Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Lê Văn Thắng Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định levanthangnd@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Kết quả khảo sát ý kiến của 34 cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Nam Định cho thấy năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non có một số điểm mạnh và hạn chế. Từ đó, chúng tôi đề xuất biện pháp nâng cao năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Từ khóa: Năng lực thích ứng nghề nghiệp; giáo viên mầm non; tỉnh Nam Định. 1. MỞ ĐẦU Những thành tựu khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến những thay đổi lớn đối với thị trường lao động, bao gồm việc thay đổi cấu trúc ngành nghề, cơ cấu lao động và yêu cầu những kỹ năng mới đối với nguồn nhân lực. Khi tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (Kergroach S., 2017 và Schawab, K., 2018), khoảng 9% công việc ở các nước này sẽ được tự động hóa hoàn toàn và khoảng 25% công việc sẽ thay đổi đáng kể như là kết quả của quá trình tự động hóa từ 50-70%. Nhờ có Internet và công nghệ kết nối vạn vật, rất nhiều công việc sẽ được quản lý, điều hành và kết nối qua mạng Internet từ xa. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao, kỹ năng chuyên nghiệp và có khả năng thích ứng, sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh này, việc nâng cao năng lực thích ứng của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non (GVMN) nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non là việc cá nhân tích cực tìm hiểu về nghề, quan tâm đến nghề, có khả năng kiểm soát, tự tin trong nghề, chủ động hòa nhập với các hoạt động nghề nghiệp và nội dung nghề nghiệp, tự giác rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng lòng yêu nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề (Vũ Phương Liên, Trần Lan Anh và Nguyễn Thị Như Ngọc, 2018). Dưới góc độ quản lý giáo dục, việc đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của GVMN giúp cho các nhà quản lý có biện pháp điều chỉnh chiến lược phát triển đội ngũ nhằm phát triển nhà trường. Đối với các trường đào tạo giáo viên, đánh giá năng lực nói chung, năng lực thích ứng nghề nghiệp nói riêng của sản phẩm đào tạo là cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo và bồi dưỡng. Ở Việt Nam, gần đây đã có một số nghiên cứu về năng lực thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm và GVMN như Nguyễn Thị Như Hồng (2016) nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Đại học Quy Nhơn trong thực tập sư phạm; nhóm tác giả Vũ Phương Liên, Trần Lan Anh và Nguyễn Thị Như Ngọc (2018) đã nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của GVMN, trong đó đề xuất mô hình và bảng tiêu chí đo năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non của nhóm tác giả Vũ Phương Liên, Trần Lan Anh và Nguyễn Thị Như Ngọc (2018) để khảo sát bước đầu năng lực thích ứng nghề nghiệp của GVMN tỉnh Nam Định trước bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 205
  2. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể khảo sát là 34 cán bộ quản lý (01 nam, 33 nữ) tại 28 trường mầm non tại thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, huyện Xuân Trường, huyện Mỹ Lộc, huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định. Mẫu khách thể này được chọn ngẫu nhiên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là điều tra bằng bảng hỏi. Công cụ là bảng hỏi đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của GVMN của nhóm tác giả Vũ Phương Liên, Trần Lan Anh, Nguyễn Thị Như Ngọc (2018). Bảng hỏi gồm 45 câu đánh giá 45 tiêu chí, được chia thành 4 phần: Năng lực tìm hiểu về nghề nghiệp của GVMN: Là năng lực trong việc khám phá, nhận biết những sự thay đổi của thế giới bên ngoài và cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình một cách hiệu quả (14 tiêu chí). Năng lực tự tin trong nghề nghiệp của GVMN: Là sự tự tin trong việc ra các quyết định, cũng như thực hiện các công việc được giao (12 tiêu chí). Năng lực quan tâm về nghề nghiệp của GVMN: Quan tâm đến nghề nghiệp hiện tại cũng như sự phát triển sự nghiệp trong tương lai (9 tiêu chí). Năng lực kiểm soát trong nghề nghiệp của GVMN: Là năng lực trong việc kiểm soát những vấn đề phát sinh trong công việc phù hợp với môi trường nghề nghiệp (10 tiêu chí). Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 mức độ: 1 = Không có năng lực này; 2 = Thực hiện chưa tốt; 3 = Mức độ trung bình; 4 = Thực hiện dễ dàng; 5 = Thực hiện rất tốt. Ngoài ra, để đưa ra những gợi ý, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GVMN đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực giáo viên trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trong phiếu khảo sát chúng tôi cũng đặt ra 2 câu hỏi mở như sau: (1) Trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (với những thành tựu như: Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ mới, dữ liệu lớn,...), theo thầy cô, GVMN cần được bồi dưỡng những năng lực, nội dung gì để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non? (2) Theo thầy cô, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường và liên hệ giữa nhà trường và gia đình, chúng ta có thể sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại như thế nào? 