này tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp không tham gia hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, tăng trưởng năng suất trung bình sẽ 232
  11. cao hơn khi nguồn lực dịch chuyển từ nơi ít hiệu quả hơn đến nơi có hiệu quả hơn là khu vực sản xuất có hoạt động xuất khẩu. Ngoài cơ chế dịch chuyển nguồn lực như kênh truyền dẫn thương mại đến tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất, còn có các kênh truyền dẫn khả thi khác như phân tán công nghệ tiên tiến hơn từ nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ hội thu hút đầu tư FDI: Thị trường mở rộng từ các hiệp định thương mại sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta nhằm tận dụng thị trường rộng lớn trong khối ASEAN và thị trường của các thành viên TPP, RCEP,… . Cơ hội nhập khẩu công nghệ: thương mại hay hội nhập tác động đến nền kinh tế, nhất là tăng trưởng kinh tế không chỉ qua xuất khẩu mà còn qua nhập khẩu. Nhập khẩu những đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất mà nền kinh tế nước nhập khẩu không có lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm đó hoặc năng lực trong nước tạm thời chưa sản xuất được các đầu vào thay thế, nhập khẩu các đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước là cần thiết. Bên cạnh đó, nhập khẩu công nghệ hoặc các hàng hóa vốn hàm chứa công nghệ cũng là kênh truyền dẫn quan trọng công nghệ từ nước ngoài vào nền kinh tế trong nước. Tsegaye (2015) nghiên cứu trường hợp tại Hàn Quốc và nhận thấy mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế không chỉ đi từ xuất khẩu đến tăng trưởng mà còn từ nhập khẩu đến tăng trưởng. Điều này có nghĩa, không chỉ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Hàn Quốc. Không giống với xuất khẩu, đóng góp có vẻ rõ ràng và nổi bật hơn, vai trò của nhập khẩu đến tăng trưởng của Hàn Quốc thầm lặng hơn nhiều trong việc duy trì tăng trưởng bền vững. Bằng chứng ủng hộ cho tầm quan trọng tương đối của nhập khẩu trong việc thúc đẩy tăng trưởng dựa trên giả sử rằng một phần lớn hơn của nhập khẩu hàm chứa vốn và hàng hóa trung gian, những mặt hàng được sử dụng như đầu vào cho quá trình sản xuất công nghiệp tại thị trường trong nước. Coe và cộng sự (1997) nghiên cứu dữ liệu mảng của 71 quốc gia đang phát triển và cho thấy TFP (total factor productivity) của các quốc gia này có mối quan hệ đáng kể đến nghiên cứu và phát triển thực hiện bởi đối tác thương mại của chúng và có những bằng chứng rõ ràng thương mại mà cụ thể là nhập khẩu máy móc và dụng cụ, sẽ đóng vai trò trung gian truyền tải kiến thức: sự tương tác giữa 233
  12. R&D của các đối tác thương mại với khối lượng máy móc và dụng cụ nhập khẩu từ những bạn hàng là nhân tố quan trọng của quy mô hiệu quả năng suất. Cơ hội từ áp lực cạnh tranh: Bhagwati (1988) cho thấy cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và tăng doanh thu và sáng tạo. Thoát khỏi ngành là một phần rõ ràng nhất của câu chuyện. Waczirg (1997) thể hiện rằng tỷ lệ gia nhập ngành của những doanh nghiệp mới trong những ngành tự do hóa cao hơn 20% so với các ngành khác trong 11 giai đoạn tự do hóa thương mại trong suốt những năm 1980. Gia nhập và thoát khỏi ngành với chi phí thấp là nhân tố quan trọng giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ rút lui và giải phóng nguồn lực, nhường các nguồn lực (vốn, lao động, thị trường) cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn, để từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất của nền kinh tế. Cạnh tranh cũng gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, điều này vừa có lợi cho tổng thể nền kinh tế nói chung và có lợi cho người tiêu dùng ở các nước có độ mở cửa thương mại lớn nói riêng. Thách thức từ hội nhập: Áp lực cạnh tranh: Áp lực cạnh tranh là cơ hội nhưng ngược lại cũng là thách thức cho nền kinh tế. Cạnh tranh buộc một số ngành phải thu hẹp quy mô sản xuất, phá sản hoặc giải thể. Nguồn lực, nhất là lao động được giải phóng trong những ngành thu hẹp quy mô được giả sử sẽ sử dụng trong những ngành mở rộng quy mô sản xuất, hoặc trong trường hợp cung lớn hơn cầu, tiền lương thực sẽ giảm để có thể hấp thụ hết số lao động dư thừa trong nền kinh tế. Trên thực tế thì hoàn toàn khác, tiền lương cứng nhắc và lao động không phải luôn dễ dàng di chuyển từ ngành này sang ngành khác do khác biệt về mặt địa lý và kỹ năng. Vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập (như đánh giá các ngành có thể chịu tác động tiêu cực để có những hình thức hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi) hay thiết kế hệ thống an sinh xã hội tốt nhằm làm giảm gánh nặng của sự điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình hội nhập (như hệ thống bảo hiểm thất nghiệp hiệu quả) thì hội nhập và sức ép cạnh tranh có thể tạo nên những bất ổn trong cấu trúc xã hội, tạo nên sự phát triển thiếu bền vững. Sa lầy trong lợi thế so sánh tĩnh: rất nhiều chính sách công nghiệp của nước ta nhằm chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế chưa thực hiệu quả vì thế ngành công 234