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Năng lực tìm hiểu nghề nghiệp của giáo viên mầm non Kết quả khảo sát năng lực tìm hiểu nghề nghiệp của GVMN thể hiện trong bảng 1. Trong số 14 tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu nghề nghiệp của GVMN, theo nhận định của cán bộ quản lý trường mầm non, GVMN có thể thực hiện dễ dàng hoặc rất tốt (khoảng 80% trở lên) các tiêu chí sau: Có thể tìm kiếm cơ hội học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân; có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho các hoạt động; kỹ năng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp các kiến thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; khả năng nắm vững mục tiêu chương trình GDMN; nắm vững kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non; tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm an toàn cho trẻ; hiểu biết về an toàn, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ; chủ động tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu; có năng lực về đánh giá sự phát triển của trẻ. 206
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Tuy nhiên, vẫn có một số nội dung GVMN thực hiện chưa tốt như: Có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho các hoạt động; kỹ năng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp các kiến thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; khả năng nắm vững mục tiêu chương trình GDMN. Ngoài ra, tiêu chí “Nắm vững kiến thức về GDMN bao gồm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” có tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình cao hơn các mức khác”. Điều này phản ánh yêu cầu bổ sung vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với GVMN trong thời gian tới. Bảng 1. Kết quả khảo sát năng lực tìm hiểu về nghề nghiệp của GVMN Mức độ (%) Nội dung các tiêu chí 1 2 3 4 5 Có thể tìm kiếm cơ hội học nâng cao trình độ chuyên môn, 14.7 70.6 14.7 nghiệp vụ của bản thân Phân tích các lựa chọn trước khi đưa ra quyết định trong việc xử 47.1 47.1 5.9 lý các tình huống sư phạm xảy ra trong và ngoài lớp cho phù hợp Có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho các hoạt động 5.9 8.8 58.8 26.5 Có năng lực nghiên cứu toàn diện các câu hỏi đặt ra trong quá 29.4 52.9 17.6 trình giáo dục trẻ Kỹ năng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp các kiến thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự 5.9 14.7 29.4 50.0 phục vụ cho trẻ Khả năng sử dụng một số thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn 38.2 52.9 8.8 trong giáo dục Khả năng nắm vững mục tiêu chương trình GDMN 8.8 8.8 29.4 52.9 Nắm vững kiến thức về GDMN bao gồm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 47.1 41.2 11.8 Nắm vững kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non 17.6 38.2 44.1 Khả năng nắm vững những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý, 23.5 35.3 41.2 sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm an toàn cho trẻ 14.7 50.0 35.3 Hiểu biết về an toàn, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ 14.7 47.1 38.2 Chủ động tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng 20.6 50.0 29.4 bệnh và xử lý ban đầu Có năng lực về đánh giá sự phát triển của trẻ 8.8 41.2 50.0 3.2. Năng lực tự tin trong nghề nghiệp của giáo viên mầm non Kết quả khảo sát năng lực tự tin trong nghề nghiệp của GVMN thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Kết quả khảo sát năng lực tự tin trong nghề nghiệp của giáo viên mầm non Mức độ (%) Nội dung các tiêu chí 1 2 3 4 5 Thực hiện các công việc một cách tỷ mỉ 20.6 35.3 44.1 Có khả năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả 26.5 50.0 23.5 Luôn thực hiện công việc phù hợp với năng lực 55.9 44.1 Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn 11.8 26.5 61.8 hoàn thành nhiệm vụ Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác 41.2 58.8 với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ 207
  4. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Luôn cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 17.6 41.2 41.2 Có năng lực chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về 11.8 58.8 29.4 chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công Có kế hoạch sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục 58.8 41.2 Có lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được 14.7 35.3 50.0 đồng nghiệp, nhân dân tín nhiệm và trẻ yêu quý Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công 52.9 47.1 Tự tin trong giao tiếp, khéo léo trong ứng xử với đồng nghiệp 17.6 47.1 35.3 Luôn giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm 2.9 32.4 55.9 Các tiêu chí của năng lực tự tin trong nghề nghiệp của GVMN được cán bộ quản lý đánh giá rất tốt. Điều này cũng phản ánh đặc điểm của nghề giáo viên mầm non và sự đồng cảm của các cán bộ quản lý giáo dục với giáo viên. Đáng chú ý nhất là tiêu chí “Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ” được đánh giá cao nhất (61,8% ý kiến cho rằng GVMN thực hiện rất tốt). 3.3. Năng lực quan tâm về nghề nghiệp của giáo viên mầm non Kết quả khảo sát năng lực tự tin trong nghề nghiệp của GVMN thể hiện trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 3. Kết quả khảo sát năng lực quan tâm về nghề nghiệp của GVMN Mức độ (%) Nội dung các tiêu chí 1 2 3 4 5 Suy nghĩ về tương lai của bản thân 23.5 58.8 17.6 Quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp 17.6 55.9 26.5 Lập kế hoạch học tập phát triển nghề nghiệp 44.1 29.4 26.5 Biết cần học gì để phát triển sự nghiệp 41.2 32.4 26.5 Quan tâm việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp 11.8 55.9 32.4 Quan tâm việc giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê 47.1 52.9 hương Luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo 11.8 35.3 52.9 Luôn quan tâm việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và tác phong 11.8 47.1 41.2 sư phạm mẫu mực Luôn quan tâm tạo hứng thú học tập cho trẻ mầm non 52.9 47.1 Một số tiêu chí như: quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp; học hỏi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, quan tâm giáo dục trẻ; tạo hứng thú học tập cho trẻ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, khi hỏi đến nội dung cụ thể như: “lập kế hoạch học tập phát triển nghề nghiệp” và “biết cần học gì để phát triển sự nghiệp” thì ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình lớn hơn. Điều đó phản ánh những nội dung cần thay đổi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non. 3.4. Năng lực kiểm soát trong nghề nghiệp của giáo viên mầm non Kết quả khảo sát năng lực tự tin trong nghề nghiệp của GVMN thể hiện trong bảng số liệu dưới đây: 208
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Bảng 4. Kết quả khảo sát năng lực kiểm soát trong nghề nghiệp của GVMN Mức độ (%) Nội dung các tiêu chí 1 2 3 4 5 Giữ được tinh thần lạc quan trong công việc 14.7 47.1 38.2 Tự đưa ra quyết định giải quyết các tình huống sư phạm trong và ngoài lớp học 17.6 61.8 20.6 Chịu trách nhiệm về hành động của mình trong giáo dục trẻ 11.8 52.9 35.3 Có khả năng tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và 17.6 38.2 44.1 an toàn cho trẻ Có năng lực tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện 17.6 50.0 32.4 của nhóm, lớp Có khả năng sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt 23.5 52.9 23.5 động giáo dục trẻ Có khả năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, 52.9 47.1 tuần Luôn có kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục 11.8 55.9 32.4 tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ Luôn quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo 11.8 50.0 38.2 dục trẻ phù hợp Thường xuyên lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 11.8 41.2 47.1 theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ Năng lực kiểm soát trong nghề được cán bộ quản lý trường mầm non đánh giá đối với GVMN rất tốt với 10/10 tiêu chí đạt mức thực hiện dễ dàng hoặc rất tốt, tỷ lệ ở mức trung bình đạt thấp. 3.5. Biện pháp nâng cao năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo dục mầm non 3.5.1. Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo dục mầm non Từ kết quả khảo sát ban đầu đối với cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn tỉnh Nam Định về năng lực thích ứng nghề nghiệp của GVMN cho thấy có nhiều nội dung cần cập nhật, bổ sung trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng GVMN. Ví dụ, cập nhật, bổ sung những nội dung như: kế hoạch học tập để phát triển nghề nghiệp hay kiến thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật,... đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý. Muốn đào tạo người giáo viên có khả năng dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học thì chương trình đào tạo cũng được xây dựng theo định hướng đó. Từ mục tiêu đào tạo/bồi dưỡng đến chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá,… đều thống nhất theo định hướng phát triển năng lực. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghệp lần thứ tư, đội ngũ GVMN cần phải được tập huấn sử dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng các mô hình trực tuyến vào công tác dạy học và quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ... 