  13. nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp công nghệ cao còn thiếu. Còn nếu chỉ dựa vào lợi thế so sánh tĩnh như lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay nông nghiệp thì lợi ích thu được từ quá trình hội nhập sẽ rất hạn chế vì khi đó nước ta sẽ dựa vào xuất khẩu khoáng sản, nông sản hoặc các mặt hàng gia công chế tác thâm dụng lao động với giá trị gia tăng thấp. Các mặt hàng này thường không có tính kinh tế theo quy mô và mức độ lan tỏa về công nghệ trong nền kinh tế cũng rất hạn chế. Do không có chính sách công nghiệp hợp lý để chuyển đổi cấu trúc sản xuất và cấu trúc xuất khẩu, nền kinh tế nước ta rất dễ rơi vào tình trạng khai thác lợi thế so sánh tĩnh mà không thể thoát ra khỏi trạng thái này. Perkins (2002: 312-313) có sự so sánh làm nổi bật khả năng tận dụng hội nhập để thay đổi cấu trúc thương mại của Trung Quốc và Việt Nam. “Khi bắt đầu chuyển đổi sang hệ thống dựa vào thị trường, một số phần trong đường lối phát triển kinh tế của Đông Á đã không gây tranh cãi trong giới lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam, và những phần này được đưa vào ngay từ lúc đầu của thời kỳ cải cách ở cả hai nước. Đứng đầu trong những thành phần này là quan điểm hướng ngoại với sự chú trọng đặc biệt mạnh mẽ đến tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu trong trường hợp của Trung Quốc, cũng như của bốn con hổ Đông Á khác (Hồng Kong, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan), cộng với Nhật Bản, chủ yếu là xuất khẩu hàng chế tác chứ không phải khoáng sản hay nông sản. Còn trong trường hợp của Việt Nam, mục tiêu là mở rộng xuất khẩu hàng chế tác, nhưng thực tiễn trước mắt lại là mở rộng xuất khẩu phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu nông sản và dầu mỏ. Tuy nhiên, trong dài hạn, Việt Nam sẽ phải dựa nhiều hơn vào xuất khẩu hàng chế tác, với những lý do tương tự như của Trung Quốc. Cả hai nước này đều có diện tích đất canh tác trên đầu người 0,1 ha, và những nước có quỹ đất thuộc loại eo hẹp này thường trở thành những nước nhập khẩu thuần lương thực và các nông sản khác, chứ không phải là nước xuất khẩu thuần”. Ngoài ra, chỉ dựa vào lợi thế so sánh tĩnh để trao đổi hàng hóa, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng tập trung hoạt động sản xuất cho một số mặt hàng, hay nói cách khác, tính đa dạng trong xuất khẩu hạn chế, vì thế sẽ chịu nhiều rủi ro khi thị trường thế giới có những biến động. Một ví dụ gần đây là nước Nga hay Venezuela. Xuất khẩu dầu của các quốc gia này chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, vì thế khi giá giảm sâu, nền kinh tế các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng suy. 235
  14. Nói tóm lại, nền kinh tế nước ta đã thiết lập được điều kiện bước đầu để tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập. Nền kinh tế đang trên quỹ đạo phục hồi bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô cũng từng bước được củng cố. Tuy nhiên, để tận dụng tốt hơn cơ hội và giảm thiểu các thách thức từ hội nhập, môi trường đầu tư - kinh doanh cần được cải thiện như tăng tính minh bạch và sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong quá trình thiết kế và thực hiện chính sách, tăng tính tiên liệu của chính sách, tăng trách nhiệm giải trình của những nhà hoạch định chính sách, giảm thiểu chi phí gia nhập, chi phí thực hiện và chi phí thoát khỏi ngành; có chiến lược và chính sách công nghiệp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội từ hội nhập; và có chính sách công nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, nhập khẩu công nghệ hiện đại cũng là cách thức để nâng cao trình độ sản xuất trong nước vì đó là một trong những kênh truyền dẫn công nghệ quan trọng từ bên ngoài vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nhập khẩu công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và tiêu tốn năng lượng đã không tạo nên tác động lan tỏa tích cực mà còn gây nên hiệu ứng ngoại lai tiêu cực lên nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhagwati, J. (1988), “Export-Promoting Trade Strategy: Issues and Evidence”, World Bank Research Observer, Vol. 3 (January): 27-57. 2. Bernard, A. B. và Jensen, J. B. (1999), “Exceptional Exporter Performance: Cause, Effect, or Both?”, Journal of International Economics, Vol. 47 (February): 1-25. 3. Bigsten, A. và cộng sự (2000), “Exports and Firm-Level Efficiency in African Manufacturing”, Centre for the Study of African Economies Working Paper No. 2000/16, University of Oxford, Oxford. 4. Coe, D. T. và cộng sự (1997), “North-South R&D Spillovers”, Economic Journal, Vol. 107 (January): 134-49. 5. Perkins, D. H. (2002), Chính sách công nghiệp và chính sách tài chính ở Trung Quốc và Việt Nam: Một mô hình mới hay là sự tái hiện kinh nghiệm của Đông Á, trong Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf, chủ biên 236
  15. (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 6. Kraay, A. (1999), “Exports and Economic Performance: Evidence from a Panel of Chinese Enterprises”, Revue d’Economie du Development, Vol. 7 (June): 183-207. 7. Hallward-Driemeier và cộng sự (2000), “Manufacturing in East Asia: Firm-Level Evidence”, Development Research Group (unpublished), World Bank. 8. Krueger, A. O. và Tuncer, B. (1982), “An Empirical Test of the Infant Industry Argument”, American Economic Review, Vol. 72 (December): 1142-52. 9. Tsegaye, D. L. (2015), Trade and Growth Nexus in South Korea: Analysis Using Vector Error Correction Model and Granger Causality Test, Global Development Network, Working Paper No. 88, Korea International Cooperation Agency. 10. Waczirg, R. (1997), “Trade, Competition, and Market Size” (unpublished), Harvard University, Cambridge. 237
nguon tai.lieu . vn