3.5.2. Đổi mới phương thức bồi dưỡng GVMN Thời gian làm việc của GVMN gắn với thời gian hoạt động của nhà trường nên số giờ làm việc thực tế rất cao. Ngoài ra, ở đa số trường mầm non, tỷ lệ giáo viên/trẻ vẫn cao hơn quy định. Theo Cục thống kê Nam Định (2018), trong năm học 2017-2018 số học sinh bình quân một lớp học là 29 (109.481 học sinh/3.742 lớp). Vì thế, việc dành thời gian cho công tác bồi dưỡng GVMN ở các nhà trường gặp nhiều khó khăn. Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ và Internet kết nối vạn vật, người học không còn bị giới hạn trong không gian lớp học truyền thống mà sự học có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi. Công tác bồi dưỡng giáo viên không còn diễn ra trong phạm vi nhà trường, lớp học mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Việc bồi dưỡng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như học online, học trực tuyến, người học có thể học ở 209
  6. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA bất cứ nơi nào, lúc nào họ muốn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bản lĩnh thích ứng, nhạy bén của người học với một nền tảng ngoại ngữ và kiến thức tin học nhất định. 3.5.3. Cải thiện chính sách nhằm nâng cao đời sống của GVMN Vấn đề chính sách cho đội ngũ giáo viên có một vai trò đặc biệt quan trọng. Chính sách tốt cho đội ngũ giáo viên một mặt khuyến khích, thu hút những sinh viên xuất sắc theo học các ngành sư phạm, một mặt góp phần cải thiện môi trường giáo dục trong nhà trường sư phạm, qua đó thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên nói riêng và rộng hơn là chất lượng giáo dục quốc dân. Đối với bậc học mầm non, thời gian làm việc, chế độ lương hay những quyền lợi vật chất và tinh thần khác,... hiện tại chưa đáp ứng được sự mong đợi của GVMN. Vì thế, để cải thiện chính sách đối với GVMN cần sự quan tâm của các cấp quản lý ở rất nhiều khâu, bao gồm các chính sách tuyển chọn, sử dụng và bổ nhiệm giáo viên; đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; đổi mới chính sách tiền lương, ưu đãi đối với giáo viên... 3.5.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học, quản lý trong trường mầm non Kết nối Internet tạo điều kiện tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, giáo viên và các gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Một số giải pháp như trường học kết nối, sổ liên lạc điện tử,... mới chỉ là những ứng dụng ban đầu của thành tựu khoa học công nghệ vào trong giáo dục. Theo các nhà nghiên cứu về cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng,… đều có thể tiến tới tự động hóa ở mức độ cao. Tuy nhiên, với hoàn cảnh trường học ở Việt Nam, trước mắt để phục vụ cho công việc dạy học, các nhà trường cần được nâng cấp, đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất như các thiết bị dạy học, các phần mềm quản lý… 4. KẾT LUẬN Trong thời gian tới, vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng chắc chắn sẽ được quan tâm nhiều hơn. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, số lượng ý kiến khảo sát từ cán bộ quản lý trường mầm non trong tỉnh Nam Định chưa nhiều nhưng những kết quả khảo sát ban đầu cho thấy một số tồn tại trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non cũng như những điểm yếu, nhu cầu của đội ngũ giáo viên mầm non hiện tại. Kết quả đó gợi ý những giải pháp, định hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2018). Niên giám thống kê. Nam Định. [3] Đinh Quang Báo, Vũ Quốc Chung, Nguyễn Thị Kim Oanh (2018). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, chuẩn nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực, Hà Nội, tr. 39-53. [4] Nguyễn Thị Như Hồng (2016). Biểu hiện của khả năng thích ứng nghề nghiệp của ở sinh viên sư phạm trường Đại học Quy Nhơn trong thực tập sư phạm. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 10(88) năm 2016, tr. 33-43. 210
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 [5] Kergroach S. (2017). Industry 4.0: New Challenges and Opportunities for the Labour Market, Foresight and STI Governance, vol. 11, no 4, pp. 6-8. DOI: 10.17323/2500-2597.2017.4.6.8. [6] Vũ Phương Liên, Trần Lan Anh, Nguyễn Thị Như Ngọc (2018). Xây dựng công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non, Tạp chí Giáo dục, số 422 (Kỳ 2 - 1/2018), tr 15-22. [7] Schawab, K. (2018). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. NXB Thế giới, Hà Nội. Title: CAREER ADAPTING CAPACITY OF PRESCHOOL TEACHERS IN NAM DINH PROVINCE Le Van Thang Nam Dinh Teacher Training College levanthangnd@gmail.com Abstract: This study aimed to explore the career adapting capacity of preschool teachers. The result of a survey on 34 kindergarten managers in Nam Dinh province showed that this capacity of the preschool teacher has some advantages and disadvantages. From that, we proposed the solutions to improve the career adapting capacity of preschool teachers. Keywords: Career adapting capacity, preschool teachers, Nam Dinh province. 211
nguon tai.lieu . vn